83. CÔ DÂU NGỒI KIỆU

Có một cô dâu đi lấy chồng, đi được nửa đường thì kiệu rơi xuống thấp, các phu kiệu bó tay mà chịu, Tương Nghĩa nói:

- “Cô dâu không được đi bộ, không ngồi kiệu thì không được, nếu trở về đổi kiệu mới thì đường càng dài thêm”.

Cô dâu nói:

- “Các ông đi bên ngoài khiêng kiệu, còn tôi đi bên trong, không ai nhìn thấy, như thế không được sao ?”

(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 83:

Đến tháng Đức Mẹ là có những nhà thờ tổ chức rước kiệu Đức Mẹ để tỏ lòng tôn kính và yêu mến Mẹ, đó là lòng đạo chân thành bình dân, và cũng là một cách truyền giáo cho mọi người, đáng ca ngợi và gìn giữ truyền thống tốt đẹp này...

Nhưng có người khi đi kiệu thì to tiếng trò chuyện với nhau như đi biểu tình, có người thì mặt mày lơ láo hết ngó cô này đến nhìn anh nọ, có người lại còn chửi tục to tiếng khi đi kiệu ai đọc kinh thì đọc ai hát thì hát, bất kể...

Rước kiệu là một hình thức tôn vinh Đức Mẹ, nhưng nếu đi rước kiệu kiểu đó thì chẳng khác chi những người Do Thái xưa kia đi rước Đức Chúa Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem: hôm nay tung hô, ngày mai la ó đóng đinh Ngài vào thập giá.

Cô dâu sợ kiệu phu mệt và vì thể diện nên đã hy sinh đi bộ trong kiệu; người Ki-tô hữu sẽ không sợ mệt cũng không vì khoe khoang khi đi kiệu Đức Mẹ, nhưng vì yêu mến và tôn vinh Đức Mẹ mà hy sinh khi rước kiệu. Rất có ý nghĩa !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info