1. Niềm vui và Hy vọng lớn lao cho đất nước Thái đang chờ chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô sửa soạn thực hiện chuyến tông du lần thứ 4 tới Á châu vào cuối tháng này. Hành trình tông du thứ 32 sắp tới của ngài sẽ diễn ra vào các ngày 20 đến 26 tháng 11, tới Thái Lan và Nhật Bản. Linh mục người Ý Rafaelle Sandonà, một nhà truyền giáo ở Thái Lan, cho hay ý nghĩa của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với đất nước này.
Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ viếng thăm Thái từ ngày 20 đến 23 tháng 11, sau đó, ngài bay đi Nhật Bản từ 23 đến 26 tháng 11, trước khi trở về Rome.
Giáo Hội Thái Lan
Đây sẽ là chuyến viếng thăm thứ hai của Đức Giáo Hoàng đến Thái Lan trong 35 năm, sau chuyến viếng thăm của Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1984. Khẩu hiệu của chuyến Tông du sắp tới là “Môn đệ của Chúa, Người môn đệ truyền giáo”, để cử hành 350 năm thành lập Giáo phận Tông tòa Thái, đưiợc bắt đầu từ năm 1669, mở ra trang sử Giáo hội của đất nước này.
Người Công Giáo tại Thái có một thiểu số rất nhỏ chỉ có 0,5% trong một dân số là 68 triệu người Thái mà hơn 90% dân chúng theo đạo Phật. Hồi giáo chiếm hơn 4% và những người tin vào Chúa Kitô có khoảng 1%. Trong 350 năm qua, Giáo hội đã phát triển thành 11 giáo phận với khoảng 390.000 người Công Giáo.
Giáo phận Chiang Mai
Giáo phận Chiang Mai, ở miền bắc Thái Lan, được thành lập vào tháng 11 năm 1959 do một số linh mục của tổ chức “Fidei donum” từ Ý đến rao giảng Tin mừng tại Chae Hom và Lamphun trong nhiều năm qua.
Tổ chức Fidei donum (món quà đức tin), được chào đời vào năm 1957 do Đức Thánh Cha Piô XII thành lập, Ngài mời gọi các giám mục không chỉ nâng đỡ nhau qua tâm tình cầu nguyện mà còn qua các phương tiện khác thiết thực hơn như là gửi các linh mục của Giáo phận mình tới truyền giáo tại các nước khác.
Tại thí điểm truyền giáo Chae Hom, nơi thu mua và tiêu thụ các sản phẩm thủ công địa phương, hầu giúp cho các bộ lạc và đồng bào thiểu số rải rác trong các vùng núi đồi có nước sạch để uống, cung cấp thuốc men y tế và các phương tiện giáo dục.
2. Dấn thân cho niềm tin và sự hiệp nhất của Giáo hội
Cha Raffaele Sandonà, một linh mục của tổ chức Fidei donum, ngài xuất thân từ Giáo phận Padua nước Ý, đã làm việc ở Thái Lan được 10 năm nay cho Đài phát thanh Vatican hay chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ kiện cường niềm tin cho người Công Giáo tại quốc gia này và thúc đẩy sự đối thoại liên tôn với thế giới Phật giáo.
Cha Sandona cho hay sau 35 năm chuyến viếng thăm của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Giáo hội Thái đang trông chờ rất nhiều kỳ vọng và phấn kích lớn lao từ chuyến tông du này của Đức Thánh Cha Phanxicô, nó nối kết Giáo hội địa phương nên một với Giáo hội hoàn vũ. Đây là lý do tại sao chuyến tông du này quan trọng đối với cộng đồng Giáo Hội Công Giáo nhỏ bé của đất nước này.
Cha Sandona cũng nêu lên rằng chưa có một mối quan hệ chính thức nào giữa Kitô giáo và quốc gia mà Phật giáo là quốc giáo này và phần đa dân số là Phật giáo. Tuy nhiên, các mối giao hảo với các Phật tử trong cuộc sống hàng ngày thì rất bình thản và hài hòa giữa cộng đồng Kitô giáo nhỏ bé trong một đất nước mà Phật giáo là quốc giáo này! Cha cũng cho hay đôi bên có những hợp tác xây dựng qua nhiều dự án chung.
Mong ước của Đức Thánh Cha Phanxicô là hòa bình và yêu thương
Cha Sandonà cho hay chuyến tông du sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô này có một tầm mức rất quan trọng vì ngoài các cuộc họp đại kết; Đức Thánh Cha Phanxicô còn đề ra một số dự án rất đặc trưng của triều đại Giáo hoàng của Ngài. Ở tại một đất nước mà ít người nói về Đức Thánh Cha, về Giáo Hội Công Giáo Vatican… Nhưng giờ đây họ bàn luận và quan tâm nhiều tới Giáo Hội Công Giáo và chuyến tông du của Đức Thánh Cha như là một sứ giả khiêm hạ của hòa bình.
Do đó, chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là một bước tiến tốt cho việc đối thoại giữa các tôn giáo hầu tạo cho Giáo hội Thái Lan một sức mạnh làm chứng tá cho việc xây dựng hòa bình và yêu thương.
Về lãnh vự này cha Sondonà còn cho hay bài hát chủ đề trong cuộc tông du này nói lên tình yêu như là một nhịp cầu nối kết mọi người lại với nhau…
3. Fides giới thiệu sách mới của Đức Giáo Hoàng về truyền giáo
Vào cuối Tháng Truyền giáo Ngoại thường, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã đưa ra một vài trích đoạn từ cuộc phỏng vấn dài Đức Thánh Cha dành cho phóng viên Gianni Valente của Fides News Agency, trong đó Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng “Giáo hội hoặc là truyền giáo hoặc không còn là Giáo hội nữa”.
“Niềm vui Tin Mừng lấp đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp gỡ Chúa Giêsu.” Đó là đoạn mở đầu trong Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố vào tháng 11 năm 2013, tức là tám tháng sau cơ mật viện trong đó các vị Hồng Y đã bầu ngài làm Giám mục Rôma và Người kế vị Thánh Phêrô. Trong văn bản nói lên chương trình nghị sự trong triều Giáo Hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã mời gọi mọi người tái phối hợp mọi hành động, suy tư và sáng kiến cho việc loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay.
Sáu năm sau, Đức Thánh Cha đã kêu gọi một Tháng Truyền giáo Ngoại thường được tổ chức vào tháng 10 năm 2019, đồng thời triệu tập Thượng hội đồng đặc biệt tại Rôma dành riêng cho Vùng Amazon, với ý định đề xuất những con đường mới cho việc loan báo Tin Mừng tại “lá phổi xanh” của thế giới chúng ta, nơi đang gặp nhiều khó khăn vì nạn khai thác bừa bãi vi phạm và gây thương tích cho các anh chị em của chúng ta, và hành tinh của chúng ta (Diễn từ kết thúc Thượng hội đồng toàn vùng Amazon) .
Trong thời gian này, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã đưa ra các bài diễn văn trong đó ngài thường xuyên nhắc đến bản chất đặc thù của sứ mệnh Giáo Hội trong thế giới. Chẳng hạn, Đức Thánh Cha đã lặp đi lặp lại nhiều lần rằng việc truyền giáo không phải là chiêu dụ tín đồ, và Giáo hội phát triển bởi sự hấp dẫn và bởi các chứng tá, cũng như một loạt các diễn đạt được định hướng bởi sự năng động trong các hoạt động tông đồ, và nguồn gốc của các hoạt động ấy.
Tất cả những điều này, và nhiều hơn nữa, được trình bày và đúc kết trong cuộc phỏng vấn dài được viết thành một cuốn sách có tựa đề “Không có Ngài, chúng ta không thể làm gì khác: một cuộc trò chuyện về việc truyền giáo trong thế giới ngày nay.”
Cuốn sách, được xuất bản bởi hai nhà xuất bản Libreria Edictrice Vaticana và Edizioni San Paolo, và đã có sẵn trong các nhà sách vào ngày 5 tháng 11.
4. Tổng thống Brazil tấn công Hội Đồng Giám Mục nước này
Một video được đăng trên tài khoản Twitter của Tổng thống Jair Bolsonaro, vào ngày 28 tháng 10 đã tấn công vào một số đảng chính trị, các tổ chức xã hội dân sự, các phương tiện truyền thông và cả Hội Đồng Giám Mục Brazil.
Đoạn clip dài chín mươi giây cho thấy một con sư tử, tiêu biểu cho tổng thống Jair Bolsonaro, bị bao vây bởi những con linh cẩu đang cố giết ông ta. Trên đầu những con linh cẩu, có logo và biểu tượng của các đảng chính trị - bao gồm cả Đảng Tự do Xã hội của Bolsonaro, trong đó ông đã từng tranh chấp quyền lãnh đạo trong những tuần qua - các phong trào xã hội, báo và đài truyền hình, và các tổ chức xã hội dân sự , chẳng hạn như Hiệp hội luật sư Brazil.
Những con linh cẩu khác mang những ý tưởng, chẳng hạn như “sự khách quan”. Một trong những thực thể được miêu tả thường xuyên nhất là Tòa án tối cao. Có một linh cẩu đại diện cho Liên Hợp Quốc.
Đến cuối video, một trong những linh cẩu cuối cùng xuất hiện mang biểu tượng của Hội đồng Giám mục Quốc gia Brazil, gọi tắt là CNBB, theo tiếng Bồ Đào Nha.
Đoạn clip kết thúc khi một con sư tử khác xuất hiện và xua tan nhóm linh cẩu. Nó được xác định là người yêu nước bảo thủ.
Bolsonaro thường nhắc đến khẩu hiệu trong chiến dịch tranh cử của ông ta - Brazil trên hết, Thiên Chúa hết - và hãy ủng hộ tổng thống cho đến hơi thở cuối cùng chứ đừng tấn công ông! Đó là những gì phe đối lập đang làm!
Celso de Mello, chánh án Tối Cao Pháp Viện đã đưa ra một tuyên bố về video này của Bolsonaro, nói rằng sự xấc xược của tổng thống dường như là vô giới hạn.
Đây không phải là lần đầu tiên Bolsonaro tấn công CNBB. Trong chiến dịch bầu cử năm 2018, một video đã lan truyền trong đó ông nói rằng CN CNBB là một phần mục nát của Giáo Hội Công Giáo.
Văn phòng báo chí CNBB cho biết các Giám Mục nước này sẽ không bình luận về video Bolsonaro, và cho rằng đó là đường lối đúng đắn nhất trước những khiêu khích của tổng thống. Những phản kháng của các Giám Mục đối với các chính sách của chính phủ chỉ nhằm bênh vực cho người nghèo. Cụ thể, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục nói:
“Hội Đồng Giám Mục không tham gia vào việc chống đối tổng thống - chúng tôi sẽ không có bao giờ đi theo đường lối đó. Vì vậy, Hội Đồng Giám Mục không bình luận về các cuộc tấn công của Tổng thống Bolsonaro. Bất kỳ câu trả lời nào cũng có thể xác nhận thái độ chống đối này.”
Đức Thánh Cha Phanxicô sửa soạn thực hiện chuyến tông du lần thứ 4 tới Á châu vào cuối tháng này. Hành trình tông du thứ 32 sắp tới của ngài sẽ diễn ra vào các ngày 20 đến 26 tháng 11, tới Thái Lan và Nhật Bản. Linh mục người Ý Rafaelle Sandonà, một nhà truyền giáo ở Thái Lan, cho hay ý nghĩa của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với đất nước này.
Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ viếng thăm Thái từ ngày 20 đến 23 tháng 11, sau đó, ngài bay đi Nhật Bản từ 23 đến 26 tháng 11, trước khi trở về Rome.
Giáo Hội Thái Lan
Đây sẽ là chuyến viếng thăm thứ hai của Đức Giáo Hoàng đến Thái Lan trong 35 năm, sau chuyến viếng thăm của Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1984. Khẩu hiệu của chuyến Tông du sắp tới là “Môn đệ của Chúa, Người môn đệ truyền giáo”, để cử hành 350 năm thành lập Giáo phận Tông tòa Thái, đưiợc bắt đầu từ năm 1669, mở ra trang sử Giáo hội của đất nước này.
Người Công Giáo tại Thái có một thiểu số rất nhỏ chỉ có 0,5% trong một dân số là 68 triệu người Thái mà hơn 90% dân chúng theo đạo Phật. Hồi giáo chiếm hơn 4% và những người tin vào Chúa Kitô có khoảng 1%. Trong 350 năm qua, Giáo hội đã phát triển thành 11 giáo phận với khoảng 390.000 người Công Giáo.
Giáo phận Chiang Mai
Giáo phận Chiang Mai, ở miền bắc Thái Lan, được thành lập vào tháng 11 năm 1959 do một số linh mục của tổ chức “Fidei donum” từ Ý đến rao giảng Tin mừng tại Chae Hom và Lamphun trong nhiều năm qua.
Tổ chức Fidei donum (món quà đức tin), được chào đời vào năm 1957 do Đức Thánh Cha Piô XII thành lập, Ngài mời gọi các giám mục không chỉ nâng đỡ nhau qua tâm tình cầu nguyện mà còn qua các phương tiện khác thiết thực hơn như là gửi các linh mục của Giáo phận mình tới truyền giáo tại các nước khác.
Tại thí điểm truyền giáo Chae Hom, nơi thu mua và tiêu thụ các sản phẩm thủ công địa phương, hầu giúp cho các bộ lạc và đồng bào thiểu số rải rác trong các vùng núi đồi có nước sạch để uống, cung cấp thuốc men y tế và các phương tiện giáo dục.
2. Dấn thân cho niềm tin và sự hiệp nhất của Giáo hội
Cha Raffaele Sandonà, một linh mục của tổ chức Fidei donum, ngài xuất thân từ Giáo phận Padua nước Ý, đã làm việc ở Thái Lan được 10 năm nay cho Đài phát thanh Vatican hay chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ kiện cường niềm tin cho người Công Giáo tại quốc gia này và thúc đẩy sự đối thoại liên tôn với thế giới Phật giáo.
Cha Sandona cho hay sau 35 năm chuyến viếng thăm của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Giáo hội Thái đang trông chờ rất nhiều kỳ vọng và phấn kích lớn lao từ chuyến tông du này của Đức Thánh Cha Phanxicô, nó nối kết Giáo hội địa phương nên một với Giáo hội hoàn vũ. Đây là lý do tại sao chuyến tông du này quan trọng đối với cộng đồng Giáo Hội Công Giáo nhỏ bé của đất nước này.
Cha Sandona cũng nêu lên rằng chưa có một mối quan hệ chính thức nào giữa Kitô giáo và quốc gia mà Phật giáo là quốc giáo này và phần đa dân số là Phật giáo. Tuy nhiên, các mối giao hảo với các Phật tử trong cuộc sống hàng ngày thì rất bình thản và hài hòa giữa cộng đồng Kitô giáo nhỏ bé trong một đất nước mà Phật giáo là quốc giáo này! Cha cũng cho hay đôi bên có những hợp tác xây dựng qua nhiều dự án chung.
Mong ước của Đức Thánh Cha Phanxicô là hòa bình và yêu thương
Cha Sandonà cho hay chuyến tông du sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô này có một tầm mức rất quan trọng vì ngoài các cuộc họp đại kết; Đức Thánh Cha Phanxicô còn đề ra một số dự án rất đặc trưng của triều đại Giáo hoàng của Ngài. Ở tại một đất nước mà ít người nói về Đức Thánh Cha, về Giáo Hội Công Giáo Vatican… Nhưng giờ đây họ bàn luận và quan tâm nhiều tới Giáo Hội Công Giáo và chuyến tông du của Đức Thánh Cha như là một sứ giả khiêm hạ của hòa bình.
Do đó, chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là một bước tiến tốt cho việc đối thoại giữa các tôn giáo hầu tạo cho Giáo hội Thái Lan một sức mạnh làm chứng tá cho việc xây dựng hòa bình và yêu thương.
Về lãnh vự này cha Sondonà còn cho hay bài hát chủ đề trong cuộc tông du này nói lên tình yêu như là một nhịp cầu nối kết mọi người lại với nhau…
3. Fides giới thiệu sách mới của Đức Giáo Hoàng về truyền giáo
Vào cuối Tháng Truyền giáo Ngoại thường, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã đưa ra một vài trích đoạn từ cuộc phỏng vấn dài Đức Thánh Cha dành cho phóng viên Gianni Valente của Fides News Agency, trong đó Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng “Giáo hội hoặc là truyền giáo hoặc không còn là Giáo hội nữa”.
“Niềm vui Tin Mừng lấp đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp gỡ Chúa Giêsu.” Đó là đoạn mở đầu trong Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố vào tháng 11 năm 2013, tức là tám tháng sau cơ mật viện trong đó các vị Hồng Y đã bầu ngài làm Giám mục Rôma và Người kế vị Thánh Phêrô. Trong văn bản nói lên chương trình nghị sự trong triều Giáo Hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã mời gọi mọi người tái phối hợp mọi hành động, suy tư và sáng kiến cho việc loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay.
Sáu năm sau, Đức Thánh Cha đã kêu gọi một Tháng Truyền giáo Ngoại thường được tổ chức vào tháng 10 năm 2019, đồng thời triệu tập Thượng hội đồng đặc biệt tại Rôma dành riêng cho Vùng Amazon, với ý định đề xuất những con đường mới cho việc loan báo Tin Mừng tại “lá phổi xanh” của thế giới chúng ta, nơi đang gặp nhiều khó khăn vì nạn khai thác bừa bãi vi phạm và gây thương tích cho các anh chị em của chúng ta, và hành tinh của chúng ta (Diễn từ kết thúc Thượng hội đồng toàn vùng Amazon) .
Trong thời gian này, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã đưa ra các bài diễn văn trong đó ngài thường xuyên nhắc đến bản chất đặc thù của sứ mệnh Giáo Hội trong thế giới. Chẳng hạn, Đức Thánh Cha đã lặp đi lặp lại nhiều lần rằng việc truyền giáo không phải là chiêu dụ tín đồ, và Giáo hội phát triển bởi sự hấp dẫn và bởi các chứng tá, cũng như một loạt các diễn đạt được định hướng bởi sự năng động trong các hoạt động tông đồ, và nguồn gốc của các hoạt động ấy.
Tất cả những điều này, và nhiều hơn nữa, được trình bày và đúc kết trong cuộc phỏng vấn dài được viết thành một cuốn sách có tựa đề “Không có Ngài, chúng ta không thể làm gì khác: một cuộc trò chuyện về việc truyền giáo trong thế giới ngày nay.”
Cuốn sách, được xuất bản bởi hai nhà xuất bản Libreria Edictrice Vaticana và Edizioni San Paolo, và đã có sẵn trong các nhà sách vào ngày 5 tháng 11.
4. Tổng thống Brazil tấn công Hội Đồng Giám Mục nước này
Một video được đăng trên tài khoản Twitter của Tổng thống Jair Bolsonaro, vào ngày 28 tháng 10 đã tấn công vào một số đảng chính trị, các tổ chức xã hội dân sự, các phương tiện truyền thông và cả Hội Đồng Giám Mục Brazil.
Đoạn clip dài chín mươi giây cho thấy một con sư tử, tiêu biểu cho tổng thống Jair Bolsonaro, bị bao vây bởi những con linh cẩu đang cố giết ông ta. Trên đầu những con linh cẩu, có logo và biểu tượng của các đảng chính trị - bao gồm cả Đảng Tự do Xã hội của Bolsonaro, trong đó ông đã từng tranh chấp quyền lãnh đạo trong những tuần qua - các phong trào xã hội, báo và đài truyền hình, và các tổ chức xã hội dân sự , chẳng hạn như Hiệp hội luật sư Brazil.
Những con linh cẩu khác mang những ý tưởng, chẳng hạn như “sự khách quan”. Một trong những thực thể được miêu tả thường xuyên nhất là Tòa án tối cao. Có một linh cẩu đại diện cho Liên Hợp Quốc.
Đến cuối video, một trong những linh cẩu cuối cùng xuất hiện mang biểu tượng của Hội đồng Giám mục Quốc gia Brazil, gọi tắt là CNBB, theo tiếng Bồ Đào Nha.
Đoạn clip kết thúc khi một con sư tử khác xuất hiện và xua tan nhóm linh cẩu. Nó được xác định là người yêu nước bảo thủ.
Bolsonaro thường nhắc đến khẩu hiệu trong chiến dịch tranh cử của ông ta - Brazil trên hết, Thiên Chúa hết - và hãy ủng hộ tổng thống cho đến hơi thở cuối cùng chứ đừng tấn công ông! Đó là những gì phe đối lập đang làm!
Celso de Mello, chánh án Tối Cao Pháp Viện đã đưa ra một tuyên bố về video này của Bolsonaro, nói rằng sự xấc xược của tổng thống dường như là vô giới hạn.
Đây không phải là lần đầu tiên Bolsonaro tấn công CNBB. Trong chiến dịch bầu cử năm 2018, một video đã lan truyền trong đó ông nói rằng CN CNBB là một phần mục nát của Giáo Hội Công Giáo.
Văn phòng báo chí CNBB cho biết các Giám Mục nước này sẽ không bình luận về video Bolsonaro, và cho rằng đó là đường lối đúng đắn nhất trước những khiêu khích của tổng thống. Những phản kháng của các Giám Mục đối với các chính sách của chính phủ chỉ nhằm bênh vực cho người nghèo. Cụ thể, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục nói:
“Hội Đồng Giám Mục không tham gia vào việc chống đối tổng thống - chúng tôi sẽ không có bao giờ đi theo đường lối đó. Vì vậy, Hội Đồng Giám Mục không bình luận về các cuộc tấn công của Tổng thống Bolsonaro. Bất kỳ câu trả lời nào cũng có thể xác nhận thái độ chống đối này.”