Khi nói về việc bác ái, làm phúc bố thí chúng ta thường nghĩ về người nghèo cần bữa cơm ấm bụng, cần áo che thân. Điều này rất đúng. Về phương diện vật chất, không có gì sai. Miếng cơm, manh áo thoả mãn nhu cầu vật chất, không thoả mãn nhu cầu tinh thần và tâm linh. Xã hội hiện nay có người cần ai đó lắng nghe tâm sự của họ. Như thế họ cần thời gian của bạn. Người khác cần có người ngồi bên để họ cảm thấy bớt cô đơn. Như thế họ cần sự hiện diện của bạn. Người khác nữa thất bại trong thương trường, học vấn, tìm công ăn việc làm, họ chán nản, cần hỗ trợ tinh thần của bạn để họ tiến lên. Kẻ khác nữa mất tinh thần, chán sống. Như thế họ cần đến sức sống của bạn. Người khác nữa cần được đối xử công minh. Như thế họ cần tiếng nói công lí của bạn. Người khác nữa cần được đối xử tử tế như thế họ cần đến lòng khoan dung của bạn. Người khác nữa cần giúp bỏ được tật xấu nghiện ngập như thế họ cần đến sự cảm thông của bạn. Đừng ép họ uống thêm li rượu, dù là rượu mời, tránh cơ hội dẫn đến xì ke, ma tuý. Như thế bác ái bao trùm nhiều lãnh vực trong cuộc sống. Có người lâu ngày không đến nhà thờ, gặp lại họ, dù bạn thành tâm cũng nên tránh hỏi hay nói những câu làm cho họ cảm thấy áy náy. Họ đứng chỗ đông người nhưng cảm thấy lạc lõng, họ cần bạn là người tạo cho họ gây lại mối liên hệ với cộng đoàn.
Hôm nay Kinh thánh nhắc đến hai goá phụ, một đói, một nghèo. Cả hai đều nghèo về vật chất và cả hai đều rộng lượng, giầu tinh thần, giầu bác ái. Lối sống và hành động của hai bà hoàn toàn trái ngược với lối sống đài các, xa hoa của nhà lãnh đạo tôn giáo, người có chức, có quyền, có thế trong dân thời đó. Họ chú trọng đến việc quan trọng hoá chính mình qua cách ăn mặc; đối với xã hội họ đòi hỏi được coi trọng và nơi công cộng mong được trọng vọng. Hành động của họ chứng tỏ họ nghèo về tinh thần. Họ dùng vật chất, hào nhoáng bề ngoài mong khoả lấp cái nghèo khó tinh thần bên trong. Hai bà goá hành động khác hẳn. Phúc âm không nhắc đến tên của các bà và do đó chúng ta có thể hiểu dụ ngôn này áp dụng cho tất cả những ai sống tinh thần nghèo khó vì nước trời.

Bà thứ nhất tạm gọi là bà đói, bà đi kiếm củi về nấu bữa cháo cuối cùng cho con ăn trước khi chết, bởi hạn hán dài hạn và nhà không còn gì để ăn. Trên đường về bà gặp người ăn xin. Người này đòi bà nấu cho ông ăn trước rồi sau đó mới đến lượt gia đình bà. Điều ông đòi hỏi có vẻ hơi quá đáng nhưng ngạc nhiên thay bà chấp thuận điều ông yêu cầu. Có lẽ bà thông cảm cái đói khát của người khách lạ như chính gia đình bà đang trải qua. Dầu gì đây cũng là bữa ăn cuối cùng, no hơn một chút, hay đói hơn một chút cũng vậy thôi. Bà vẫn biết xã hội bà không đòi hỏi goá phụ nghèo phải giúp đỡ người khác nhưng bà giúp vì sâu thẳm trong tim bà có lòng nhân ái, muốn giúp đỡ người khác trong khả năng của mình. Quan trọng hơn hết bà coi việc bác ái chính là chia sẻ quà tặng Chúa ban. Tất cả những gì bà có đều là của Chúa ban và bà trao tặng cho người khác để làm Sáng Danh Chúa. Người khách lạ ăn một mình, không ăn chung với gia đình bà cho biết người đó là khách, không phải là thành viên của gia đình. Bà đâu ngờ hành động bác ái cuối cùng trong đời lại trở thành hành động cứu sống cả gia đình trong cơn nguy khốn. Thiên Chúa ban ân sủng của Ngài cho mỗi người một kiểu, một cách. Bà chỉ nhận ra điều đó sau khi đã thi ân và nhận biết thùng bột trong nhà không bao giờ cạn, chai dầu ăn trong tủ không bao giờ vơi cho đến khi mưa thuận, gió hoà. c.16.

Bà đói trong sách Các Vua chương 17 và bà goá nghèo trong Phúc Âm, người dâng cúng hai đồng xu vào nhà thờ, cùng chung quan niệm về cuộc sống, chung cung cách hành động. Bác ái và yêu thương phát xuất tự tấm lòng. Đức Kitô đã khen bà goá bỏ hai đồng xu vào tiền công quỹ bởi bà cho đi đồng xu bà cần. Có người cho nhiều của hơn nhưng cho đi đồng tiền tiết kiệm, tiền để dành chi tiêu vào việc không tên; còn bà goá cho đi đồng xu dùng để mua cơm bánh nuôi thân. Điều này cho biết cung cách và động lực dẫn đến việc thực thi bác ái rất quan trọng. Bác ái xuất phát tự tim là điều Đức Kitô trông đợi môn đệ Ngài thực hiện với tha nhân. Xin ơn khiêm nhường và thật thà trong lòng.

TiengChuong.org

Generosity

When we talk about generosity we often think about feeding the poor and helping the needy and being kind to each other. It is a thing most of us would think of when we talk about generosity. Generosity is much more than just giving bread and butter. There are various of ways we can give because the needs are enormous and in different fields. We can give time. Some need someone to listen to and make they feel welcome; others need companions to fill their loneliness and emptiness; others again need justice and their voice to be heard; others again need words of encouragement and support to carry out their dreams; others again need words of encouragement to combat their addiction. The readings mentioned the unnamed widow, the poorest in her society, a vulnerable, as an example to show how rich she was in the eyes of God. She was spiritual rich in contrast to the wealthy and the powerful who only thought of self serving and desired for honour and recognition from their own people. Knowledge helps one to accumulate material wealth but that is not the end; the end goal is how to put it in good use to make you spiritual rich by generously sharing what you have got to others. Richness in God's kingdom doesn't count on how much you give but rather how much love you put in giving and the attitude of doing it. The poor widow was praised for she had little and yet she was able to share the little resources she had; while others shared much more but it was sharing the excess of their wealth. Generosity comes from the heart of a person and that is the way of the poor widow in the Gospel. The poor widow in today's first reading (King 17,10-16) saw the need of the poor man, on her way of collecting wood to cook her last meal, as much as of her own need of food. The widow believed that this was the last meal she and her children would have before dying. Sharing it with the poor man would not make much difference since having a bit more or a bit less was the same since they would soon die of hunger. The stranger demanding her to cook him a meal first before cooking for her own children was a bit much. She knew that, in ancient Israel, the poor of her society as her, was not required to share what little they have with others but she somehow did so because deep in her heart she had compassion for the needy. She believed in the goodness of sharing and more importantly she believed that what she had all belonged to God. Having a meal on his own also indicated that he was not a member of her family and yet she would feed him in times of hardship. Feeding the man the woman thought that it was her last act of hospitality before dying. She didn't know that God showed generosity to her and to each one of us in different ways. She recognize it after she had done good deed for the stranger.

The jar of meal was not spent nor the jug of oil emptied, just as the Lord had foretold through Elijah v.16.

The woman in the book of Kings acted in the same manner as the poor woman who offered two coins at the Temple, because she from the little she had has put in everything she possessed, all she had to live on v.44.