Khi thấy Đức Giê-su cỡi trên lưng lừa tiến về thành Giê-ru-sa-lem. Một đám người rất đông cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá mà rải lên lối đi. Dân chúng, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: Hoan hô Con vua Đa-vít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Hoan hô trên các tầng trời. (Mt 21, 8-9)
Trong tâm lý của quần chúng Do Thái thời đó - tâm lý của người dân nhược tiểu sống dưới ách đô hộ của đế quốc Rôma - Đức Giê-su là vị Vua Giải Phóng Dân Tộc nên khi thấy Người cùng các môn đệ tiến vào Giê-ru-sa-lem, họ nghĩ rằng niềm vui được giải phóng đã gần kề.
Không vui sao được, khi người đang cỡi trên lưng lừa chính là người đã hóa nước thành rượu trong tiệc cưới Ca-nan. Đã làm phép để với một ít bánh và vài con cá đã cho hàng ngàn người ăn no nê. Đã làm cho kẻ mù được thấy, kẻ què được đi … và cũng chính là người đã làm cho Lazarô, một kẻ đã chết ba ngày được sống lại. Với “72 phép thần thông biến hóa” đáng nể như vậy, chắc chắn binh hùng tướng mạnh của người La Mã sẽ phải cúi đầu khuất phục!
Chắc hẳn những tiếng reo hò “Hoan hô ! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa !” trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá hôm đó đong đầy âm sắc của niềm vui, của hy vọng, của hoà bình. Những tiếng hoan hô đó phải lớn lắm - lớn hết sức mình có thể - và kèm theo đó là sự tham gia của cả thể hình với những khuôn mặt đầy phấn khích, những cánh tay vẫy cao những cành lá.
Nhưng cũng chính đám đông ấy trong buổi sáng thứ Sáu Tuần Thánh lại vang dậy tiếng hò hét mang đầy âm sắc của dữ dằn, của khát máu, của sự loại trừ: “Đóng đinh nó vào thập giá ! Đóng đinh nó vào thập giá !”. Những tiếng la hét ấy đã khiến Philatô phải băn khoăn: “Thế ông ấy đã làm điều gì gian ác ?”. Câu trả lời của đám đông vẫn là: “Đóng đinh nó vào thập giá !” và càng gào lên ghê gớm hơn khi Philatô tự cho là mình vô can và phủi tay : “Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi !”. (Mt 27, 22-25)
Theo nhà tâm lý học xã hội Gustave Le Bon: đám đông thường bị điều khiển bởi sự vô thức của mỗi cá nhân, hành động tùy theo những kích thích ngẫu nhiên. Họ đặc biệt dễ bị tác động, nội tâm của họ xuất hiện một sự thúc dục phải biến nhanh ý tưởng thành hành động.
Hiệu ứng đám đông còn có thể được hiểu là những suy nghĩ hoặc hành vi của con người thường xuyên chịu tác động của những người khác. Đây là một phản ứng tâm lý rất tự nhiên, không hề xấu. Thế nhưng, khi hiệu ứng này có thể giết chết một con người, đó không còn là chuyện nhỏ.
Những kích thích và tác động ở đây chính là niềm mong ước của dân Do Thái muốn được giải phóng khỏi ách kềm kẹp của đế quốc Rôma và sự “ganh ăn ghét ở” của giới lãnh đạo Do Thái thời đó. Họ sợ đám đông rời bỏ mình đi theo Đức Giê-su và việc đó ảnh hưởng đến những đặc lợi, đặc quyền mà từ trước đến nay họ vẫn được hưởng vì vậy “các thượng tế và kỳ mục trong dân nhóm họp tại dinh của vị thượng tế tên là Cai-pha, và cùng nhau quyết định dùng mưu bắt Đức Giê-su và giết đi.” (Mt 26, 3-4)
Ngày Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay mang đến cho chúng ta bài học bổ ích và mang tính rất thời sự dù sự việc đã xảy ra cách đây hơn 2000 năm. Con người hiện nay sống trong thời đại công nghệ “4G”, có thể nói đang có một thế hệ trưởng thành từ mạng xã hội, một thế hệ “check in, like, comment …” mỗi lúc và mọi nơi. Những thói quen từ mạng xã hội có thể là niềm vui của người này, nhưng đôi khi lại là sự phiền phức của kẻ khác.
Nó tác động đến cuộc sống của con người; thậm chí làm thay đổi nếp sống, cách nghĩ của nhiều người. Nó giúp những người ở xa nhau nửa vòng trái đất cũng trở nên gần gũi nhờ tương tác đều đặn hàng ngày. Nhưng đôi khi lại khiến những người ở rất gần trở nên xa cách…. Tất cả là do cách mỗi người sử dụng, cũng như ứng xử với mạng xã hội.
Mạng xã hội có sức mạnh “phù phép” đông đảo người nghe theo, tin theo và làm theo. Mặt khác, có rất nhiều hậu duệ của những “thượng tế và kỳ mục” sở hữu sẵn “máu bài trừ” người khác bằng cách truyền đi những thông điệp mang tính chất kích động và chống lại một ai đó (thường là những người nổi trội hơn mình, … hoặc đơn giản chỉ là ai đó “thấy ghét”!).
Khi những thông điệp mang tính “bêu xấu” được truyền đi một cách có chủ đích, có hệ thống, và chuyên nghiệp thì vấn đề càng trở nên nguy hiểm hơn. Trong khi đó, từng cá nhân trong đám đông thường bị “lu mờ lý trí” hay “mê muội” như bị thôi miên và được dẫn dắt bởi những lời lẽ kích động của những “anh hùng bàn phím”.
Một comment chê bai có thể chưa mang lại nhiều tác động tiêu cực, nhưng khi một đám đông cực đoan cùng “hùa” vào chê bai thì hậu quả thật khó lường. Sự a dua tập thể chính là một con dao vô hình, có thể lấy đi sự tự tin, niềm vui, cướp đi ước mơ, hoài bão, thậm chí sinh mạng con người… Liệu chúng ta có thực sự còn muốn tham gia vào một cuộc chỉ trích, phê phán ai đó nếu biết được rằng một lời nói nhỏ bé của mình có thể khiến họ phải tìm đến cái chết?
Rất nhiều người thú nhận họ lên án, “like” hay “view” cho một người chỉ vì dư luận xung quanh đang làm thế mà không thực sự tìm hiểu cặn kẽ câu chuyện. Gần đây kênh YouTube mang tên “Khá Bảnh” với hàng loạt video “chém gió, dạy đời" gây sốc với cách hành xử kiểu giang hồ như văng tục, chửi bới, đốt xe, khoe tiền … đã thu hút được sự chú ý của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ với hàng triệu lượt xem và bình luận là một ví dụ.
Hẳn những nhà sáng lập ra Instagram, Twitter hay Facebook… có thể không bao giờ mong muốn sản phẩm của mình sẽ mang lại phiền toái đau thương cho con người, bởi vì những trang mạng xã hội thật ra chỉ là phương tiện giải trí, gắn kết mọi người. Vì thế, khi chưa tìm hiểu kỹ càng, xin đừng nghe theo những “thượng tế và kỳ mục” thời nay để biến mạng xã hội thành những công cụ mang tính hủy diệt như đám đông Do Thái xưa vội vã “hoan hô” rồi ngay sau đó lại hét to “đả đảo”!
Trong tâm lý của quần chúng Do Thái thời đó - tâm lý của người dân nhược tiểu sống dưới ách đô hộ của đế quốc Rôma - Đức Giê-su là vị Vua Giải Phóng Dân Tộc nên khi thấy Người cùng các môn đệ tiến vào Giê-ru-sa-lem, họ nghĩ rằng niềm vui được giải phóng đã gần kề.
Không vui sao được, khi người đang cỡi trên lưng lừa chính là người đã hóa nước thành rượu trong tiệc cưới Ca-nan. Đã làm phép để với một ít bánh và vài con cá đã cho hàng ngàn người ăn no nê. Đã làm cho kẻ mù được thấy, kẻ què được đi … và cũng chính là người đã làm cho Lazarô, một kẻ đã chết ba ngày được sống lại. Với “72 phép thần thông biến hóa” đáng nể như vậy, chắc chắn binh hùng tướng mạnh của người La Mã sẽ phải cúi đầu khuất phục!
Chắc hẳn những tiếng reo hò “Hoan hô ! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa !” trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá hôm đó đong đầy âm sắc của niềm vui, của hy vọng, của hoà bình. Những tiếng hoan hô đó phải lớn lắm - lớn hết sức mình có thể - và kèm theo đó là sự tham gia của cả thể hình với những khuôn mặt đầy phấn khích, những cánh tay vẫy cao những cành lá.
Nhưng cũng chính đám đông ấy trong buổi sáng thứ Sáu Tuần Thánh lại vang dậy tiếng hò hét mang đầy âm sắc của dữ dằn, của khát máu, của sự loại trừ: “Đóng đinh nó vào thập giá ! Đóng đinh nó vào thập giá !”. Những tiếng la hét ấy đã khiến Philatô phải băn khoăn: “Thế ông ấy đã làm điều gì gian ác ?”. Câu trả lời của đám đông vẫn là: “Đóng đinh nó vào thập giá !” và càng gào lên ghê gớm hơn khi Philatô tự cho là mình vô can và phủi tay : “Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi !”. (Mt 27, 22-25)
Theo nhà tâm lý học xã hội Gustave Le Bon: đám đông thường bị điều khiển bởi sự vô thức của mỗi cá nhân, hành động tùy theo những kích thích ngẫu nhiên. Họ đặc biệt dễ bị tác động, nội tâm của họ xuất hiện một sự thúc dục phải biến nhanh ý tưởng thành hành động.
Hiệu ứng đám đông còn có thể được hiểu là những suy nghĩ hoặc hành vi của con người thường xuyên chịu tác động của những người khác. Đây là một phản ứng tâm lý rất tự nhiên, không hề xấu. Thế nhưng, khi hiệu ứng này có thể giết chết một con người, đó không còn là chuyện nhỏ.
Những kích thích và tác động ở đây chính là niềm mong ước của dân Do Thái muốn được giải phóng khỏi ách kềm kẹp của đế quốc Rôma và sự “ganh ăn ghét ở” của giới lãnh đạo Do Thái thời đó. Họ sợ đám đông rời bỏ mình đi theo Đức Giê-su và việc đó ảnh hưởng đến những đặc lợi, đặc quyền mà từ trước đến nay họ vẫn được hưởng vì vậy “các thượng tế và kỳ mục trong dân nhóm họp tại dinh của vị thượng tế tên là Cai-pha, và cùng nhau quyết định dùng mưu bắt Đức Giê-su và giết đi.” (Mt 26, 3-4)
Ngày Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay mang đến cho chúng ta bài học bổ ích và mang tính rất thời sự dù sự việc đã xảy ra cách đây hơn 2000 năm. Con người hiện nay sống trong thời đại công nghệ “4G”, có thể nói đang có một thế hệ trưởng thành từ mạng xã hội, một thế hệ “check in, like, comment …” mỗi lúc và mọi nơi. Những thói quen từ mạng xã hội có thể là niềm vui của người này, nhưng đôi khi lại là sự phiền phức của kẻ khác.
Nó tác động đến cuộc sống của con người; thậm chí làm thay đổi nếp sống, cách nghĩ của nhiều người. Nó giúp những người ở xa nhau nửa vòng trái đất cũng trở nên gần gũi nhờ tương tác đều đặn hàng ngày. Nhưng đôi khi lại khiến những người ở rất gần trở nên xa cách…. Tất cả là do cách mỗi người sử dụng, cũng như ứng xử với mạng xã hội.
Mạng xã hội có sức mạnh “phù phép” đông đảo người nghe theo, tin theo và làm theo. Mặt khác, có rất nhiều hậu duệ của những “thượng tế và kỳ mục” sở hữu sẵn “máu bài trừ” người khác bằng cách truyền đi những thông điệp mang tính chất kích động và chống lại một ai đó (thường là những người nổi trội hơn mình, … hoặc đơn giản chỉ là ai đó “thấy ghét”!).
Khi những thông điệp mang tính “bêu xấu” được truyền đi một cách có chủ đích, có hệ thống, và chuyên nghiệp thì vấn đề càng trở nên nguy hiểm hơn. Trong khi đó, từng cá nhân trong đám đông thường bị “lu mờ lý trí” hay “mê muội” như bị thôi miên và được dẫn dắt bởi những lời lẽ kích động của những “anh hùng bàn phím”.
Một comment chê bai có thể chưa mang lại nhiều tác động tiêu cực, nhưng khi một đám đông cực đoan cùng “hùa” vào chê bai thì hậu quả thật khó lường. Sự a dua tập thể chính là một con dao vô hình, có thể lấy đi sự tự tin, niềm vui, cướp đi ước mơ, hoài bão, thậm chí sinh mạng con người… Liệu chúng ta có thực sự còn muốn tham gia vào một cuộc chỉ trích, phê phán ai đó nếu biết được rằng một lời nói nhỏ bé của mình có thể khiến họ phải tìm đến cái chết?
Rất nhiều người thú nhận họ lên án, “like” hay “view” cho một người chỉ vì dư luận xung quanh đang làm thế mà không thực sự tìm hiểu cặn kẽ câu chuyện. Gần đây kênh YouTube mang tên “Khá Bảnh” với hàng loạt video “chém gió, dạy đời" gây sốc với cách hành xử kiểu giang hồ như văng tục, chửi bới, đốt xe, khoe tiền … đã thu hút được sự chú ý của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ với hàng triệu lượt xem và bình luận là một ví dụ.
Hẳn những nhà sáng lập ra Instagram, Twitter hay Facebook… có thể không bao giờ mong muốn sản phẩm của mình sẽ mang lại phiền toái đau thương cho con người, bởi vì những trang mạng xã hội thật ra chỉ là phương tiện giải trí, gắn kết mọi người. Vì thế, khi chưa tìm hiểu kỹ càng, xin đừng nghe theo những “thượng tế và kỳ mục” thời nay để biến mạng xã hội thành những công cụ mang tính hủy diệt như đám đông Do Thái xưa vội vã “hoan hô” rồi ngay sau đó lại hét to “đả đảo”!