Ơn sủng của Thiên Chúa đã ban đến tràn đầy cho Ban Thông Tin Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc trong mùa Giáng Sinh 2019, vì đã rất vinh dự được đón tiếp ông Đặng Minh An, Phó Giám Đốc cơ quan truyền thông VietCatholic, để được huấn luyện về các kỹ thuật truyền thông, từ ngày 09 tháng 12 đến ngày 13 tháng 12 năm 2019.
Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Ban Tuyên Úy, Ban Mục Vụ và một vài thành viên của Ban Thông Tin nên các thiết bị, máy móc sử dụng cho khóa học 5 ngày đã được chuẩn bị đầy đủ.
Vào 10 giờ sáng ngày 09/12, trước khi dâng lời nguyện khai mạc để mở đầu cho tuần lễ huấn luyện của Ban Thông Tin, Đức Ông Quản Nhiệm Phaolô Nguyễn Minh Tâm đã có đôi lời cám ơn Trưởng Ban Thông Tin là Sơ Maria Trần Thị Thu Trang, Phụ Tá Mục Vụ, cũng là người điều hợp khóa huấn luyện. Đức Ông cũng đặc biệt cám ơn ông Đặng Minh An đã hy sinh thì giờ quý báu, đến từ tiểu bang Tây Úc xa xôi để giúp đỡ Ban Thông Tin Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc, hầu các thành viên và các hỗ trợ viên có cơ hội học hỏi về kỹ thuật truyền thông, nhằm ứng dụng và phát triển các sinh hoạt của Ban Thông Tin. Đức Ông Quản Nhiệm đã chia sẻ: vấn đề thông tin bao giờ cũng rất quan trọng, giúp mọi người mở mang kiến thức và giúp loan báo Tin Mừng, để có thể qua các bài viết, qua hình ảnh, góp phần chuyển tải thông tin, duy trì và phát triển Giáo Hội. Các thành viên Ban Thông Tin cần kết hợp với nhau trong công việc và giúp nhau học hỏi, thêm phấn khởi và qua công việc, sẽ phát triển các hoạt động, nhằm thăng tiến hơn nữa sứ vụ truyền thông đã được trao phó.
Trong phần trình bày, ông Đặng Minh An trước hết cám ơn nhiệt tình đóng góp của anh chị em trong công tác truyền thông. Sau đó, ông An cũng đã có đôi lời giới thiệu về cơ quan truyền thông VietCatholic.
Cuối thế kỷ vừa qua, đã xảy ra một cuộc cách mạng trong kỹ thuật truyền thông cùng với sự ra đời của “internet”. Trong bối cảnh đó, VietCatholic đã được thành lập vào ngày Lễ Các Thánh, 01/11/1996. Như thế, VietCatholic đã có mặt hơn 23 năm nay.
Khởi đầu, công việc của VietCatholic chỉ giới hạn trong phạm vi dịch thuật các tài liệu từ Tòa Thánh như các Tông Thư, Tông Huấn, bài giảng của Đức Thánh Cha, và các tin tức từ các cơ quan thông tấn Công Giáo… Đến năm 2005, VietCatholic mới bắt đầu khai thác các videos từ đài truyền hình trung ương Tòa Thánh.
Ông Đặng Minh An cũng đề cập tới 3 khuyến cáo dành cho các cơ quan truyền thông Công Giáo, được lặp lại nhiều lần trong các tài liệu của Tòa Thánh.
Thứ nhất, chúng ta cần có nhiều cách trình bày đa dạng. Về mặt sư phạm mà nói, một cách trình bày cụ thể có thể chỉ phù hợp với một nhóm người nào đó mà thôi. Có khi nó phù hợp với các bậc thức giả, các linh mục, tu sĩ nhưng có thể khó hiểu đối với anh chị em giáo dân ít được tiếp cận với các kiến thức uyên thâm về thần học, tín lý và giáo hội học. Vì vậy các phương tiện truyền thông cần tìm ra nhiều phương cách đa dạng cho phù hợp với nhiều người, nhiều giới.
Vấn đề thứ hai cần lưu ý, đó là chúng ta đang sống trong “cuộc chiến giành giật các linh hồn”. Chúa cho mưa xuống trên người lành cũng như kẻ dữ thì các kỹ thuật truyền thông cũng dảnh cho tất cả mọi người, trong đó có những nhóm hoạt động không phù hợp với đường lối của Giáo Hội. Một ví dụ điển hình là các phim ảnh khiêu dâm. Theo nghiên cứu của trường đại học Georgetown của Hoa Kỳ, trong phạm vi người Công Giáo, có đến 40% người nam đã vào xem các hình ảnh khiêu dâm, trong đó 24% ở trong trình trạng nghiện ngập, tức là quyến luyến với tội lỗi. Ngay cả ở người nữ, ít nhất 22% cũng rơi vào tình trạng này. Tại Ái Nhĩ Lan, một đất nước có truyền thống Công Giáo, nhưng khi chính quyền cho người dân bỏ phiếu về vấn đề cho phép phá thai, đã xảy ra tình trạng mà giới truyền thông gọi là bội giáo của cả một quốc gia. Các kỹ thuật truyền thông và khả năng lèo lái tâm lý quần chúng đã được huy động để mô tả hành vi giết các thai nhi vô tội qua các hạn từ như yêu thương, trách nhiệm, nhân quyền của phụ nữ.
Ngay trong nội bộ Giáo Hội cũng có những nhóm tham gia vào các hoạt động truyền thông nhằm đưa ra các luận điểm nghịch lại với đức tin Kitô, chống báng Đức Giáo Hoàng. Tính chất nặc danh của các kỹ thuật truyền thông mới cũng đưa đến tình trạng các thư rơi, email nặc danh với mục đích lèo lái các cộng đoàn đi theo những chiều hướng nhất định. Nếu không được thì tìm mọi cách để phỉ báng, bất kể đối tượng bị phỉ báng là ai.
Chính vì thế, các cộng đoàn nên hiện diện thường xuyên trên mạng lưới điện toán toàn cầu, giới thiệu đầy đủ và kịp thời các hoạt động của mình, góp phần hình thành một dư luận ngay chính có khả năng tập hợp các thành viên, cổ võ cho một tâm tình yêu thương, hiệp nhất trong cộng đoàn.
Tóm lại, trước năm 2005, công việc của cơ quan truyền thông VietCatholic chỉ gói gọn trong phạm vi dịch thuật; nhưng sau năm 2005, VietCatholic đã tận dụng mọi phương tiện để có được nhiều phương thức thông tin khác nhau, để phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau và để tiếng nói của Giáo Hội đến tai mọi người một cách thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Nhân dịp nầy, Ông Đặng Minh An, Phó Giám Đốc VietCatholic cũng đã đưa ra nhận định: cơ quan truyền thông VietCatholic vẫn còn nhiều việc cần phải làm nhưng chưa làm được vì thiếu nhân lực, chẳng hạn như vấn đề đi sâu vào các chủ đề hôn nhân, gia đình và giới trẻ… Vì vậy, VietCatholic rất mong muốn có được sự hợp tác, tham gia của các cộng đoàn, để các giáo xứ bước đầu có thể trình bày những thông tin về giáo xứ của mình và bước kế tiếp, có thể phụ trách một trang mạng nào đó về những vấn đề đang nóng bỏng của xã hội hiện nay.
Theo ông Phó Giám Đốc VietCatholic cho biết, về những thông tin của Tòa Thánh thì VietCatholic đã có sẵn, các giáo xứ chỉ nhận, dịch ra và trình bày mà thôi, nhưng vấn đề quan trọng là cần có sự tham gia của các giáo xứ, để tiếng nói của Tòa Thánh được lan rộng và vang xa.
Ông Đặng Minh An cũng nhấn mạnh là về mặt kỹ thuật truyền thông thì đã có những chương trình được cài đặt để giúp cho việc thực hiện video dễ dàng và việc kêu gọi sự tham gia của nhiều người ở các giáo xứ thường cũng không gặp nhiều trở ngại, nhưng điều cần thiết là tinh thần đoàn kết và gắn bó với nhau trong sứ vụ được trao phó. Bước đầu nếu có gặp khó khăn trong công việc thì đã có sự hỗ trợ của VietCatholic cũng như của Tòa Thánh.
Sau một tuần lễ được huấn luyện, các thành viên Ban Thông Tin và các hỗ trợ viên của Ban Thông Tin Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc đã có cơ hội học hỏi về các chương trình cài đặt software, về rất nhiều các kỹ thuật truyền hình và phương cách làm phim, video. Hơn thế nữa, qua những ngày cùng học hỏi với nhau, tinh thần làm việc nhóm càng được nâng cao và có được một môi trường làm việc thật liên kết, đầy hứng thú, lạc quan và tin yêu.
Tuần lễ huấn luyện đã giúp cho các thành viên Ban Thông Tin học hỏi và khám phá được nhiều điều thú vị, hấp dẫn, từ công việc chỉnh hình, lồng tiếng, đọc tin đến cách ráp nối hình ảnh, quay phim, thu video… với rất nhiều bài tập thực hành, để có thể ứng dụng vào một công việc đòi hỏi nhiều tư duy, sáng tạo, để thấy ơn Chúa thật tràn đầy cho mỗi tham dự viên của khóa học. Tuy nhiên, mọi sự không dừng lại ở những phương tiện hay kỹ thuật truyền thông mà chính là mọi người đều cảm thấy mở rộng được tầm nhìn của mình về một thế giới thật huyền ảo, mới lạ, mà nơi đó, sứ vụ của những người làm công tác truyền thông là đem Chúa và Giáo Hội đến gần và sống động hơn đối với mọi tín hữu cũng như những người mà đức tin còn đang lẩn khuất hay ngay cả với những người chối bỏ đức tin.
Năm ngày học tập đã kết thúc bằng một bữa tiệc mừng do Sơ Maria Trần Thị Thu Trang, Trưởng Ban Thông Tin khoản đãi, với sự có mặt của Đức Ông Quản Nhiệm, ông Đặng Minh An, Ban Thông Tin và các hỗ trợ viên cùng các thành viên Ban Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc, để mọi người có được những giây phút cùng tâm tình, chuyện trò vui vẻ bên nhau và cùng hướng về một tương lai đầy lạc quan, tin yêu với đức tin ngời sáng và Tin Mừng sẽ được lan xa...
Ban Thông Tin Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc
Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Ban Tuyên Úy, Ban Mục Vụ và một vài thành viên của Ban Thông Tin nên các thiết bị, máy móc sử dụng cho khóa học 5 ngày đã được chuẩn bị đầy đủ.
Vào 10 giờ sáng ngày 09/12, trước khi dâng lời nguyện khai mạc để mở đầu cho tuần lễ huấn luyện của Ban Thông Tin, Đức Ông Quản Nhiệm Phaolô Nguyễn Minh Tâm đã có đôi lời cám ơn Trưởng Ban Thông Tin là Sơ Maria Trần Thị Thu Trang, Phụ Tá Mục Vụ, cũng là người điều hợp khóa huấn luyện. Đức Ông cũng đặc biệt cám ơn ông Đặng Minh An đã hy sinh thì giờ quý báu, đến từ tiểu bang Tây Úc xa xôi để giúp đỡ Ban Thông Tin Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc, hầu các thành viên và các hỗ trợ viên có cơ hội học hỏi về kỹ thuật truyền thông, nhằm ứng dụng và phát triển các sinh hoạt của Ban Thông Tin. Đức Ông Quản Nhiệm đã chia sẻ: vấn đề thông tin bao giờ cũng rất quan trọng, giúp mọi người mở mang kiến thức và giúp loan báo Tin Mừng, để có thể qua các bài viết, qua hình ảnh, góp phần chuyển tải thông tin, duy trì và phát triển Giáo Hội. Các thành viên Ban Thông Tin cần kết hợp với nhau trong công việc và giúp nhau học hỏi, thêm phấn khởi và qua công việc, sẽ phát triển các hoạt động, nhằm thăng tiến hơn nữa sứ vụ truyền thông đã được trao phó.
Trong phần trình bày, ông Đặng Minh An trước hết cám ơn nhiệt tình đóng góp của anh chị em trong công tác truyền thông. Sau đó, ông An cũng đã có đôi lời giới thiệu về cơ quan truyền thông VietCatholic.
Cuối thế kỷ vừa qua, đã xảy ra một cuộc cách mạng trong kỹ thuật truyền thông cùng với sự ra đời của “internet”. Trong bối cảnh đó, VietCatholic đã được thành lập vào ngày Lễ Các Thánh, 01/11/1996. Như thế, VietCatholic đã có mặt hơn 23 năm nay.
Khởi đầu, công việc của VietCatholic chỉ giới hạn trong phạm vi dịch thuật các tài liệu từ Tòa Thánh như các Tông Thư, Tông Huấn, bài giảng của Đức Thánh Cha, và các tin tức từ các cơ quan thông tấn Công Giáo… Đến năm 2005, VietCatholic mới bắt đầu khai thác các videos từ đài truyền hình trung ương Tòa Thánh.
Ông Đặng Minh An cũng đề cập tới 3 khuyến cáo dành cho các cơ quan truyền thông Công Giáo, được lặp lại nhiều lần trong các tài liệu của Tòa Thánh.
Thứ nhất, chúng ta cần có nhiều cách trình bày đa dạng. Về mặt sư phạm mà nói, một cách trình bày cụ thể có thể chỉ phù hợp với một nhóm người nào đó mà thôi. Có khi nó phù hợp với các bậc thức giả, các linh mục, tu sĩ nhưng có thể khó hiểu đối với anh chị em giáo dân ít được tiếp cận với các kiến thức uyên thâm về thần học, tín lý và giáo hội học. Vì vậy các phương tiện truyền thông cần tìm ra nhiều phương cách đa dạng cho phù hợp với nhiều người, nhiều giới.
Vấn đề thứ hai cần lưu ý, đó là chúng ta đang sống trong “cuộc chiến giành giật các linh hồn”. Chúa cho mưa xuống trên người lành cũng như kẻ dữ thì các kỹ thuật truyền thông cũng dảnh cho tất cả mọi người, trong đó có những nhóm hoạt động không phù hợp với đường lối của Giáo Hội. Một ví dụ điển hình là các phim ảnh khiêu dâm. Theo nghiên cứu của trường đại học Georgetown của Hoa Kỳ, trong phạm vi người Công Giáo, có đến 40% người nam đã vào xem các hình ảnh khiêu dâm, trong đó 24% ở trong trình trạng nghiện ngập, tức là quyến luyến với tội lỗi. Ngay cả ở người nữ, ít nhất 22% cũng rơi vào tình trạng này. Tại Ái Nhĩ Lan, một đất nước có truyền thống Công Giáo, nhưng khi chính quyền cho người dân bỏ phiếu về vấn đề cho phép phá thai, đã xảy ra tình trạng mà giới truyền thông gọi là bội giáo của cả một quốc gia. Các kỹ thuật truyền thông và khả năng lèo lái tâm lý quần chúng đã được huy động để mô tả hành vi giết các thai nhi vô tội qua các hạn từ như yêu thương, trách nhiệm, nhân quyền của phụ nữ.
Ngay trong nội bộ Giáo Hội cũng có những nhóm tham gia vào các hoạt động truyền thông nhằm đưa ra các luận điểm nghịch lại với đức tin Kitô, chống báng Đức Giáo Hoàng. Tính chất nặc danh của các kỹ thuật truyền thông mới cũng đưa đến tình trạng các thư rơi, email nặc danh với mục đích lèo lái các cộng đoàn đi theo những chiều hướng nhất định. Nếu không được thì tìm mọi cách để phỉ báng, bất kể đối tượng bị phỉ báng là ai.
Chính vì thế, các cộng đoàn nên hiện diện thường xuyên trên mạng lưới điện toán toàn cầu, giới thiệu đầy đủ và kịp thời các hoạt động của mình, góp phần hình thành một dư luận ngay chính có khả năng tập hợp các thành viên, cổ võ cho một tâm tình yêu thương, hiệp nhất trong cộng đoàn.
Tóm lại, trước năm 2005, công việc của cơ quan truyền thông VietCatholic chỉ gói gọn trong phạm vi dịch thuật; nhưng sau năm 2005, VietCatholic đã tận dụng mọi phương tiện để có được nhiều phương thức thông tin khác nhau, để phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau và để tiếng nói của Giáo Hội đến tai mọi người một cách thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Nhân dịp nầy, Ông Đặng Minh An, Phó Giám Đốc VietCatholic cũng đã đưa ra nhận định: cơ quan truyền thông VietCatholic vẫn còn nhiều việc cần phải làm nhưng chưa làm được vì thiếu nhân lực, chẳng hạn như vấn đề đi sâu vào các chủ đề hôn nhân, gia đình và giới trẻ… Vì vậy, VietCatholic rất mong muốn có được sự hợp tác, tham gia của các cộng đoàn, để các giáo xứ bước đầu có thể trình bày những thông tin về giáo xứ của mình và bước kế tiếp, có thể phụ trách một trang mạng nào đó về những vấn đề đang nóng bỏng của xã hội hiện nay.
Theo ông Phó Giám Đốc VietCatholic cho biết, về những thông tin của Tòa Thánh thì VietCatholic đã có sẵn, các giáo xứ chỉ nhận, dịch ra và trình bày mà thôi, nhưng vấn đề quan trọng là cần có sự tham gia của các giáo xứ, để tiếng nói của Tòa Thánh được lan rộng và vang xa.
Ông Đặng Minh An cũng nhấn mạnh là về mặt kỹ thuật truyền thông thì đã có những chương trình được cài đặt để giúp cho việc thực hiện video dễ dàng và việc kêu gọi sự tham gia của nhiều người ở các giáo xứ thường cũng không gặp nhiều trở ngại, nhưng điều cần thiết là tinh thần đoàn kết và gắn bó với nhau trong sứ vụ được trao phó. Bước đầu nếu có gặp khó khăn trong công việc thì đã có sự hỗ trợ của VietCatholic cũng như của Tòa Thánh.
Sau một tuần lễ được huấn luyện, các thành viên Ban Thông Tin và các hỗ trợ viên của Ban Thông Tin Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc đã có cơ hội học hỏi về các chương trình cài đặt software, về rất nhiều các kỹ thuật truyền hình và phương cách làm phim, video. Hơn thế nữa, qua những ngày cùng học hỏi với nhau, tinh thần làm việc nhóm càng được nâng cao và có được một môi trường làm việc thật liên kết, đầy hứng thú, lạc quan và tin yêu.
Tuần lễ huấn luyện đã giúp cho các thành viên Ban Thông Tin học hỏi và khám phá được nhiều điều thú vị, hấp dẫn, từ công việc chỉnh hình, lồng tiếng, đọc tin đến cách ráp nối hình ảnh, quay phim, thu video… với rất nhiều bài tập thực hành, để có thể ứng dụng vào một công việc đòi hỏi nhiều tư duy, sáng tạo, để thấy ơn Chúa thật tràn đầy cho mỗi tham dự viên của khóa học. Tuy nhiên, mọi sự không dừng lại ở những phương tiện hay kỹ thuật truyền thông mà chính là mọi người đều cảm thấy mở rộng được tầm nhìn của mình về một thế giới thật huyền ảo, mới lạ, mà nơi đó, sứ vụ của những người làm công tác truyền thông là đem Chúa và Giáo Hội đến gần và sống động hơn đối với mọi tín hữu cũng như những người mà đức tin còn đang lẩn khuất hay ngay cả với những người chối bỏ đức tin.
Năm ngày học tập đã kết thúc bằng một bữa tiệc mừng do Sơ Maria Trần Thị Thu Trang, Trưởng Ban Thông Tin khoản đãi, với sự có mặt của Đức Ông Quản Nhiệm, ông Đặng Minh An, Ban Thông Tin và các hỗ trợ viên cùng các thành viên Ban Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc, để mọi người có được những giây phút cùng tâm tình, chuyện trò vui vẻ bên nhau và cùng hướng về một tương lai đầy lạc quan, tin yêu với đức tin ngời sáng và Tin Mừng sẽ được lan xa...
Ban Thông Tin Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc