Thân xác không tim thì thân xác chết, làm người không có tâm, cuộc sống chỉ có hận thù, và là mối nguy hiểm cho mọi người.
Tâm của ai nói lên nhân cách người đó. Chẳng hạn:
- Sống gần người có tâm lệch lạc, bạn dễ bị sự hoang mang tấn công.
- Sống gần người có tâm gian dối, bạn vô cùng đau khổ.
- Sống gần người có tâm thủ đoạn, bạn dễ đối diện cùng nguy hiểm cho an ninh đời mình.
- Sống gần người có tâm ganh ghét, bạn dễ trở thành đối tượng của sự đố kỵ.
- Sống gần người có tâm tráo trở, cuộc sống của bạn mất bình an.
- Sống gần người có tâm thù hận, bạn dễ bị oán ghét.
- Sống gần người có tâm tham lam, bạn dễ bị tước đoạt nhiều thứ.
- Sống gần người có tâm hay nghi ngờ, cuộc sống của bạn dễ bị chính sự nghi ngờ của họ làm cho khổ sở.
- Sống gần người có tâm đố kỵ, bạn dễ trở thành người bị soi mói, dòm ngó.
- Sống gần người có tâm ích kỷ, bạn nên chuẩn bị để đón nhận những mưu toan, tính toán bất lợi, miễn họ có lợi.
- Sống gần người có tâm thâm thù, bạn đang đối diện với người đi sát cạnh sự độc ác.
- Sống gần người mà tâm mang nặng mối tư thù, bạn nên chuẩn bị để đón nhận nhiều lời lẽ và hành vi hằn học...
Người đời vẫn gọi người chất chứa những loại tâm như trên là bất chính hay không có tâm.
Hãy nhớ, tâm là cốt cách của mỗi người, làm nên tư cách và tính cách của người ấy. Vì thế, nếu là người có tâm bất chính hay không có tâm, thì dù có cố che cố đậy và che đậy khéo đến mức nào, thì sớm muộn gì, họ vẫn bị bại lộ.
Vì thế, giữ cho bản thân vừa sống thực tâm, vừa sống có tâm hay tâm công chính, ta cần:
- Luôn luôn giáo dục lương tâm mình ngay chính.
- Học đòi bắt chước gương lành, gương tốt.
- Sống và hành động theo lối sống của các người lành, nhất là của các thánh nhân.
- Giữ tâm hồn mình ngay thẳng, trung thực.
- Dẹp bỏ kiểu suy nghĩ, kiểu lý luận a dua, đua đòi: người khác thế nào, tôi thế ấy.
- Không phải lúc nào cũng chạy theo đám đông mà không phân định, không đưa ra những quyết đoán khôn ngoan, sáng suốt.
- Không bao giờ xấu hổ khi làm điều lành.
- Dứt khoát xấu hổ khi chỉ cần suy nghĩ đến điều xấu hay có ý làm điều xấu.
- Luôn hướng thiện, nghĩ về điều thiện, dẫu đang bị vây bũa bởi môi trường xấu, gương mù, gương xấu.
- Thường xuyên cầu nguyện, xin Chúa giải thoát mình khỏi bóng tối sự dữ, sự xấu.
- Chăm chú lắng nghe, đọc, suy niệm, tập tành sống Lời Chúa, giáo huấn của Chúa.
- Luôn luôn ý thức Chúa đang đồng hành với mình, Chúa hiện diện trong linh hồn mình, Chúa nhìn thấy mình, Chúa thấu biết mọi hành vi và suy nghĩ của mình.
- Trung thành với mọi lề luật mà Hội Thánh dạy.
Vì thế, trên thực tế, ta cần:
- Để tâm của mình sống động nơi cõi lòng để biết yêu thương và chân thành đón nhận yêu thương từ người khác.
- Để tâm của mình sống động nơi đôi bàn tay để biết giúp đỡ người cần giúp đỡ.
- Để tâm của mình sống động nơi đôi chân để đến những nơi, những người còn nhiều kém cỏi, bi đát, cơ nhỡ, thương đau.
- Để tâm của mình sống động nơi suy nghĩ để luôn nhìn mọi người, mọi hoàn cảnh băng ánh nhìn tốt, khía cạnh đẹp. Nếu cần đánh giá sẽ đánh giá cách độ lượng, vị tha.
- Để tâm của mình sống động nơi môi miệng để biết im lặng khi cần, và nếu phải phát biểu sẽ là những lời không lên án, không thiên kiến, nhưng mang lại bình an, tình người, và cảm thông.
- Để tâm của mình sống động nơi đôi tai để bỏ ra ngoài những lời dèm pha, soi mói người khác. Chỉ nghe những lời giúp ta trưởng thành trong đời sống, trong tương quan với đồng loại, và những gì là chân lý, là lẽ phải.
Để có tâm, không phải ngày một, ngày hai mà có được. Một người chưa từng có tâm, không phải tự dưng mà có nó. Tất cả phải là một quá trinh nỗ lực học tập và cố gắng từng ngày.
Sống ở trên đời mà không có tâm, dễ biến ta thành người tàn nhẫn, đáng sợ... Sống mà lại biến mình thành nguyên nhân của nỗi khiếp sợ, của sự mất bình an, ta là kẻ bỏ đi, kẻ không đáng sống (dân gian hay chế diễu: "hết xài", "hết thuốc chữa"...).
Ngược lại, ta biết rèn chữ tâm, nó sẽ là giá trị của đời ta và làm nên chỗ đứng, nhân phẩm của ta trong lòng những ai đã từng sống bên ta.
Nếu hương sắc là cái quý của mọi loài hoa, vì không hương, không săc, hoa không thể là hoa. Tâm của một người là cái đẹp vô giá của chính người đó.
Một lần nữa, hãy ngắm các loài hoa để nhận diện lại nét đẹp vô cùng của kẻ có tâm.
Vậy, ta hãy tự tạc hình tượng của mình khi sống giữa đời bằng SỐNG CHỮ TÂM.
Tâm của ai nói lên nhân cách người đó. Chẳng hạn:
- Sống gần người có tâm lệch lạc, bạn dễ bị sự hoang mang tấn công.
- Sống gần người có tâm gian dối, bạn vô cùng đau khổ.
- Sống gần người có tâm thủ đoạn, bạn dễ đối diện cùng nguy hiểm cho an ninh đời mình.
- Sống gần người có tâm ganh ghét, bạn dễ trở thành đối tượng của sự đố kỵ.
- Sống gần người có tâm tráo trở, cuộc sống của bạn mất bình an.
- Sống gần người có tâm thù hận, bạn dễ bị oán ghét.
- Sống gần người có tâm tham lam, bạn dễ bị tước đoạt nhiều thứ.
- Sống gần người có tâm hay nghi ngờ, cuộc sống của bạn dễ bị chính sự nghi ngờ của họ làm cho khổ sở.
- Sống gần người có tâm đố kỵ, bạn dễ trở thành người bị soi mói, dòm ngó.
- Sống gần người có tâm ích kỷ, bạn nên chuẩn bị để đón nhận những mưu toan, tính toán bất lợi, miễn họ có lợi.
- Sống gần người có tâm thâm thù, bạn đang đối diện với người đi sát cạnh sự độc ác.
- Sống gần người mà tâm mang nặng mối tư thù, bạn nên chuẩn bị để đón nhận nhiều lời lẽ và hành vi hằn học...
Người đời vẫn gọi người chất chứa những loại tâm như trên là bất chính hay không có tâm.
Hãy nhớ, tâm là cốt cách của mỗi người, làm nên tư cách và tính cách của người ấy. Vì thế, nếu là người có tâm bất chính hay không có tâm, thì dù có cố che cố đậy và che đậy khéo đến mức nào, thì sớm muộn gì, họ vẫn bị bại lộ.
Vì thế, giữ cho bản thân vừa sống thực tâm, vừa sống có tâm hay tâm công chính, ta cần:
- Luôn luôn giáo dục lương tâm mình ngay chính.
- Học đòi bắt chước gương lành, gương tốt.
- Sống và hành động theo lối sống của các người lành, nhất là của các thánh nhân.
- Giữ tâm hồn mình ngay thẳng, trung thực.
- Dẹp bỏ kiểu suy nghĩ, kiểu lý luận a dua, đua đòi: người khác thế nào, tôi thế ấy.
- Không phải lúc nào cũng chạy theo đám đông mà không phân định, không đưa ra những quyết đoán khôn ngoan, sáng suốt.
- Không bao giờ xấu hổ khi làm điều lành.
- Dứt khoát xấu hổ khi chỉ cần suy nghĩ đến điều xấu hay có ý làm điều xấu.
- Luôn hướng thiện, nghĩ về điều thiện, dẫu đang bị vây bũa bởi môi trường xấu, gương mù, gương xấu.
- Thường xuyên cầu nguyện, xin Chúa giải thoát mình khỏi bóng tối sự dữ, sự xấu.
- Chăm chú lắng nghe, đọc, suy niệm, tập tành sống Lời Chúa, giáo huấn của Chúa.
- Luôn luôn ý thức Chúa đang đồng hành với mình, Chúa hiện diện trong linh hồn mình, Chúa nhìn thấy mình, Chúa thấu biết mọi hành vi và suy nghĩ của mình.
- Trung thành với mọi lề luật mà Hội Thánh dạy.
Vì thế, trên thực tế, ta cần:
- Để tâm của mình sống động nơi cõi lòng để biết yêu thương và chân thành đón nhận yêu thương từ người khác.
- Để tâm của mình sống động nơi đôi bàn tay để biết giúp đỡ người cần giúp đỡ.
- Để tâm của mình sống động nơi đôi chân để đến những nơi, những người còn nhiều kém cỏi, bi đát, cơ nhỡ, thương đau.
- Để tâm của mình sống động nơi suy nghĩ để luôn nhìn mọi người, mọi hoàn cảnh băng ánh nhìn tốt, khía cạnh đẹp. Nếu cần đánh giá sẽ đánh giá cách độ lượng, vị tha.
- Để tâm của mình sống động nơi môi miệng để biết im lặng khi cần, và nếu phải phát biểu sẽ là những lời không lên án, không thiên kiến, nhưng mang lại bình an, tình người, và cảm thông.
- Để tâm của mình sống động nơi đôi tai để bỏ ra ngoài những lời dèm pha, soi mói người khác. Chỉ nghe những lời giúp ta trưởng thành trong đời sống, trong tương quan với đồng loại, và những gì là chân lý, là lẽ phải.
Để có tâm, không phải ngày một, ngày hai mà có được. Một người chưa từng có tâm, không phải tự dưng mà có nó. Tất cả phải là một quá trinh nỗ lực học tập và cố gắng từng ngày.
Sống ở trên đời mà không có tâm, dễ biến ta thành người tàn nhẫn, đáng sợ... Sống mà lại biến mình thành nguyên nhân của nỗi khiếp sợ, của sự mất bình an, ta là kẻ bỏ đi, kẻ không đáng sống (dân gian hay chế diễu: "hết xài", "hết thuốc chữa"...).
Ngược lại, ta biết rèn chữ tâm, nó sẽ là giá trị của đời ta và làm nên chỗ đứng, nhân phẩm của ta trong lòng những ai đã từng sống bên ta.
Nếu hương sắc là cái quý của mọi loài hoa, vì không hương, không săc, hoa không thể là hoa. Tâm của một người là cái đẹp vô giá của chính người đó.
Một lần nữa, hãy ngắm các loài hoa để nhận diện lại nét đẹp vô cùng của kẻ có tâm.
Vậy, ta hãy tự tạc hình tượng của mình khi sống giữa đời bằng SỐNG CHỮ TÂM.