(B) Giáo huấn tiên tri về xã hội và luân lý
Việc nhấn mạnh tới nền luân lý xã hội khá rõ nơi các tiên tri cổ điển tiền lưu đầy khiến các ngài được tước hiệu “tiên tri xã hội”. Từ những điều đã nói ở trên, hiển nhiên không phải vì công trạng của các tiên tri mà chúng ta nhấn mạnh tới khía cạnh này trong sứ điệp của các ngài như thể các ngài đã lưu ý tới nó một cách bất cân xứng. Không như có lần đã được gọi, các tiên tri chắc chắn không phải là “những nhà viết sách tuyên truyền cực đoan” (radical pamphleteers) (E. Renan, Histoire du peuple d’Israel [Paris, 1893] 2, 425) hay “những người nổi dậy” (L.Wallis, Sociological Study of the Bible [Chicago, 1912] 168 v.v…) Sứ điệp xã hội chắc chắn là nhấn mạnh chính, nhưng việc giải thích nó phải được tìm nơi chức năng của 1 tiên tri Israel: các ngài phục vụ như lương tâm của dân tộc chỉ trong các vấn đề cần đến lương tâm mà thôi. Trước tấm phông của lịch sử Israel, học thuyết xã hội tiên tri rất thích ứng với chỗ đứng riêng của nó và không có gì là quá khuôn khổ cả. Chính các tiên tri hẳn phải ngỡ ngàng vì tước hiệu “xã hội” của mình. Các ngài chỉ nhấn mạnh tới các nhân đức vốn cố hữu nơi các học lý tuyển chọn và giao ước, các nhân đức đã bị vi phạm trắng trợn ở một Israel từng từ bỏ gần hết các lý tưởng cổ xưa bằng cách hòa nhập vào các lối sống ngoại đạo. Cho là trong tôn giáo tôn thờ Giavê vốn đã có đặc tính xã hội, các tiên tri không đề xuất điều gì mới mà chỉ gợi lại nền luân lý ai cũng biết, mặc dù phần lớn làm ngơ.
Tuy nhiên, từ sự nhấn mạnh của tiên tri này, ta thấy xuất hiện một chủ đề trong Cựu Ước, một chủ đề sẽ trở thành khẳng định chính và trải dài tới học lý của Tân Ước về Nước Thiên Chúa (xem Mt 5:3). Chủ đề này là chủ đề người nghèo của Giavê (ʽănāwîm), nghĩa là, người bị áp bức về phương diện xã hội mà việc phục hồi họ chỉ có thể xuất phát từ Giavê mà thôi, và, do đó, họ gần như đồng nghĩa với người công chính, những người trung thành còn sót lại, với quyền được kêu thấu tới Chúa. Trong chủ đề này, giáo huấn tiên tri cũng duy trì được tính quân bằng của nó. Cảnh nghèo không bao giờ bị các tiên tri Israel xúc cảm hóa; phù hợp với phần lớn Cựu Ước, các ngài coi đó là điều không đáng ước mong. Người nghèo không phải chỉ vì là nghèo, mà sự kiện hiện sinh không nên bị bỏ quên là cảnh nghèo và sự bóc lột bất công thường đi đôi với nhau. Chính lòng ác độc của người khác đã tạo ra trạng huống này, và toàn bộ cố gắng tiên tri hướng vào việc chống lại lòng ác độ này.
Chúng ta không có ý tối thiểu hóa sự đóng góp của các tiên tri khi quả quyết rằng các ngài cố gắng ghi khắc vào tâm khảm dân Chúa một nền luân lý đã có. Các ngài quả có thêm vào cho các truyền thống xưa tính tức khắc của lời Chúa ở thời các ngài, rút từ chính kinh nghiệm của các ngài về vị Thiên Chúa của lịch sử Israel. Lời rao giảng của các ngài về các mệnh lệnh xã hội và luân lý mà ta phải tìm nơi các biến cố qua đó Thiên Chúa thiết lập ra Israel đã đem lại cho Cựu Ước căn bản có thế giá nhất của nó để giải thích lịch sử như bao gồm các hành động cứu rỗi của Thiên Chúa và coi Chúa Giêsu Kitô như là nhân vật chính trong việc cứu chuộc (heilgeschichte).
(C) Độc thần đạo đức học
“Độc thần đạo đức học” (ethical monotheism) được dùng để mô tả điều được coi là quan trọng nhất trong mọi khám phá tiên tri, nghĩa là, Thiên Chúa của Israel có một ý chí luân lý và chỉ bằng một đời sống luân lý, Người mới được thờ phượng đúng theo ý chí này. Chúng tôi đã nhấn mạnh rằng việc “khám phá” này của các tiên tri không có chi mới cả. Tuy nhiên, sức nặng trong sứ điệp của các ngài đối với dân Israel thì chắc chắn có mới. Các ngài khám phá ra nguyên lý ở nơi nó luôn luôn sẵn có đó cho mọi người, đó là truyền thống thánh.
Chủ thuyết độc thần lý thuyết xuất hiện tương đối mãi sau này trong lịch sử Israel. Chủ thuyết độc thần của các tiên tri tiền lưu đầy vốn được gọi là chủ thuyết độc thần “thực tiễn” hay “năng động” nghĩa là một thứ độc thần hiện sinh, hình thức độc thần duy nhất có thể có trong bối cảnh lịch sử của nó, và tuy nhiên là một hình thức độc thần không có tính lý thuyết. Hình thức này cũng tìm thấy trong các truyền thống cổ xưa nhất của Israel, phát khởi từ các trình thuật về tổ phụ. Xét theo điều chúng ta phải kết luận về việc lưu truyền lời lẽ của các tiên tri cổ điển, điều không thể tin được là giáo huấn tiên tri có thể xa rời các luồng tư duy chính dòng của Israel như một số nhà phê bình chủ trương. Việc lưu truyền các trước tác tiên tri chỉ có nghĩa khi ta nhìn nhận sự kiện hiển nhiên này: để tiếp tục tồn tại, chúng tùy thuộc việc dân chấp nhận chúng, nhìn nhận trong chúng chính lời lẽ của một vị Thiên Chúa cũng là Thiên Chúa của đức tin họ, bất chấp họ có thể ngần ngừ ra sao trong việc hành động theo lời đã được lưu truyền đến họ. Các trước tác của các tiên tri cổ điển là gia bảo của tôn giáo Israel, tôn giáo của Akháp, của Êlia, của Xítkigiahu cũng như của Mikhagiơhu, của Hananiah (Khananihu?) và của Giêrêmia. Bất cứ giải thích nào khác cũng làm lịch sử trở thành vô nghĩa.
Đã đành, việc các tiên tri nối tôn giáo vào luân lý là một điều độc đáo. Nếu họ thấy căn bản cho việc nối kết này trong truyền thống chung họ cùng có với người đương thời, thì điều vẫn đúng là nhờ thừa tác vụ của họ mà việc nối kết này đã được củng cố để không bao giờ bị phân rẽ nữa. Sự kiện này vốn được duy trì như một trách cứ đối với hàng tiên tri theo nghĩa giải đáp của các ngài đối với các vấn đề xã hội và luân lý luôn có tính tôn giáo chứ không thực tiễn. Như đã ghi nhận ở trên, các tiên tri không cổ vũ chính sách nào nhằm thay thế các định chế lỗi thời bằng các định chế tốt hơn. Một đàng, nếu họ không bao giờ đề nghị phải phản động trở về với quá khứ như nhà Rê-kháp (xem Grm 35), thì họ cũng không bao giờ gợi ý bất cứ kế hoạch hành động nào qua đó, đời sống hiện hữu của người Do Thái nên hòa hợp với bất cứ điều gì được họ coi là các lý tưởng cổ xưa của Israel. Với các chính trị gia gìa nua hom hem của Israel và Giuđa cố gắng đem lại cho quê hương nhỏ xíu của họ một phương thế để sống còn giữa đại dương quyền lực chính trị trong đó chính sách trung lập không được dung thứ, rõ ràng các tiên tri sẽ không thể mang lại chút hy vọng nào trong việc họ liên tiếp kết án mọi liên minh chính trị coi như phản bội lại giao ước của Thiên Chúa Israel. Nếu Giêrêmia có thể bị hiểu lầm bởi những người vô cảm có tinh thần bè phái thuộc một lãnh thổ bại trận mà bản năng chỉ có tính tự sát, thì ông cũng có thể bị hiểu lầm bởi những người ái quốc trung thực có lòng đạo cũng thành thực, nếu không hiểu biết, như ông. “Hãy làm điều tốt… hãy thực thi công lý… hãy xa lánh sự ác…”là những huấn lệnh tuyệt vời, nhưng chúng không tạo nên một phác thảo nào để điều hành việc nước, thậm chí để điều hành sinh hoạt nghề nghiệp tư riêng. Há không phải vì những phản đối liên tục chống lại các nhà duy luân lý nên các tiên tri tự bằng lòng với các cách ngôn và từ khước cầm bắt các thực tại hắc búa của cuộc sống thực tiễn?
Ta nên đối mặt với vai trò nói tiên tri, nhưng không nên bôi lọ nó. Các tiên tri không phải là các nhà dạy đời, chính khách, hay chính trị gia; họ là các tiên tri. Chức năng của họ là mạc khải tâm trí Thiên Chúa, một tâm trí họ biết mà người khác không biết. Trong chức năng này, họ tìm được raison d’être (lý do hiện hữu) của họ, và chức năng của người khác là diễn dịch lời lẽ tiên tri thành các kế hoạch hành động cả cho sinh hoạt tư lẫn sinh hoạt công. Thảm kịch của Israel không phải họ đã nhận được từ hàng tiên tri bất cứ điều gì kém hơn điều các tiên tri giả thiết phải đem lại, mà là, họ có hàng tư tế không biết Thiên Chúa và lề luật của Người, những nhà cai trị tạo luật riêng tách biệt khỏi Thiên Chúa, và một dân tộc không lưu ý gì tới lời lẽ tiên tri.
Kỳ cuối: III. Văn chương tiên tri
Việc nhấn mạnh tới nền luân lý xã hội khá rõ nơi các tiên tri cổ điển tiền lưu đầy khiến các ngài được tước hiệu “tiên tri xã hội”. Từ những điều đã nói ở trên, hiển nhiên không phải vì công trạng của các tiên tri mà chúng ta nhấn mạnh tới khía cạnh này trong sứ điệp của các ngài như thể các ngài đã lưu ý tới nó một cách bất cân xứng. Không như có lần đã được gọi, các tiên tri chắc chắn không phải là “những nhà viết sách tuyên truyền cực đoan” (radical pamphleteers) (E. Renan, Histoire du peuple d’Israel [Paris, 1893] 2, 425) hay “những người nổi dậy” (L.Wallis, Sociological Study of the Bible [Chicago, 1912] 168 v.v…) Sứ điệp xã hội chắc chắn là nhấn mạnh chính, nhưng việc giải thích nó phải được tìm nơi chức năng của 1 tiên tri Israel: các ngài phục vụ như lương tâm của dân tộc chỉ trong các vấn đề cần đến lương tâm mà thôi. Trước tấm phông của lịch sử Israel, học thuyết xã hội tiên tri rất thích ứng với chỗ đứng riêng của nó và không có gì là quá khuôn khổ cả. Chính các tiên tri hẳn phải ngỡ ngàng vì tước hiệu “xã hội” của mình. Các ngài chỉ nhấn mạnh tới các nhân đức vốn cố hữu nơi các học lý tuyển chọn và giao ước, các nhân đức đã bị vi phạm trắng trợn ở một Israel từng từ bỏ gần hết các lý tưởng cổ xưa bằng cách hòa nhập vào các lối sống ngoại đạo. Cho là trong tôn giáo tôn thờ Giavê vốn đã có đặc tính xã hội, các tiên tri không đề xuất điều gì mới mà chỉ gợi lại nền luân lý ai cũng biết, mặc dù phần lớn làm ngơ.
Tuy nhiên, từ sự nhấn mạnh của tiên tri này, ta thấy xuất hiện một chủ đề trong Cựu Ước, một chủ đề sẽ trở thành khẳng định chính và trải dài tới học lý của Tân Ước về Nước Thiên Chúa (xem Mt 5:3). Chủ đề này là chủ đề người nghèo của Giavê (ʽănāwîm), nghĩa là, người bị áp bức về phương diện xã hội mà việc phục hồi họ chỉ có thể xuất phát từ Giavê mà thôi, và, do đó, họ gần như đồng nghĩa với người công chính, những người trung thành còn sót lại, với quyền được kêu thấu tới Chúa. Trong chủ đề này, giáo huấn tiên tri cũng duy trì được tính quân bằng của nó. Cảnh nghèo không bao giờ bị các tiên tri Israel xúc cảm hóa; phù hợp với phần lớn Cựu Ước, các ngài coi đó là điều không đáng ước mong. Người nghèo không phải chỉ vì là nghèo, mà sự kiện hiện sinh không nên bị bỏ quên là cảnh nghèo và sự bóc lột bất công thường đi đôi với nhau. Chính lòng ác độc của người khác đã tạo ra trạng huống này, và toàn bộ cố gắng tiên tri hướng vào việc chống lại lòng ác độ này.
Chúng ta không có ý tối thiểu hóa sự đóng góp của các tiên tri khi quả quyết rằng các ngài cố gắng ghi khắc vào tâm khảm dân Chúa một nền luân lý đã có. Các ngài quả có thêm vào cho các truyền thống xưa tính tức khắc của lời Chúa ở thời các ngài, rút từ chính kinh nghiệm của các ngài về vị Thiên Chúa của lịch sử Israel. Lời rao giảng của các ngài về các mệnh lệnh xã hội và luân lý mà ta phải tìm nơi các biến cố qua đó Thiên Chúa thiết lập ra Israel đã đem lại cho Cựu Ước căn bản có thế giá nhất của nó để giải thích lịch sử như bao gồm các hành động cứu rỗi của Thiên Chúa và coi Chúa Giêsu Kitô như là nhân vật chính trong việc cứu chuộc (heilgeschichte).
(C) Độc thần đạo đức học
“Độc thần đạo đức học” (ethical monotheism) được dùng để mô tả điều được coi là quan trọng nhất trong mọi khám phá tiên tri, nghĩa là, Thiên Chúa của Israel có một ý chí luân lý và chỉ bằng một đời sống luân lý, Người mới được thờ phượng đúng theo ý chí này. Chúng tôi đã nhấn mạnh rằng việc “khám phá” này của các tiên tri không có chi mới cả. Tuy nhiên, sức nặng trong sứ điệp của các ngài đối với dân Israel thì chắc chắn có mới. Các ngài khám phá ra nguyên lý ở nơi nó luôn luôn sẵn có đó cho mọi người, đó là truyền thống thánh.
Chủ thuyết độc thần lý thuyết xuất hiện tương đối mãi sau này trong lịch sử Israel. Chủ thuyết độc thần của các tiên tri tiền lưu đầy vốn được gọi là chủ thuyết độc thần “thực tiễn” hay “năng động” nghĩa là một thứ độc thần hiện sinh, hình thức độc thần duy nhất có thể có trong bối cảnh lịch sử của nó, và tuy nhiên là một hình thức độc thần không có tính lý thuyết. Hình thức này cũng tìm thấy trong các truyền thống cổ xưa nhất của Israel, phát khởi từ các trình thuật về tổ phụ. Xét theo điều chúng ta phải kết luận về việc lưu truyền lời lẽ của các tiên tri cổ điển, điều không thể tin được là giáo huấn tiên tri có thể xa rời các luồng tư duy chính dòng của Israel như một số nhà phê bình chủ trương. Việc lưu truyền các trước tác tiên tri chỉ có nghĩa khi ta nhìn nhận sự kiện hiển nhiên này: để tiếp tục tồn tại, chúng tùy thuộc việc dân chấp nhận chúng, nhìn nhận trong chúng chính lời lẽ của một vị Thiên Chúa cũng là Thiên Chúa của đức tin họ, bất chấp họ có thể ngần ngừ ra sao trong việc hành động theo lời đã được lưu truyền đến họ. Các trước tác của các tiên tri cổ điển là gia bảo của tôn giáo Israel, tôn giáo của Akháp, của Êlia, của Xítkigiahu cũng như của Mikhagiơhu, của Hananiah (Khananihu?) và của Giêrêmia. Bất cứ giải thích nào khác cũng làm lịch sử trở thành vô nghĩa.
Đã đành, việc các tiên tri nối tôn giáo vào luân lý là một điều độc đáo. Nếu họ thấy căn bản cho việc nối kết này trong truyền thống chung họ cùng có với người đương thời, thì điều vẫn đúng là nhờ thừa tác vụ của họ mà việc nối kết này đã được củng cố để không bao giờ bị phân rẽ nữa. Sự kiện này vốn được duy trì như một trách cứ đối với hàng tiên tri theo nghĩa giải đáp của các ngài đối với các vấn đề xã hội và luân lý luôn có tính tôn giáo chứ không thực tiễn. Như đã ghi nhận ở trên, các tiên tri không cổ vũ chính sách nào nhằm thay thế các định chế lỗi thời bằng các định chế tốt hơn. Một đàng, nếu họ không bao giờ đề nghị phải phản động trở về với quá khứ như nhà Rê-kháp (xem Grm 35), thì họ cũng không bao giờ gợi ý bất cứ kế hoạch hành động nào qua đó, đời sống hiện hữu của người Do Thái nên hòa hợp với bất cứ điều gì được họ coi là các lý tưởng cổ xưa của Israel. Với các chính trị gia gìa nua hom hem của Israel và Giuđa cố gắng đem lại cho quê hương nhỏ xíu của họ một phương thế để sống còn giữa đại dương quyền lực chính trị trong đó chính sách trung lập không được dung thứ, rõ ràng các tiên tri sẽ không thể mang lại chút hy vọng nào trong việc họ liên tiếp kết án mọi liên minh chính trị coi như phản bội lại giao ước của Thiên Chúa Israel. Nếu Giêrêmia có thể bị hiểu lầm bởi những người vô cảm có tinh thần bè phái thuộc một lãnh thổ bại trận mà bản năng chỉ có tính tự sát, thì ông cũng có thể bị hiểu lầm bởi những người ái quốc trung thực có lòng đạo cũng thành thực, nếu không hiểu biết, như ông. “Hãy làm điều tốt… hãy thực thi công lý… hãy xa lánh sự ác…”là những huấn lệnh tuyệt vời, nhưng chúng không tạo nên một phác thảo nào để điều hành việc nước, thậm chí để điều hành sinh hoạt nghề nghiệp tư riêng. Há không phải vì những phản đối liên tục chống lại các nhà duy luân lý nên các tiên tri tự bằng lòng với các cách ngôn và từ khước cầm bắt các thực tại hắc búa của cuộc sống thực tiễn?
Ta nên đối mặt với vai trò nói tiên tri, nhưng không nên bôi lọ nó. Các tiên tri không phải là các nhà dạy đời, chính khách, hay chính trị gia; họ là các tiên tri. Chức năng của họ là mạc khải tâm trí Thiên Chúa, một tâm trí họ biết mà người khác không biết. Trong chức năng này, họ tìm được raison d’être (lý do hiện hữu) của họ, và chức năng của người khác là diễn dịch lời lẽ tiên tri thành các kế hoạch hành động cả cho sinh hoạt tư lẫn sinh hoạt công. Thảm kịch của Israel không phải họ đã nhận được từ hàng tiên tri bất cứ điều gì kém hơn điều các tiên tri giả thiết phải đem lại, mà là, họ có hàng tư tế không biết Thiên Chúa và lề luật của Người, những nhà cai trị tạo luật riêng tách biệt khỏi Thiên Chúa, và một dân tộc không lưu ý gì tới lời lẽ tiên tri.
Kỳ cuối: III. Văn chương tiên tri