Lúc 10g sáng 25/11, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các nạn nhân của ba tai ương động đất, sóng thần và tai nạn nguyên tử năm 2011. Sau đó, Đức Thánh Cha có cuộc gặp riêng với Nhật Hoàng.
Buổi chiều, Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ tại sân vận động Tokyo Dome vào lúc 16g.
Thánh lễ này có thể coi là một dấu chỉ tỏ tường cho thấy sự lớn mạnh của cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật Bản. Người Công Giáo Việt Nam hiện diện rất đông trong thánh lễ. Một trong những ý nguyện được đọc bằng tiếng Việt và trong phần hiệp lễ một bài thánh ca Việt Nam đã được hát lên.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Phúc Âm chúng ta vừa nghe là một phần trong bài giảng quan trọng đầu tiên của Chúa Giêsu. Chúng ta thường gọi đó là Bài giảng trên Núi, và bài giảng ấy mô tả cho chúng ta vẻ đẹp của con đường chúng ta được mời gọi dõi theo. Trong Kinh thánh, ngọn núi thường là nơi Thiên Chúa hiện ra và mạc khải về Ngài. “Hãy đến đây với Ta”, Chúa nói với ông Môisê (x. Xh 24: 1). Đó là một ngọn núi mà ta không thể đạt đến đỉnh bằng sức mạnh ý chí hay bậc thang công danh trong xã hội, nhưng phải bằng cách chăm chú, kiên nhẫn và nhạy cảm lắng nghe Thầy ở mỗi ngã rẽ của cuộc đời. Đỉnh núi trình bày với tất cả chúng ta một viễn cảnh mới mẻ hơn bao giờ với trọng tâm là lòng thương xót của Chúa Cha. Trong Chúa Giêsu, chúng ta bắt gặp đỉnh cao của ý nghĩa con người; Ngài chỉ cho chúng ta con đường dẫn đến sự viên mãn vượt quá mọi hy vọng và kỳ vọng của chúng ta. Nơi Ngài, chúng ta gặp gỡ một cuộc sống mới, trong đó chúng ta nhận ra rằng chúng ta là con cái yêu dấu của Chúa.
Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều biết rằng trên đường đi, tự do trở thành con cái của Chúa có thể bị đè nén và suy yếu nếu chúng ta bị bao vây trong một vòng luẩn quẩn những lo lắng và cạnh tranh. Hoặc nếu chúng ta tập trung tất cả sự chú ý và năng lượng của mình vào việc điên cuồng theo đuổi năng suất và chủ nghĩa tiêu dùng như là tiêu chí duy nhất để đo lường và xác nhận những lựa chọn của chúng ta, hoặc định nghĩa chúng ta là ai hoặc chúng ta có giá trị gì. Cách đo lường mọi thứ như thế từ từ làm cho chúng ta trở nên cứng nhắc và thiếu nhạy cảm trước những điều thực sự quan trọng, thay vào đó nó khiến chúng ta hổn hển chạy theo những thứ thừa thãi hoặc phù du. Háo hức để tin rằng tất cả mọi thứ đều có thể được sản xuất, đều có thể có được, hoặc kiểm soát được bóp nghẹt và xiềng xích linh hồn chúng ta biết chừng nào!
Ở Nhật Bản này, trong một xã hội có nền kinh tế phát triển cao, những người trẻ tôi gặp sáng nay đã nói chuyện với tôi về tình trạng nhiều người bị cô lập về mặt xã hội. Họ vẫn mãi đứng bên lề xã hội, không thể nắm bắt được ý nghĩa của cuộc sống và sự tồn tại của chính mình. Càng ngày, gia đình, trường học và cộng đồng, vốn là những nơi chúng ta hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, càng bị xói mòn bởi sự cạnh tranh quá mức trong việc theo đuổi lợi nhuận và hiệu quả. Nhiều người cảm thấy bối rối và lo lắng; họ bị choáng ngợp bởi quá nhiều yêu cầu và những lo lắng cướp đi sự bình yên và ổn định của họ.
Những lời của Chúa tác động lên chúng ta như một thứ dầu thơm làm tỉnh táo, khi Ngài bảo chúng ta đừng bối rối nhưng hãy tin tưởng. Ba lần Ngài khẳng định với chúng ta: “Anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo.” (x Mt 6: 25.31.34). Đây không phải là một sự khuyến khích bỏ mặc những gì xảy ra xung quanh chúng ta hoặc vô trách nhiệm về nhiệm vụ và trách nhiệm hàng ngày của mình. Ngược lại, đó là một lời mời gọi thiết lập lại các ưu tiên của chúng ta trên một chân trời rộng lớn hơn về ý nghĩa và do đó tìm được tự do để nhìn mọi sự theo cách của mình: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Mt 6:33).
Chúa không nói với chúng ta rằng những nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm và quần áo là không quan trọng. Thay vào đó, Ngài mời gọi chúng ta đánh giá lại các quyết định hàng ngày của mình và không bị kẹt hoặc cô lập trong việc theo đuổi thành công bằng bất cứ giá nào, bao gồm cả cái giá phải trả là chính cuộc sống của chúng ta. Não trạng thế gian chỉ đánh giá cao lợi nhuận hoặc những gì một người giành được trong thế giới này, với một thái độ ích kỷ chỉ theo đuổi hạnh phúc cá nhân, mà trong thực tế khiến chúng ta vô cùng bất hạnh và trở thành nô lệ, cũng như cản trở sự phát triển đích thực của một xã hội thực sự hài hòa và nhân bản.
Trái ngược với cái “Tôi” cô lập, khép kín và thậm chí là ngột ngạt chỉ có thể là tiếng “chúng ta” được chia sẻ, cử mừng và thông truyền (x. Buổi Tiếp Kiến Chung, ngày 13 tháng 2 năm 2019). Tiếng gọi của Chúa nhắc nhở chúng ta rằng “chúng ta cần phải thừa nhận một cách hân hoan rằng cuộc sống của chúng ta về cơ bản là một ân sủng, và tự do của chúng ta là một hồng ân. Ngày nay, đó không phải là điều dễ dàng, trong một thế giới nghĩ rằng nó có thể tự mình tạo ra những điều nhất định như là hoa trái của óc sáng tạo hoặc sự tự do” (Tông huấn Mừng rỡ Hân hoan - Gaudete et Exsultate, 55). Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, Kinh Thánh cho chúng ta biết thế giới của chúng ta, đầy ắp cuộc sống và vẻ đẹp, trước hết là một ân sủng quý giá của Đấng Tạo Hóa: “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp!” (St 1: 31). Thiên Chúa ban cho chúng ta vẻ đẹp và sự tốt lành này để chúng ta có thể chia sẻ nó và trao ban nó cho những người khác, không phải với tư cách là chủ nhân ông, nhưng là những người chia sẻ trong cùng một giấc mơ sáng tạo của Chúa. “Sự chăm sóc đích thực cho chính cuộc sống của chúng ta và mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên là không thể tách rời khỏi tình huynh đệ, công lý và lòng trung tín đối với người khác” (Laudato Si', 70).
Trước thực tại này, chúng ta được mời gọi, trong tư cách là một cộng đồng Kitô giáo, hãy bảo vệ tất cả sự sống và làm chứng với sự khôn ngoan và can đảm cho một lối sống được ghi dấu bởi lòng biết ơn và lòng trắc ẩn, sự rộng lượng và lắng nghe đơn sơ. Một khả năng nắm bắt và chấp nhận cuộc sống như nó là, “với tất cả sự mong manh của nó, đơn sơ của nó, và quá thường, là những mâu thuẫn và phiền toái của nó “ (Diễn từ tại Đêm Canh hức Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Panama, 26 tháng 1 năm 2019). Chúng ta được kêu gọi để trở thành một cộng đồng có thể học tập và giảng dạy về tầm quan trọng của việc chấp nhận “những điều không hoàn hảo, không tinh khiết hoặc không 'vô trùng', nhưng không kém phần xứng đáng với tình yêu. Là một người tàn tật hoặc yếu đuối thì không xứng đáng với tình yêu sao? Một người là người nước ngoài, một người phạm lỗi, một người đau ốm hay tù đầy: người đó không xứng đáng với tình yêu sao? Chúng ta biết những gì Chúa Giêsu đã làm: Ngài ôm lấy người phong hủi, người mù, người bại liệt, người Pharisêu và những người tội lỗi. Ngài chấp nhận người trộm lành trên thập tự giá và thậm chí chấp nhận và tha thứ cho những người đóng đinh Ngài” (ibid.).
Việc loan báo Tin Mừng Sự Sống khẩn thiết đòi hỏi chúng ta, như một cộng đồng, phải trở thành một bệnh viện dã chiến, sẵn sàng chữa lành những vết thương và luôn luôn đưa ra một con đường hòa giải và tha thứ. Đối với người Kitô hữu, tiêu chí khả thi duy nhất mà qua đó chúng ta có thể đánh giá mỗi người và mỗi hoàn cảnh là tiêu chí của lòng thương xót Chúa Cha dành cho tất cả con cái Người.
Hợp nhất với Chúa, trong sự hợp tác và đối thoại không ngừng với những người nam nữ có thiện chí, kể cả những người có niềm tin tôn giáo khác, chúng ta có thể trở thành men có tính tiên tri cho một xã hội ngày càng bảo vệ và quan tâm đến mọi sự sống.
Source:Libreria Editrice VaticanaHOLY MASS HOMILY OF HIS HOLINESS Tokyo Dome Monday, 25 November 2019
Buổi chiều, Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ tại sân vận động Tokyo Dome vào lúc 16g.
Thánh lễ này có thể coi là một dấu chỉ tỏ tường cho thấy sự lớn mạnh của cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật Bản. Người Công Giáo Việt Nam hiện diện rất đông trong thánh lễ. Một trong những ý nguyện được đọc bằng tiếng Việt và trong phần hiệp lễ một bài thánh ca Việt Nam đã được hát lên.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Phúc Âm chúng ta vừa nghe là một phần trong bài giảng quan trọng đầu tiên của Chúa Giêsu. Chúng ta thường gọi đó là Bài giảng trên Núi, và bài giảng ấy mô tả cho chúng ta vẻ đẹp của con đường chúng ta được mời gọi dõi theo. Trong Kinh thánh, ngọn núi thường là nơi Thiên Chúa hiện ra và mạc khải về Ngài. “Hãy đến đây với Ta”, Chúa nói với ông Môisê (x. Xh 24: 1). Đó là một ngọn núi mà ta không thể đạt đến đỉnh bằng sức mạnh ý chí hay bậc thang công danh trong xã hội, nhưng phải bằng cách chăm chú, kiên nhẫn và nhạy cảm lắng nghe Thầy ở mỗi ngã rẽ của cuộc đời. Đỉnh núi trình bày với tất cả chúng ta một viễn cảnh mới mẻ hơn bao giờ với trọng tâm là lòng thương xót của Chúa Cha. Trong Chúa Giêsu, chúng ta bắt gặp đỉnh cao của ý nghĩa con người; Ngài chỉ cho chúng ta con đường dẫn đến sự viên mãn vượt quá mọi hy vọng và kỳ vọng của chúng ta. Nơi Ngài, chúng ta gặp gỡ một cuộc sống mới, trong đó chúng ta nhận ra rằng chúng ta là con cái yêu dấu của Chúa.
Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều biết rằng trên đường đi, tự do trở thành con cái của Chúa có thể bị đè nén và suy yếu nếu chúng ta bị bao vây trong một vòng luẩn quẩn những lo lắng và cạnh tranh. Hoặc nếu chúng ta tập trung tất cả sự chú ý và năng lượng của mình vào việc điên cuồng theo đuổi năng suất và chủ nghĩa tiêu dùng như là tiêu chí duy nhất để đo lường và xác nhận những lựa chọn của chúng ta, hoặc định nghĩa chúng ta là ai hoặc chúng ta có giá trị gì. Cách đo lường mọi thứ như thế từ từ làm cho chúng ta trở nên cứng nhắc và thiếu nhạy cảm trước những điều thực sự quan trọng, thay vào đó nó khiến chúng ta hổn hển chạy theo những thứ thừa thãi hoặc phù du. Háo hức để tin rằng tất cả mọi thứ đều có thể được sản xuất, đều có thể có được, hoặc kiểm soát được bóp nghẹt và xiềng xích linh hồn chúng ta biết chừng nào!
Ở Nhật Bản này, trong một xã hội có nền kinh tế phát triển cao, những người trẻ tôi gặp sáng nay đã nói chuyện với tôi về tình trạng nhiều người bị cô lập về mặt xã hội. Họ vẫn mãi đứng bên lề xã hội, không thể nắm bắt được ý nghĩa của cuộc sống và sự tồn tại của chính mình. Càng ngày, gia đình, trường học và cộng đồng, vốn là những nơi chúng ta hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, càng bị xói mòn bởi sự cạnh tranh quá mức trong việc theo đuổi lợi nhuận và hiệu quả. Nhiều người cảm thấy bối rối và lo lắng; họ bị choáng ngợp bởi quá nhiều yêu cầu và những lo lắng cướp đi sự bình yên và ổn định của họ.
Những lời của Chúa tác động lên chúng ta như một thứ dầu thơm làm tỉnh táo, khi Ngài bảo chúng ta đừng bối rối nhưng hãy tin tưởng. Ba lần Ngài khẳng định với chúng ta: “Anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo.” (x Mt 6: 25.31.34). Đây không phải là một sự khuyến khích bỏ mặc những gì xảy ra xung quanh chúng ta hoặc vô trách nhiệm về nhiệm vụ và trách nhiệm hàng ngày của mình. Ngược lại, đó là một lời mời gọi thiết lập lại các ưu tiên của chúng ta trên một chân trời rộng lớn hơn về ý nghĩa và do đó tìm được tự do để nhìn mọi sự theo cách của mình: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Mt 6:33).
Chúa không nói với chúng ta rằng những nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm và quần áo là không quan trọng. Thay vào đó, Ngài mời gọi chúng ta đánh giá lại các quyết định hàng ngày của mình và không bị kẹt hoặc cô lập trong việc theo đuổi thành công bằng bất cứ giá nào, bao gồm cả cái giá phải trả là chính cuộc sống của chúng ta. Não trạng thế gian chỉ đánh giá cao lợi nhuận hoặc những gì một người giành được trong thế giới này, với một thái độ ích kỷ chỉ theo đuổi hạnh phúc cá nhân, mà trong thực tế khiến chúng ta vô cùng bất hạnh và trở thành nô lệ, cũng như cản trở sự phát triển đích thực của một xã hội thực sự hài hòa và nhân bản.
Trái ngược với cái “Tôi” cô lập, khép kín và thậm chí là ngột ngạt chỉ có thể là tiếng “chúng ta” được chia sẻ, cử mừng và thông truyền (x. Buổi Tiếp Kiến Chung, ngày 13 tháng 2 năm 2019). Tiếng gọi của Chúa nhắc nhở chúng ta rằng “chúng ta cần phải thừa nhận một cách hân hoan rằng cuộc sống của chúng ta về cơ bản là một ân sủng, và tự do của chúng ta là một hồng ân. Ngày nay, đó không phải là điều dễ dàng, trong một thế giới nghĩ rằng nó có thể tự mình tạo ra những điều nhất định như là hoa trái của óc sáng tạo hoặc sự tự do” (Tông huấn Mừng rỡ Hân hoan - Gaudete et Exsultate, 55). Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, Kinh Thánh cho chúng ta biết thế giới của chúng ta, đầy ắp cuộc sống và vẻ đẹp, trước hết là một ân sủng quý giá của Đấng Tạo Hóa: “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp!” (St 1: 31). Thiên Chúa ban cho chúng ta vẻ đẹp và sự tốt lành này để chúng ta có thể chia sẻ nó và trao ban nó cho những người khác, không phải với tư cách là chủ nhân ông, nhưng là những người chia sẻ trong cùng một giấc mơ sáng tạo của Chúa. “Sự chăm sóc đích thực cho chính cuộc sống của chúng ta và mối quan hệ của chúng ta với thiên nhiên là không thể tách rời khỏi tình huynh đệ, công lý và lòng trung tín đối với người khác” (Laudato Si', 70).
Trước thực tại này, chúng ta được mời gọi, trong tư cách là một cộng đồng Kitô giáo, hãy bảo vệ tất cả sự sống và làm chứng với sự khôn ngoan và can đảm cho một lối sống được ghi dấu bởi lòng biết ơn và lòng trắc ẩn, sự rộng lượng và lắng nghe đơn sơ. Một khả năng nắm bắt và chấp nhận cuộc sống như nó là, “với tất cả sự mong manh của nó, đơn sơ của nó, và quá thường, là những mâu thuẫn và phiền toái của nó “ (Diễn từ tại Đêm Canh hức Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Panama, 26 tháng 1 năm 2019). Chúng ta được kêu gọi để trở thành một cộng đồng có thể học tập và giảng dạy về tầm quan trọng của việc chấp nhận “những điều không hoàn hảo, không tinh khiết hoặc không 'vô trùng', nhưng không kém phần xứng đáng với tình yêu. Là một người tàn tật hoặc yếu đuối thì không xứng đáng với tình yêu sao? Một người là người nước ngoài, một người phạm lỗi, một người đau ốm hay tù đầy: người đó không xứng đáng với tình yêu sao? Chúng ta biết những gì Chúa Giêsu đã làm: Ngài ôm lấy người phong hủi, người mù, người bại liệt, người Pharisêu và những người tội lỗi. Ngài chấp nhận người trộm lành trên thập tự giá và thậm chí chấp nhận và tha thứ cho những người đóng đinh Ngài” (ibid.).
Việc loan báo Tin Mừng Sự Sống khẩn thiết đòi hỏi chúng ta, như một cộng đồng, phải trở thành một bệnh viện dã chiến, sẵn sàng chữa lành những vết thương và luôn luôn đưa ra một con đường hòa giải và tha thứ. Đối với người Kitô hữu, tiêu chí khả thi duy nhất mà qua đó chúng ta có thể đánh giá mỗi người và mỗi hoàn cảnh là tiêu chí của lòng thương xót Chúa Cha dành cho tất cả con cái Người.
Hợp nhất với Chúa, trong sự hợp tác và đối thoại không ngừng với những người nam nữ có thiện chí, kể cả những người có niềm tin tôn giáo khác, chúng ta có thể trở thành men có tính tiên tri cho một xã hội ngày càng bảo vệ và quan tâm đến mọi sự sống.
Source:Libreria Editrice Vaticana