Năm 1968, trong cuộc Tổng Tấn công Tết Mậu Thân, Cộng quân không chỉ đánh giết, cướp của đồng bào mà còn đốt nhà để mọi người bỏ chạy hầu chúng len lõi vào chạy thoát. Do đó, các trường học, nhà thờ và các nơi có thể tiếp đón người tị nạn đều được mở ra cho nạn nhân có nơi cư trú. Sau khi tình hình tạm yên, nhưng các trường Ðại học còn đóng cửa, cùng với Hiệp hội Thánh mẫu Sinh viên, chúng tôi đi cứu trợ, như chăm sóc thương tích nạn nhân hay chích thuốc ngừa dịch tả. Nhiều dụng cụ y tế mang dấu đến từ Cộng hòa Liên bang Ðức (hay Tây Ðức, lúc đó). Những gói bông gòn một kg được ép chặt mà thể tích chỉ còn bằng hai cụ xà bông ‘cadum’ ghép lại. Chúng tôi rất cám ơn người dân nước này đã giúp đồng bào chúng tôi đang lâm chiến.
Cũng từ cuộc Tổng Tấn công giết người này, Lyndon Johnson thấm đòn việt cộng, hoảng sợ chúng để phải thua chạy, sau khi tung lính Mỹ vào Việt Nam Cộng hòa, không phép trước của chính phủ nước này. Sau khi Sài Gòn mất tên, Tây Ðức công nhận Hà Nội ngày 23.09.1975. Tính đến tháng 10/2016, khoảng 130.000 người Việt sinh sống tại Ðức, 20% trong số đó đã nhập tịch Ðức. Tháng 10/2011, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Angela Merkel, hai nước ký Tuyên bố Hà Nội về thiết lập ‘Quan hệ đối tác chiến lược vì tương lai’. Ðức không chỉ giúp đỡ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế mà còn hỗ trợ nước này trong Công việc cải cách hệ thống Pháp luật trong khuôn khổ Đối thoại nhà nước pháp quyền Đức-Việt.
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở u châu, chiếm khoảng 20% xuất cảng từ Việt Nam sang Liên hiệp Aâu châu. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2015 đạt 8,92 tỷ mỹ kim (tăng 14% so với 2014), trong đó xuất cảng từ Việt Nam sang Đức đạt 5,71 tỷ mỹ kim, nhập cảng từ Đức là 3,21 tỷ mỹ kim.
Thế mà…
I./ SỰ KIỆN BẮT CÓC NGƯỜI TRÊN ÐẤT ÐỨC.
Sáng ngày 23.07.2017, lúc 10 giờ 40, ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu đảng viên công sản đang xin tị nạn tại Ðức cùng bạn gái Ðỗ thị Minh Phương (tình nhân hay là cò mòi bị mật vụ Việt dùng), đã bị một nhóm người Việt võ trang khống chế bắt cóc tại công viên Tiergarten, cưởng chế ra đường, đưa lên một chiếc xe đợi sẵn, mang bảng số Cộng hòa Séc, trước khách sạn Sheraton ở quận Tiergarten Berlin. Các nhân chứng nghe tiếng kêu la đã ghi lại bản số xe và điện thoại báo động cảnh sát Ðức. Tại hiện trường, người ta còn tìm thấy điện thoại thông minh của ông Thanh rơi lại. Nhờ dữ liệu GPS định vị (để tránh mất cắp xe, nên các xe thuê mướn được trang bị hệ thống này ghi toàn bộ lộ trình chiếc xe di chuyển) đều được lưu trữ, chiếc xe này sau đó chạy đến tòa đại sứ Việt Nam đậu 5 tiếng trước khi đến Praha, thủ đô Séc. Cô Phương đã bị gãy tay và không được săn sóc đúng mức và được mật vụ đưa về nước.
Một tuần trước đó, Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh, đặc tránh chống khủng bố, Bộ Công an đã bay sang Berlin, đã làm lộ nhiều sơ hở để bị nhận diện tại khách sạn khi lưu trú tại Berlin. Thâåm quyền Ðức theo dõi và thu thập tin tức về sự kiện, im lặng chờ Việt cộng bịa đặt láo (nghêà của cộng sản) ra sao.
A.- Lập trường Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 31.07.2017, Bộ Công an cho biết nghi can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế. Tiếp theo, trong chương trình thời sự lúc 19 giờ, Đài truyền hình Việt Nam ngày 03.08.2017 đã phát đoạn phim ghi cảnh ông Trịnh Xuân Thanh nói về việc mình đầu thú tại Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an. Báo ‘die Zeit’ nhận xét, tình trạng chưa rõ ràng là phim được quay trong cảnh huống nào. Cho đến ngày 07.08.2017, theo phiên bản này, chưa có thêm tin tức nào cho biết, ông này 10 tháng qua đã ở đâu, có xuất ngoại hay không. Nếu có, thì bằng cách nào, ai giúp đỡ, và về Việt Nam bằng cách nào. Ngày 07.08.2017, bị can Trịnh Xuân Thanh bị tống giam. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết việc tạm giam là để phục vụ điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, ông Thanh còn bị điều tra về tội tham ô tài sản trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land.
Ngày 12.08.2017, truyền thông chính thức nhà nước vẫn tiếp tục đưa bài viết cho là ông Thanh tự ra đầu thú: « Hiện ông đã ra đầu thú. Đầu thú lại còn có cả đơn hẳn hoi. Đây là một việc làm thiết thực, khôn ngoan để ông tự cứu mình ».
Trong bối cảnh này, người ta thắc mắc tại sao bộ trưởng Phạm Bình Minh vẫn im lặng không đối đáp với tuyên bố của quan chức đồng vị (Sigmar Gabriel) ở Đức. Ông chỉ để, trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 17.08.2017 ở Hà Nội, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: « Các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra vụ việc. Tôi khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn duy trì phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ổn định hợp tác và phát triển khu vực và thế giới ».
B.- Lập trường Cộng hòa Liên bang Ðức.
Ngày 02.08.2017, sau khi triệu mời đại sứ Việt Nam tại Berlin để phản đối, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Ðức đã công bố Thông cáo báo chí tố cáo nhà nước Việt Nam đã có hành động vi phạm nghiêm trọng pháp luật Đức cũng như các cam kết quốc tế khi tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức, ông Martin Schaefer, đã tuyên bố : « Vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một hành động vi phạm trắng trợn và chưa từng thấy nhắm vào luật pháp của Đức cũng như luật quốc tế ». Ông còn tố cáo tình báo và đại sứ quán Việt Nam can dự vào vụ bắt cóc ông Thanh.
Ngày 04.08.2017, Tổng trưởng Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức Sigmar Gabriel, khi họp báo, đã tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp đáp trả nhà nước Việt Nam vì Hà Nội đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, là điều không dung thứ và không thể dung thứ việc đó. Ðề cập đến việc tùy viên tình báo Việt (Ðại tá Nguyễn Đức Thoa, cán bộ Tổng cục Tình báo Việt Nam) bị đuổi về nước, ông Gabriel cho biết: ‘Chúng tôi đòi hỏi ông ta ra đi vì chúng tôi rất tin rằng hắn liên can vụ bắt cóc… Mọi thứ đều chứng minh giả thiết rằng ông, cùng sự giúp đỡ của mật vụ Việt Nam đã dùng nơi ở của ông tại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã bắt cóc một người đang xin tị nạn.’
II./ CÁC QUYẾT ÐỊNH TỪ ÐỨC QUỐC.
A.- Về Ngoại giao.
1. Ðình chỉ đối tác chiến lược.
Ngày 10.08.2017, các báo Đức đưa tin Viện Công tố Liên bang (Bundesanwaltschaft), từ nay, đảm nhiệm điều tra thay Viện Công tố Berlin vì nghi vấn hoạt động gián điệp nước ngoài (điều 99 Luật Hình sự) và tước đoạt tự do của con người (điều 239 Luật Hình sự). Viện này cho biết, Việt Nam đã rút đơn đề nghị dẫn độ ông Thanh.
Ngày 15.08.2017, báo Saarbrücker Zeitung cho biết, hồi tháng 7 một nhóm đặc nhiệm mật vụ Việt Nam đã được đưa từ Việt Nam sang Berlin để dùng bạo lực dẫn độ Trịnh Xuân Thanh và đội này ở trong một khách sạn gần cửa hàng bách hóa Kaufhaus des Westens (Ka De We). Hiện họ bị truy nã khắp châu u. Ngày 16.08.2017, Bộ Ngoại giao Đức cho VOA (đài Tiếng nói Mỹ quốc) Việt ngữ biết chính phủ Việt Nam đã tiếp cận Đức và đề nghị đối thoại.
Ngày 22.09.2017, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, ông Breul, đã loan tin Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gửi một bức thư hồi đáp cho Ngoại trưởng Đức để giải thích, nhưng ông Sigmar Gabriel tái xác nhận : không thể chấp nhận hành động coi thường pháp luật Đức và quốc tế khi Việt Nam cho mật vụ bắt cóc ông Thanh. Trong mọi trường hợp, chúng tôi không chấp nhận điều này. Họ, cho đến nay, chưa có một lời xin lỗi, và cũng không cam kết, trong tương lai, sẽ không có hành động tương tự. Họ cũng không cam kết là sẽ xử lý những người có trách nhiệm về vụ bắt cóc này. Về ông Thanh, một trong những điều kiện Đức đòi hỏi Việt Nam là phải xét xử ông này theo những chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền và cho những quan sát viên quốc tế đến Việt Nam theo dõi. Vì họ chưa đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi, chưa công nhận đã vi phạm pháp luật Đức, nên ngày hôm qua, chúng tôi đã mời Đại sứ Việt Nam tại Đức tới Bộ Ngoại giao để thông báo về việc đình chỉ đối tác chiến lược ».
2. Ðình chỉ Hiệp định miễn visa cho người mang hộ chiếu ngoại giao Việt Nam.
Do các viên chức mật vụ Việt Nam lợi dụng Hiệp định này để tự do đi vào nước Ðức để thực hiện cuộc khủng bố võ trang bắt cóc người này. Ngay chính ông Thanh cũng đã vào Ðức để xin tị nạn bằng chiếu khán ngoại giao, khi còn là Ðại biểu Quốc hội.
B.- Về Tư pháp.
Ngày 11.08.2017, Thẩm phán Điều tra Viện Công tố Liên bang Đức ra lệnh bắt giam nghi can Nguyễn Hải Long. Thi hành lệnh, Ngày 12.08.2017, ông Nguyễn Hải Long bị cảnh sát Cộng hòa Czech bắt ở Praha. Ngày 23.08.2017, ông bị dẫn độ từ Praha về nước Ðức.
Sau khi hoàn tất cáo trạng, ngày 24.04.2018, Tòa Thượng thẩm Berlin mở phiên xử ông Nguyễn Hải Long bị cáo buộc hai tội hoạt động gián điệp cho ngoại quốc trên lãnh thổ Đức và tội hỗ trợ cho vụ bắt cóc nghiêm trọng, tức là vụ bắt cóc có thời gian thực hiện trên một tuần. Ông thừa nhận chính mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về nước. Ông cũng, theo khuyến cáo của Luật sư, đã nhận tội để hưởng bản án nhẹ.
Do đó, ngày 25.07.2018, khi luận tội, bà Regine Grieß, Chánh án phiên tòa, đã nói rõ tòa có đầy đủ các nhân chứng và bằng chứng do cảnh sát điều tra thu thập được, để kết án Nguyễn Hải Long 3 năm 10 tháng tù ở. Tờ Die Tageszeitung cho biết, theo nguồn tin thân cận sứ quán Đức tại Việt Nam, ngay sau khi bị cáo Nguyễn Hải Long nhận tội trước tòa, nhà nước Việt Nam đã mời đại diện sứ quán Đức lên nói chuyện về phiên xử này.
Người Ðức và nhiều người Việt theo dõi sự kiện xử Nguyễn Hải Long vô cùng bất ngờ khi biết ngày 31.07.2018, tức đúng một ngày trước khi hết hạn kháng án, bị cáo đã đệ đơn kháng án. Phần mình, ông Long cũng biêát chỉ là ‘con chốt’ trong ván cờ thôi, tin tưởng nơi đảng thôi. Ngoài ra, bằng biện pháp kháng án này, ông sẽ có cơ hội để bác bỏ lời ông đã thừa nhận ‘chính mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về nước’.
Tuy nhiên, chắc chắn các đảng viên cao cấp cộng đảng Việt vẫn bình tĩnh tin tưởng vào chiêu bài ‘cức trâu để lâu hóa bùn’ mà họ vẫn dùng để thắng bọn tư bản ham tiền Tây phương. Chiêu bài này đã giúp chúng luôn chiến thắng ngay từ ngày 02.11.1963 lối 14 giờ khi Hồ Chí Minh đã mừng và hét vang ‘Bác cháu sẽ thắng’ khi nhận điện tín báo tin ‘Ngô Ðình Diệm đã chết’ bởi tay sai Mỹ đội lốt ‘tướng tá, chính trị gia, ni sư, cha thầy,…’ và điều này đã thành sự thật ngày 30.04.1963. Chưa hết, đám tay sai này chạy theo tư bản Mỹ để hô hào ‘Chống cộïng’, nhưng rồi khi không thấy cộng đâu, nên họ quay lại chống nhau và được thưởng công nhờ cái nghị quyết 36.
C.- Lập pháp nhất trí với Hành pháp.
Martin Patzelt, Dân biểu đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) bày tỏ: « Việc bắt cóc thật là kinh hoàng. Nếu Việt Nam muốn hòa nhập với các quốc gia văn minh, họ phải tôn trọng nhân quyền ».
Ngày 12.08.2017 báo SZ cho biết, Dân biểu Burkhard Lischka, phát ngôn viên về chính trị nội vụ Khối Dân biểu đảng Dân chủ Xã hội (SPD) phát biểu : « Theo quan điểm của tôi cần thiết phải trục xuất thêm nhiều nhân viên mật vụ tình báo Việt Nam và đóng băng các khoản tiền viện trợ hợp tác phát triển.
Cùng ngày, Dân biểu Jürgen Hardt, phát ngôn viên về ngoại giao của khối nghị viên đảng Dân Chủ Thiên chúa giáo (CDU) đòi hỏi có các biện pháp chung của Liên hiệp u châu, chẳng hạn như trục xuất thêm... nhưng những biện pháp chế tài không nên làm hại đến người dân Việt Nam.
D.- Ðệ Tứ Quyền vào cuộc.
Ngày 04.08.2018, báo Denník N. ở Slovakia trích lời các cảnh sát hộ tống đoàn quan chức cấp cao Việt Nam ở Slovakia tiết lộ với báo rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã được áp tải lên phi cơ trong tình trạng ‘vô hồn’ giống như say rượu và bị đánh, với hai người xốc nách hai bên. Ông đã được đưa tới thủ đô Bratislava (Slovakia) trên một chiếc xe van thuê ở Praha. Chiếc xe này đậu phía trước khách sạn Bôrik, nơi diễn ra cuộc họp giữa các quan chức Slovakia với phái đoàn quan chức cấp cao Việt Nam, do Bộ trưởng Công an Tô Lâm dẫn đầu. Phi cơ thuộc quyền sở hữu Bộ Nội vụ Slovakia do Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák cho mượn mà các viên chức cảnh sát cho rằng có nhiều tình tiết ‘bất thường’ và ‘khả nghi’. Bình thường, Slovakia không cho người ngoại quốc mượn máy bay. Vì vậy, việc Bộ Nội vụ cho phái đoàn Việt Nam mượn máy bay vào ‘phút chót’ với lý do ‘thay đổi nghị trình làm việc đột ngột’ thật ‘cực kỳ bất thường’ đối với họ vốn quen nhận lệnh từ nhiều tuần trước. Phi cơ rời phi trường Slovakia để bay đến Nga lúc 2 giờ 29 ngày 26.07.2017 mà không phải qua bất kỳ hệ thống kiểm soát an ninh nào.
Dựa theo những tiết lộ đó từ các cảnh sát Slovakia, bà Petra Schlagenhauf, Luật sư của ông Thanh, nói ‘ mảnh ghép cuối cùng cuộc hành trình không tự nguyện của thân chủ bà từ Slovakia về Việt Nam, trái ngược với khẳng định lâu nay của nhà nước Việt Nam là ông Thanh ‘tự nguyện’ về nước đầu thú.
Tin tức ngày 04.12.2018, theo báo Dennik N trích lời Công tố viên Sona Juřičková nói rằng, các điều tra viên sẽ chỉ tập trung vào việc điều tra ‘những người châu Á, mà có nhiều khả năng nhất là các công dân Việt Nam’, những người đã đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Berlin, như ông Lê Hồng Quang vì ông không còn ở Slovakia.
III./ BƯỚC VÀO NĂM THỨ BA VỤ BẮT CÓC.
A.- Chính giới Cộng hòa Liên bang Ðức.
Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Đức ngày 24.09.2017, cho thấy Liên đảng Dân chủ Cơ đốc - Xã hội Cơ đốc (CDU/CSU) đã thất bại nặng chỉ với 32,93% số phiếu hợp lệ. Nếu chính phủ A. Merkel III đượs sự cộng tác của Xã hội Dân chủ (SPD) với Ngoại trưởng S. Gabriel (đắc cử Dân biểu) thì, lần này, SPD từ chối tham dự chính phủ A. Merkel IV, nên bà Merkel phải liên minh với đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh (môi trường). Ðảng cực hữu AfD lần đầu tiên có ghế tại Quốc hội khóa 19.
B. Nước Ðức tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam
Ngày 22.01.2019, tại trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Genève (Thụy Sĩ) để tham dự Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam, Trưởng đoàn Cộng hòa Liên bang Ðức đưa các quan tâm và các khuyến nghị về Nhân quyền đã bị vi phạm bởi nhà nước Việt Nam tại nước này đã được Ðịnh chế quốc tế này trao cho Việt Nam năm 2014 :
« Chúng tôi quan ngại về các quyền tự do biểu tình và hội họp đối với những người bảo vệ nhân quyền và khuyến nghị:
a. rà soát lại tất cả các điều khoản ảnh hưởng tới quyền tự do biểu đạt là điều 79, 88 trong luật hình sự. (Chú thích – Ðiều 79 Luật Hình sự cũ: ‘Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’, Ðiều 88 luật hình sự cũ: ‘Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’) ;
b. giảm các tội chịu án tử hình, loại bỏ các án tử hình áp dụng đối với các tội như gián điệp hoặc chống chính phủ ;
c. hợp tác với Liên hiệp quốc các thủ tục đặc biệt ;
d. tăng cường tiếp cận đối với huấn nghệ, đặc biệt đối với các nhóm dễ tổn thương’.
Ðồng thời, Ðức cũng đã đặt các câu hỏi :
- Có bao nhiêu người bị án tử hình đang bị giam giữ? Dược liệu gì được dùng để giết chết người thọ án? Chính phủ có dự tính cho phép các tổ chức nhân đạo quốc tế hay những nhà ngoại giao các nước đến thăm các tử tù không?
- Khi nào Việt Nam mới có luật về hội họp và biểu tình để thi hành qui định tự do tập hợp ghi trong Hiến pháp? Tại sao Luật báo chí năm 2016 lại chỉ cho phép các tổ chức liệt kê trong Điều 14, mà không dành cho một cá nhân hay tổ chức tư nhân?
C. Những đòi hỏi thời Ngoại trưởng Gabriel sẽ ‘chìm xuồng’ ?
Thời gian chưa trôi đủ một tháng sau Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, ngày 20.02.2019, tại Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin, Tổng trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas đã tiếp và hội đàm với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh. Cuộc thảo luận liên quan đến quan hệ song phương Đức-Việt, kể cả vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ngoài ra, đôi bên cũng bàn về hợp tác giữa các tổ chức quốc tế các nước thứ ba khác.
Sau cuộc hội đàm, Bộ Ngoại giao Đức đã ra một bản tin và một Thông cáo báo chí cho biết : khi hội đàm với ông Phạm Bình Minh, ông Heiko Maas đã nhấn mạnh mối quan tâm của ông đến một sự hợp tác chặt chẽ dựa trên sự tôn trọng các giá trị chung : ‘Việt Nam là một đối tác quan trọng đối với chúng tôi ở Đông Nam Á. Đất nước này đã thực hiện các bước quan trọng về việc mở cửa kinh tế trong những năm gần đây và đã đi vào con đường cải cách. Do đó, chúng tôi cũng thúc đẩy cho việc kết thúc nhanh chóng các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do Liên hiệp Aâu châu -Việt Nam’.
Cùng hôm đó, Tổng trưởng Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức Peter Altmaier đã tiếp ông Phạm Bình Minh tại Berlin. Hai ông bàn việc làm sâu sắc và tăng cường quan hệ song phương. Ông Altmaier ca ngợi: « Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Đức trong khu vực ASEAN, và một số công ty Đức đã hoạt động ở Việt Nam trong nhiều năm, góp phần hiện đại hóa nền kinh tế và tạo việc làm và chỗ học nghề. Do đó năm nay tôi sẽ cùng với một đoàn doanh nghiệp tới Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để bàn thảo ».
Trao đổi thương mại giữa hai nước Đức và Việt Nam lên tới 13,8 tỷ Euro trong năm 2018, trong đó 9,7 tỷ Euro là hàng nhập cảng từ Việt Nam và 4,1 tỷ euro do xuất cảng từ Đức qua Việt Nam.
Tuy nhiên, nói ‘thương mại đi đôi với nhân quyền’ chỉ là điều dối trá. Hoa kỳ đã ký với việt cộng bao nhiêu văn kiện liên quan đến mua bán, ngày 13.03.2019, Ngoại trưởng Mike Pompeo, nhân dịp công bố ‘Báo cáo Nhân quyền các Quốc gia’ tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, đã tuyên bố ‘Nhân quyền Việt Nam năm 2018 vẫn tệ hại’. Ðừng ngụy biện ‘các thương ước tự do cải thiện đời sống dân nghèo’. Hãy nhìn các lãnh đạo lương bao nhiêu mà tài sản có đến cả trăm triệu đô Mỹ.
Kết Luận.
Liên quan tới vụ ông Thanh mà chính phủ Ðức cáo buộc là đã bị nhà nước Việt bắt cóc, chúng ta không thể quên một người Việt, làm việc cho Sở Di dân và Tị nạn Liên bang Đức, phụ trách nghiên cứu và có thể xét duyệt hồ sơ tị nạn chính trị. Tên ông là Hồ Ngọc Thắng, người Việt viết nhiều bài đăng trên báo Nhân Dân, tấn công các nhà hoạt động, phê phán các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, ca tụng chế độ, chứng minh sự đúng đắn của Ðảng Cộng sản.
Ðề cập đến chuyện ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, ông Thắng cho rằng ‘các cơ quan Đức không có thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông Thanh bị ‘bắt cóc’ và ‘Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức’ chủ yếu chỉ dựa vào phát biểu của bà Luật sư, đại diện cho ông Thanh’ cũng như ‘Tôi tin rằng, vài ngày nữa, chậm nhất vài tuần, sự kiện Trịnh Xuân Thanh sẽ chìm trong sự lãng quên. Lời bói của ông có thể đúng dù thời gian kéo dài hơn và nhất là khi đối tác chiến lược được tái lập. Thật ra, ông Thắng chỉ nắm vững chiêu bài ‘cức trâu để lâu hóa bùn’ mà chúng tôi đã đề cập tại đoạn II.-B. trên đây.
Cuối cùng, cho đến hôm nay, ngày 15.03.2019, lập trường của việt cộng, tuy không hợp lý tức Trịnh Xuân Thanh tự động về nước để tự thú vẫn chưa bị đánh bại bởi lập trường người Ðức cho là ông Thanh bị bắt cóc.
Hà Minh Thảo
Cũng từ cuộc Tổng Tấn công giết người này, Lyndon Johnson thấm đòn việt cộng, hoảng sợ chúng để phải thua chạy, sau khi tung lính Mỹ vào Việt Nam Cộng hòa, không phép trước của chính phủ nước này. Sau khi Sài Gòn mất tên, Tây Ðức công nhận Hà Nội ngày 23.09.1975. Tính đến tháng 10/2016, khoảng 130.000 người Việt sinh sống tại Ðức, 20% trong số đó đã nhập tịch Ðức. Tháng 10/2011, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Angela Merkel, hai nước ký Tuyên bố Hà Nội về thiết lập ‘Quan hệ đối tác chiến lược vì tương lai’. Ðức không chỉ giúp đỡ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế mà còn hỗ trợ nước này trong Công việc cải cách hệ thống Pháp luật trong khuôn khổ Đối thoại nhà nước pháp quyền Đức-Việt.
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở u châu, chiếm khoảng 20% xuất cảng từ Việt Nam sang Liên hiệp Aâu châu. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2015 đạt 8,92 tỷ mỹ kim (tăng 14% so với 2014), trong đó xuất cảng từ Việt Nam sang Đức đạt 5,71 tỷ mỹ kim, nhập cảng từ Đức là 3,21 tỷ mỹ kim.
Thế mà…
I./ SỰ KIỆN BẮT CÓC NGƯỜI TRÊN ÐẤT ÐỨC.
Sáng ngày 23.07.2017, lúc 10 giờ 40, ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu đảng viên công sản đang xin tị nạn tại Ðức cùng bạn gái Ðỗ thị Minh Phương (tình nhân hay là cò mòi bị mật vụ Việt dùng), đã bị một nhóm người Việt võ trang khống chế bắt cóc tại công viên Tiergarten, cưởng chế ra đường, đưa lên một chiếc xe đợi sẵn, mang bảng số Cộng hòa Séc, trước khách sạn Sheraton ở quận Tiergarten Berlin. Các nhân chứng nghe tiếng kêu la đã ghi lại bản số xe và điện thoại báo động cảnh sát Ðức. Tại hiện trường, người ta còn tìm thấy điện thoại thông minh của ông Thanh rơi lại. Nhờ dữ liệu GPS định vị (để tránh mất cắp xe, nên các xe thuê mướn được trang bị hệ thống này ghi toàn bộ lộ trình chiếc xe di chuyển) đều được lưu trữ, chiếc xe này sau đó chạy đến tòa đại sứ Việt Nam đậu 5 tiếng trước khi đến Praha, thủ đô Séc. Cô Phương đã bị gãy tay và không được săn sóc đúng mức và được mật vụ đưa về nước.
Một tuần trước đó, Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh, đặc tránh chống khủng bố, Bộ Công an đã bay sang Berlin, đã làm lộ nhiều sơ hở để bị nhận diện tại khách sạn khi lưu trú tại Berlin. Thâåm quyền Ðức theo dõi và thu thập tin tức về sự kiện, im lặng chờ Việt cộng bịa đặt láo (nghêà của cộng sản) ra sao.
A.- Lập trường Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 31.07.2017, Bộ Công an cho biết nghi can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế. Tiếp theo, trong chương trình thời sự lúc 19 giờ, Đài truyền hình Việt Nam ngày 03.08.2017 đã phát đoạn phim ghi cảnh ông Trịnh Xuân Thanh nói về việc mình đầu thú tại Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an. Báo ‘die Zeit’ nhận xét, tình trạng chưa rõ ràng là phim được quay trong cảnh huống nào. Cho đến ngày 07.08.2017, theo phiên bản này, chưa có thêm tin tức nào cho biết, ông này 10 tháng qua đã ở đâu, có xuất ngoại hay không. Nếu có, thì bằng cách nào, ai giúp đỡ, và về Việt Nam bằng cách nào. Ngày 07.08.2017, bị can Trịnh Xuân Thanh bị tống giam. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết việc tạm giam là để phục vụ điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, ông Thanh còn bị điều tra về tội tham ô tài sản trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land.
Ngày 12.08.2017, truyền thông chính thức nhà nước vẫn tiếp tục đưa bài viết cho là ông Thanh tự ra đầu thú: « Hiện ông đã ra đầu thú. Đầu thú lại còn có cả đơn hẳn hoi. Đây là một việc làm thiết thực, khôn ngoan để ông tự cứu mình ».
Trong bối cảnh này, người ta thắc mắc tại sao bộ trưởng Phạm Bình Minh vẫn im lặng không đối đáp với tuyên bố của quan chức đồng vị (Sigmar Gabriel) ở Đức. Ông chỉ để, trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 17.08.2017 ở Hà Nội, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: « Các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra vụ việc. Tôi khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn duy trì phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ổn định hợp tác và phát triển khu vực và thế giới ».
B.- Lập trường Cộng hòa Liên bang Ðức.
Ngày 02.08.2017, sau khi triệu mời đại sứ Việt Nam tại Berlin để phản đối, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Ðức đã công bố Thông cáo báo chí tố cáo nhà nước Việt Nam đã có hành động vi phạm nghiêm trọng pháp luật Đức cũng như các cam kết quốc tế khi tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức, ông Martin Schaefer, đã tuyên bố : « Vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một hành động vi phạm trắng trợn và chưa từng thấy nhắm vào luật pháp của Đức cũng như luật quốc tế ». Ông còn tố cáo tình báo và đại sứ quán Việt Nam can dự vào vụ bắt cóc ông Thanh.
Ngày 04.08.2017, Tổng trưởng Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức Sigmar Gabriel, khi họp báo, đã tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp đáp trả nhà nước Việt Nam vì Hà Nội đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, là điều không dung thứ và không thể dung thứ việc đó. Ðề cập đến việc tùy viên tình báo Việt (Ðại tá Nguyễn Đức Thoa, cán bộ Tổng cục Tình báo Việt Nam) bị đuổi về nước, ông Gabriel cho biết: ‘Chúng tôi đòi hỏi ông ta ra đi vì chúng tôi rất tin rằng hắn liên can vụ bắt cóc… Mọi thứ đều chứng minh giả thiết rằng ông, cùng sự giúp đỡ của mật vụ Việt Nam đã dùng nơi ở của ông tại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã bắt cóc một người đang xin tị nạn.’
II./ CÁC QUYẾT ÐỊNH TỪ ÐỨC QUỐC.
A.- Về Ngoại giao.
1. Ðình chỉ đối tác chiến lược.
Ngày 10.08.2017, các báo Đức đưa tin Viện Công tố Liên bang (Bundesanwaltschaft), từ nay, đảm nhiệm điều tra thay Viện Công tố Berlin vì nghi vấn hoạt động gián điệp nước ngoài (điều 99 Luật Hình sự) và tước đoạt tự do của con người (điều 239 Luật Hình sự). Viện này cho biết, Việt Nam đã rút đơn đề nghị dẫn độ ông Thanh.
Ngày 15.08.2017, báo Saarbrücker Zeitung cho biết, hồi tháng 7 một nhóm đặc nhiệm mật vụ Việt Nam đã được đưa từ Việt Nam sang Berlin để dùng bạo lực dẫn độ Trịnh Xuân Thanh và đội này ở trong một khách sạn gần cửa hàng bách hóa Kaufhaus des Westens (Ka De We). Hiện họ bị truy nã khắp châu u. Ngày 16.08.2017, Bộ Ngoại giao Đức cho VOA (đài Tiếng nói Mỹ quốc) Việt ngữ biết chính phủ Việt Nam đã tiếp cận Đức và đề nghị đối thoại.
Ngày 22.09.2017, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, ông Breul, đã loan tin Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gửi một bức thư hồi đáp cho Ngoại trưởng Đức để giải thích, nhưng ông Sigmar Gabriel tái xác nhận : không thể chấp nhận hành động coi thường pháp luật Đức và quốc tế khi Việt Nam cho mật vụ bắt cóc ông Thanh. Trong mọi trường hợp, chúng tôi không chấp nhận điều này. Họ, cho đến nay, chưa có một lời xin lỗi, và cũng không cam kết, trong tương lai, sẽ không có hành động tương tự. Họ cũng không cam kết là sẽ xử lý những người có trách nhiệm về vụ bắt cóc này. Về ông Thanh, một trong những điều kiện Đức đòi hỏi Việt Nam là phải xét xử ông này theo những chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền và cho những quan sát viên quốc tế đến Việt Nam theo dõi. Vì họ chưa đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi, chưa công nhận đã vi phạm pháp luật Đức, nên ngày hôm qua, chúng tôi đã mời Đại sứ Việt Nam tại Đức tới Bộ Ngoại giao để thông báo về việc đình chỉ đối tác chiến lược ».
2. Ðình chỉ Hiệp định miễn visa cho người mang hộ chiếu ngoại giao Việt Nam.
Do các viên chức mật vụ Việt Nam lợi dụng Hiệp định này để tự do đi vào nước Ðức để thực hiện cuộc khủng bố võ trang bắt cóc người này. Ngay chính ông Thanh cũng đã vào Ðức để xin tị nạn bằng chiếu khán ngoại giao, khi còn là Ðại biểu Quốc hội.
B.- Về Tư pháp.
Ngày 11.08.2017, Thẩm phán Điều tra Viện Công tố Liên bang Đức ra lệnh bắt giam nghi can Nguyễn Hải Long. Thi hành lệnh, Ngày 12.08.2017, ông Nguyễn Hải Long bị cảnh sát Cộng hòa Czech bắt ở Praha. Ngày 23.08.2017, ông bị dẫn độ từ Praha về nước Ðức.
Sau khi hoàn tất cáo trạng, ngày 24.04.2018, Tòa Thượng thẩm Berlin mở phiên xử ông Nguyễn Hải Long bị cáo buộc hai tội hoạt động gián điệp cho ngoại quốc trên lãnh thổ Đức và tội hỗ trợ cho vụ bắt cóc nghiêm trọng, tức là vụ bắt cóc có thời gian thực hiện trên một tuần. Ông thừa nhận chính mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về nước. Ông cũng, theo khuyến cáo của Luật sư, đã nhận tội để hưởng bản án nhẹ.
Do đó, ngày 25.07.2018, khi luận tội, bà Regine Grieß, Chánh án phiên tòa, đã nói rõ tòa có đầy đủ các nhân chứng và bằng chứng do cảnh sát điều tra thu thập được, để kết án Nguyễn Hải Long 3 năm 10 tháng tù ở. Tờ Die Tageszeitung cho biết, theo nguồn tin thân cận sứ quán Đức tại Việt Nam, ngay sau khi bị cáo Nguyễn Hải Long nhận tội trước tòa, nhà nước Việt Nam đã mời đại diện sứ quán Đức lên nói chuyện về phiên xử này.
Người Ðức và nhiều người Việt theo dõi sự kiện xử Nguyễn Hải Long vô cùng bất ngờ khi biết ngày 31.07.2018, tức đúng một ngày trước khi hết hạn kháng án, bị cáo đã đệ đơn kháng án. Phần mình, ông Long cũng biêát chỉ là ‘con chốt’ trong ván cờ thôi, tin tưởng nơi đảng thôi. Ngoài ra, bằng biện pháp kháng án này, ông sẽ có cơ hội để bác bỏ lời ông đã thừa nhận ‘chính mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về nước’.
Tuy nhiên, chắc chắn các đảng viên cao cấp cộng đảng Việt vẫn bình tĩnh tin tưởng vào chiêu bài ‘cức trâu để lâu hóa bùn’ mà họ vẫn dùng để thắng bọn tư bản ham tiền Tây phương. Chiêu bài này đã giúp chúng luôn chiến thắng ngay từ ngày 02.11.1963 lối 14 giờ khi Hồ Chí Minh đã mừng và hét vang ‘Bác cháu sẽ thắng’ khi nhận điện tín báo tin ‘Ngô Ðình Diệm đã chết’ bởi tay sai Mỹ đội lốt ‘tướng tá, chính trị gia, ni sư, cha thầy,…’ và điều này đã thành sự thật ngày 30.04.1963. Chưa hết, đám tay sai này chạy theo tư bản Mỹ để hô hào ‘Chống cộïng’, nhưng rồi khi không thấy cộng đâu, nên họ quay lại chống nhau và được thưởng công nhờ cái nghị quyết 36.
C.- Lập pháp nhất trí với Hành pháp.
Martin Patzelt, Dân biểu đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) bày tỏ: « Việc bắt cóc thật là kinh hoàng. Nếu Việt Nam muốn hòa nhập với các quốc gia văn minh, họ phải tôn trọng nhân quyền ».
Ngày 12.08.2017 báo SZ cho biết, Dân biểu Burkhard Lischka, phát ngôn viên về chính trị nội vụ Khối Dân biểu đảng Dân chủ Xã hội (SPD) phát biểu : « Theo quan điểm của tôi cần thiết phải trục xuất thêm nhiều nhân viên mật vụ tình báo Việt Nam và đóng băng các khoản tiền viện trợ hợp tác phát triển.
Cùng ngày, Dân biểu Jürgen Hardt, phát ngôn viên về ngoại giao của khối nghị viên đảng Dân Chủ Thiên chúa giáo (CDU) đòi hỏi có các biện pháp chung của Liên hiệp u châu, chẳng hạn như trục xuất thêm... nhưng những biện pháp chế tài không nên làm hại đến người dân Việt Nam.
D.- Ðệ Tứ Quyền vào cuộc.
Ngày 04.08.2018, báo Denník N. ở Slovakia trích lời các cảnh sát hộ tống đoàn quan chức cấp cao Việt Nam ở Slovakia tiết lộ với báo rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã được áp tải lên phi cơ trong tình trạng ‘vô hồn’ giống như say rượu và bị đánh, với hai người xốc nách hai bên. Ông đã được đưa tới thủ đô Bratislava (Slovakia) trên một chiếc xe van thuê ở Praha. Chiếc xe này đậu phía trước khách sạn Bôrik, nơi diễn ra cuộc họp giữa các quan chức Slovakia với phái đoàn quan chức cấp cao Việt Nam, do Bộ trưởng Công an Tô Lâm dẫn đầu. Phi cơ thuộc quyền sở hữu Bộ Nội vụ Slovakia do Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák cho mượn mà các viên chức cảnh sát cho rằng có nhiều tình tiết ‘bất thường’ và ‘khả nghi’. Bình thường, Slovakia không cho người ngoại quốc mượn máy bay. Vì vậy, việc Bộ Nội vụ cho phái đoàn Việt Nam mượn máy bay vào ‘phút chót’ với lý do ‘thay đổi nghị trình làm việc đột ngột’ thật ‘cực kỳ bất thường’ đối với họ vốn quen nhận lệnh từ nhiều tuần trước. Phi cơ rời phi trường Slovakia để bay đến Nga lúc 2 giờ 29 ngày 26.07.2017 mà không phải qua bất kỳ hệ thống kiểm soát an ninh nào.
Dựa theo những tiết lộ đó từ các cảnh sát Slovakia, bà Petra Schlagenhauf, Luật sư của ông Thanh, nói ‘ mảnh ghép cuối cùng cuộc hành trình không tự nguyện của thân chủ bà từ Slovakia về Việt Nam, trái ngược với khẳng định lâu nay của nhà nước Việt Nam là ông Thanh ‘tự nguyện’ về nước đầu thú.
Tin tức ngày 04.12.2018, theo báo Dennik N trích lời Công tố viên Sona Juřičková nói rằng, các điều tra viên sẽ chỉ tập trung vào việc điều tra ‘những người châu Á, mà có nhiều khả năng nhất là các công dân Việt Nam’, những người đã đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Berlin, như ông Lê Hồng Quang vì ông không còn ở Slovakia.
III./ BƯỚC VÀO NĂM THỨ BA VỤ BẮT CÓC.
A.- Chính giới Cộng hòa Liên bang Ðức.
Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Đức ngày 24.09.2017, cho thấy Liên đảng Dân chủ Cơ đốc - Xã hội Cơ đốc (CDU/CSU) đã thất bại nặng chỉ với 32,93% số phiếu hợp lệ. Nếu chính phủ A. Merkel III đượs sự cộng tác của Xã hội Dân chủ (SPD) với Ngoại trưởng S. Gabriel (đắc cử Dân biểu) thì, lần này, SPD từ chối tham dự chính phủ A. Merkel IV, nên bà Merkel phải liên minh với đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh (môi trường). Ðảng cực hữu AfD lần đầu tiên có ghế tại Quốc hội khóa 19.
B. Nước Ðức tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam
Ngày 22.01.2019, tại trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Genève (Thụy Sĩ) để tham dự Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam, Trưởng đoàn Cộng hòa Liên bang Ðức đưa các quan tâm và các khuyến nghị về Nhân quyền đã bị vi phạm bởi nhà nước Việt Nam tại nước này đã được Ðịnh chế quốc tế này trao cho Việt Nam năm 2014 :
« Chúng tôi quan ngại về các quyền tự do biểu tình và hội họp đối với những người bảo vệ nhân quyền và khuyến nghị:
a. rà soát lại tất cả các điều khoản ảnh hưởng tới quyền tự do biểu đạt là điều 79, 88 trong luật hình sự. (Chú thích – Ðiều 79 Luật Hình sự cũ: ‘Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’, Ðiều 88 luật hình sự cũ: ‘Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’) ;
b. giảm các tội chịu án tử hình, loại bỏ các án tử hình áp dụng đối với các tội như gián điệp hoặc chống chính phủ ;
c. hợp tác với Liên hiệp quốc các thủ tục đặc biệt ;
d. tăng cường tiếp cận đối với huấn nghệ, đặc biệt đối với các nhóm dễ tổn thương’.
Ðồng thời, Ðức cũng đã đặt các câu hỏi :
- Có bao nhiêu người bị án tử hình đang bị giam giữ? Dược liệu gì được dùng để giết chết người thọ án? Chính phủ có dự tính cho phép các tổ chức nhân đạo quốc tế hay những nhà ngoại giao các nước đến thăm các tử tù không?
- Khi nào Việt Nam mới có luật về hội họp và biểu tình để thi hành qui định tự do tập hợp ghi trong Hiến pháp? Tại sao Luật báo chí năm 2016 lại chỉ cho phép các tổ chức liệt kê trong Điều 14, mà không dành cho một cá nhân hay tổ chức tư nhân?
C. Những đòi hỏi thời Ngoại trưởng Gabriel sẽ ‘chìm xuồng’ ?
Thời gian chưa trôi đủ một tháng sau Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, ngày 20.02.2019, tại Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin, Tổng trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas đã tiếp và hội đàm với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh. Cuộc thảo luận liên quan đến quan hệ song phương Đức-Việt, kể cả vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ngoài ra, đôi bên cũng bàn về hợp tác giữa các tổ chức quốc tế các nước thứ ba khác.
Sau cuộc hội đàm, Bộ Ngoại giao Đức đã ra một bản tin và một Thông cáo báo chí cho biết : khi hội đàm với ông Phạm Bình Minh, ông Heiko Maas đã nhấn mạnh mối quan tâm của ông đến một sự hợp tác chặt chẽ dựa trên sự tôn trọng các giá trị chung : ‘Việt Nam là một đối tác quan trọng đối với chúng tôi ở Đông Nam Á. Đất nước này đã thực hiện các bước quan trọng về việc mở cửa kinh tế trong những năm gần đây và đã đi vào con đường cải cách. Do đó, chúng tôi cũng thúc đẩy cho việc kết thúc nhanh chóng các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do Liên hiệp Aâu châu -Việt Nam’.
Cùng hôm đó, Tổng trưởng Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức Peter Altmaier đã tiếp ông Phạm Bình Minh tại Berlin. Hai ông bàn việc làm sâu sắc và tăng cường quan hệ song phương. Ông Altmaier ca ngợi: « Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Đức trong khu vực ASEAN, và một số công ty Đức đã hoạt động ở Việt Nam trong nhiều năm, góp phần hiện đại hóa nền kinh tế và tạo việc làm và chỗ học nghề. Do đó năm nay tôi sẽ cùng với một đoàn doanh nghiệp tới Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để bàn thảo ».
Trao đổi thương mại giữa hai nước Đức và Việt Nam lên tới 13,8 tỷ Euro trong năm 2018, trong đó 9,7 tỷ Euro là hàng nhập cảng từ Việt Nam và 4,1 tỷ euro do xuất cảng từ Đức qua Việt Nam.
Tuy nhiên, nói ‘thương mại đi đôi với nhân quyền’ chỉ là điều dối trá. Hoa kỳ đã ký với việt cộng bao nhiêu văn kiện liên quan đến mua bán, ngày 13.03.2019, Ngoại trưởng Mike Pompeo, nhân dịp công bố ‘Báo cáo Nhân quyền các Quốc gia’ tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, đã tuyên bố ‘Nhân quyền Việt Nam năm 2018 vẫn tệ hại’. Ðừng ngụy biện ‘các thương ước tự do cải thiện đời sống dân nghèo’. Hãy nhìn các lãnh đạo lương bao nhiêu mà tài sản có đến cả trăm triệu đô Mỹ.
Kết Luận.
Liên quan tới vụ ông Thanh mà chính phủ Ðức cáo buộc là đã bị nhà nước Việt bắt cóc, chúng ta không thể quên một người Việt, làm việc cho Sở Di dân và Tị nạn Liên bang Đức, phụ trách nghiên cứu và có thể xét duyệt hồ sơ tị nạn chính trị. Tên ông là Hồ Ngọc Thắng, người Việt viết nhiều bài đăng trên báo Nhân Dân, tấn công các nhà hoạt động, phê phán các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, ca tụng chế độ, chứng minh sự đúng đắn của Ðảng Cộng sản.
Ðề cập đến chuyện ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, ông Thắng cho rằng ‘các cơ quan Đức không có thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông Thanh bị ‘bắt cóc’ và ‘Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức’ chủ yếu chỉ dựa vào phát biểu của bà Luật sư, đại diện cho ông Thanh’ cũng như ‘Tôi tin rằng, vài ngày nữa, chậm nhất vài tuần, sự kiện Trịnh Xuân Thanh sẽ chìm trong sự lãng quên. Lời bói của ông có thể đúng dù thời gian kéo dài hơn và nhất là khi đối tác chiến lược được tái lập. Thật ra, ông Thắng chỉ nắm vững chiêu bài ‘cức trâu để lâu hóa bùn’ mà chúng tôi đã đề cập tại đoạn II.-B. trên đây.
Cuối cùng, cho đến hôm nay, ngày 15.03.2019, lập trường của việt cộng, tuy không hợp lý tức Trịnh Xuân Thanh tự động về nước để tự thú vẫn chưa bị đánh bại bởi lập trường người Ðức cho là ông Thanh bị bắt cóc.
Hà Minh Thảo