Tâm Tình Tạ Ơn Và Cầu Nguyện Cho Linh Mục
Trong bài chia sẻ hôm nay, tôi xin được gợi ý suy niệm ba vấn đề sau đây: (1) Tâm tình tạ ơn vì hồng ân linh mục; (2) Trách nhiệm đối với ơn gọi linh mục; (3) Cầu nguyện và nâng đỡ các linh mục.
1.Tâm tình Tạ Ơn, đặc biệt là tạ ơn vì hồng ân Linh mục
Matthew Henry là một học giả Kinh Thánh lừng danh vào đầu thế kỷ 18. Một ngày kia, ông bị bọn cướp trấn lột hết tất cả và đánh cho một trận nhừ tử. Đêm hôm đó, khi trở về nhà, Henry đã ghi xuống cuốn nhật ký của mình như sau: “Hãy để cho lòng ta tạ ơn Thiên Chúa. Bởi vì, thứ nhất, sống mấy chục năm cuộc đời, cho đến bây giờ ta mới bị cướp; điều mà trước đây ta chưa bao giờ gặp phải. Thứ hai, mặc dầu bọn chúng cướp cái ví tiền của ta, nhưng chúng không cướp mất mạng sống của ta. Thứ ba, mặc dầu chúng nó cướp sạch những gì ta có trên người lúc đó, nhưng cũng chẳng đáng giá là bao. Và lý do cuối cùng khiến ta phải tạ ơn Thiên Chúa là bởi vì: ta là người bị cướp, chứ ta không phải là kẻ đi ăn cướp.”
Có lẽ ít ai trong chúng ta có thể bình tâm để nói lên những lời tạ ơn như vị học giả Kinh Thánh trên đây. Vậy, nếu vị học giả Kinh Thánh trên đây biết tạ ơn Thiên Chúa vì bị ăn cướp thì có lẽ mỗi người chúng ta còn có biết bao nhiêu điều khác để tạ ơn Thiên Chúa. Ngoài ơn được làm người, ơn được làm con cái Thiên Chúa, ơn được cứu chuộc...thì hằng ngày chúng ta còn nhận được biết bao ơn lành hồn xác như: có khí để thở, có sức khỏe, có thức ăn thức uống, được học hành, được sống trong môi trường gia đình, giáo xứ, làng xã...và muôn vàn ơn lành khác. Sách Aica diễn tả thật sâu sắc rằng: “Sáng nào Người cũng ban ân huệ mới. Lòng trung tín của Người cao cả biết bao!” (Ac 3, 23). Vì thế, chúng ta luôn phải sống tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, hay nói như Thánh Phaolô: “Hãy tạ ơn Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh” (1Tx 5,18). Đặc biệt hôm nay, chúng ta quy tụ về đây để cùng với Tân chức tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân linh mục mà Người đã thương ban.
Trước hết, Tân chức vui mừng tạ ơn vì hồng ân linh mục Chúa đã ban cho ngài. Bao nhiêu năm trời phấn đấu học hành tu luyện nay đã đạt được ý nguyện. Chúa kêu gọi và tuyển chọn ngài giữa bao nhiêu người khác có thể xứng đáng hơn. Thư gửi Tín hữu Do thái khẳng định rằng: ơn gọi linh mục là hồng ân nhưng không Chúa ban cho một con người từ giữa những con người…không ai tự dành cho mình được vinh dự ấy…(x. Dt 5, 1-4).
Tiếp đến, ông bà cố và gia tộc tạ ơn Thiên Chúa vì từ nay trong gia đình, gia tộc có một người làm linh mục. Cha Gioan trở thành linh mục hôm nay là nhờ có ông bà cố. Có thể nói, không có ông bà cố thì Giáo Hội, Giáo Phận, Giáo xứ và dòng họ không có đuợc linh mục Gioan Tú hôm nay. Những hy sinh to lớn của ông bà cố đã chung đúc nên con người linh mục Gioan hôm nay. Ca dao có câu: “Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Ông bà cố không những có công ơn sinh thành dưỡng dục, mà còn có công đồng hành với Tân chức trong hành trình đời tu, với những lời cầu nguyện, những lo toan, những lao nhọc vất vả, những thao thức, những hy sinh đủ mặt. Những gia đình có con đi tu thì mới hiểu được điều này. Một ông bố có con đi tu tâm sự với tôi: “Con đi tu, bố mẹ cũng phải đi tu. Nhiều lúc phải cố gắng, phải chịu đựng, phải nhịn nhục, phải hy sinh nhiều lắm”. Đúng như vậy, vì con đi tu mà cha mẹ phải hy sinh rất nhiều. Mới đây trên mạng xã hội có đăng tải tâm sự của một người con đi tu nói về sự vất vả của cha mẹ với nội dung được tóm lược như sau: “Cha mẹ lo lắng để con cái tu cho trọn. Lo lắng làm ăn vất cả để có tiền cho con ăn học. Lo lắng xoay xở để con cái có tiền đi về mỗi dịp hè, dịp tết...nhất là đối với cha mẹ có con cái đi tu dòng, thì phải lo suốt cả cuộc đời.” Xin cám ơn ông bà cố rất nhiều. Xin cùng với ông bà cố Tạ ơn Thiên Chúa vì những công khó và lời cầu nguyện của ông bà cố nay đã được Chúa nhận lời.
Bên cạnh ông bà cố và gia tộc phải kể đến công ơn của giáo xứ quê hương, các ân nhân, đặc biệt là cha nghĩa phụ của Tân chức. Bởi vậy, thánh lễ hôm nay cũng là dịp để giáo họ, giáo xứ, các ân nhân và cha nghĩa phụ của Tân chức vui mừng tạ ơn Thiên Chúa vì những đóng góp của mình về tinh thần cũng như vật chất cho Tân chức nay đã gặt hái thành quả.
Nhưng khi Chúa chọn ai làm linh mục thì không phải để vinh dự cho người đó, hay cho gia đình, dòng tộc, giáo xứ mà vì lợi ích chung của mọi người. Thật vậy, ai cũng cần đến linh mục. Hành trình của một cuộc đời kitô hữu luôn ghi dấu ấn của linh mục:
“Khi mới chào đời, linh mục đã giúp ta gia nhập Giáo hội và trở thành con cái Thiên Chúa qua Bí tích Rửa tội. Khi đến tuổi khôn, linh mục giúp ta thanh tẩy tâm hồn và đón nhận Mình Máu Thánh Chúa qua bí tích Giao hòa và Thánh Thể. Từ đó, mỗi khi ta yếu đuối lỗi lầm, nhất là khi ta phạm tội trọng, linh mục giúp ta lấy lại ơn thánh hóa đã mất để tiếp tục kết hợp với Chúa và hiệp nhất với cộng đoàn, nhờ đó được sống đẹp lòng Chúa hơn. Khi đến tuổi trưởng thành, linh mục giúp ta đón nhận Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức để ta trở nên chiến sĩ của Chúa Kitô ra đi làm chứng cho Tin mừng khắp nơi. Khi ta đủ lớn đứng trước ngã ba đường đời, linh mục ân cần hướng dẫn ta hoặc chọn lựa đời sống hôn nhân, hoặc chọn lựa đời sống thánh hiến...
Khi ta già cả yếu đau bệnh tật hay gặp rủi ro tai nạn, linh mục liền vội chạy đến ban Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân để tăng thêm sức mạnh thiêng liêng cho ta đủ khả năng chiến đấu vượt lên mọi khó khăn nguy hiểm hầu luôn trung thành với Chúa.
Và khi đến giờ Chúa gọi ta ra khỏi đời này về với Chúa, chính linh mục nghiêng mình xuống chúc lành cho ta trong giờ hấp hối, dâng thánh lễ An táng cầu nguyện và đưa tiễn ta đến mộ phần an nghỉ trong lòng đất mẹ, chờ ngày được phục sinh với Chúa.
Rồi khi mọi người hầu như quên ta trong cõi chết, có khi cả những người thân yêu của ta nữa, thì cũng chính linh mục hằng nhớ cầu nguyện cho ta trong thánh lễ cầu hồn, cũng như trong các thánh lễ mỗi ngày.” (Xem bài “Linh mục thực thi lòng thương xót cho đoàn chiên giao phó” của Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy, pss)
Như thế đó, linh mục luôn có mặt ở những biến cố quan trọng trong cuộc đời mỗi người chúng ta. Cho nên, với thiên chức linh mục hôm nay, không chỉ bản thân Tân chức, gia đình, dòng họ, giáo xứ quê hương tạ ơn Thiên Chúa mà tất cả mọi người chúng ta đều phải tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân linh mục mà Chúa đã thương ban.
2.Trách nhiệm đối với ơn gọi linh mục
Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở niềm vui tạ ơn hôm nay mà còn phải lưu tâm đến trách nhiệm của mỗi người trong việc vun trồng ơn gọi linh mục cho Giáo hội nữa. Theo niên giám của Tòa Thánh năm 2016, số giáo dân trên toàn thế giới năm 2014 là 1,272,000,000 người. Trong số đó, số lượng linh mục chỉ có: 415.792 vị, chiếm tỷ lệ 0,032%. Như vậy, quân bình một linh mục coi sóc 3.060 tín hữu. Nhưng trên thế giới, số linh mục phân bố không đồng đều: ở Châu Mỹ và Châu Phi một linh mục phải coi sóc trên 5.000 tín hữu. Đó là chưa kể có 136.572 điểm truyền giáo không có linh mục. Chính vì thế, để có thêm linh mục mỗi người chúng ta cần phải có trách nhiệm vun trồng ơn gọi linh mục, đặc biệt là trước khi các ứng sinh vào chủng viện.
Trước hết, vai trò của các gia đình: Gia đình là chủng viện đầu tiên. Thực tế cho chúng ta thấy, hầu hết ơn gọi của các linh mục được chớm nở từ các gia đình: Có thể nhờ sự hướng dẫn của cha mẹ; có thể nhờ đời sống đạo đức và gương sáng của các thành viên trong gia đình; có thể nhờ lòng yêu mến và quý trọng các linh mục của các bậc cha mẹ đã làm cho ơn gọi nơi con cái mình được hình thành và phát triển. Chính vì thế, “cha mẹ hãy vun trồng và bảo vệ các mầm non ơn gọi linh mục nơi tâm hồn con cái, trong môi trường giáo dục gia đình theo luân lí Kitô giáo” (PC 2). Thư gửi các gia đình Công Giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2016 mời gọi các gia đình Công Giáo hãy trở thành hội thánh tại gia: “Bởi vì, gia đình là ngôi nhà thờ phượng; gia đình là mái ấm của tình yêu và lòng thương xót; gia đình là nơi đón nhận và trân trọng sự sống; gia đình là ngôi trường giáo dục đầu tiên và căn bản về mọi phương diện nhân bản, đạo đức, tri thức và đức tin.”
Vì vậy, các bậc cha mẹ cần tạo bầu khí gia đình đạo đức bằng cách: Siêng năng đọc kinh tối sáng trong gia đình, tham dự thánh lễ, lãnh nhận các Bí tích nhất là Bí tích Giao Hòa và Thánh Thể. Trong đời sống thường ngày: Các thành viên trong gia đình phải yêu thương gắn bó với nhau, quan tâm giúp đỡ nhau, hy sinh cho nhau, khích lệ nhau làm việc thiện và biết sống tình liên đới với hết mọi người. Đặc biệt, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến ơn gọi nơi con cái, giúp con cái hiểu rõ ơn gọi dâng hiến. Nếu con cái có ước mong được làm linh mục, cha mẹ cần động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi để các em đạt được ý nguyện của mình. Nếu các ứng sinh linh mục phát xuất từ các gia đình đạo đức, được sự giáo dục đầy đủ của cha mẹ...sẽ giúp ích nhiều cho ban đào tạo trong các chủng viện sau này. Và chắc chắn, các ứng sinh đó sẽ trở thành những linh mục tốt, có ích cho Giáo hội.
Thứ hai, vai trò của các linh mục nhất là các linh mục quản xứ: Các linh mục cần có trách nhiệm khơi dậy, nuôi dưỡng và phát triển ơn gọi linh mục nơi các giáo xứ mà mình coi sóc. Sắc lệnh đào tạo linh mục nhắc nhở rằng: “Tất cả các linh mục phải nêu cao lòng nhiệt thành tông đồ để vun trồng thật nhiều ơn gọi và lôi cuốn tâm hồn người trẻ đến với chức linh mục, bằng chính đời sống khiêm nhường, cần mẫn, vui tươi của các ngài, cũng như bằng tình tương thân tương ái và cộng tác huynh đệ giữa các linh mục” (OP, 2);
Vì thế, các linh mục cần nhắc nhở các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo lý viên và các thành phần trong giáo xứ quan tâm đến ơn gọi linh mục, bằng việc đào tạo con em phát triển con người toàn diện về mọi mặt trong đời sống đức tin, tri thức, đạo đức và nhân bản.
Thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, hướng dẫn cho các em có ý hướng làm linh mục; hướng dẫn các em phát triển về đời sống tâm linh; giúp các em tránh xa phim ảnh, sách báo xấu và những gì ảnh hưởng đến ơn gọi linh mục; giúp các em nâng cao về đạo đức, nhân bản, tri thức, mục vụ, tông đồ...Điều này sẽ làm nền tảng thuận lợi cho việc đào tạo, và cho đời sống đời linh mục sau này. Trong Tông huấn Đời sống Thánh hiến Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Chính phẩm chất thiêng liêng của đời thánh hiến mới lay chuyển được những con người thời đại này - họ cũng đang khao khát những giá trị tuyệt đối - và trở thành một lời chứng hấp dẫn.” Làm được như vậy, các linh mục góp phần rất lớn trong việc đào tạo ơn gọi linh mục cho Giáo hội. Tại Giáo phận Vinh chúng ta có nhiều ơn gọi linh mục, chắc chắn nhờ một phần đóng góp rất lớn nơi các linh mục quản xứ. Từ xưa tới nay hầu hết, các nhà xứ giống như những chủng viện thu nhỏ, vì nơi đây các cha xứ thường nuôi dạy các ứng sinh linh mục tương lai. Có lẽ các cha có mặt hôm nay đây cũng đã từng sống ở nhà xứ, từng nhờ sự giúp đỡ của cha nghĩa phụ. Cha Thánh Phêrô Hoàng Khanh, tử đạo, cũng để lại cho các linh mục quản xứ một khuôn mẫu về vấn đề này: ở bất cứ nhiệm sở nào, bất cứ lúc nào, nhà cha cũng là một tiểu chủng viện thu hẹp. Cha nuôi một số thiếu niên nam, dạy giáo lý, hướng dẫn và gợi lên trong các em nhiệt tâm tông đồ. Với tình yêu của người cha, với sự thận trọng tinh tế của một nghệ sĩ, cha chú tâm vào việc đào tạo những nhà lãnh đạo tương lai cho Giáo hội. Bên cạnh những bài học và lời giáo huấn, chính đời sống cha là một gương sống động cho họ. Khi cha dâng lễ, mọi người như gặp gỡ được Thiên Chúa. Khi cha giảng, mọi người đều thấy sốt sắng thêm lên…Trong một giai đoạn lịch sử khó khăn, việc đào tạo phải thực hiện cách lén lút và riêng tư từng người một thì con số 40 chủng sinh, tám linh mục, quả là con số đáng kể với 22 năm linh mục của cha, quả là bó lúa vàng nặng trĩu hạt mà cha đóng góp được cho Giáo hội Việt Nam.
Thứ ba, vai trò của các thành phần khác trong Giáo hội: Mỗi tín hữu đều có trách nhiệm với ơn gọi linh mục tùy theo khả năng và hoàn cảnh của mình: Có thể cầu nguyện cho ơn gọi như lời Đức Giêsu nói: “Lúa chín đầy đồng mà thờ gặt thì ít, các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa”(x. Mt 9,37-38). Cũng có thể nâng đỡ ơn gọi bằng cách giúp các ứng sinh linh mục, giúp các thầy, giúp các chủng viện hay tham gia vào các hội bảo trợ ơn thiên triệu. Giáo phận Vinh chúng ta mới thành lập “quỹ tương trợ chủng sinh” để mời gọi mọi thành phần dân Chúa đóng góp phần mình giúp các chủng sinh yên tâm tu học. Nhiều thành viên đã tham gia chương trình này. Trong đó, Giáo xứ Thuận Nghĩa cũng có gần 200 thành viên tham gia, mỗi năm đóng góp vào quỹ này trên dưới 100 triệu. Đó là cách góp phần mình trong việc nuôi trồng ơn gọi linh mục. Tạp chí “Truyền bá đức tin” có thuật lại câu chuyện một cụ già Ấn Độ như sau: Lúc còn là thanh niên, anh đã say sưa nghiện ngập đủ mọi thứ: cà phê, thuốc lá, rựơu mạnh có tiếng. Nhưng rồi một hôm, chàng đọc thấy trên mặt báo lời kêu gọi giúp nuôi chủng sinh ở các giáo phận nghèo. Đọc xong chàng rất đổi phân vân, một đàng chàng muốn mình phải làm một cái gì đó, đàng khác, chàng thấy những thứ đó quá hấp dẫn, chả có vẻ tội lỗi gì cả!
Thế rồi, chàng đã quyết định: bỏ tất cả… ăn uống tiết kiệm, dần dần với thời gian, chàng đóng góp số tiền tiêu xài ấy vào quĩ truyền bá đức tin để giúp nuôi ít chủng sinh nghèo. Cứ thế liên tiếp trong mấy mươi năm, nhiều thế hệ chủng sinh, linh mục đã được chàng giúp đỡ. Họ liên lạc thư tín với chàng mỗi lúc một nhiều…Thời gian trôi qua, đến ngày chàng thanh niên nghiện ngập thành ông cụ già 85 tuổi. Ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 85 của cụ, cụ tuyên bố trước mặt họ hàng: “Với những hy sinh suốt mấy mươi năm qua, tôi đã đài thọ cho việc huấn luyện các chủng sinh, và đến nay, con số các linh mục rải rác khắp nơi được tôi giúp đỡ đã lên đến 30 mươi người. Tôi rất hạnh phúc. Tôi đã đầu tư thành công, và tôi sẽ còn tiếp tục đầu tư như thế cho đến giờ Chúa gọi”.
Trên đây là những cách thế chúng ta có thể làm để vun trồng ơn gọi linh mục cho Giáo hội.
3.Cầu nguyện và nâng đỡ các linh mục
Không chỉ cầu nguyện và nâng đỡ các ứng sinh linh mục mà mỗi người kitô hữu còn cần phải cầu nguyện, nâng đỡ các linh mục để các Ngài trở thành những linh mục như lòng Chúa mong muốn. Tại sao phải cầu nguyện cho các linh mục? Bởi vì, chức Linh mục cao cả, sứ mạng linh mục thì nặng nề nhưng con người linh mục lại yếu đuối. Đọc lại Cựu Ước, chúng ta thấy các ngôn sứ lớn như Môi-sê, Isaia, Giêrêmia đã cảm nhận rõ ràng được mình yếu đuối, thấp hèn trước sứ mạng cao cả Thiên Chúa trao. Không những các ngôn sứ thời Cựu Ước mà tất cả các linh mục thời Tân ước cũng cảm thấy run sợ trước chức vụ Chúa trao. Cho nên, khi suy niệm về Thiên Chức linh mục cao quý, sứ mạng linh mục cao cả nặng nề, không linh mục nào mà không cảm thấy bất xứng, và lắm lúc còn cảm thấy sợ hãi. Trong bút ký “đôi dòng tâm sự đời linh mục”, Đức Cha Bùi Tuần đã cảm nhận:“Hôm dâng lễ mở tay, tôi cùng với giáo dân bước vào Nhà Thờ. Mặc ai hát: “Con hân hoan bước lên Bàn Thánh,” riêng tôi, tôi cảm thấy lòng mình e thẹn, sợ hãi. Trong bài giảng hôm đó, một linh mục hùng biện đã lớn tiếng đề cao chức linh mục. Càng nghe, tôi càng cảm thấy mình như bị hành hạ tra tấn. Bởi vì tôi thấy mình quá bất xứng.”
Trong thực tế, không phải tất cả các linh mục đều xuất chúng hay lỗi lạc, thánh thiện, hiền hòa, dễ thương hơn người khác. Trái lại, vẫn có những linh mục cũng bồng bột như Phêrô, nỏng nảy như Gioan và Giacôbê, cuồng nhiệt như Phaolô và nếu không cẩn thận thì cũng dễ sa ngã như Giuđa. Vì thế, chúng ta không lạ gì khi nghe nói nơi này hay nơi khác vẫn có những vụ Scandal liên quan đến các linh mục. Gần đây, còn có những linh mục đã tìm đến cái chết vì áp lực của dư luận và của cộng việc...Vì vậy, để các linh mục trở thành những linh mục như lòng Chúa mong muốn, để các linh mục chu toàn bổn phận Chúa và Giáo hội trao phó, ngoài ơn Chúa, đòi hòi các linh mục phải luôn cố gắng hết mình. Đồng thời, cần có sự cộng tác, nâng đỡ và cầu nguyện của mọi người.
Trên thế giới, có rất nhiều hội cầu nguyện cho các linh mục. Riêng ở Pháp, có tới 20 hội. Chẳng hạn: Hội Tình mẫu thử thiêng liêng; hội Truyền giáo Đức Bà chức Thánh; hội Thánh Gioan Vianney...Điểm chung của các hội này là hỗi trợ cho các linh mục qua việc ăn chay, cầu nguyện...(x. 8 đề nghị cầu nguyện cho các linh mục, nguồn: phanxico.vn). Vì vậy, chúng ta hãy bắt chước các hội này để hy sinh, hãm mình, ăn chay, cầu nguyện cho các linh mục. Đặc biệt, chúng ta cầu nguyện cách riêng cho Tân chức. Câu Lời Chúa mà Tân chức chọn làm châm ngôn sống cho đời linh mục của mình là: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (x. Ga 15,9-11). Câu Lời Chúa này nằm trong chương 15 của Tin Mừng theo Thánh Gioan. Đó là hình ảnh cành nho liên kết với cây nho và sinh hoa kết trái. Cầu mong cho Tân chức trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời linh mục luôn biết liên kết mật thiết với Đức Giêsu như cành nho với cây nho: không chỉ liên kết khi dâng lễ, đọc kinh thần vụ, cử hành các Bí tích mà còn liên kết cả trong mọi hoạt động mục vụ và vui chơi giải trí. Nhờ đó, Tân chức thực sự trở thành linh mục như lòng Chúa mong muốn.
Từ những chia sẻ trên đây cho chúng ta thấy, ngày lễ hôm nay không phải chỉ riêng Tân chức, gia đình, dòng tộc, giáo xứ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa mà mỗi người chúng ta cũng cần phải dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì chức linh mục luôn cần thiết và liên hệ tới hết mọi người. Từ đó, ngày lễ hôm nay cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta ý thức hơn trách nhiệm của mình đối với việc vun trồng ơn gọi linh mục cho Giáo hội, đặc biệt biết nâng đỡ và cầu nguyện cho các linh mục mỗi ngày. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Trong bài chia sẻ hôm nay, tôi xin được gợi ý suy niệm ba vấn đề sau đây: (1) Tâm tình tạ ơn vì hồng ân linh mục; (2) Trách nhiệm đối với ơn gọi linh mục; (3) Cầu nguyện và nâng đỡ các linh mục.
1.Tâm tình Tạ Ơn, đặc biệt là tạ ơn vì hồng ân Linh mục
Có lẽ ít ai trong chúng ta có thể bình tâm để nói lên những lời tạ ơn như vị học giả Kinh Thánh trên đây. Vậy, nếu vị học giả Kinh Thánh trên đây biết tạ ơn Thiên Chúa vì bị ăn cướp thì có lẽ mỗi người chúng ta còn có biết bao nhiêu điều khác để tạ ơn Thiên Chúa. Ngoài ơn được làm người, ơn được làm con cái Thiên Chúa, ơn được cứu chuộc...thì hằng ngày chúng ta còn nhận được biết bao ơn lành hồn xác như: có khí để thở, có sức khỏe, có thức ăn thức uống, được học hành, được sống trong môi trường gia đình, giáo xứ, làng xã...và muôn vàn ơn lành khác. Sách Aica diễn tả thật sâu sắc rằng: “Sáng nào Người cũng ban ân huệ mới. Lòng trung tín của Người cao cả biết bao!” (Ac 3, 23). Vì thế, chúng ta luôn phải sống tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, hay nói như Thánh Phaolô: “Hãy tạ ơn Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh” (1Tx 5,18). Đặc biệt hôm nay, chúng ta quy tụ về đây để cùng với Tân chức tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân linh mục mà Người đã thương ban.
Trước hết, Tân chức vui mừng tạ ơn vì hồng ân linh mục Chúa đã ban cho ngài. Bao nhiêu năm trời phấn đấu học hành tu luyện nay đã đạt được ý nguyện. Chúa kêu gọi và tuyển chọn ngài giữa bao nhiêu người khác có thể xứng đáng hơn. Thư gửi Tín hữu Do thái khẳng định rằng: ơn gọi linh mục là hồng ân nhưng không Chúa ban cho một con người từ giữa những con người…không ai tự dành cho mình được vinh dự ấy…(x. Dt 5, 1-4).
Tiếp đến, ông bà cố và gia tộc tạ ơn Thiên Chúa vì từ nay trong gia đình, gia tộc có một người làm linh mục. Cha Gioan trở thành linh mục hôm nay là nhờ có ông bà cố. Có thể nói, không có ông bà cố thì Giáo Hội, Giáo Phận, Giáo xứ và dòng họ không có đuợc linh mục Gioan Tú hôm nay. Những hy sinh to lớn của ông bà cố đã chung đúc nên con người linh mục Gioan hôm nay. Ca dao có câu: “Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Ông bà cố không những có công ơn sinh thành dưỡng dục, mà còn có công đồng hành với Tân chức trong hành trình đời tu, với những lời cầu nguyện, những lo toan, những lao nhọc vất vả, những thao thức, những hy sinh đủ mặt. Những gia đình có con đi tu thì mới hiểu được điều này. Một ông bố có con đi tu tâm sự với tôi: “Con đi tu, bố mẹ cũng phải đi tu. Nhiều lúc phải cố gắng, phải chịu đựng, phải nhịn nhục, phải hy sinh nhiều lắm”. Đúng như vậy, vì con đi tu mà cha mẹ phải hy sinh rất nhiều. Mới đây trên mạng xã hội có đăng tải tâm sự của một người con đi tu nói về sự vất vả của cha mẹ với nội dung được tóm lược như sau: “Cha mẹ lo lắng để con cái tu cho trọn. Lo lắng làm ăn vất cả để có tiền cho con ăn học. Lo lắng xoay xở để con cái có tiền đi về mỗi dịp hè, dịp tết...nhất là đối với cha mẹ có con cái đi tu dòng, thì phải lo suốt cả cuộc đời.” Xin cám ơn ông bà cố rất nhiều. Xin cùng với ông bà cố Tạ ơn Thiên Chúa vì những công khó và lời cầu nguyện của ông bà cố nay đã được Chúa nhận lời.
Bên cạnh ông bà cố và gia tộc phải kể đến công ơn của giáo xứ quê hương, các ân nhân, đặc biệt là cha nghĩa phụ của Tân chức. Bởi vậy, thánh lễ hôm nay cũng là dịp để giáo họ, giáo xứ, các ân nhân và cha nghĩa phụ của Tân chức vui mừng tạ ơn Thiên Chúa vì những đóng góp của mình về tinh thần cũng như vật chất cho Tân chức nay đã gặt hái thành quả.
Nhưng khi Chúa chọn ai làm linh mục thì không phải để vinh dự cho người đó, hay cho gia đình, dòng tộc, giáo xứ mà vì lợi ích chung của mọi người. Thật vậy, ai cũng cần đến linh mục. Hành trình của một cuộc đời kitô hữu luôn ghi dấu ấn của linh mục:
“Khi mới chào đời, linh mục đã giúp ta gia nhập Giáo hội và trở thành con cái Thiên Chúa qua Bí tích Rửa tội. Khi đến tuổi khôn, linh mục giúp ta thanh tẩy tâm hồn và đón nhận Mình Máu Thánh Chúa qua bí tích Giao hòa và Thánh Thể. Từ đó, mỗi khi ta yếu đuối lỗi lầm, nhất là khi ta phạm tội trọng, linh mục giúp ta lấy lại ơn thánh hóa đã mất để tiếp tục kết hợp với Chúa và hiệp nhất với cộng đoàn, nhờ đó được sống đẹp lòng Chúa hơn. Khi đến tuổi trưởng thành, linh mục giúp ta đón nhận Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức để ta trở nên chiến sĩ của Chúa Kitô ra đi làm chứng cho Tin mừng khắp nơi. Khi ta đủ lớn đứng trước ngã ba đường đời, linh mục ân cần hướng dẫn ta hoặc chọn lựa đời sống hôn nhân, hoặc chọn lựa đời sống thánh hiến...
Khi ta già cả yếu đau bệnh tật hay gặp rủi ro tai nạn, linh mục liền vội chạy đến ban Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân để tăng thêm sức mạnh thiêng liêng cho ta đủ khả năng chiến đấu vượt lên mọi khó khăn nguy hiểm hầu luôn trung thành với Chúa.
Và khi đến giờ Chúa gọi ta ra khỏi đời này về với Chúa, chính linh mục nghiêng mình xuống chúc lành cho ta trong giờ hấp hối, dâng thánh lễ An táng cầu nguyện và đưa tiễn ta đến mộ phần an nghỉ trong lòng đất mẹ, chờ ngày được phục sinh với Chúa.
Rồi khi mọi người hầu như quên ta trong cõi chết, có khi cả những người thân yêu của ta nữa, thì cũng chính linh mục hằng nhớ cầu nguyện cho ta trong thánh lễ cầu hồn, cũng như trong các thánh lễ mỗi ngày.” (Xem bài “Linh mục thực thi lòng thương xót cho đoàn chiên giao phó” của Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy, pss)
Như thế đó, linh mục luôn có mặt ở những biến cố quan trọng trong cuộc đời mỗi người chúng ta. Cho nên, với thiên chức linh mục hôm nay, không chỉ bản thân Tân chức, gia đình, dòng họ, giáo xứ quê hương tạ ơn Thiên Chúa mà tất cả mọi người chúng ta đều phải tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân linh mục mà Chúa đã thương ban.
2.Trách nhiệm đối với ơn gọi linh mục
Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở niềm vui tạ ơn hôm nay mà còn phải lưu tâm đến trách nhiệm của mỗi người trong việc vun trồng ơn gọi linh mục cho Giáo hội nữa. Theo niên giám của Tòa Thánh năm 2016, số giáo dân trên toàn thế giới năm 2014 là 1,272,000,000 người. Trong số đó, số lượng linh mục chỉ có: 415.792 vị, chiếm tỷ lệ 0,032%. Như vậy, quân bình một linh mục coi sóc 3.060 tín hữu. Nhưng trên thế giới, số linh mục phân bố không đồng đều: ở Châu Mỹ và Châu Phi một linh mục phải coi sóc trên 5.000 tín hữu. Đó là chưa kể có 136.572 điểm truyền giáo không có linh mục. Chính vì thế, để có thêm linh mục mỗi người chúng ta cần phải có trách nhiệm vun trồng ơn gọi linh mục, đặc biệt là trước khi các ứng sinh vào chủng viện.
Trước hết, vai trò của các gia đình: Gia đình là chủng viện đầu tiên. Thực tế cho chúng ta thấy, hầu hết ơn gọi của các linh mục được chớm nở từ các gia đình: Có thể nhờ sự hướng dẫn của cha mẹ; có thể nhờ đời sống đạo đức và gương sáng của các thành viên trong gia đình; có thể nhờ lòng yêu mến và quý trọng các linh mục của các bậc cha mẹ đã làm cho ơn gọi nơi con cái mình được hình thành và phát triển. Chính vì thế, “cha mẹ hãy vun trồng và bảo vệ các mầm non ơn gọi linh mục nơi tâm hồn con cái, trong môi trường giáo dục gia đình theo luân lí Kitô giáo” (PC 2). Thư gửi các gia đình Công Giáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2016 mời gọi các gia đình Công Giáo hãy trở thành hội thánh tại gia: “Bởi vì, gia đình là ngôi nhà thờ phượng; gia đình là mái ấm của tình yêu và lòng thương xót; gia đình là nơi đón nhận và trân trọng sự sống; gia đình là ngôi trường giáo dục đầu tiên và căn bản về mọi phương diện nhân bản, đạo đức, tri thức và đức tin.”
Vì vậy, các bậc cha mẹ cần tạo bầu khí gia đình đạo đức bằng cách: Siêng năng đọc kinh tối sáng trong gia đình, tham dự thánh lễ, lãnh nhận các Bí tích nhất là Bí tích Giao Hòa và Thánh Thể. Trong đời sống thường ngày: Các thành viên trong gia đình phải yêu thương gắn bó với nhau, quan tâm giúp đỡ nhau, hy sinh cho nhau, khích lệ nhau làm việc thiện và biết sống tình liên đới với hết mọi người. Đặc biệt, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến ơn gọi nơi con cái, giúp con cái hiểu rõ ơn gọi dâng hiến. Nếu con cái có ước mong được làm linh mục, cha mẹ cần động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi để các em đạt được ý nguyện của mình. Nếu các ứng sinh linh mục phát xuất từ các gia đình đạo đức, được sự giáo dục đầy đủ của cha mẹ...sẽ giúp ích nhiều cho ban đào tạo trong các chủng viện sau này. Và chắc chắn, các ứng sinh đó sẽ trở thành những linh mục tốt, có ích cho Giáo hội.
Thứ hai, vai trò của các linh mục nhất là các linh mục quản xứ: Các linh mục cần có trách nhiệm khơi dậy, nuôi dưỡng và phát triển ơn gọi linh mục nơi các giáo xứ mà mình coi sóc. Sắc lệnh đào tạo linh mục nhắc nhở rằng: “Tất cả các linh mục phải nêu cao lòng nhiệt thành tông đồ để vun trồng thật nhiều ơn gọi và lôi cuốn tâm hồn người trẻ đến với chức linh mục, bằng chính đời sống khiêm nhường, cần mẫn, vui tươi của các ngài, cũng như bằng tình tương thân tương ái và cộng tác huynh đệ giữa các linh mục” (OP, 2);
Vì thế, các linh mục cần nhắc nhở các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo lý viên và các thành phần trong giáo xứ quan tâm đến ơn gọi linh mục, bằng việc đào tạo con em phát triển con người toàn diện về mọi mặt trong đời sống đức tin, tri thức, đạo đức và nhân bản.
Thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, hướng dẫn cho các em có ý hướng làm linh mục; hướng dẫn các em phát triển về đời sống tâm linh; giúp các em tránh xa phim ảnh, sách báo xấu và những gì ảnh hưởng đến ơn gọi linh mục; giúp các em nâng cao về đạo đức, nhân bản, tri thức, mục vụ, tông đồ...Điều này sẽ làm nền tảng thuận lợi cho việc đào tạo, và cho đời sống đời linh mục sau này. Trong Tông huấn Đời sống Thánh hiến Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Chính phẩm chất thiêng liêng của đời thánh hiến mới lay chuyển được những con người thời đại này - họ cũng đang khao khát những giá trị tuyệt đối - và trở thành một lời chứng hấp dẫn.” Làm được như vậy, các linh mục góp phần rất lớn trong việc đào tạo ơn gọi linh mục cho Giáo hội. Tại Giáo phận Vinh chúng ta có nhiều ơn gọi linh mục, chắc chắn nhờ một phần đóng góp rất lớn nơi các linh mục quản xứ. Từ xưa tới nay hầu hết, các nhà xứ giống như những chủng viện thu nhỏ, vì nơi đây các cha xứ thường nuôi dạy các ứng sinh linh mục tương lai. Có lẽ các cha có mặt hôm nay đây cũng đã từng sống ở nhà xứ, từng nhờ sự giúp đỡ của cha nghĩa phụ. Cha Thánh Phêrô Hoàng Khanh, tử đạo, cũng để lại cho các linh mục quản xứ một khuôn mẫu về vấn đề này: ở bất cứ nhiệm sở nào, bất cứ lúc nào, nhà cha cũng là một tiểu chủng viện thu hẹp. Cha nuôi một số thiếu niên nam, dạy giáo lý, hướng dẫn và gợi lên trong các em nhiệt tâm tông đồ. Với tình yêu của người cha, với sự thận trọng tinh tế của một nghệ sĩ, cha chú tâm vào việc đào tạo những nhà lãnh đạo tương lai cho Giáo hội. Bên cạnh những bài học và lời giáo huấn, chính đời sống cha là một gương sống động cho họ. Khi cha dâng lễ, mọi người như gặp gỡ được Thiên Chúa. Khi cha giảng, mọi người đều thấy sốt sắng thêm lên…Trong một giai đoạn lịch sử khó khăn, việc đào tạo phải thực hiện cách lén lút và riêng tư từng người một thì con số 40 chủng sinh, tám linh mục, quả là con số đáng kể với 22 năm linh mục của cha, quả là bó lúa vàng nặng trĩu hạt mà cha đóng góp được cho Giáo hội Việt Nam.
Thứ ba, vai trò của các thành phần khác trong Giáo hội: Mỗi tín hữu đều có trách nhiệm với ơn gọi linh mục tùy theo khả năng và hoàn cảnh của mình: Có thể cầu nguyện cho ơn gọi như lời Đức Giêsu nói: “Lúa chín đầy đồng mà thờ gặt thì ít, các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa”(x. Mt 9,37-38). Cũng có thể nâng đỡ ơn gọi bằng cách giúp các ứng sinh linh mục, giúp các thầy, giúp các chủng viện hay tham gia vào các hội bảo trợ ơn thiên triệu. Giáo phận Vinh chúng ta mới thành lập “quỹ tương trợ chủng sinh” để mời gọi mọi thành phần dân Chúa đóng góp phần mình giúp các chủng sinh yên tâm tu học. Nhiều thành viên đã tham gia chương trình này. Trong đó, Giáo xứ Thuận Nghĩa cũng có gần 200 thành viên tham gia, mỗi năm đóng góp vào quỹ này trên dưới 100 triệu. Đó là cách góp phần mình trong việc nuôi trồng ơn gọi linh mục. Tạp chí “Truyền bá đức tin” có thuật lại câu chuyện một cụ già Ấn Độ như sau: Lúc còn là thanh niên, anh đã say sưa nghiện ngập đủ mọi thứ: cà phê, thuốc lá, rựơu mạnh có tiếng. Nhưng rồi một hôm, chàng đọc thấy trên mặt báo lời kêu gọi giúp nuôi chủng sinh ở các giáo phận nghèo. Đọc xong chàng rất đổi phân vân, một đàng chàng muốn mình phải làm một cái gì đó, đàng khác, chàng thấy những thứ đó quá hấp dẫn, chả có vẻ tội lỗi gì cả!
Thế rồi, chàng đã quyết định: bỏ tất cả… ăn uống tiết kiệm, dần dần với thời gian, chàng đóng góp số tiền tiêu xài ấy vào quĩ truyền bá đức tin để giúp nuôi ít chủng sinh nghèo. Cứ thế liên tiếp trong mấy mươi năm, nhiều thế hệ chủng sinh, linh mục đã được chàng giúp đỡ. Họ liên lạc thư tín với chàng mỗi lúc một nhiều…Thời gian trôi qua, đến ngày chàng thanh niên nghiện ngập thành ông cụ già 85 tuổi. Ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 85 của cụ, cụ tuyên bố trước mặt họ hàng: “Với những hy sinh suốt mấy mươi năm qua, tôi đã đài thọ cho việc huấn luyện các chủng sinh, và đến nay, con số các linh mục rải rác khắp nơi được tôi giúp đỡ đã lên đến 30 mươi người. Tôi rất hạnh phúc. Tôi đã đầu tư thành công, và tôi sẽ còn tiếp tục đầu tư như thế cho đến giờ Chúa gọi”.
Trên đây là những cách thế chúng ta có thể làm để vun trồng ơn gọi linh mục cho Giáo hội.
3.Cầu nguyện và nâng đỡ các linh mục
Không chỉ cầu nguyện và nâng đỡ các ứng sinh linh mục mà mỗi người kitô hữu còn cần phải cầu nguyện, nâng đỡ các linh mục để các Ngài trở thành những linh mục như lòng Chúa mong muốn. Tại sao phải cầu nguyện cho các linh mục? Bởi vì, chức Linh mục cao cả, sứ mạng linh mục thì nặng nề nhưng con người linh mục lại yếu đuối. Đọc lại Cựu Ước, chúng ta thấy các ngôn sứ lớn như Môi-sê, Isaia, Giêrêmia đã cảm nhận rõ ràng được mình yếu đuối, thấp hèn trước sứ mạng cao cả Thiên Chúa trao. Không những các ngôn sứ thời Cựu Ước mà tất cả các linh mục thời Tân ước cũng cảm thấy run sợ trước chức vụ Chúa trao. Cho nên, khi suy niệm về Thiên Chức linh mục cao quý, sứ mạng linh mục cao cả nặng nề, không linh mục nào mà không cảm thấy bất xứng, và lắm lúc còn cảm thấy sợ hãi. Trong bút ký “đôi dòng tâm sự đời linh mục”, Đức Cha Bùi Tuần đã cảm nhận:“Hôm dâng lễ mở tay, tôi cùng với giáo dân bước vào Nhà Thờ. Mặc ai hát: “Con hân hoan bước lên Bàn Thánh,” riêng tôi, tôi cảm thấy lòng mình e thẹn, sợ hãi. Trong bài giảng hôm đó, một linh mục hùng biện đã lớn tiếng đề cao chức linh mục. Càng nghe, tôi càng cảm thấy mình như bị hành hạ tra tấn. Bởi vì tôi thấy mình quá bất xứng.”
Trong thực tế, không phải tất cả các linh mục đều xuất chúng hay lỗi lạc, thánh thiện, hiền hòa, dễ thương hơn người khác. Trái lại, vẫn có những linh mục cũng bồng bột như Phêrô, nỏng nảy như Gioan và Giacôbê, cuồng nhiệt như Phaolô và nếu không cẩn thận thì cũng dễ sa ngã như Giuđa. Vì thế, chúng ta không lạ gì khi nghe nói nơi này hay nơi khác vẫn có những vụ Scandal liên quan đến các linh mục. Gần đây, còn có những linh mục đã tìm đến cái chết vì áp lực của dư luận và của cộng việc...Vì vậy, để các linh mục trở thành những linh mục như lòng Chúa mong muốn, để các linh mục chu toàn bổn phận Chúa và Giáo hội trao phó, ngoài ơn Chúa, đòi hòi các linh mục phải luôn cố gắng hết mình. Đồng thời, cần có sự cộng tác, nâng đỡ và cầu nguyện của mọi người.
Trên thế giới, có rất nhiều hội cầu nguyện cho các linh mục. Riêng ở Pháp, có tới 20 hội. Chẳng hạn: Hội Tình mẫu thử thiêng liêng; hội Truyền giáo Đức Bà chức Thánh; hội Thánh Gioan Vianney...Điểm chung của các hội này là hỗi trợ cho các linh mục qua việc ăn chay, cầu nguyện...(x. 8 đề nghị cầu nguyện cho các linh mục, nguồn: phanxico.vn). Vì vậy, chúng ta hãy bắt chước các hội này để hy sinh, hãm mình, ăn chay, cầu nguyện cho các linh mục. Đặc biệt, chúng ta cầu nguyện cách riêng cho Tân chức. Câu Lời Chúa mà Tân chức chọn làm châm ngôn sống cho đời linh mục của mình là: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (x. Ga 15,9-11). Câu Lời Chúa này nằm trong chương 15 của Tin Mừng theo Thánh Gioan. Đó là hình ảnh cành nho liên kết với cây nho và sinh hoa kết trái. Cầu mong cho Tân chức trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời linh mục luôn biết liên kết mật thiết với Đức Giêsu như cành nho với cây nho: không chỉ liên kết khi dâng lễ, đọc kinh thần vụ, cử hành các Bí tích mà còn liên kết cả trong mọi hoạt động mục vụ và vui chơi giải trí. Nhờ đó, Tân chức thực sự trở thành linh mục như lòng Chúa mong muốn.
Từ những chia sẻ trên đây cho chúng ta thấy, ngày lễ hôm nay không phải chỉ riêng Tân chức, gia đình, dòng tộc, giáo xứ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa mà mỗi người chúng ta cũng cần phải dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì chức linh mục luôn cần thiết và liên hệ tới hết mọi người. Từ đó, ngày lễ hôm nay cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta ý thức hơn trách nhiệm của mình đối với việc vun trồng ơn gọi linh mục cho Giáo hội, đặc biệt biết nâng đỡ và cầu nguyện cho các linh mục mỗi ngày. Amen
Lm. Anthony Trung Thành