(Vatican 3/4/2005). Trước khi về Thiên Quốc, Đức Thánh Cha đã để lại cho toàn thể Giáo Hội huấn đức Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa. Tưởng cũng nên biết, theo thông lệ đúng 12 giờ trưa ngày Chúa Nhật, Đức Thánh Cha cùng đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô. Trong mùa Phục Sinh thay vì đọc kinh Truyền Tin, cộng đoàn sẽ đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng. Trước khi đọc kinh Truyền Tin (hay kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng), Đức Thánh Cha ban một bài huấn đức cho những người hành hương. Đức Thánh Cha đã soạn bài huấn đức cho Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa 3/4/2005, một ngày lễ rất thân thiết với ngài đã do chính ngài thiết lập trong lịch Phụng Vụ.
Huấn đức này đã được Đức Tổng Giám Mục Leonardo Sandri, phụ tá quốc vụ khanh Tòa Thánh đọc vào trưa Chúa Nhật 3/4/2005 trước hàng trăm ngàn tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô.
“Với toàn thể nhân loại quá thường mất định hướng và bị chế ngự bởi quyền năng của tội lỗi, tự ái và sợ sệt, Chúa Phục Sinh ban cho tình yêu của Ngài như một hồng ân tha thứ, hòa giải và tái mở rộng tâm hồn cho hy vọng”.
Đức Thánh Cha viết tiếp:
“Đây chính là tình yêu đã hoán cải con tim và đem lại bình an. Thế giới này cần hiểu và chào đón Lòng Thương Xót Chúa biết bao!”
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến trình thuật Tin Mừng về việc Chúa hiện ra cho các Tông Đồ và cho họ thấy các lỗ đinh.
“Những vết thương cao cả mà Ngài đã để cho Thánh Tôma cứng lòng sờ vào tám ngày sau đã mạc khải lòng thương xót của Chúa là Đấng ‘quá yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài.’”
“Lạy Chúa, Đấng với cái chết và sự Phục Sinh của Ngài mạc khải tình yêu Chúa Cha, chúng con tin nơi Ngài với lòng cậy trông chúng con lặp lại ngày hôm nay: Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy nơi Chúa, xin thương xót chúng con và toàn thế giới”.
Nhắc đến việc cử hành lễ Truyền Tin vào ngày thứ Hai, Đức Thánh Cha nói:
“Cầu xin cho phụng vụ trọng thể ngày lễ Truyền Tin mà chúng ta cử hành ngày mai sẽ khích lệ chúng ta chiêm niệm với đôi mắt của Đức Mẹ mầu nhiệm bao la của tình yêu đầy lòng thương xót đã được đưa ra từ Thánh Tâm Chúa Giêsu”.
Tưởng cũng nên nhắc lại là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô khi còn là chủng sinh “đi học chui” trong thời Nazi cai trị Ba Lan, đã cầu nguyện nơi mồ của Helena Kowalska (tên thật của Thánh Faustina). Đức Thánh Cha đã gọi chị là “con cái của nước Ba Lan … vì có liên hệ chặt chẽ với lịch sử của Thế Kỷ 20”. Chị Faustina ở Krakow đã thi hành mệnh lệnh Lòng Thương Xót Chúa, bị bệnh lao và đã chết trước khi thế chiến 2 xảy ra. Chị để lại cuối nhật ký ghi lại thị kiến Chúa Giêsu khẩn khoản những ai theo Người để được lòng thương xót “Cho những ai đã nhớ, đã chứng kiến và đã trải qua những biến cố trong các năm đó mà hàng triệu người đã trải qua cơn khủng hoảng, thì họ sẽ hiểu được thế nào là lòng thương xót”.
Chị Faustina đã cho biết Chị đã thị kiến được Chúa Giê Su, Mẹ Maria và năm dấu thánh của Chúa vào năm 1931, các điều đó được coi là huyền bí mà đã một thời nhiều người tỏ ra không được hài lòng. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II từ khi là Giám Mục ở Krakow vào năm 1960 đã bắt đầu những cố gắng thỉnh nguyện xin phong thánh cho chị.
Bộ Phong Thánh đã ghi nhận hai phép lạ do sự can thiệp của chị: thứ nhất là Cha Ronald Pytel ở Baltimore, MaryLand bị bệnh tim rất nặng, kế đến là Bà Maureen Digan ở Stockbridge Massachusetts đã mắc bệnh bạch huyết cầu không chữa được.
Vị nữ tu người Ba Lan này, đã được Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị phong Chân Phước vào năm 1993. Ngày 30/4/2000, chị đã được Đức Thánh Cha Phong Hiển Thánh như là vị thánh đầu tiên được phong trong Đại Năm Thánh 2000 trước khoảng 200000 người tràn ngập khắp nơi trên quảng trường Thánh Phêrô và các đường phố lân cận. Đường phố tràn ngập biểu ngữ bằng tiếng Ba Lan, đủ loại hạng người vừa ca vừa vũ, Đức Thánh Cha cùng chung vui với họ mặc dầu sức khoẻ đã già yếu. Trong khi đó hơn 70000 tín hữu theo dõi trên đại màn ảnh truyền hình tại nơi sinh trưởng của Chị Faustina thuộc vùng ngọai ô của Krakow.
Ngày 30/4/2000 là Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh. Trong lễ phong hiển thánh, Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị đã công bố quyết định dành riêng ngày Chúa Nhật Thứ Hai của Mùa Phục Sinh là ngày Chủ Nhật kính nhớ về Lòng Thương Xót Chúa.
Nói về Lễ Kính này, Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói rằng: “Đó chính là một lời gọi mời liên lỉ đối với những người Kitô Giáo trên khắp thế giới hãy tín thác, và hãy cầu khẩn vào lòng nhân từ của Thiên Chúa, khi gặp phải những khó khăn, thách thử đang đợi chờ con người trong những năm sắp đến.”
Điểm mấu chốt và cốt lõi về sứ vụ của Thánh Nữ Faustina chính là rao truyền về Lòng Xót Thương của Thiên Chúa đến với cả nhân loại. Đời sống thánh linh của Thánh Nữ đã để lại cho Giáo Hội chính là sự sùng kính của Thánh Nữ vào Lòng Từ Bi của Thiên Chúa, một sự sùng kính đã được chính Chúa Giêsu yêu cầu Thánh Nữ vẽ lên một bức tranh của chính Ngài với lời cầu khẩn: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Ngài” được khắc ngay bên dưới. Thánh Nữ đã ủy thác lại bức tranh vẽ đó vào năm 1935.
Đức cố Hồng Y Karol Wojtyla, khi đó vẫn còn là Đức Tổng Giám Mục của Krakow, đã bắt đầu hồ sơ phong chân phước cho Nữ Tu Faustina.
Vào ngày 17 tháng 8 năm 2003, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã giao phó thế giới cho Lòng Xót Thương của Thiên Chúa khi Ngài cung hiến một đền thờ mới ở Lagiewniki, một vùng ngoại ô của Krakow, vốn tọa lạc gần bên cạnh một tu viện dòng kín, là nơi mà Thánh Nữ Faustina Kowakska đã sống và qua đời.
Huấn đức này đã được Đức Tổng Giám Mục Leonardo Sandri, phụ tá quốc vụ khanh Tòa Thánh đọc vào trưa Chúa Nhật 3/4/2005 trước hàng trăm ngàn tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô.
“Với toàn thể nhân loại quá thường mất định hướng và bị chế ngự bởi quyền năng của tội lỗi, tự ái và sợ sệt, Chúa Phục Sinh ban cho tình yêu của Ngài như một hồng ân tha thứ, hòa giải và tái mở rộng tâm hồn cho hy vọng”.
Đức Thánh Cha viết tiếp:
“Đây chính là tình yêu đã hoán cải con tim và đem lại bình an. Thế giới này cần hiểu và chào đón Lòng Thương Xót Chúa biết bao!”
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến trình thuật Tin Mừng về việc Chúa hiện ra cho các Tông Đồ và cho họ thấy các lỗ đinh.
“Những vết thương cao cả mà Ngài đã để cho Thánh Tôma cứng lòng sờ vào tám ngày sau đã mạc khải lòng thương xót của Chúa là Đấng ‘quá yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài.’”
“Lạy Chúa, Đấng với cái chết và sự Phục Sinh của Ngài mạc khải tình yêu Chúa Cha, chúng con tin nơi Ngài với lòng cậy trông chúng con lặp lại ngày hôm nay: Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy nơi Chúa, xin thương xót chúng con và toàn thế giới”.
Nhắc đến việc cử hành lễ Truyền Tin vào ngày thứ Hai, Đức Thánh Cha nói:
“Cầu xin cho phụng vụ trọng thể ngày lễ Truyền Tin mà chúng ta cử hành ngày mai sẽ khích lệ chúng ta chiêm niệm với đôi mắt của Đức Mẹ mầu nhiệm bao la của tình yêu đầy lòng thương xót đã được đưa ra từ Thánh Tâm Chúa Giêsu”.
Tưởng cũng nên nhắc lại là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô khi còn là chủng sinh “đi học chui” trong thời Nazi cai trị Ba Lan, đã cầu nguyện nơi mồ của Helena Kowalska (tên thật của Thánh Faustina). Đức Thánh Cha đã gọi chị là “con cái của nước Ba Lan … vì có liên hệ chặt chẽ với lịch sử của Thế Kỷ 20”. Chị Faustina ở Krakow đã thi hành mệnh lệnh Lòng Thương Xót Chúa, bị bệnh lao và đã chết trước khi thế chiến 2 xảy ra. Chị để lại cuối nhật ký ghi lại thị kiến Chúa Giêsu khẩn khoản những ai theo Người để được lòng thương xót “Cho những ai đã nhớ, đã chứng kiến và đã trải qua những biến cố trong các năm đó mà hàng triệu người đã trải qua cơn khủng hoảng, thì họ sẽ hiểu được thế nào là lòng thương xót”.
Chị Faustina đã cho biết Chị đã thị kiến được Chúa Giê Su, Mẹ Maria và năm dấu thánh của Chúa vào năm 1931, các điều đó được coi là huyền bí mà đã một thời nhiều người tỏ ra không được hài lòng. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II từ khi là Giám Mục ở Krakow vào năm 1960 đã bắt đầu những cố gắng thỉnh nguyện xin phong thánh cho chị.
Bộ Phong Thánh đã ghi nhận hai phép lạ do sự can thiệp của chị: thứ nhất là Cha Ronald Pytel ở Baltimore, MaryLand bị bệnh tim rất nặng, kế đến là Bà Maureen Digan ở Stockbridge Massachusetts đã mắc bệnh bạch huyết cầu không chữa được.
Vị nữ tu người Ba Lan này, đã được Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị phong Chân Phước vào năm 1993. Ngày 30/4/2000, chị đã được Đức Thánh Cha Phong Hiển Thánh như là vị thánh đầu tiên được phong trong Đại Năm Thánh 2000 trước khoảng 200000 người tràn ngập khắp nơi trên quảng trường Thánh Phêrô và các đường phố lân cận. Đường phố tràn ngập biểu ngữ bằng tiếng Ba Lan, đủ loại hạng người vừa ca vừa vũ, Đức Thánh Cha cùng chung vui với họ mặc dầu sức khoẻ đã già yếu. Trong khi đó hơn 70000 tín hữu theo dõi trên đại màn ảnh truyền hình tại nơi sinh trưởng của Chị Faustina thuộc vùng ngọai ô của Krakow.
Ngày 30/4/2000 là Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh. Trong lễ phong hiển thánh, Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị đã công bố quyết định dành riêng ngày Chúa Nhật Thứ Hai của Mùa Phục Sinh là ngày Chủ Nhật kính nhớ về Lòng Thương Xót Chúa.
Nói về Lễ Kính này, Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói rằng: “Đó chính là một lời gọi mời liên lỉ đối với những người Kitô Giáo trên khắp thế giới hãy tín thác, và hãy cầu khẩn vào lòng nhân từ của Thiên Chúa, khi gặp phải những khó khăn, thách thử đang đợi chờ con người trong những năm sắp đến.”
Điểm mấu chốt và cốt lõi về sứ vụ của Thánh Nữ Faustina chính là rao truyền về Lòng Xót Thương của Thiên Chúa đến với cả nhân loại. Đời sống thánh linh của Thánh Nữ đã để lại cho Giáo Hội chính là sự sùng kính của Thánh Nữ vào Lòng Từ Bi của Thiên Chúa, một sự sùng kính đã được chính Chúa Giêsu yêu cầu Thánh Nữ vẽ lên một bức tranh của chính Ngài với lời cầu khẩn: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Ngài” được khắc ngay bên dưới. Thánh Nữ đã ủy thác lại bức tranh vẽ đó vào năm 1935.
Đức cố Hồng Y Karol Wojtyla, khi đó vẫn còn là Đức Tổng Giám Mục của Krakow, đã bắt đầu hồ sơ phong chân phước cho Nữ Tu Faustina.
Vào ngày 17 tháng 8 năm 2003, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã giao phó thế giới cho Lòng Xót Thương của Thiên Chúa khi Ngài cung hiến một đền thờ mới ở Lagiewniki, một vùng ngoại ô của Krakow, vốn tọa lạc gần bên cạnh một tu viện dòng kín, là nơi mà Thánh Nữ Faustina Kowakska đã sống và qua đời.