Linh mục Nicholas Gregoris, trên tạp chí Crisis (https://www.crisismagazine.com/2019/meet-the-former-swiss-guard-whos-teaching-priests-to-run-a-tight-ship), tường thuật việc làm đầy ý nghĩa và hợp thời của một cựu Vệ Binh Thụy Sĩ.
Ai cũng biết vệ binh Thụy Sĩ là ai. Theo Cha Gregoris, họ là “những người lính cực kỳ trung thành với Vị Đại diện của Chúa Kitô trên mặt đất, những người, nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, thề hứa hy sinh mạng sống mình để bảo vệ Đức Thánh Cha. Nhưng họ cũng là những người rất nhã nhặn, loại người mà bạn có thể thưởng thức một bữa ăn với tại một quán ăn đông khách ở Rôma như Catina Tirolese gần Borgo Pio, một nơi, lúc chưa làm Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger ưa lui tới”.
Chuyện họ thề hứa như trên không phải chỉ là chuyện nghi lễ. Đoàn quân nhỏ nhất thế giới này từng tạo nên những giây phút rực rỡ trong lịch sử của họ: ngày 6 tháng 5 năm 1527, trong vụ đánh phá Rôma đẫm máu của Charles V, 147 trong số 189 Vệ Binh Thụy Sĩ đã bỏ mình, trong một cố gắng dũng cảm và thành công nhất để bảo vệ mạng sống của Đức Giáo Hoàng Clêmentê VII lúc ấy đang bị bao vây và phải trú ẩn tại Lâu Đài Sant’Angelo.
Tinh thần ấy còn mãi trong con người các Vệ Binh Thụy Sĩ, dù họ đang phục vụ tại Vatican hay đã rời bỏ nơi ấy. Mario Enzler là một điển hình. Ông là tác giả cuốn hồi lý sắp xuất bản: “Đời Tôi với một Vị Thánh” do nhà Newman Press ấn hành, viết ra để tôn vinh 100 năm ngày sinh của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Ông vốn phục vụ trong Đoàn Vệ Binh Thụy Sĩ thời Thánh Gioan Phaolô II làm giáo hoàng. Sau khi rời bỏ Đoàn, ông trở thành một nhà ngân hàng quốc tế thành công và nay là giáo sư tại Trường Kinh Doanh Busch của Đại học Công Giáo America, nơi, năm 2017, ông lập ra Bằng Cao Học Khoa Học về Quản Lý và Quản Trị Giáo Hội.
Chương trình cấp bằng này đòi 30 tín chỉ và có thể hoàn tất trong một năm. Phương thức của nó là phương thức liên ngành, với các giảng khóa về quản lý kinh doanh và đạo đức học, thần học và giáo luật. Có thể học nó tại khuôn viên Đại học. Nhưng chủ yếu, nó được trình bầy trực tuyến.
Theo Cha Gregoris, dù vai trò hàng đầu của một linh mục là phụng vụ và bí tích, nhưng ngài cũng được yêu cầu phải xử lý những chuyện phàm trần, một khía cạnh của thừa tác mục vụ mà không một chủng viện nào có thể chuẩn bị thoả đáng cho ngài. Do đó, chương trình này nhằm huấn luyện liên tục cho các linh mục trở thành các mục tử tốt và các quản lý viên tốt, để các ngài được trang bị tốt hơn trong việc phục vụ như các mục tử trung thành và các nhà quản trị có hiệu năng trong các giáo phận, giáo xứ và dòng tu, cũng như các định chế khác của Giáo Hội đương thời.
Chương trình này đang lôi cuốn nhiều linh mục nghiêm túc, chính thống (đôi khi cả các vị Giám Mục nữa). Các ngài được dạy cách tích nhập những trách vụ thường ít hấp dẫn, khó khăn trong lãnh vực lên ngân sách , làm kế toán, tường trình tài chánh, quản trị bản thân và việc làm, giao tế công cộng, nhân lực, duy trì tài sản và các chiến lược truyền thông vào một nền linh đạo lành mạnh của thừa tác vụ giáo xứ. Điều này giúp các tham dự viên học hỏi cách kết hợp các kỹ năng kinh doanh thực tiễn vào sự nhậy bén thần học được các ngài tích lũy xưa nay, nhờ thế phát triển việc đào tạo tâm linh như các linh mục của Chúa Giêsu Kitô biết dấn thân vào việc tân phúc âm hóa.
Ai cũng biết vệ binh Thụy Sĩ là ai. Theo Cha Gregoris, họ là “những người lính cực kỳ trung thành với Vị Đại diện của Chúa Kitô trên mặt đất, những người, nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, thề hứa hy sinh mạng sống mình để bảo vệ Đức Thánh Cha. Nhưng họ cũng là những người rất nhã nhặn, loại người mà bạn có thể thưởng thức một bữa ăn với tại một quán ăn đông khách ở Rôma như Catina Tirolese gần Borgo Pio, một nơi, lúc chưa làm Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger ưa lui tới”.
Chuyện họ thề hứa như trên không phải chỉ là chuyện nghi lễ. Đoàn quân nhỏ nhất thế giới này từng tạo nên những giây phút rực rỡ trong lịch sử của họ: ngày 6 tháng 5 năm 1527, trong vụ đánh phá Rôma đẫm máu của Charles V, 147 trong số 189 Vệ Binh Thụy Sĩ đã bỏ mình, trong một cố gắng dũng cảm và thành công nhất để bảo vệ mạng sống của Đức Giáo Hoàng Clêmentê VII lúc ấy đang bị bao vây và phải trú ẩn tại Lâu Đài Sant’Angelo.
Tinh thần ấy còn mãi trong con người các Vệ Binh Thụy Sĩ, dù họ đang phục vụ tại Vatican hay đã rời bỏ nơi ấy. Mario Enzler là một điển hình. Ông là tác giả cuốn hồi lý sắp xuất bản: “Đời Tôi với một Vị Thánh” do nhà Newman Press ấn hành, viết ra để tôn vinh 100 năm ngày sinh của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Ông vốn phục vụ trong Đoàn Vệ Binh Thụy Sĩ thời Thánh Gioan Phaolô II làm giáo hoàng. Sau khi rời bỏ Đoàn, ông trở thành một nhà ngân hàng quốc tế thành công và nay là giáo sư tại Trường Kinh Doanh Busch của Đại học Công Giáo America, nơi, năm 2017, ông lập ra Bằng Cao Học Khoa Học về Quản Lý và Quản Trị Giáo Hội.
Chương trình cấp bằng này đòi 30 tín chỉ và có thể hoàn tất trong một năm. Phương thức của nó là phương thức liên ngành, với các giảng khóa về quản lý kinh doanh và đạo đức học, thần học và giáo luật. Có thể học nó tại khuôn viên Đại học. Nhưng chủ yếu, nó được trình bầy trực tuyến.
Theo Cha Gregoris, dù vai trò hàng đầu của một linh mục là phụng vụ và bí tích, nhưng ngài cũng được yêu cầu phải xử lý những chuyện phàm trần, một khía cạnh của thừa tác mục vụ mà không một chủng viện nào có thể chuẩn bị thoả đáng cho ngài. Do đó, chương trình này nhằm huấn luyện liên tục cho các linh mục trở thành các mục tử tốt và các quản lý viên tốt, để các ngài được trang bị tốt hơn trong việc phục vụ như các mục tử trung thành và các nhà quản trị có hiệu năng trong các giáo phận, giáo xứ và dòng tu, cũng như các định chế khác của Giáo Hội đương thời.
Chương trình này đang lôi cuốn nhiều linh mục nghiêm túc, chính thống (đôi khi cả các vị Giám Mục nữa). Các ngài được dạy cách tích nhập những trách vụ thường ít hấp dẫn, khó khăn trong lãnh vực lên ngân sách , làm kế toán, tường trình tài chánh, quản trị bản thân và việc làm, giao tế công cộng, nhân lực, duy trì tài sản và các chiến lược truyền thông vào một nền linh đạo lành mạnh của thừa tác vụ giáo xứ. Điều này giúp các tham dự viên học hỏi cách kết hợp các kỹ năng kinh doanh thực tiễn vào sự nhậy bén thần học được các ngài tích lũy xưa nay, nhờ thế phát triển việc đào tạo tâm linh như các linh mục của Chúa Giêsu Kitô biết dấn thân vào việc tân phúc âm hóa.