Sáng thứ Năm 21 tháng 11 đã có lễ nghi chào đón chính thức Đức Thánh Cha tại vườn tòa nhà chính phủ.
Sau đó, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ Thủ tướng tại phòng “Cẩn ngà voi” của Tòa nhà Chính phủ.
Kế đó ngài có cuộc gặp gỡ với các nhà chức trách, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Hội trường “Santi Maitri” của Tòa nhà Chính phủ.
Chúng tôi xin được điểm qua vài nét về tình hình chính trị tại quốc gia này.
Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến từ năm 1932. Vua Thái được coi là Nguyên thủ quốc gia, Thống soái Lực lượng Vũ trang Hoàng gia, là người bảo hộ Phật giáo và người đứng đầu các tôn giáo.
Thái có một luật đặc biệt cấm không ai được phê bình nhà vua hay hoàng tộc. Luật này gọi là lèse-majesté, hay luật “khi quân”. Ai vướng vào tội này có thể bị tù tội rất nặng.
Vị vua hiện tại của Thái Lan là ông Vajiralongkorn (hoặc Rama X) lên ngôi kể từ tháng 10 năm 2016. Theo hiến pháp, nhà vua được ban cho khá ít quyền lực, nhưng vẫn là người đứng đầu và là một biểu tượng quốc gia của Thái Lan. Mặc dù quyền lực Nhà vua Thái Lan trên lý thuyết chỉ mang tính biểu tượng, nhưng tiếng nói của Quốc vương có ảnh hưởng rất lớn với nền chính trị, truyền thống kính trọng nhà vua của người dân Thái Lan đã tạo nên cho Nhà vua uy quyền khó ai bì kịp.
Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. Tuy nhiên Hiến pháp 2007 đã bị bãi bỏ bởi cuộc đảo chính năm 2014, những người đảo chính sau đó đã điều hành đất nước như là một chế độ độc tài quân sự.
Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.
Kể từ tháng 5 năm 2014, Thái Lan đã được cai trị bởi một chính quyền quân sự - Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia Thái Lan, trong đó bãi bỏ một phần hiến pháp 2007, tuyên bố thiết quân luật trên toàn quốc và ra lệnh giới nghiêm, cấm hội họp chính trị, bắt và giam giữ các nhà hoạt động chính trị chống cuộc đảo chính, áp đặt kiểm duyệt internet và nắm quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông.
Trong diễn từ trước các nhà chức trách, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha nói:
Thưa Ông Thủ tướng
Các Thành viên của Chính phủ và Ngoại giao đoàn,
Các Nhà Lãnh đạo chính trị, dân sự và tôn giáo,
Thưa quý bà và qúy ông,
Tôi biết ơn vì có cơ hội này để được hiện diện bên cạnh qúy vị và có thể đến thăm lãnh thổ rất phong phú vẻ đẹp tự nhiên này, và là người bảo vệ tuyệt vời các truyền thống văn hóa và tâm linh lâu đời, như truyền thống hiếu khách mà tôi đã đích thân được trải nghiệm, và là truyền thống tôi lần lượt muốn truyền bá, do đó gia tăng các mối dây bằng hữu lớn lao hơn giữa các dân tộc.
Tôi cảm ơn ngài, thưa Thủ tướng, vì sự nghinh đón và những lời giới thiệu nhân ái của ngài, cũng như cử chỉ chu đáo và khiêm tốn của ngài. Tôi biết ơn vì chiều nay tôi sẽ có cơ hội đến thăm xã giao Đức vua Rama X và hoàng gia. Một lần nữa tôi sẽ cảm ơn Đức Vua vì lời mời ân cần đến thăm Thái Lan của ngài và tôi xin nhắc lại những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi cho triều đại của ngài, đồng thời bày tỏ lòng tôn kính đối với ký ức của người cha quá cố của ngài.
Tôi rất vui khi có dịp được chào đón và thưa chuyện với qúy vị, các nhà lãnh đạo chính phủ, tôn giáo và dân sự, và qua qúy vị chào đón toàn thể nhân dân Thái Lan. Tôi cũng gửi lời chào trân trọng đến ngoại giao đoàn. Nhân dịp này, tôi sẵn sàng chúc những lời chúc tốt đẹp sau cuộc bầu cử gần đây, một điều biểu thị sự trở lại của diễn trình dân chủ bình thường.
Tôi cũng cảm ơn tất cả những người đã làm việc để làm cho chuyến viếng thăm này thành khả hữu.
Chúng ta biết rằng các thách thức đối với thế giới của chúng ta ngày nay thực sự là những vấn đề hoàn cầu, bao trùm toàn bộ gia đình nhân loại và kêu gọi một cam kết vững chắc đối với công lý quốc tế và tình liên đới giữa các dân tộc. Tôi cho rằng điều quan trọng cần lưu ý là, trong những ngày này, Thái Lan sẽ kết thúc tư cách chủ tịch ASEAN, một biểu thức nói lên sự cam kết lịch sử đối với các vấn đề và thách thức rộng lớn hơn mà các dân tộc trong toàn khu vực Đông Nam Á đang phải đối đầu và cả mối quan tâm liên tục của nó trong việc cổ vũ sự hợp tác chính trị, kinh tế và văn hóa trong khu vực.
Là một quốc gia đa sắc tộc và đa dạng, Thái Lan từ lâu vốn biết tầm quan trọng của việc xây dựng hòa hợp và chung sống hòa bình giữa nhiều nhóm sắc tộc, đồng thời thể hiện lòng tôn trọng và đánh giá cao đối với các nền văn hóa khác nhau, các nhóm tôn giáo, các suy nghĩ và các ý tưởng khác nhau. Thời đại của chúng ta được đánh dấu bằng một diễn trình hoàn cầu hóa thường được nhìn dưới góc độ kinh tế hẹp hòi, có xu hướng xóa nhòa các đặc điểm nổi bật vốn tạo nên vẻ đẹp và linh hồn các dân tộc của chúng ta. Thế nhưng, kinh nghiệm hợp nhất biết tôn trọng và dành chỗ cho sự đa dạng đóng vai trò làm nguồn cảm hứng và khích lệ cho tất cả những ai quan tâm đến loại thế giới mà chúng ta muốn để lại cho con cái chúng ta.
Tôi rất vui khi biết được sáng kiến của qúy vị trong việc tạo ra một ủy ban đạo đức xã hội và mời gọi các tôn giáo truyền thống của đất nước tham gia, để nhận được sự đóng góp của họ và giữ cho ký ức tinh thần của nhân dân qúy vị luôn sống động. Về khía cạnh này, tôi sẽ có cơ hội gặp gỡ Đức Tăng Thống Phật giáo như một dấu chỉ tầm quan trọng và cấp bách của việc cổ vũ tình hữu nghị và đối thoại liên tôn, cũng để phục vụ hòa hợp xã hội và xây dựng các xã hội công bằng, nhạy bén và hòa nhập. Bản thân tôi muốn bảo đảm với qúy vị cam kết của cộng đồng Công Giáo Thái Lan, tuy nhỏ bé nhưng rất sôi nổi, nhất định duy trì và phát huy các đặc điểm riêng biệt của dân tộc Thái, như được gợi nhớ trong bản quốc ca của qúy vị: hòa bình và yêu thương, nhưng không hèn nhát. Họ cũng kiên định quyết tâm đương đầu với tất cả những gì dẫn chúng ta tới chỗ trở nên vô cảm trước tiếng kêu than của nhiều anh chị em khao khát được giải thoát khỏi ách thống trị của nghèo đói, bạo lực và bất công. Vùng đất này mang tên Tự do. Chúng ta biết rằng tự do chỉ có thể có nếu chúng ta có khả năng cảm thấy cùng chịu trách nhiệm với nhau và loại bỏ mọi hình thức bất bình đẳng. Do đó, cần phải bảo đảm rằng các cá nhân và cộng đồng có thể tiếp cận được giáo dục, lao động xứng phẩm giá và chăm sóc sức khỏe, và nhờ cách này đạt được các mức độ bền vững tối thiểu và không thể thiếu có thể giúp phát triển con người toàn diện.
Ở đây tôi muốn dừng lại mấy phút để nói về các phong trào di dân, vốn là một trong những dấu chỉ thời đại của chúng ta. Không hẳn nói nhiều về các phong trào trong chính chúng, cho bằng nói về các điều kiện trong đó chúng diễn ra, một hiện tượng nói lên một trong những vấn đề đạo đức chính mà thế hệ chúng ta đang phải đối diện. Cuộc khủng hoảng hoàn cầu về di dân không thể bị làm ngơ. Bản thân Thái Lan, nổi tiếng về sự nghinh đón nó đã dành cho người dân di cư và người tị nạn, vốn đã trải nghiệm cuộc khủng hoảng này như hậu quả của việc các người tị nạn đã phải trốn chạy một cách bi thảm khỏi các quốc gia lân cận. Một lần nữa, tôi bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ hành động một cách có trách nhiệm và tầm nhìn xa, sẽ cố gắng giải quyết các vấn đề vốn dẫn đến cuộc di dân bi thảm này, và sẽ thúc đẩy việc di cư an toàn, có trật tự và có quy định. Ước mong mọi quốc gia nghĩ ra các phương tiện hữu hiệu để bảo vệ phẩm giá và các quyền lợi của người di cư và người tị nạn, những người đang phải đối diện với những nguy hiểm, tương lai không chắc chắn và bị bóc lột trong cuộc tìm kiếm tự do và một cuộc sống đàng hoàng cho gia đình họ. Nó không chỉ là vấn đề về người di cư; nó còn là khuôn mặt chúng ta muốn dành cho xã hội của chúng ta.
Ở đây tôi cũng nghĩ đến tất cả các phụ nữ và trẻ em của thời ta, nhất là những người bị thương tổn, bị xâm phạm và tiếp giáp với mọi hình thức bóc lột, nô lệ, bạo lực và lạm dụng. Tôi bày tỏ sự đánh giá cao của tôi đối với các nỗ lực của chính phủ Thái Lan nhằm tiêu diệt tai họa này và đối với tất cả những cá nhân và tổ chức đang làm việc để nhổ tận rễ cái ác này và cung cấp cung cách khôi phục lại phẩm giá của họ. Trong năm kỷ niệm ba mươi năm Công ước về Quyền trẻ em và vị thành niên, tất cả chúng ta được mời gọi suy nghĩ về sự cần thiết phải bảo vệ phúc lợi của con em chúng ta, việc phát triển xã hội và trí tuệ của chúng, việc chúng tiếp cận với việc đến trường và sự tăng trưởng về thể chất, tâm lý và tinh thần của chúng (xem Bài Diễn Văn trước Ngoại giao đoàn, ngày 7 tháng 1 năm 2019). Tương lai của các dân tộc chúng ta được liên kết với số lượng lớn lao theo cách chúng ta sẽ bảo đảm một tương lai xứng với nhân phẩm cho con cái chúng ta.
Các bạn thân mến, ngày nay, hơn bao giờ hết, xã hội của chúng ta cần “các nghệ nhân của lòng hiếu khách”, những người đàn ông và những người đàn bà cam kết phát triển toàn diện mọi dân tộc trong một gia đình nhân loại biết cam kết sống trong công lý, liên đới và hòa hợp huynh đệ. Mỗi người trong qúy vị, bằng nhiều cách khác nhau, đã cống hiến cả cuộc đời mình để làm cho việc phục vụ ích chung đến được mọi ngõ ngách của quốc gia này; đây là một trong những nhiệm vụ cao quý nhất mà một người có thể đảm nhận được. Với những tình cảm ấy, và với những lời chúc tốt đẹp đầy cầu nguyện để qúy vị có thể kiên trì trong sứ mệnh được giao phó cho qúy vị, tôi cầu xin mọi phước lành thần thiêng xuống trên đất nước yêu dấu này, trên các nhà lãnh đạo và nhân dân của nó. Và tôi xin Chúa hướng dẫn mỗi qúy vị và gia đình qúy vị, trong các nẻo đường khôn ngoan, công lý và hòa bình. Xin cảm ơn qúy vị!
Sau đó, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ Thủ tướng tại phòng “Cẩn ngà voi” của Tòa nhà Chính phủ.
Kế đó ngài có cuộc gặp gỡ với các nhà chức trách, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Hội trường “Santi Maitri” của Tòa nhà Chính phủ.
Chúng tôi xin được điểm qua vài nét về tình hình chính trị tại quốc gia này.
Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến từ năm 1932. Vua Thái được coi là Nguyên thủ quốc gia, Thống soái Lực lượng Vũ trang Hoàng gia, là người bảo hộ Phật giáo và người đứng đầu các tôn giáo.
Thái có một luật đặc biệt cấm không ai được phê bình nhà vua hay hoàng tộc. Luật này gọi là lèse-majesté, hay luật “khi quân”. Ai vướng vào tội này có thể bị tù tội rất nặng.
Vị vua hiện tại của Thái Lan là ông Vajiralongkorn (hoặc Rama X) lên ngôi kể từ tháng 10 năm 2016. Theo hiến pháp, nhà vua được ban cho khá ít quyền lực, nhưng vẫn là người đứng đầu và là một biểu tượng quốc gia của Thái Lan. Mặc dù quyền lực Nhà vua Thái Lan trên lý thuyết chỉ mang tính biểu tượng, nhưng tiếng nói của Quốc vương có ảnh hưởng rất lớn với nền chính trị, truyền thống kính trọng nhà vua của người dân Thái Lan đã tạo nên cho Nhà vua uy quyền khó ai bì kịp.
Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. Tuy nhiên Hiến pháp 2007 đã bị bãi bỏ bởi cuộc đảo chính năm 2014, những người đảo chính sau đó đã điều hành đất nước như là một chế độ độc tài quân sự.
Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.
Kể từ tháng 5 năm 2014, Thái Lan đã được cai trị bởi một chính quyền quân sự - Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia Thái Lan, trong đó bãi bỏ một phần hiến pháp 2007, tuyên bố thiết quân luật trên toàn quốc và ra lệnh giới nghiêm, cấm hội họp chính trị, bắt và giam giữ các nhà hoạt động chính trị chống cuộc đảo chính, áp đặt kiểm duyệt internet và nắm quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông.
Trong diễn từ trước các nhà chức trách, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha nói:
Thưa Ông Thủ tướng
Các Thành viên của Chính phủ và Ngoại giao đoàn,
Các Nhà Lãnh đạo chính trị, dân sự và tôn giáo,
Thưa quý bà và qúy ông,
Tôi biết ơn vì có cơ hội này để được hiện diện bên cạnh qúy vị và có thể đến thăm lãnh thổ rất phong phú vẻ đẹp tự nhiên này, và là người bảo vệ tuyệt vời các truyền thống văn hóa và tâm linh lâu đời, như truyền thống hiếu khách mà tôi đã đích thân được trải nghiệm, và là truyền thống tôi lần lượt muốn truyền bá, do đó gia tăng các mối dây bằng hữu lớn lao hơn giữa các dân tộc.
Tôi cảm ơn ngài, thưa Thủ tướng, vì sự nghinh đón và những lời giới thiệu nhân ái của ngài, cũng như cử chỉ chu đáo và khiêm tốn của ngài. Tôi biết ơn vì chiều nay tôi sẽ có cơ hội đến thăm xã giao Đức vua Rama X và hoàng gia. Một lần nữa tôi sẽ cảm ơn Đức Vua vì lời mời ân cần đến thăm Thái Lan của ngài và tôi xin nhắc lại những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi cho triều đại của ngài, đồng thời bày tỏ lòng tôn kính đối với ký ức của người cha quá cố của ngài.
Tôi rất vui khi có dịp được chào đón và thưa chuyện với qúy vị, các nhà lãnh đạo chính phủ, tôn giáo và dân sự, và qua qúy vị chào đón toàn thể nhân dân Thái Lan. Tôi cũng gửi lời chào trân trọng đến ngoại giao đoàn. Nhân dịp này, tôi sẵn sàng chúc những lời chúc tốt đẹp sau cuộc bầu cử gần đây, một điều biểu thị sự trở lại của diễn trình dân chủ bình thường.
Tôi cũng cảm ơn tất cả những người đã làm việc để làm cho chuyến viếng thăm này thành khả hữu.
Chúng ta biết rằng các thách thức đối với thế giới của chúng ta ngày nay thực sự là những vấn đề hoàn cầu, bao trùm toàn bộ gia đình nhân loại và kêu gọi một cam kết vững chắc đối với công lý quốc tế và tình liên đới giữa các dân tộc. Tôi cho rằng điều quan trọng cần lưu ý là, trong những ngày này, Thái Lan sẽ kết thúc tư cách chủ tịch ASEAN, một biểu thức nói lên sự cam kết lịch sử đối với các vấn đề và thách thức rộng lớn hơn mà các dân tộc trong toàn khu vực Đông Nam Á đang phải đối đầu và cả mối quan tâm liên tục của nó trong việc cổ vũ sự hợp tác chính trị, kinh tế và văn hóa trong khu vực.
Là một quốc gia đa sắc tộc và đa dạng, Thái Lan từ lâu vốn biết tầm quan trọng của việc xây dựng hòa hợp và chung sống hòa bình giữa nhiều nhóm sắc tộc, đồng thời thể hiện lòng tôn trọng và đánh giá cao đối với các nền văn hóa khác nhau, các nhóm tôn giáo, các suy nghĩ và các ý tưởng khác nhau. Thời đại của chúng ta được đánh dấu bằng một diễn trình hoàn cầu hóa thường được nhìn dưới góc độ kinh tế hẹp hòi, có xu hướng xóa nhòa các đặc điểm nổi bật vốn tạo nên vẻ đẹp và linh hồn các dân tộc của chúng ta. Thế nhưng, kinh nghiệm hợp nhất biết tôn trọng và dành chỗ cho sự đa dạng đóng vai trò làm nguồn cảm hứng và khích lệ cho tất cả những ai quan tâm đến loại thế giới mà chúng ta muốn để lại cho con cái chúng ta.
Tôi rất vui khi biết được sáng kiến của qúy vị trong việc tạo ra một ủy ban đạo đức xã hội và mời gọi các tôn giáo truyền thống của đất nước tham gia, để nhận được sự đóng góp của họ và giữ cho ký ức tinh thần của nhân dân qúy vị luôn sống động. Về khía cạnh này, tôi sẽ có cơ hội gặp gỡ Đức Tăng Thống Phật giáo như một dấu chỉ tầm quan trọng và cấp bách của việc cổ vũ tình hữu nghị và đối thoại liên tôn, cũng để phục vụ hòa hợp xã hội và xây dựng các xã hội công bằng, nhạy bén và hòa nhập. Bản thân tôi muốn bảo đảm với qúy vị cam kết của cộng đồng Công Giáo Thái Lan, tuy nhỏ bé nhưng rất sôi nổi, nhất định duy trì và phát huy các đặc điểm riêng biệt của dân tộc Thái, như được gợi nhớ trong bản quốc ca của qúy vị: hòa bình và yêu thương, nhưng không hèn nhát. Họ cũng kiên định quyết tâm đương đầu với tất cả những gì dẫn chúng ta tới chỗ trở nên vô cảm trước tiếng kêu than của nhiều anh chị em khao khát được giải thoát khỏi ách thống trị của nghèo đói, bạo lực và bất công. Vùng đất này mang tên Tự do. Chúng ta biết rằng tự do chỉ có thể có nếu chúng ta có khả năng cảm thấy cùng chịu trách nhiệm với nhau và loại bỏ mọi hình thức bất bình đẳng. Do đó, cần phải bảo đảm rằng các cá nhân và cộng đồng có thể tiếp cận được giáo dục, lao động xứng phẩm giá và chăm sóc sức khỏe, và nhờ cách này đạt được các mức độ bền vững tối thiểu và không thể thiếu có thể giúp phát triển con người toàn diện.
Ở đây tôi muốn dừng lại mấy phút để nói về các phong trào di dân, vốn là một trong những dấu chỉ thời đại của chúng ta. Không hẳn nói nhiều về các phong trào trong chính chúng, cho bằng nói về các điều kiện trong đó chúng diễn ra, một hiện tượng nói lên một trong những vấn đề đạo đức chính mà thế hệ chúng ta đang phải đối diện. Cuộc khủng hoảng hoàn cầu về di dân không thể bị làm ngơ. Bản thân Thái Lan, nổi tiếng về sự nghinh đón nó đã dành cho người dân di cư và người tị nạn, vốn đã trải nghiệm cuộc khủng hoảng này như hậu quả của việc các người tị nạn đã phải trốn chạy một cách bi thảm khỏi các quốc gia lân cận. Một lần nữa, tôi bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ hành động một cách có trách nhiệm và tầm nhìn xa, sẽ cố gắng giải quyết các vấn đề vốn dẫn đến cuộc di dân bi thảm này, và sẽ thúc đẩy việc di cư an toàn, có trật tự và có quy định. Ước mong mọi quốc gia nghĩ ra các phương tiện hữu hiệu để bảo vệ phẩm giá và các quyền lợi của người di cư và người tị nạn, những người đang phải đối diện với những nguy hiểm, tương lai không chắc chắn và bị bóc lột trong cuộc tìm kiếm tự do và một cuộc sống đàng hoàng cho gia đình họ. Nó không chỉ là vấn đề về người di cư; nó còn là khuôn mặt chúng ta muốn dành cho xã hội của chúng ta.
Ở đây tôi cũng nghĩ đến tất cả các phụ nữ và trẻ em của thời ta, nhất là những người bị thương tổn, bị xâm phạm và tiếp giáp với mọi hình thức bóc lột, nô lệ, bạo lực và lạm dụng. Tôi bày tỏ sự đánh giá cao của tôi đối với các nỗ lực của chính phủ Thái Lan nhằm tiêu diệt tai họa này và đối với tất cả những cá nhân và tổ chức đang làm việc để nhổ tận rễ cái ác này và cung cấp cung cách khôi phục lại phẩm giá của họ. Trong năm kỷ niệm ba mươi năm Công ước về Quyền trẻ em và vị thành niên, tất cả chúng ta được mời gọi suy nghĩ về sự cần thiết phải bảo vệ phúc lợi của con em chúng ta, việc phát triển xã hội và trí tuệ của chúng, việc chúng tiếp cận với việc đến trường và sự tăng trưởng về thể chất, tâm lý và tinh thần của chúng (xem Bài Diễn Văn trước Ngoại giao đoàn, ngày 7 tháng 1 năm 2019). Tương lai của các dân tộc chúng ta được liên kết với số lượng lớn lao theo cách chúng ta sẽ bảo đảm một tương lai xứng với nhân phẩm cho con cái chúng ta.
Các bạn thân mến, ngày nay, hơn bao giờ hết, xã hội của chúng ta cần “các nghệ nhân của lòng hiếu khách”, những người đàn ông và những người đàn bà cam kết phát triển toàn diện mọi dân tộc trong một gia đình nhân loại biết cam kết sống trong công lý, liên đới và hòa hợp huynh đệ. Mỗi người trong qúy vị, bằng nhiều cách khác nhau, đã cống hiến cả cuộc đời mình để làm cho việc phục vụ ích chung đến được mọi ngõ ngách của quốc gia này; đây là một trong những nhiệm vụ cao quý nhất mà một người có thể đảm nhận được. Với những tình cảm ấy, và với những lời chúc tốt đẹp đầy cầu nguyện để qúy vị có thể kiên trì trong sứ mệnh được giao phó cho qúy vị, tôi cầu xin mọi phước lành thần thiêng xuống trên đất nước yêu dấu này, trên các nhà lãnh đạo và nhân dân của nó. Và tôi xin Chúa hướng dẫn mỗi qúy vị và gia đình qúy vị, trong các nẻo đường khôn ngoan, công lý và hòa bình. Xin cảm ơn qúy vị!