Panama: Giáo Hội mong muốn nói lên bộ mặt thật của đất nước Panama, một trong số các quốc gia ‘bất bình đẳng nhất’ ở Châu Mỹ La-tinh
Theo Thông tấn xã Zenit cho hay “Ngày Giới trẻ Thế giới 34 này” (WYD), Giáo Hội Công Giáo ở Panama quyết tâm bộc lộ gương mặt thật, luôn bị che giấu của đất nước. Khi một người nước ngoài đến Panama, người ta tưởng mình đang ở Dubai, nhưng đó chỉ là mặt nổi, Đức Tổng Giám Mục Jose Domingo Ulloa của Giáo phận Thủ đô Panama phát biểu. Bình luận của Ngài được tổ chức “Nâng đỡ Giáo hội nghèo” công bố vào ngày 21 tháng 1 năm 2019 vừa qua.
Quốc gia Trung Mỹ này, có khoảng 4 triệu dân, hơn 80% là người Công Giáo, đang chuẩn bị tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô từ ngày 22 đến 27 tháng 1 năm 2019.
Một trong sáu quốc gia bất bình đẳng nhất ở Châu Mỹ La-tinh
Theo Ngân hàng Thế giới, Panama là một trong sáu quốc gia có sự bất bình đẳng lớn nhất ở Châu Mỹ La-tinh và là một trong mười quốc gia có sự bất bình đẳng lớn nhất trên thế giới. Đức Tổng Giám Mục UlYa mong muốn ĐHTTG 2019 này sẽ là dịp để thế giới biết về bộ mặt thật của đất nước chúng tôi. Tháng 11 năm ngoái, Đức Tổng Giám Mục UlYa, một thành viên của Hội Dòng Thánh Augustinô, đã nhận sự giúp đỡ từ tổ chức của Văn phòng yểm trợ Giáo hoàng cho các giáo phận thiếu thốn (ACN) trợ giúp Giáo phận Panama.
Bên cạnh những đại lộ rộng rãi thoáng mát của thủ đô, san sát các cửa hàng sang trọng, các tòa nhà chọc trời bằng kính, các ngân hàng, và các công ty dịch vụ, đặc biệt các dịch vụ của con kênh đào nổi tiếng Panama, nói lên sự giàu sang dành cho giới thượng lưu giàu có.
Đức Tổng Giám Mục Panama cho hay: Đất nước Panama có hai bộ mặt: Theo tài liệu công bố vào năm 2015 thì tại đất nước này chỉ 10% dân số là thượng lưu giàu nhất với những thu nhập cao gấp 37 lần so với 10% những người cùng đinh của đất nước. Những số liệu này cho chúng ta thấy sự bất công xã hội và mức độ bất bình đẳng cao mà người dân chúng tôi đang phải chịu đựng.
Một trong sáu quốc gia bất bình đẳng nhất ở Châu Mỹ La-tinh
Số phận hẩm hiu của những người dân Phi châu không có tiếng nói! Tổ tiên họ là những nô lệ Châu Phi được bán qua Panama trong các thế kỷ 15 và 16, hoặc những người từ gốc Antilles đến làm việc tại Kênh đào Panama vào thế kỷ 20. Những người này phải chịu những cảnh nghèo khổ và thiệt thòi. Họ sống trong các khu dân cư ổ chuột mệnh danh là khu Phi châu hay khu những người mestizos.
Ngoài ra, Panama có bảy nhóm dân tộc bản địa chiếm khoảng 10-12% dân số hoặc nửa triệu người. Một phần đáng kể của dân autochthonous này sống trong một những túp lều lụp xụp và bị loại trừ ra ngoài lề xã hội.
Tình trạng sức khỏe của những người bản địa này có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao gấp ba lần so với những người khác và họ cũng chẳng được đến trường lớp gì cả! Do đó, dân số bản địa này không có cơ hội làm các công việc được trả lương cao, vì xã hội Panama thực chất là một xã hội bị nô lệ bởi các dịch vụ.
Panama không phải là một Thụy Sĩ thuộc Trung Mỹ
Nhìn bề ngoài, người ta tưởng đây là một đất nước Panama rất sang giầu. Họ so sánh chúng tôi với nước Thụy Sĩ văn minh nằm ở Trung Mỹ, nhưng chúng tôi thua họ xa vì có tới 40% người dân số đang làm những việc vô danh tiểu tốt. Thật sự Panama là một đất nước chưa được phát triển, trong khi quốc tế lại coi Panama là một quốc gia phát triển, như Maribel Jaen, thuộc Ủy ban Công lý và Hòa bình của Tòa Tổng Giám mục trình bầy cho Thánh Bộ “Cứu giúp các giáo Hội cần thiết” ACN.
Về phần mình, Đức cha Ochogavia, thuộc Giáo phận Kuna Yala, cho hay sự khác biệt trong Giáo phận của Ngài: Người dân đa số thất nghiệp, luôn bị tai tiếng về nguồn gốc của mình khi đi xin việc. Nhiều gia đình, họ chỉ có một bữa ăn hàng ngày, không có nước sạch mà dùng và cũng chẳng được chăm sóc về y tế. Một số nơi chỉ có một nhà vệ sinh cho hai mươi gia đình! Những người dân này sống trong một cái vòng luẩn quẩn không có hy vọng.
Thử thách sẽ là ngày tiếp theo
Đối với các giám mục của Panama thì sức mạnh của Giáo hội tại Panama là giáo dân và những ảnh hưởng của WYD mà họ sẽ được cảm nhận được! Nhiều người trẻ tham gia vào những tổ chức sự biến cố này. Những người dấn thân cho Đại hội, không chỉ có người Công Giáo; mà còn có những người trẻ ngoài Công Giáo tham dự! WYD là một ơn phước cho giới trẻ, nhưng cũng là một cơ hội cống hiến việc làm cho nhiều người trẻ.
Đức Tổng Giám Mục Ulloa hy vọng rằng ngày Giới trẻ năm nay (WYD) quy tụ 400.000 người trẻ tham gia, sẽ là cơ hội làm sống lại và đào sâu Giáo lý vế triết lý Xã hội của Giáo hội, bởi vì, theo Ngài, Giáo hội ở Panama chỉ có 6 giáo phận, một giám quản tông tòa, và một giám quản truyền giáo đang cần được đổi mới sâu sắc.
Đức Tổng Giám Mục Panama mong rằng những cảm nghiệm của Ngày Giới trẻ Thế giới mà giới trẻ tham dự sẽ làm phong phú hóa sự hiểu biết của họ trước giáo huấn xã hội của Giáo hội qua những ứng dụng điện toán thời đại do Ủy ban Giới trẻ Giáo phận, với sự trợ giúp từ Ủy Ban Trợ Giúp Giáo Hội cần thiết của Tòa Thánh làm cho những người trẻ thấu triệt bằng chính ngôn ngữ của họ, trả lời cho những thắc mắc của họ, hầu họ có thể cam kết dấn thân theo lý tưởng của niềm tin Kitô giáo.
Theo Thông tấn xã Zenit cho hay “Ngày Giới trẻ Thế giới 34 này” (WYD), Giáo Hội Công Giáo ở Panama quyết tâm bộc lộ gương mặt thật, luôn bị che giấu của đất nước. Khi một người nước ngoài đến Panama, người ta tưởng mình đang ở Dubai, nhưng đó chỉ là mặt nổi, Đức Tổng Giám Mục Jose Domingo Ulloa của Giáo phận Thủ đô Panama phát biểu. Bình luận của Ngài được tổ chức “Nâng đỡ Giáo hội nghèo” công bố vào ngày 21 tháng 1 năm 2019 vừa qua.
Quốc gia Trung Mỹ này, có khoảng 4 triệu dân, hơn 80% là người Công Giáo, đang chuẩn bị tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô từ ngày 22 đến 27 tháng 1 năm 2019.
Một trong sáu quốc gia bất bình đẳng nhất ở Châu Mỹ La-tinh
Theo Ngân hàng Thế giới, Panama là một trong sáu quốc gia có sự bất bình đẳng lớn nhất ở Châu Mỹ La-tinh và là một trong mười quốc gia có sự bất bình đẳng lớn nhất trên thế giới. Đức Tổng Giám Mục UlYa mong muốn ĐHTTG 2019 này sẽ là dịp để thế giới biết về bộ mặt thật của đất nước chúng tôi. Tháng 11 năm ngoái, Đức Tổng Giám Mục UlYa, một thành viên của Hội Dòng Thánh Augustinô, đã nhận sự giúp đỡ từ tổ chức của Văn phòng yểm trợ Giáo hoàng cho các giáo phận thiếu thốn (ACN) trợ giúp Giáo phận Panama.
Bên cạnh những đại lộ rộng rãi thoáng mát của thủ đô, san sát các cửa hàng sang trọng, các tòa nhà chọc trời bằng kính, các ngân hàng, và các công ty dịch vụ, đặc biệt các dịch vụ của con kênh đào nổi tiếng Panama, nói lên sự giàu sang dành cho giới thượng lưu giàu có.
Đức Tổng Giám Mục Panama cho hay: Đất nước Panama có hai bộ mặt: Theo tài liệu công bố vào năm 2015 thì tại đất nước này chỉ 10% dân số là thượng lưu giàu nhất với những thu nhập cao gấp 37 lần so với 10% những người cùng đinh của đất nước. Những số liệu này cho chúng ta thấy sự bất công xã hội và mức độ bất bình đẳng cao mà người dân chúng tôi đang phải chịu đựng.
Thành Phố Panama tân thời |
Một trong sáu quốc gia bất bình đẳng nhất ở Châu Mỹ La-tinh
Số phận hẩm hiu của những người dân Phi châu không có tiếng nói! Tổ tiên họ là những nô lệ Châu Phi được bán qua Panama trong các thế kỷ 15 và 16, hoặc những người từ gốc Antilles đến làm việc tại Kênh đào Panama vào thế kỷ 20. Những người này phải chịu những cảnh nghèo khổ và thiệt thòi. Họ sống trong các khu dân cư ổ chuột mệnh danh là khu Phi châu hay khu những người mestizos.
Ngoài ra, Panama có bảy nhóm dân tộc bản địa chiếm khoảng 10-12% dân số hoặc nửa triệu người. Một phần đáng kể của dân autochthonous này sống trong một những túp lều lụp xụp và bị loại trừ ra ngoài lề xã hội.
Tình trạng sức khỏe của những người bản địa này có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao gấp ba lần so với những người khác và họ cũng chẳng được đến trường lớp gì cả! Do đó, dân số bản địa này không có cơ hội làm các công việc được trả lương cao, vì xã hội Panama thực chất là một xã hội bị nô lệ bởi các dịch vụ.
Panama không phải là một Thụy Sĩ thuộc Trung Mỹ
Nhìn bề ngoài, người ta tưởng đây là một đất nước Panama rất sang giầu. Họ so sánh chúng tôi với nước Thụy Sĩ văn minh nằm ở Trung Mỹ, nhưng chúng tôi thua họ xa vì có tới 40% người dân số đang làm những việc vô danh tiểu tốt. Thật sự Panama là một đất nước chưa được phát triển, trong khi quốc tế lại coi Panama là một quốc gia phát triển, như Maribel Jaen, thuộc Ủy ban Công lý và Hòa bình của Tòa Tổng Giám mục trình bầy cho Thánh Bộ “Cứu giúp các giáo Hội cần thiết” ACN.
Khu ổ chuột tại Panama |
Về phần mình, Đức cha Ochogavia, thuộc Giáo phận Kuna Yala, cho hay sự khác biệt trong Giáo phận của Ngài: Người dân đa số thất nghiệp, luôn bị tai tiếng về nguồn gốc của mình khi đi xin việc. Nhiều gia đình, họ chỉ có một bữa ăn hàng ngày, không có nước sạch mà dùng và cũng chẳng được chăm sóc về y tế. Một số nơi chỉ có một nhà vệ sinh cho hai mươi gia đình! Những người dân này sống trong một cái vòng luẩn quẩn không có hy vọng.
Thử thách sẽ là ngày tiếp theo
Đối với các giám mục của Panama thì sức mạnh của Giáo hội tại Panama là giáo dân và những ảnh hưởng của WYD mà họ sẽ được cảm nhận được! Nhiều người trẻ tham gia vào những tổ chức sự biến cố này. Những người dấn thân cho Đại hội, không chỉ có người Công Giáo; mà còn có những người trẻ ngoài Công Giáo tham dự! WYD là một ơn phước cho giới trẻ, nhưng cũng là một cơ hội cống hiến việc làm cho nhiều người trẻ.
Đức Tổng Giám Mục Ulloa hy vọng rằng ngày Giới trẻ năm nay (WYD) quy tụ 400.000 người trẻ tham gia, sẽ là cơ hội làm sống lại và đào sâu Giáo lý vế triết lý Xã hội của Giáo hội, bởi vì, theo Ngài, Giáo hội ở Panama chỉ có 6 giáo phận, một giám quản tông tòa, và một giám quản truyền giáo đang cần được đổi mới sâu sắc.
Đức Tổng Giám Mục Panama mong rằng những cảm nghiệm của Ngày Giới trẻ Thế giới mà giới trẻ tham dự sẽ làm phong phú hóa sự hiểu biết của họ trước giáo huấn xã hội của Giáo hội qua những ứng dụng điện toán thời đại do Ủy ban Giới trẻ Giáo phận, với sự trợ giúp từ Ủy Ban Trợ Giúp Giáo Hội cần thiết của Tòa Thánh làm cho những người trẻ thấu triệt bằng chính ngôn ngữ của họ, trả lời cho những thắc mắc của họ, hầu họ có thể cam kết dấn thân theo lý tưởng của niềm tin Kitô giáo.