Giêrêmia 1: 4-5, 17-19; Psalm 70; 1 Cor 12: 31-3:13; Luca 4: 21-30

Chúa Nhật hôm nay và tuần tới chúng ta sẽ nghe về ơn gọi của hai ngôn sứ: hôm nay, nghe về ngôn sứ Giêrêmia, và tuần sau sẽ nghe về ngôn sứ Isaia. Bài phúc âm hôm nay cùng đồng hành với sứ vụ Chúa Giêsu và ơn gọi của các ngôn sứ đi trước Ngài như Ngài nói với dân chúng trong đền thờ khi họ nghe và từ chối Ngài: "Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình".

Trong Kinh Thánh Do thái có nhiều câu chuyện về ơn gọi: như ơn gọi ông Môsê (Xh 3: 1-4); ơn gọi ông Isaia (Is 6: 1- 13); ơn gọi ông Ezekiel (Ez 1-3) và những người khác Thiên Chúa gọi và tấn phong, sai đi thi hành sứ vụ đặc biệt. Các ơn gọi của riêng từng người nói về việc gặp Thiên Chúa. Những ai được gọi thì được sai đi nói với số dân chúng cứng đầu cứng cổ với Thiên Chúa. Phần đông những người được gọi, lúc đầu họ chống lại ơn gọi và tự cho họ là không xứng đáng. Thiên Chúa phải trấn an họ về trách nhiệm khó khăn đó và hứa là Ngài sẽ ở với họ.

Tôi ước gì trong bài đọc hôm nay có phần ông Giêrêmia lúc đầu chống đối với Thiên Chúa. Ông ta nói; "Ôi! lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói" (Gr 1: 6). Có thể không phải chỉ vì Giêrêmia còn trẻ và không có kinh nghiệm làm ông ta do dự khi Thiên Chúa gọi. Nhưng, sự hiểu biết của ông ta về các ngôn sứ trước kia đã bị từ chối và ngay cả bị giết bởi những người mà Thiên Chúa sai các ngôn sứ đến nói với họ.

Thiên Chúa gọi ông Giêrêmia để làm ngôn sứ ngay từ khi ông ta còn trong bụng mẹ. Vậy ai là người điều khiển đây? Chính là Thiên Chúa! như trong tất cả các ơn gọi ngôn sứ của Thiên Chúa. Thật đúng bài đọc chọn hôm nay. Nó phù hợp với điều Chúa Giêsu diễn tả ơn gọi của Ngài là phần thứ hai của bài Ngài giảng trong đền thờ ở Nadarét, Ơn gọi của ông Giêrêmia là làm "ngôn sứ cho chư dân". Chúa Giêsu làm cho những người nghe Ngài phản đối vì Ngài mô tả ơn gọi của Ngài là đi rao giảng cho cả những người ngoài cộng đoàn Do thái được gọi là "chư dân".

Ông Giêrêmia có thể dễ dàng suy ra rằng nhiệm vụ của ông ta sẽ rất khó khăn, và ông ta sẽ gặp phải sự phản đối. Vì sao mà Thiên Chúa hứa với ông ta là Thiên Chúa sẽ làm cho ông ta "nên thành trì kiên cố", "nên cột sắt, tường đồng"?. Điều đặc biệt duy nhất trong ơn gọi ông Giêrêmia là lời Chúa gọi không qua thị kiến, nhưng là qua sự gặp gỡ với Đưc Chúa và nghe chính lời của Đức Chúa "Có Lời Đức Chúa phán với tôi rằng".

Chúng ta không nên quá tôn đặt các ngôn sứ ở vị thế cao, và công bố rằng họ là những người đặc biệt hiếm có. Khi chúng ta chịu phép rửa, chúng ta được xức dầu bởi Chúa Thánh Thần để nên "linh mục, ngôn sứ, và vương đế". Ngôn sứ nói lên quyền lực của sự thật, là tiếng nói của những người không quyền thế để phát ngôn, và phải đứng lên chống sự bất công, không chỉ trong xã hội mà ngay cả trong giáo hội nữa.

Ông Giêrêmia nghe thấy tiếng gọi qua lời Thiên Chúa, và ông ta còn nghe nhiều hơn nữa. Vì ông ta sẽ phải đối mặt với sự chống đối, Thiên Chúa hứa với ông ta Ngài sẽ làm cho ông ta nên "cột sắt, tường đồng". Nhiêm vụ của một ngôn sứ không phải là việc dễ dàng. Như hôm nay Chúa Giêsu nói với chúng ta "không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình". Mỗi người trong chúng ta nên biết Thiên Chúa có thể mời gọi chúng ta trở nên như tiếng nói của Ngài trong thế giới chúng ta.

Ông Giêrêmia hướng dẫn và khuyến khích chúng ta. Cũng như ông ta, ơn gọi của chúng ta trước tiên là lắng nghe lời Chúa. Đó là Lời Chúa được đọc cho chúng ta nghe mỗi khi chúng ta họp nhau tham dự phụng vụ. Lời Chúa đó cũng nói với chúng ta trong những lúc chúng ta suy ngẫm riêng biệt, hay cả những lúc chúng ta nghe lời Kinh Thánh như nghe lời Chúa nói với chúng ta trong thế giới này và trong cảnh vật thiên nhiên. Thiên Chúa nói gì với bạn trong những lúc lắng nghe nầy? Bạn có nghe lời mời gọi hay không? Bạn sẽ trả lời như thế nào? Hãy can đảm như lời ông Giêrêmia nói với chúng ta hôm nay: Thiên Chúa sẽ ở với chúng ta như một người bạn và là một đồng minh của chúng ta.

Các bài đọc hôm nay nói rõ là, trong khi chúng ta là bạn của Thiên Chúa, không phải điều đó cũng làm cho chúng ta trở nên là bạn của những người sống cùng thời với chúng ta. Dường như những người có liên lạc mật thiết với Thiên Chúa sẽ làm cho người khác ganh tị và thù nghịch. Chúa Giêsu là một ví dụ điển hình về một ngôn sứ chính danh đã gây phản đối giữa những người đồng hương và gia đình Ngài.

Hôm nay, bài phúc âm là phần thứ hai của bài giảng của Chúa Giêsu trong hội trường. Phần thứ nhất được nghe trong Chúa Nhật tuần trước. Theo bài phúc âm hôm nay Chúa Giêsu nghĩ là các người đồng hương của Ngài sẽ chống đối Ngài vì danh tiếng về những việc Ngài đã làm ở Caphanaum và các thành phố Do thái khác. Người đồng hương, vì biết Ngài quá nhiều, nên có thề làm cho họ không trông thấy quyền lực thật sự của Ngài và sự hiện diện của Ngài ở giữa họ. Chúa Giêsu thách thức họ hãy nhìn xa hơn ngoài ranh giới của Israel, về phía người ngoại, và Ngài nhắc họ nhớ là người ngoại cũng đón chào các ngôn sứ: Như các người lân cận ông Giô-na không chấp nhận ông ta, nhưng những người lạ ở Ninivê và Hoàng Hậu phía Nam chấp nhận ông ta; người góa phụ ở Zarepta đón chào ngôn sứ Elijah, nhưng những người lân cận ông ta không chấp nhận ông ta. Đó là sự thật cho các ngôn sứ: người quen thuộc phản đối họ.

Dân chúng ở Nadarét muốn được sự ưu ái do bởi Ngài là người cùng làng với họ. Vậy những người năng đi nhà thờ có muôn được ưu tiên được Thiên Chúa chăm sóc hay không? Chúng ta có nghĩ là chúng ta được quyền ưu tiên trước mặt Thiên Chúa hay không? Hôm nay lời ngôn sứ của Chúa Giêsu và ông Giêrêmia nhắc chúng ta nhớ không nên nghĩ là Thiên Chúa phải làm những việc mà chúng ta mong đợi. Trái lại, như lời thánh Phêrô nói với ông Cornêliô là một người dân ngoại: "quả thật, tôi biết rõ là Thiên Chúa không thiên vị người nào. Nhưng, hễ ai kính sợ Thiên Thúa và ăn ngay ở lành, thì bất cứ họ thuộc dân tộc nào cũng đều được Người tiếp nhận" (Cv 10: 34-35).

Không một người dân, một tôn giáo, hay một dân tộc nào có thể có quyền hành trên Thiên Chúa. Chúng ta nên suy ngẫm và thay đổi thói quen và thái độ của chúng ta đối với Thiên Chúa. Đó là điều mà các ngôn sứ làm, mặc dù việc đó không được phổ biến.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


4th SUNDAY -C-
Jeremiah 1:4-5, 17-19; Ps 71; 1 Corinthians 12: 31- 3:13; Luke 4: 21-30

This Sunday and next we will be hearing about the vocational calling of two prophets – Jeremiah today and Isaiah next Sunday. The gospel today shows the parallel between Jesus’ mission and that of his prophetic predecessors, as he tells the synagogue congregation who heard and rejected him, "Amen, I say to you, no prophet is accepted in their own native place."

In the Hebrew Scriptures there are accounts of the calls of Moses (Ex 3:1-4), Isaiah (6:1-13), Ezekiel (1-3), and others ordained by God for special missions. The calls are personal and involve encounters with God. Those who receive the call are commissioned to speak for God to the recalcitrant people. Most of those called initially resist their vocation, often with a protest of unworthiness. God has to reassure them that for their difficult task, God will be with them.

I would have preferred today’s reading include Jeremiah’s initial resistance: "‘Ah, Lord God,’ I said, ‘I know not how to speak; I am too young.’" Perhaps it wasn’t just his youth and inexperience that gave Jeremiah hesitation when God called him, but his knowledge of what happens to God’s prophets – they are rejected and even killed by the very people to whom they are sent.

God chose Jeremiah to be a prophet while he was still in the womb. Who’s in charge here? God is! As God is in all prophetic calls. It is clear why this passage was chosen today. It matches Jesus’ description of his prophetic mission, which is the second half of his sermon in the synagogue at Nazareth. Jeremiah’s mission was to be a "prophet to the nations." Jesus outraged his listeners because he described his mission as reaching out beyond his Jewish community to non-Jews as well – "the nations."

Jeremiah could easily have deduced his task was going to be difficult and that he would meet opposition. Why else would God have to promise to make him, "a fortified city," "a pillar of iron," "a wall of brass"? What’s unique in Jeremiah’s call was it came, not through a heavenly vision, but through an encounter with God’s word. "The word of the Lord came to me saying…."

Let’s not put the biblical prophets aside, or on a pedestal, claiming that they were unique, or rare cases. At our baptism we were all anointed by the Spirit to be "priest, prophet, and royalty." The prophet speaks the truth to power; is the voice of the voiceless and stands up against injustice – not only in society, but in the church as well.

Jeremiah heard his call through God’s word. And he heard more. Since he would face opposition, God promised to be with him and make him, "a pillar of iron, a wall of brass." The prophetic task is not an easy one, as Jesus reminds us today, "No prophet is accepted in their own native place." Each of us is to discern how God might be calling us to be a voice for God in our world.

Jeremiah offers us guidance and encouragement. Like him our vocation is first to listen to God’s word. It’s the word proclaimed to us each time we gather in worship. That same word also speaks to us during times of personal reflection, as well as periods of listening – not only to the Scriptures, but to God speaking to us in our world and the world of nature. What is God saying to you during these listening times? Do you hear a call? How shall you respond? Draw courage from what Jeremiah says to us today: God will be with us as our strength and ally.

It’s clear from today’s readings that, while we might be friends of God, that won’t automatically make us friends of our contemporaries. It seems those whose lives show an intimate relationship with God also stir up envy and hostility from others. Jesus is a good example of the ire a prophet can cause among their relatives and neighbors.

Today’s gospel is the second part of the sermon in the synagogue – we heard the first part last Sunday. As today’s passage suggests Jesus thinks his neighbors expect a demonstration of the famed works he performed in Capernaum and other Jewish cities. Their familiarity can blind them to Jesus’ true powers and presence among them. Jesus challenges them to look beyond the limits of Israel to the wider world of the Gentiles and reminds them that pagans were open to the prophets: Jonah’s neighbors did not accept him, but the foreigners of Nineveh and the Queen of the South did. The pagan widow of Zarephath welcomed Elijah, but not his own people. So it goes for prophets: familiarity seems to breed resistance.

The people of Nazareth wanted special favors and attention from their native son. Do the people who attend church regularly also expect special consideration from God? Do we think our good status deserves priority before God? Our prophetic voices, Jeremiah and Jesus, remind us today not to box God into any expected ways of acting. Rather, as Peter said to the Gentile Cornelius, "In truth, I see that God shows no partiality rather, in every nation whoever fears God and acts uprightly is acceptable to God." (Feast of the Baptism of the Lord: Acts 10:34-38).

No one people, religion, or nation, possesses God. We need to reflect on and challenge our own tradition and exclusive attitudes towards God. That’s one of the things that prophets do, as unpopular as that can be.