Bức thư được ngỏ cùng các cơ quan chính phủ, yêu cầu được tự do tôn giáo, nhưng cũng ngỏ cùng các tín hữu của thế giới (và có lẽ cả Vatican) yêu cầu phải hành xử ra sao trước cuộc bách hại. Các cộng đồng khốn khổ từng bị phá hủy các cây thánh giá, các nhà thờ, bị cấm tụ họp. Từ năm 2005, giáo phận không có giám mục.



Rome (AsiaNews) - Một nhóm tín hữu từ Giáo phận Đại Đồng (Sơn Tây) đã công bố một bức thư ngỏ và được ký tên, tố cáo sự đàn áp ngày càng gia tăng của chính phủ đối với cộng đồng Kitô hữu, sau khi phát động các quy định mới về hoạt động tôn giáo: phá hủy các cây thánh giá, triệt hạ các nhà thờ, giảm tối đa các buổi hội họp, không thể nhận được cách sách báo đạo... Dường như, họ cũng yêu cầu sự giúp đỡ (có lẽ từ các thẩm quyền Vatican) để giải quyết "những tình trạng khó xử đau đớn" mà họ đang gặp phải. Những điều này bao gồm vấn đề liệu có phải Vatican, nhân cơ hội muốn có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, đã bỏ rơi các Kitô hữu bị bách hại, sử dụng họ như "những người con dê tế thần" hay không.

Từ năm 2005, giáo phận Đại Đồng đã không có một giám mục nào. Đức cha Thaddeus Guo Yingong, người bắt đầu sứ vụ mục vụ của mình ở đó vào năm 1990, là giám mục cuối cùng và qua đời vào năm 2005. Đức Cha Guo đã trải qua 10 năm lao động cưỡng bách trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Hiện tại, theo "Hướng dẫn của Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc", có 14 linh mục phục vụ cộng đồng tín hữu.


Thư ngỏ - Tuyên bố chung

Những biến cố xảy ra hôm nay xung quanh chúng tôi, chúng tôi cho rằng đã được mọi người chú ý. Những sự kiện này có mối liên hệ chặt chẽ với cộng đồng tín hữu của chúng tôi. Bởi vì nó, chúng tôi không thể ngồi im lặng mà không có bất kỳ mối ưu tư nào, thậm chí hơn nữa, chúng tôi không thể đứng khoanh tay. Điều đáng ưu tư của chúng tôi là tự do của đức tin tôn giáo, vì là quyền căn bản của con người, nên không thể bị vi phạm, bị ngăn cấm hay bị tước bỏ. Rõ ràng, chúng tôi không nhất thiết phải đồng ý và chấp nhận nhiều tuyên bố và đề nghị của Chính phủ, mà một số trong chúng, thậm chí còn bị chúng tôi phản đối. Nhưng, không thể tước bỏ tự do và quyền của chúng tôi bởi vì chúng tôi có một tín ngưỡng khác. Là một cộng đồng các tín hữu, chúng tôi thậm chí càng ưu tư nhiều hơn đến tự do ngôn luận, vì nó không thể bị tách khỏi tự do tôn giáo: không có điều này sẽ không có điều kia!

Bây giờ chúng tôi tiếp nhận sự kiểm soát của qúy vị. (Thì) Thánh giá của nhà thờ chúng tôi và thậm chí cả nhà thờ đã bị phá hủy. Sự tự do của tín hữu để tham dự các cuộc hội họp của chúng tôi đã bị chống đối. Nhà thờ buộc phải chấp nhận sự hướng dẫn của Chính phủ Trung Quốc. Tất cả những điều này khiến chúng tôi lo lắng và bất mãn. Là các tín hữu, chúng tôi biết rằng tương lai quyết định hiện tại. Với tuyên bố chung của chúng tôi, chúng tôi hy vọng rằng qúy vị sẽ tôn trọng quyền của Giáo Hội, tôn trọng mọi người: đây là một điểm mấu chốt không thể bỏ qua được.

Sơn Tây, Giáo phận Đại Đồng (Theo sau tám chữ ký)

Đối đầu với một tình thế khó xử đau đớn

1. Từ khi các Quy định mới đối với công việc tôn giáo có hiệu lực, Chính phủ tiếp tục áp dụng biện pháp hạn chế, cấm mua Kinh Thánh trên internet: chúng tôi hỏi chúng tôi sẽ được mua sách tôn giáo cần thiết ở đâu, qua ngả nào chúng tôi có thể mua chúng ?

2. Bây giờ Chính phủ đã tăng cường sự kiểm soát của họ đối với Giáo phận của chúng tôi, bằng cách nghiêm cấm các cuộc hội họp quy mô, cử hành Thánh Thể vào những thời điểm cố định: những điều cấm như vậy khiến chúng tôi rất buồn, chúng tôi nên làm gì?

3. Chính phủ Trung Quốc hiện đang tăng cường mối liên hệ với Vatican: liệu Vatican có nên thỏa hiệp, biến chúng tôi thành những con dê tế thần để thiết lập liên hệ ngoại giao hay không?

4. Trước một bước áp bức thêm nữa của Chính phủ, liệu chúng tôi có nên tiếp tục im lặng như con chiên hiền lành hay chúng tôi nên tổ chức việc phản đối?

5. Bây giờ chúng tôi không có thánh giá, không có Thánh Thể ở một nơi cố định: điều này làm cho nhiều tín hữu mất niềm tin và nhiều người trong số họ đã bỏ đi. Trong tương lai thật khó để giáo hội có thể thực hiện bất cứ tiến bộ nào.