Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm có lúc mình là nạn nhân của bạo hành, lúc khác mình lại gây bạo hành làm tổn thương đến danh dự người khác. Bạo hành gây ra hoặc do lời nói hoặc do việc làm. Khi đau khổ do bạo hành xẩy ra cần phải tìm cách giải quyết. Theo thói thường xã hội quan niệm công bằng theo nghĩa : có ăn, có trả; làm lỗi tất phải thường. Gây thiệt hại, đương nhiên phải đền bù. Đức Kitô dậy các môn đệ cách đối xử cách lành mạnh, cao thượng hơn. Ngài kêu gọi tránh dữ, làm lành; tránh trả đũa nhưng gây thiện cảm. Gây thiện cảm với người làm cho mình đau khổ là điều tưởng khó hơn ngồi tù ngục tối. Theo Đức Kitô, gây thiện cảm không phải là cách hành xử cao thượng mà chính là lối sống của người Kitô hữu. Để giao hoà với kẻ nhục mạ, làm khổ mình, Kitô hữu cần sức mạnh nội tâm qua cầu nguyện, phải can đảm đánh thắng cái tôi trong mình và í chí kiên quyết mới có thể thực hiện được điều đó.
Đức Kitô kêu gọi 'hãy yêu mến kẻ thù' c.27 bởi Kitô hữu cần có thái độ sống, không phải theo lề thói xã hội, mà sống theo gương Thầy Chí Thánh. Hành xử theo gương Đức Kitô chính là không vui mừng khi thấy kẻ làm hại mình gặp đau khổ, trái lại Kitô hữu hãy 'làm ơn cho kẻ ghét anh em'. c. 27b.
Thứ đến 'chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em' c.28a bởi vì thù oán gây chiến tranh; trong khi chúc lành và tha thứ kiến tạo hoà bình.
Quan trọng hơn cả là 'cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em' c.28b. Sức mạnh của cầu nguyện không phải chỉ mang ơn phúc đến cho người mình cầu cho mà chính người cầu nguyện được hưởng ân phúc Chúa ban. Lời cầu giúp Kitô hữu nhận biết không phải nhu cầu của riêng mình, mà giúp nhận ra nhu cầu của kẻ làm hại mình. Họ có đau khổ riêng của họ và chính những đau khổ tiềm ẩn đó là nguyên nhân dẫn đến hành động làm hại người khác. Nhận biết đau khổ của kẻ làm hại mình là bước đầu dẫn đến tha thứ, giao hoà. Sức mạnh của cầu nguyện còn làm cho người làm hại ta nhận biết cái sai trái của chính cá nhân họ và từ đó họ tìm cách thay đổi lối sống tốt lành hơn.
Công lí Đức Kitô truyền dậy không phải là kết án hay luận phạt mà chính là tha thứ và yêu thương. Thiếu đời sống cầu nguyện sẽ rất khó tha thứ bởi tự ta không thể tha thứ dễ dàng cho kẻ làm hại mình. Cần ơn Chúa. Với ơn Chúa thì mọi sự đều có thể bởi lúc đó ta không còn phải tự sức riêng mình, mà có ơn Chúa phù trợ, thúc đẩy việc giao hoà trở nên dễ dàng hơn, dễ thực hiện hơn. Thánh Phaolô đã khẳng định điều trên khi Ngài viết:
Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta'. Rm 8,31
Trả thù, trả đũa chính là hành xử cùng cung cách xã hội quan niệm về công lí. Trả đũa hay trả thù dễ hơn là tha thứ và đại đa số chọn cách dễ. Thực ra, trả đũa là đồng hoá mình thành một thành phần của kẻ làm hại ta. Hành xử cùng cung cách xã hội không phải là cách Đức Kitô hướng dẫn. Đời sống Kitô hữu không theo thói thường là kết án, hay đầy ải, tù đầy mà chính là tha thứ và yêu thương. Đây chính là cách Đức Kitô đối xử với người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình: 'Tôi không lên án chị đâu, chị về đi và từ nay đừng phạm tội nữa' Gn 8,11.
Món quà cao quí nhất Kitô có để cho đó là món quà tha thứ. Tha thứ cho lỗi lầm riêng mình và tha thứ cho lỗi lầm của anh em. Kẻ giầu có, quyền thế trong xã hội thường cố gắng có thêm tiền, thêm quyền mà ít quan tâm đến như cầu của người nghèo khó. Kết quả là kẻ giầu càng giầu, kẻ nghèo càng đói. Đức Kitô dậy các Kitô hữu cách sống tha thứ và yêu thương để thay đổi quan niệm sống trong xã hội.
TiengChuong.org
Justice of God
We all have experienced being hurt or causing other people to feel hurt. When hurt happens, we must do something to sooth the hurt. Jesus told us when people hurt us we had better not to pick a fight; be not a foe, but a friend. To be a friend to people who hurt us is a big ask. It isn't just a noble thing to do, but it actually is a Christian way of life. To follow the way of Jesus requires a great courage and inner strength, and a will-power to love those who harmed us.
Jesus commands us to 'love your enemy'v.27. Jesus expects his followers to behave, not in the same way as children of the world do. Their justice is getting even in terms of retaliation and vengeance. We learn best from Jesus by doing what he tells us to do.
First of all, we don't wish to harm people who caused us to suffer, but 'do good to those who hurt us' v.28 .
Second, we need to remember that vengeance creates war while forgiveness brings peace. Third, and most important of all, is to 'pray for those who treat you badly v.28b'. The power of prayers helps us to love people who hurt us as Jesus taught. Praying helps us to focus less on our own hurt but more on the hurt of people who have hurt us.
Fourth, following the teaching of Jesus about 'love your enemy', we need to see things not in the way of our society, but in God's way. When we do good and pray for them, the power of prayers can help people who hurt us come to a realization of the wrong that they were doing. God's justice is not condemnation but forgiveness, with the expectation that the penitent will see their own wrong and make a change from within their hearts. We are unable to forgive people who deeply hurt us unless we rely on God's grace and love. We are doing it with God and 'if God is on our side who can be against us. It is the Spirit of God that makes us free' Rm. 8,31.
When we retaliate we behave in the same way as children of the world, because it is easier to retaliate than to give pardon. Retaliation means to put oneself on the same level as the one who attacked us. We behave in the same manner as our enemy did and that is not the way Jesus lived. A Christian life isn't about what we are able to condemn but it is more about when we are able to show mercy and forgiveness. It is the way of Jesus when He said to the adulterous woman: 'I won't condemn you; go away and sin no more' Jn 8,11. The best gift a Christian can give is the gift of forgiveness. We must forgive ourselves of our own wrong doing and forgive those who wrong us. Our world shows that powerful and wealthy people use power and wealth to accumulate even more power and wealth with little regard to the welfare of other people. The end result is that the poor suffer, and the wealthy prosper. Jesus shows us the way of love, and God's mercy is able to transform our broken world.
Đức Kitô kêu gọi 'hãy yêu mến kẻ thù' c.27 bởi Kitô hữu cần có thái độ sống, không phải theo lề thói xã hội, mà sống theo gương Thầy Chí Thánh. Hành xử theo gương Đức Kitô chính là không vui mừng khi thấy kẻ làm hại mình gặp đau khổ, trái lại Kitô hữu hãy 'làm ơn cho kẻ ghét anh em'. c. 27b.
Thứ đến 'chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em' c.28a bởi vì thù oán gây chiến tranh; trong khi chúc lành và tha thứ kiến tạo hoà bình.
Quan trọng hơn cả là 'cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em' c.28b. Sức mạnh của cầu nguyện không phải chỉ mang ơn phúc đến cho người mình cầu cho mà chính người cầu nguyện được hưởng ân phúc Chúa ban. Lời cầu giúp Kitô hữu nhận biết không phải nhu cầu của riêng mình, mà giúp nhận ra nhu cầu của kẻ làm hại mình. Họ có đau khổ riêng của họ và chính những đau khổ tiềm ẩn đó là nguyên nhân dẫn đến hành động làm hại người khác. Nhận biết đau khổ của kẻ làm hại mình là bước đầu dẫn đến tha thứ, giao hoà. Sức mạnh của cầu nguyện còn làm cho người làm hại ta nhận biết cái sai trái của chính cá nhân họ và từ đó họ tìm cách thay đổi lối sống tốt lành hơn.
Công lí Đức Kitô truyền dậy không phải là kết án hay luận phạt mà chính là tha thứ và yêu thương. Thiếu đời sống cầu nguyện sẽ rất khó tha thứ bởi tự ta không thể tha thứ dễ dàng cho kẻ làm hại mình. Cần ơn Chúa. Với ơn Chúa thì mọi sự đều có thể bởi lúc đó ta không còn phải tự sức riêng mình, mà có ơn Chúa phù trợ, thúc đẩy việc giao hoà trở nên dễ dàng hơn, dễ thực hiện hơn. Thánh Phaolô đã khẳng định điều trên khi Ngài viết:
Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta'. Rm 8,31
Trả thù, trả đũa chính là hành xử cùng cung cách xã hội quan niệm về công lí. Trả đũa hay trả thù dễ hơn là tha thứ và đại đa số chọn cách dễ. Thực ra, trả đũa là đồng hoá mình thành một thành phần của kẻ làm hại ta. Hành xử cùng cung cách xã hội không phải là cách Đức Kitô hướng dẫn. Đời sống Kitô hữu không theo thói thường là kết án, hay đầy ải, tù đầy mà chính là tha thứ và yêu thương. Đây chính là cách Đức Kitô đối xử với người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình: 'Tôi không lên án chị đâu, chị về đi và từ nay đừng phạm tội nữa' Gn 8,11.
Món quà cao quí nhất Kitô có để cho đó là món quà tha thứ. Tha thứ cho lỗi lầm riêng mình và tha thứ cho lỗi lầm của anh em. Kẻ giầu có, quyền thế trong xã hội thường cố gắng có thêm tiền, thêm quyền mà ít quan tâm đến như cầu của người nghèo khó. Kết quả là kẻ giầu càng giầu, kẻ nghèo càng đói. Đức Kitô dậy các Kitô hữu cách sống tha thứ và yêu thương để thay đổi quan niệm sống trong xã hội.
TiengChuong.org
Justice of God
We all have experienced being hurt or causing other people to feel hurt. When hurt happens, we must do something to sooth the hurt. Jesus told us when people hurt us we had better not to pick a fight; be not a foe, but a friend. To be a friend to people who hurt us is a big ask. It isn't just a noble thing to do, but it actually is a Christian way of life. To follow the way of Jesus requires a great courage and inner strength, and a will-power to love those who harmed us.
Jesus commands us to 'love your enemy'v.27. Jesus expects his followers to behave, not in the same way as children of the world do. Their justice is getting even in terms of retaliation and vengeance. We learn best from Jesus by doing what he tells us to do.
First of all, we don't wish to harm people who caused us to suffer, but 'do good to those who hurt us' v.28 .
Second, we need to remember that vengeance creates war while forgiveness brings peace. Third, and most important of all, is to 'pray for those who treat you badly v.28b'. The power of prayers helps us to love people who hurt us as Jesus taught. Praying helps us to focus less on our own hurt but more on the hurt of people who have hurt us.
Fourth, following the teaching of Jesus about 'love your enemy', we need to see things not in the way of our society, but in God's way. When we do good and pray for them, the power of prayers can help people who hurt us come to a realization of the wrong that they were doing. God's justice is not condemnation but forgiveness, with the expectation that the penitent will see their own wrong and make a change from within their hearts. We are unable to forgive people who deeply hurt us unless we rely on God's grace and love. We are doing it with God and 'if God is on our side who can be against us. It is the Spirit of God that makes us free' Rm. 8,31.
When we retaliate we behave in the same way as children of the world, because it is easier to retaliate than to give pardon. Retaliation means to put oneself on the same level as the one who attacked us. We behave in the same manner as our enemy did and that is not the way Jesus lived. A Christian life isn't about what we are able to condemn but it is more about when we are able to show mercy and forgiveness. It is the way of Jesus when He said to the adulterous woman: 'I won't condemn you; go away and sin no more' Jn 8,11. The best gift a Christian can give is the gift of forgiveness. We must forgive ourselves of our own wrong doing and forgive those who wrong us. Our world shows that powerful and wealthy people use power and wealth to accumulate even more power and wealth with little regard to the welfare of other people. The end result is that the poor suffer, and the wealthy prosper. Jesus shows us the way of love, and God's mercy is able to transform our broken world.