Barúc 5: 1-9; T. Vịnh 125; Philipphê 1:4-6, 8-11; Luca 3: 1-6

Bài Phúc âm hôm nay bắt đầu một cách lạ lùng! Thường thì những đoạn văn như thế bắt đầu với: " Lúc bấy giờ...", hay "Trong những ngày đó...", hay "Sáng sớm hôm đó ...", hay "Vào ngày Sabát..." v.v... Hay một câu chuyện bắt đầu không nói đến thì giờ hay nơi chốn, như: "Chúa Giêsu nói với đám đông quần chúng...", hay"Chúa Giêsu nói dụ ngôn này cho dân chúng..." v.v. Bài Phúc âm hôm nay thật khác hẳn: một nửa bài nói về thời gian, nơi chốn và những lãnh đạo rõ ràng: "Năm thứ mười lăm, dưới triều hoàng đế Tibêriô...'. Thánh Luca là một tác giả rất cẩn thận không để một điều gì không nói đến. Điều ông ta gợi ý về một thông tin đặc biệt: hành động của Thiên Chúa ban cho chúng ta đã diễn ra một cách cụ thể, ở một không gian chính xác và thời gian rõ rệt. Nói một cách khác, Thiên Chúa hành động trong lịch sử loài người với một cách đặc biệt và độc nhất. Lời mỡ đầu độc đáo của bài phúc âm này mời gọi chúng ta hãy nhìn vào sự thật của đời sống chúng ta, và hãy chú ý đến lòng thương xót của Thiên Chúa trong đời sống thường ngày của chúng ta qua những thói quen hằng ngày và những tình huống thường xuyên xãy ra trong gia đình của chúng ta, nơi sở làm, nơi giải trí và nơi chúng ta cử hành phụng vụ.

Nhưng, Thiên Chúa cũng đến trong đời sống chúng ta theo những cách hoàn toàn mới và không thể biết trước được. Phúc âm diển tả một thời gian nào đó trong lịch sử thế giới, trong khi các quyền lực chính trị và tôn giáo đang thâu tóm thế giới chúng ta dể áp đặt ý đồ cá nhân của họ cho dân chúng, thì Thiên Chúa đến để thay đổi tiến trình của các sự kiện để giới thiệu với thế giới một cách sống hoàn toàn mới. Thiên Chúa nói với ông Gioan Tẩy Giả trong sa mạc, và từ nơi cằn cổi đó, một lời đã được vang vọng cho mọi người.

Hình như đó là một điều lý tưởng để khuyền khích mọi người nên dành thời gian thinh lặng để suy ngẫm những sự việc mà trong năm qua đã làm cho hầu hết chúng ta xao lãng lo toan nhiều việc. Nhưng, đôi khi thử một khoản thời gian sa mạc hóa cuộc sống có thể chúng ta sẽ phát hiện dược sự cần thiết của hành vi này để lắng nghe lời Thiên Chúa. Chúng ta không cần nhiều thì giờ. Tôi biết một người phát thơ trên đường về nhà ông ta ghé vào nhà thờ mỗi ngày 5 phút. Ông ta nói "tôi thích nơi thanh tịnh, điều đó giúp tôi bình an trong tâm hồn. Đời sống của tôi luôn tất bật cuốn theo công việc trong những ngày này" Ông phát thơ đó đang thực hiện những tâm tình Mùa Vọng. Lời Chúa đến với "N" trong sa mạc. Bạn hãy điền tên bạn vào chỗ chử "N". Thiên Chúa không chỉ nói với một số người được lựa chọn. Thật ra, bài phúc âm hôm nay cho chúng ta thấy là, tuy những người như Hoàng đế Tibêriô, tổng trấn Phongxiô Philatô, tiểu vương Hêrôđê và em là Philipphê tiểu vương miền Iturê, Lyxania tiểu vương miền Abilen, Khanna và Caipha làm thượng tế có thể là những người nỏi tiếng trong dân chúng thời đó. Nhưng Thiên Chúa chọn nói với một thầy giảng không tiếng tăm trong hoang địa ở vùng đội núi Judea.

Sa mạc là một biểu tượng phong phú của Kinh Thánh. Những người sống đạo đức trong thời ông Gioan Tấy Giả thường chú ý đến những quy định tôn giáo. Sa mạc đóng một vai trò quan trọng đối với người Do Thái. Họ thoát khỏi chế độ lưu đày ở Ai-Cập, vượt qua sa mạc để trốn thoát. Và cũng chính từ sa mạc, Thiên Chúa đã nói với họ. Ngài cho họ biết danh thánh Ngài, và dẩn dắt họ dấn bước trong chuổi ngày dài gian khổ để đến đất Chúa hứa. Từ kinh nghiệm trong sa mạc, dân chúng học được sự hiện hữu của Thiên Chúa: Thiên Chúa đến để thực hiện lời hứa đã được trông đợi từ xưa – đang xãy ra sau một thòi gian chuẩn bị trong mong chờ. Mùa Vọng là mùa chúng ta chờ đợi, khao khát trông chờ khả năng hiên thực mãnh liệt đó.

Ông Gioan Tẩy Giả có một vai trò nổi bật trong tất cả các phúc âm, nhất là trong phúc âm thánh Luca (Ví dụ: thánh Luca trình bày cho chúng ta thấy hai sự kiện về sự ra đời của Chúa Giêsu và của ông Gioan). Ông Gioan nghe lời Chúa vào trong sa mạc và rao giảng "khắp vùng lưu vực sông Gio đan". Sông Gio đan cũng là nơi quan trọng trong đời sống đức tin của tín hữu Do thái. Sau khi dân chúng lang thang trong sa mạc, họ băng qua sông Giô đan để vào đất Chúa hứa. Họ bỏ lại phía sau cảnh lưu đày, đến nơi sa mạc để biết được Thiên Chúa, và sau cùng được Thiên Chúa sửa soạn cho họ dến nơi với một đời sống mới. Hôm nay sông Giô dan nhắc chúng ta, các Kitô hữu, về bí tích rữa tội mà chúng ta đã lãnh nhận.

Nhưng nước rửa tội không phải chỉ là một nghi thức thời xưa. Nhưng nước rửa tội đem đến cho chúng ta một đời sống mới. Nước này sẽ còn tiếp tục theo chúng ta trong suốt đời, đưa chúng ta ra khỏi sự nô lệ, theo chúng ta qua sa mạc của chính mình và xuất hiện như chảy ra từ trong đá cuội khi chúng ta muốn buông thả hay khi chúng ta bị lạc hướng. Mùa Vọng là dịp để chúng ta nhớ đến bí tích rửa tội để xin ơn trợ giúp, để chúng ta quay về đường ngay, nẻo chính giúp chúng ta điều chỉnh cuộc sống sau những khúc quanh co, để hạ thấp những núi đồi cao ngạo đã làm chúng ta xa rời gia đình và thế giới xung quanh chúng ta, để lấp đầy các thung lũng cô đơn trống vắng trong cuộc sống, để chúng ta mạnh dạng với sự khao khát chờ đón Thiên Chúa.

Có nhiều sự thay đổi trong các bài đọc hôm nay. Bài trích sách ngôn sứ Barúc bắt đầu với sự thay đổi quần áo: "Hỡi Giêrusalem, hãy cởi bỏ áo tang khổ nhục, và mặc lấy ánh vinh quang vĩnh cữu Thiên Chúa ban cho ngươi" Cũng có sự thay đổi về tên. Dân chúng đi lưu đày được biết là Giê-ru-salem bị tàn phá và đã được gọi một tên mới "Israel đi trong hoan lạc, dưới ánh sáng vinh quang của Chúa, cùng với lòng từ bi và sự công chính của Ngài". Ông Gioan kêu gọi dân chúng hãy thay đổi, hãy chứng tỏ sự thay đổi, cho các thung lũng được lấp đầy. các đường lối quanh co được ngay thẳng, cho núi đồi được sang bằng. Mùa Vọng là mùa để thay đổi trong khi chúng ta rất khó khăn để nghe lời Chúa và cố gắng hết lòng đáp lại lời Ngài. Lời Chúa sẽ mở tâm hồn chúng ta và cho chúng ta hy vọng là chúng ta có thể hoàn toàn trở về với Thiên Chúa chúng ta. Cũng như người Do thái đi qua sa mạc đến đất Chúa hứa, niềm hy vọng của chúng ta được khuấy động lên cho những việc trước mắt chúng ta. Thiên Chúa cùng đi với chúng ta trên chặng đường đời như lời ngôn sứ Barúc đã hứa "...Nay Thiên Chúa lại đưa chúng trở về với Ngươi...Thiên Chúa sẽ dẫn Israel đi trong hoan lạc, dưới ánh sáng vinh quang của Chúa ".

Chúng ta nhớ đã nghe các đoạn phúc âm khác mà ông Gioan làm dân chúng không thoải mái. Từ trước đến nay không ai lại muốn nghe rằng mình phải thay đổi. Có lẻ ông Gioan phải rao giảng trong sa mạc vì các lãnh đạo La mã hay tôn giáo không muốn ông ta nói trong quan quyền hay trong đền thờ. Ông ta sẽ làm cho mọi người khó chịu và thách thức sự thỏa hiệp giữa các lãnh đạo tôn giáo với các chính quyền đế quốc. "Phép rửa tội để ăn năn và được tha thứ tội lỗi" nghe như là sự hy sinh buộc chúng ta phải làm và là điều chúng ta chấp nhận việc chúng ta đã sai lầm. Xã hội chúng ta không muốn nghe những lời nói như thế, và các tổ chức tôn giáo cũng không muốn nghe những lời đó. Trong những tệ nạn của hàng giáo phẩm hiện nay, một số người đã phạm tội chống đối, họ chỉ muốn các lãnh đạo giáo hội chấp nhận là họ đã sai và cho họ nói lời xin lỗi.

Ông Gioan nói là Thiên Chúa sẽ đến trong đời sống chúng ta. Mùa Vọng không có lời kêu gọi ăn năn thống hối như Mùa Chay. Tuy vậy, nghĩ đến điều Thiên Chúa muốn chúng ta làm trong đời sống chúng ta, trước hết là chúng ta làm điều ông Gioan kêu gọi ở sống Giô đan "tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội". Nước rửa tội bảo đảm cho chúng ta là chúng ta sẽ được ơn tha thứ. Ngoài ra mùa này nhắc chúng ta là Thiên Chúa luôn luôn sẵn sàng nói với chúng ta trên hành trình đi về đất hứa. Chúng ta nhận thấy là thánh Luca nói rõ về ngày giờ và nơi chốn Thiên Chúa nói với ông Gioan. Thánh Luca cũng đang nói với chúng ta vào lúc này tại nơi này. Thiên Chúa nói với chúng ta. Không phải cho riêng từng người một trong chúng ta, nhưng là cho toàn thể cộng đoàn phụng vụ hôm nay. Khi chúng ta sẵn sàng nghe lời Chúa, chúng ta sẽ được dẫn đưa đến đường lối của Ngài. Giáo hội chúng ta vừa gặp bao tệ nạn, cần nghe lời Chúa nói lên lần nữa hôm nay, ở nơi cử hành phụng vụ này, chúng ta phải trở nên như dấu chỉ cho thế giới biết là có thể có một đời sống mới và có sự chữa lành.

Quang cảnh đã thay đổi từ khi ông Gioan đã được Chúa gọi trong sa mạc, nhưng không thay đổi nhiều như chúng ta nghĩ. Chúng ta cũng ở trong sa mạc, mặc dù chúng ta đang sống trong thành thị ồn ào với số đông quần chúng. Chúng ta sống trong hoang mạc vắng vẻ cô tịch như ông Karl Rahner nhắc với chúng ta là nơi chúng ta sống không phải là chính gia đình của chúng ta. Chúng ta cũng phải đối đầu với thú hoang dã trong hoang địa đầy hung dữ như: Chiến tranh, sự cạnh tranh, tham nhũng, ham muốn được nhiều của cải và quyền lực. Trong giáo hội chúng ta phải có nhiều dấu chỉ cho thấy một đời sống mới tốt đẹp hơn; sẽ không còn núi đồi, thung lũng hay đường lối quanh co để xa cách nhau nữa.

Ông Gioan Tiền Hô mong đợi một điều tốt đẹp và mới mẻ sẽ được xảy đến "trong năm thứ 15 của thời hoàng đế Tibêriô". Chúng ta cầu xin Mùa Vọng năm nay chúng ta sẽ được trông thấy những điều tốt đẹp mới mà Thiên Chúa đã hứa ban cho chúng ta trong lúc này và ở nơi này.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

2nd SD OF ADVENT (C)
Baruch 5: 1-9; Psalm 126; Philippians 1: 4-6, 8-11; Luke 3: 1-6


What an unusual beginning today's gospel passage has! Usually such passages open with expressions like: "At that time. . .," " In those days. . .," " Early in the morning. . . .," "On the Sabbath. . .," etc. Or, some narratives begin with no allusion to time or place at all: "Jesus said to the crowds. . .," "Jesus addressed this parable to the crowds. . . ," etc. How different today's gospel is: half of it is dedicated to dates, places and specific people of authority. " In the fifteenth year of the reign of Tiberius Caesar. . . . etc. " Luke is too careful a writer not to have something in mind. His specificity suggests a message– the actions of God on our behalf have taken place in very concrete ways---on certain days and in particular places. In other words, God acts in our human history in specific and discernible ways. This unique Gospel opening invites us to look over the realities of our own lives and to notice God's gracious acts on our behalf in the daily routines---- through the almost casual events and repetitious happenings at home, work, leisure and worship.

But God also enters our lives in entirely new and unpredictable ways. The gospel suggests that at a particular moment in the world's history, while civil and religious powers ruled in their own worlds of influence, God stepped in to change the course of events, to introduce to the world a whole new way of living. God spoke a word to John in the desert, and from that barren and still place the word was heard and passed on to others.

It may seem idealistic to encourage peopled to take time out for quiet and reflection at a time of the year that drives most of us to distraction and frantic activity. But some kind of desert moment does seem to be the necessary atmosphere for hearing God. It needn't take much time. I know a letter carrier who, on his way in from his delivery route, stops off at a church for five minutes each day. He says, "I like the quiet, it soothes me. My life is so busy and crazy these days." He is doing an Advent practice. "The word of God came to "N"....in the desert." Fill in your own name here; God doesn't restrict the word to just a select few. In fact, the gospel shows us today that, though people like Tiberius Caesar, Pontius Pilate, Herod, Philip, Lysanias, Annas and Caiaphus may have been prominent and well known by the populace of their day, God chose to speak to an obscure itinerant preacher in the hill country of Judea.

The desert is such a rich biblical symbol. Devout people in John's time were attuned to their religious history. The desert played an important role for the Jews; it through the desert that they escaped from Egyptian slavery. It was also where God spoke to them, revealed God's name and led them day by arduous day to the land of promise. From their desert experience the people learned that God's advent – God's coming to fulfill the long awaited promise – happens after a period of preparation and high expectation. Our Advent waiting and yearning also have the same potential for fulfillment.

John the Baptist plays a prominent role in all the gospels, but particularly in Luke. (For example, the evangelist presents us with the accounts of both John and Jesus' annunciations and births.) John hears the word in the desert and preaches "throughout the whole region of the Jordan." The Jordan was another important place in the faith life of the Jewish believers. After their desert wanderings the people crossed over the Jordan river into the promise land. They left behind slavery, came to know God in the desert and were finally prepared by God to cross into new life. Today this reference to the Jordan's water reminds us Christians of our baptism.

Those baptismal waters were not just part of some past ritual; they initiated us into a new way of life. These waters have accompanied us throughout our lives; they led us out of slavery, traveled with us across our own desert terrain and bubbled up at important moments when we would have given up, or when we lost our way. Advent is a time to call on our baptismal identity to ask for help: to straighten out our life's path if it has developed twists and turns; to lower the mountains and hills we have built to separate us from family members and the world around us; to fill in the valleys of our emptiness and longing for God.

There are lots of instances of change in today's readings. The Baruch reading starts with a change of clothing, "Jerusalem, take off your robe of mourning and misery; put on the splendor of glory." There is also a change of name; the people in exile are told that the devastated Jerusalem will be given a new name, "the peace of justice, the glory of God's worship." John the Baptist calls people to change and show the results of change – that our valleys are filled, our paths are made straight and mountains and hills lowered. Advent is a time of change as we struggle to hear God's Word and do our best to respond to it. This Word opens our hearts, and fills us with the hope that we can more fully turn back to our God. Like the Jews journeying across the desert to their promised place, our hope is stirred for what lies ahead. Our God accompanies us on our journey, as Baruch promised, "...God will bring them back to you...God is leading Israel in joy...by the light of God's glory...."

We remember hearing in other gospel passages that John made people uncomfortable. No one, then or now, wants to hear that they must change. Maybe John had to preach out in the desert because neither Roman rulers nor high religious authorities wanted him in court or temple precincts. He would have upset the status quo and challenged the compromises religious leadership had worked out with the secular government. This "baptism of repentance for the forgiveness of sins," sounds like sacrifice is going to be asked of us, as well as an admission of wrong doing. Our society doesn't like that kind of talk. Neither do religious institutions. In the recent church scandals, some of those sinned against said they just wanted church leaders to admit they were wrong and give them a sincere apology.

John says that God is about to break into our lives. Advent does not carry the same tone of penitence that Lent does. Nevertheless, openness to the next thing God wants to do in our lives may first require from us what John was asking at the Jordan's waters – "repentance for the forgiveness of sin." Our baptismal waters assure us that forgiveness is readily available. In addition, this season reminds us that God is also ever ready to speak again at this present stage of our journey. We noted that Luke is very specific about the time and place God spoke the Word to John. The evangelist is also telling us that at THIS time and in THIS place God has a Word for us. Not only for us as individuals, but for this worshiping community. When such a Word is received with a ready heart, we are gently carried further along our way to God. Our church, recently tripped up, needs to hear that Word anew this day, in this place of worship, for we must be a sign to the world, that a new and healed life is possible.

The setting has changed since the prophet John was called by God's Word in the desert – but not as much as it first seems. We too are in the wilderness, though we live in great cities and brush shoulders with many people constantly. We live in the wilderness of isolation that, as Karl Rahner reminds us, has no center and is not a home for us. We too must also confront the beasts in our wilderness: beasts of aggression, war, competition, greed, and the lust for still more property and power. We in the church must be a sign that another way of living is possible where there are no hills, mountains, valleys or crooked roads to separate us from each other.

John the Baptist was expecting some thing wonderful and new to happen, "in the fifteenth year of the reign of Tiberius Caeasar...." We pray that this Advent will open our eyes to see the wonderful and new things God is promising for us, in this present moment and in this place.