Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 7 giờ tối Thứ Ba, 19 tháng 11, Đức Thánh Cha đã khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Bangkok.
Lúc 12:30 trưa thứ Tư 20 tháng 11, ngài đã đến Terminal 2 trong sân bay Bangkok là khu vực dành cho Không quân Thái và để tiếp các vị quốc khách.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em sắp sửa xem thấy đây là lễ nghi chào đón chính thức diễn ra tại vườn trong tòa nhà chính phủ vào lúc 9g sáng thứ Năm 21 tháng 11.
Trong khi chờ đợi, Thảo Ly xin trình bày với quý vị và anh chị em hai câu chuyện ngoài lề mà chúng tôi vừa biết được thông qua cuộc trao đổi với các ký giả Thái.
Câu chuyện thứ nhất diễn ra vào chiều ngày hôm qua khi các quân nhân trong đội quân danh dự của chính phủ Thái diễn tập chào đón Đức Thánh Cha trong ngày hôm nay. Quý vị và anh chị em có thể thấy trong đoạn video này các quân nhân rước cờ Tòa Thánh và cờ Thái Lan diễn hành trong sân tòa nhà chính phủ nơi lát nữa đây sẽ có các nghi thức chào đón chính thức Đức Thánh Cha.
Câu chuyện thứ hai là câu chuyện thay lá cờ mới nhân chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha. Một ký giả Thái cho chúng tôi biết chuyện thay lá cờ không phải là dễ dàng. Cả một tiểu đội lính được điều động để làm việc này.
Lá cờ được xếp kỹ lưỡng trong một tráp bằng bạc. Các quân nhân này kéo là cờ ra từ từ khỏi cái tráp bằng bạc đó và cột vào dây cờ bằng những động tác rất thành thạo, từ tốn và kính cẩn. Rồi không phải muốn kéo lên là kéo lên đâu. Cả tiểu đội phải chờ một hiệu lệnh. Thế rồi, họ phải nghiêm, nghỉ, chào đúng lễ nghi quân cách khi bài quốc ca được phát ra từ một chiếc loa gần đó trước khi hai người lính được phép kéo cờ lên cho tung bay trong gió.
Lan Vy cũng muốn đề cập đến nhân vật lãnh đạo sẽ tiếp Đức Thánh Cha trong buổi sáng hôm nay. Đó là thủ tướng Thái Prayut Chan-o-cha. Ông là người quyền thế nhất Thái Lan hiện nay. Uy quyền thực sự của ông vượt xa Vua Thái Rama thứ 10.
Đức Thánh Cha sẽ nói gì với ông này là điều nhiều người rất muốn biết. Diễn từ của Đức Thánh Cha với các nhà cầm quyền dân sự và ngoại đoàn là điều sẽ rất được chú ý tại Thái Lan, bất kể dù là người Công Giáo hay không.
Prayut nguyên Tổng Tư Lệnh quân đội Thái và là cựu chủ tịch Hội đồng hòa bình và trật tự quốc gia, gọi tắt là NCPO. Kể từ tháng 8 năm nay, ông giữ chức Thủ tướng Thái Lan, kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, và Tư lệnh Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan. Ngoài ra, ông còn đảm nhận nhiệm vụ của Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak trong tư cách là người đứng đầu nhóm kinh tế của chính phủ và giám sát Cục Điều tra Đặc biệt của Bộ Tư pháp. Nói tắt một lời, Prayut Chan-o-cha là người có thể đảo chánh người khác chứ không muốn ai đó có thể đảo chánh được ông.
Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak là người đã ra tận chân thang máy bay để đón tiếp Đức Thánh Cha.
Trong tư cách là Tổng Tư Lệnh quân đội Thái Prayut luôn chứng tỏ mình là một người theo chủ nghĩa bảo hoàng cuồng nhiệt. Vì thế ông được hoàng gia hết lòng tin tưởng. Ông cũng được coi là người có bàn tay sắt trong quân đội, ông là một trong những người đề xướng hàng đầu các cuộc đàn áp quân sự chống lại các cuộc biểu tình áo đỏ vào tháng 4 năm 2009 và tháng 4 năm 2010.
Trong cuộc khủng hoảng chính trị bắt đầu vào tháng 11 năm 2013 và liên quan đến các cuộc biểu tình chống lại chính phủ Yingluck, thoạt đầu Prayut tuyên bố rằng quân đội là trung lập, và sẽ không tiến hành đảo chính. Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2014, Prayut đã tổ chức một cuộc đảo chính quân sự chống lại chính phủ và sau đó nắm quyền kiểm soát đất nước với tư cách là nhà lãnh đạo NCPO. Sau đó, ông đã ban hành một hiến pháp tạm thời trao cho mình quyền lực càn quét, trấn áp đối lập và tự ân xá cho mình vì đã dàn dựng cuộc đảo chính. Vào tháng 8 năm 2014, một cơ quan lập pháp quốc gia do quân đội thống trị, có các thành viên được Prayut tuyển chọn kỹ lưỡng, đã bổ nhiệm ông làm Thủ tướng. Ông ngồi vững trên quyền lực từ đó đến nay.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Nhân đây, Trúc Ly xin được điểm qua vài nét về lịch sử cận đại của Thái Lan.
Cũng như hầu hết các quốc gia trong vùng, trước đây, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Quân Xiêm từng nhiều lần giao tranh với Việt Nam.
Giữa thế kỷ 19, hầu hết các quốc gia trong vùng Đông Nam Á bị thực dân đô hộ. Đế quốc Anh đã chiếm Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan, trong khi Pháp chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực thực dân đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả hai sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này.
Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau, Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài.
Tuy không bị đô hộ, Thái Lan đã phải cắt nhiều phần lãnh thổ nhường cho Pháp và Anh. Những phần lãnh thổ này bị mất luôn sau thời thực dân. Diện tích Thái Lan hiện nay chỉ còn 60% so với diện tích vào năm 1867.
Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 05 tháng 12 năm 1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp sau nhiều cuộc đảo chính, nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Mã Lai Á, và Miến Điện. Khi thấy quân Nhật suy yếu, một nhóm quân nhân Thái đã đảo chính vào ngày 1 tháng 8 năm 1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trở thành đồng minh của Mỹ và nhờ đó tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình.
Cuối cùng, vào thập niên 1980, Thái Lan chuyển hướng sang con đường nghị viện.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Quý vị và anh chị em đang theo dõi buổi lễ đón tiếp Đức Thánh Cha tại tòa nhà chính phủ Thái Lan.
Đức Thánh Cha vừa đi xe hơi đến. Ra đón Đức Thánh Cha, chúng tôi thấy có thủ tướng Thái Prayut Chan-o-cha. Ông là người quyền thế nhất Thái Lan hiện nay. Uy quyền thực sự của ông vượt xa Vua Thái Rama thứ 10. Khi Đức Thánh Cha vừa ra khỏi xe, chúng tôi thấy ông kính cẩn cúi gập người chào trong một cử chỉ rất tôn kính, mặc dù, ông là một Phật tử, không phải người Công Giáo.
Ông chào thêm một lần nữa trước khi bắt tay Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha đang bước trên thảm đỏ trước hàng quân danh dự đại diện cho các quân binh chủng Thái Lan. Ngài được Đại tướng Apirat Kongsompong, Tổng Tư Lệnh quân đội Thái, từ ngày 1 tháng 10, năm ngoái 2018 đón tiếp.
Giờ đây hai vị cùng tiến lên lễ đài chào quốc kỳ Vatican và Thái Lan.
Chúng tôi thấy thủ tướng Thái Prayut cố ý đứng dưới bục thấp hơn như một cử chỉ tôn kính dành cho Đức Thánh Cha.
Quốc thiều Vatican.
Quốc thiều Thái Lan.
Sau buổi lễ chào quốc kỳ, hai vị đã giới thiệu những người hiện diện.
Thủ tướng Prayut giới thiệu với Đức Thánh Cha thành phần nội các của ông bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.
Lúc 12:30 trưa thứ Tư 20 tháng 11, ngài đã đến Terminal 2 trong sân bay Bangkok là khu vực dành cho Không quân Thái và để tiếp các vị quốc khách.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em sắp sửa xem thấy đây là lễ nghi chào đón chính thức diễn ra tại vườn trong tòa nhà chính phủ vào lúc 9g sáng thứ Năm 21 tháng 11.
Trong khi chờ đợi, Thảo Ly xin trình bày với quý vị và anh chị em hai câu chuyện ngoài lề mà chúng tôi vừa biết được thông qua cuộc trao đổi với các ký giả Thái.
Câu chuyện thứ nhất diễn ra vào chiều ngày hôm qua khi các quân nhân trong đội quân danh dự của chính phủ Thái diễn tập chào đón Đức Thánh Cha trong ngày hôm nay. Quý vị và anh chị em có thể thấy trong đoạn video này các quân nhân rước cờ Tòa Thánh và cờ Thái Lan diễn hành trong sân tòa nhà chính phủ nơi lát nữa đây sẽ có các nghi thức chào đón chính thức Đức Thánh Cha.
Câu chuyện thứ hai là câu chuyện thay lá cờ mới nhân chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha. Một ký giả Thái cho chúng tôi biết chuyện thay lá cờ không phải là dễ dàng. Cả một tiểu đội lính được điều động để làm việc này.
Lá cờ được xếp kỹ lưỡng trong một tráp bằng bạc. Các quân nhân này kéo là cờ ra từ từ khỏi cái tráp bằng bạc đó và cột vào dây cờ bằng những động tác rất thành thạo, từ tốn và kính cẩn. Rồi không phải muốn kéo lên là kéo lên đâu. Cả tiểu đội phải chờ một hiệu lệnh. Thế rồi, họ phải nghiêm, nghỉ, chào đúng lễ nghi quân cách khi bài quốc ca được phát ra từ một chiếc loa gần đó trước khi hai người lính được phép kéo cờ lên cho tung bay trong gió.
Lan Vy cũng muốn đề cập đến nhân vật lãnh đạo sẽ tiếp Đức Thánh Cha trong buổi sáng hôm nay. Đó là thủ tướng Thái Prayut Chan-o-cha. Ông là người quyền thế nhất Thái Lan hiện nay. Uy quyền thực sự của ông vượt xa Vua Thái Rama thứ 10.
Đức Thánh Cha sẽ nói gì với ông này là điều nhiều người rất muốn biết. Diễn từ của Đức Thánh Cha với các nhà cầm quyền dân sự và ngoại đoàn là điều sẽ rất được chú ý tại Thái Lan, bất kể dù là người Công Giáo hay không.
Prayut nguyên Tổng Tư Lệnh quân đội Thái và là cựu chủ tịch Hội đồng hòa bình và trật tự quốc gia, gọi tắt là NCPO. Kể từ tháng 8 năm nay, ông giữ chức Thủ tướng Thái Lan, kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, và Tư lệnh Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan. Ngoài ra, ông còn đảm nhận nhiệm vụ của Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak trong tư cách là người đứng đầu nhóm kinh tế của chính phủ và giám sát Cục Điều tra Đặc biệt của Bộ Tư pháp. Nói tắt một lời, Prayut Chan-o-cha là người có thể đảo chánh người khác chứ không muốn ai đó có thể đảo chánh được ông.
Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak là người đã ra tận chân thang máy bay để đón tiếp Đức Thánh Cha.
Trong tư cách là Tổng Tư Lệnh quân đội Thái Prayut luôn chứng tỏ mình là một người theo chủ nghĩa bảo hoàng cuồng nhiệt. Vì thế ông được hoàng gia hết lòng tin tưởng. Ông cũng được coi là người có bàn tay sắt trong quân đội, ông là một trong những người đề xướng hàng đầu các cuộc đàn áp quân sự chống lại các cuộc biểu tình áo đỏ vào tháng 4 năm 2009 và tháng 4 năm 2010.
Trong cuộc khủng hoảng chính trị bắt đầu vào tháng 11 năm 2013 và liên quan đến các cuộc biểu tình chống lại chính phủ Yingluck, thoạt đầu Prayut tuyên bố rằng quân đội là trung lập, và sẽ không tiến hành đảo chính. Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2014, Prayut đã tổ chức một cuộc đảo chính quân sự chống lại chính phủ và sau đó nắm quyền kiểm soát đất nước với tư cách là nhà lãnh đạo NCPO. Sau đó, ông đã ban hành một hiến pháp tạm thời trao cho mình quyền lực càn quét, trấn áp đối lập và tự ân xá cho mình vì đã dàn dựng cuộc đảo chính. Vào tháng 8 năm 2014, một cơ quan lập pháp quốc gia do quân đội thống trị, có các thành viên được Prayut tuyển chọn kỹ lưỡng, đã bổ nhiệm ông làm Thủ tướng. Ông ngồi vững trên quyền lực từ đó đến nay.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Nhân đây, Trúc Ly xin được điểm qua vài nét về lịch sử cận đại của Thái Lan.
Cũng như hầu hết các quốc gia trong vùng, trước đây, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Quân Xiêm từng nhiều lần giao tranh với Việt Nam.
Giữa thế kỷ 19, hầu hết các quốc gia trong vùng Đông Nam Á bị thực dân đô hộ. Đế quốc Anh đã chiếm Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan, trong khi Pháp chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực thực dân đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả hai sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này.
Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau, Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài.
Tuy không bị đô hộ, Thái Lan đã phải cắt nhiều phần lãnh thổ nhường cho Pháp và Anh. Những phần lãnh thổ này bị mất luôn sau thời thực dân. Diện tích Thái Lan hiện nay chỉ còn 60% so với diện tích vào năm 1867.
Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 05 tháng 12 năm 1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp sau nhiều cuộc đảo chính, nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Mã Lai Á, và Miến Điện. Khi thấy quân Nhật suy yếu, một nhóm quân nhân Thái đã đảo chính vào ngày 1 tháng 8 năm 1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trở thành đồng minh của Mỹ và nhờ đó tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình.
Cuối cùng, vào thập niên 1980, Thái Lan chuyển hướng sang con đường nghị viện.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Quý vị và anh chị em đang theo dõi buổi lễ đón tiếp Đức Thánh Cha tại tòa nhà chính phủ Thái Lan.
Đức Thánh Cha vừa đi xe hơi đến. Ra đón Đức Thánh Cha, chúng tôi thấy có thủ tướng Thái Prayut Chan-o-cha. Ông là người quyền thế nhất Thái Lan hiện nay. Uy quyền thực sự của ông vượt xa Vua Thái Rama thứ 10. Khi Đức Thánh Cha vừa ra khỏi xe, chúng tôi thấy ông kính cẩn cúi gập người chào trong một cử chỉ rất tôn kính, mặc dù, ông là một Phật tử, không phải người Công Giáo.
Ông chào thêm một lần nữa trước khi bắt tay Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha đang bước trên thảm đỏ trước hàng quân danh dự đại diện cho các quân binh chủng Thái Lan. Ngài được Đại tướng Apirat Kongsompong, Tổng Tư Lệnh quân đội Thái, từ ngày 1 tháng 10, năm ngoái 2018 đón tiếp.
Giờ đây hai vị cùng tiến lên lễ đài chào quốc kỳ Vatican và Thái Lan.
Chúng tôi thấy thủ tướng Thái Prayut cố ý đứng dưới bục thấp hơn như một cử chỉ tôn kính dành cho Đức Thánh Cha.
Quốc thiều Vatican.
Quốc thiều Thái Lan.
Sau buổi lễ chào quốc kỳ, hai vị đã giới thiệu những người hiện diện.
Thủ tướng Prayut giới thiệu với Đức Thánh Cha thành phần nội các của ông bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.