1. -Nhà Gioan
Năm 1954 các chủng viện miền Bắc di cư vào Nam, trừ giáo phận Vinh. Đức cha Khuê Hanoi lo sau này không còn linh mục phục vụ dân Chúa nên ngài mở tiểu chủng viện Hanoi thu tập các chú lớn nhỏ về sô 40 phố Nhà Chung Hanoi để học tập. Nơi đó được lấy tên là Chủng Viện Gioan do cha Phaolo Phạm Đình Tụng làm giám đốc. Các địa phận miền bắc không có trường đều gửi về Hanoi. Sau mấy năm lớp lớn học triết, nhưng cùng ở chung với các chủ tiểu chủng viện, chứ chưa có điều kiện mở đại chủng viện riêng. Năm 1960 chủng viện Gioan bị đóng cửa, chủng sinh tan tác đâu về đấy làm ăn, các anh còn chí tu thì học riêng chui lủi và chịu chức chui. Nhưng hiện nay, tất cả anh em dù là linh mục - tu sĩ - giáo dân vẫn giữ liên lạc với bề trên, với nhau như một gia đình rộng lớn. Nhiều anh em giờ có con làm linh mục - tu sĩ nam nữ khi có dịp vẫn quy tụ về bên nhau dâng lễ - hiệp thông cầu nguyện - chia sẻ tâm tình, thông tin cho nhau, ai còn ai mất, kẻ yếu người khỏe để có thể giúp đỡ nhau. Do đó có tên gọi là Nhà Gioan. Đường hướng đó cũng chính là của cha giám đốc Phaolo Phạm Đình Tụng mà sau này ngài là Hồng Y, Tổng Giám Mục Giáo Phận Hanoi. Ngài mất ngày 22/2/ 2009.
2 - Bố ơi
Đầu năm 2019, Nhà Gioan có nhiều sự kiện đặc biệt từ Nam ra Bắc để tưởng nhớ đức Cố Hông Y Phaolo Giuse Phạm Đình Tụng, người cha thân yêu của chúng ta. Để ghi chép những dòng này, tôi nhắc lại từ Bố ơi. Đó chính là câu nói của Ngài với chúng tôi khi Ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Hà Nội và Đức Giáo Hoàng phong tước Hông Y cho Ngài. Một số anh em chúng tôi đến chào Ngài và cứ thưa bẩm Đức Hồng Y. Ngài bảo chúng con cứ gọi là cha, ông thủ tướng chính phủ, ông chủ tịch nước khi đi đâu thì người ta thưa thủ tướng, thưa chủ tịch nhưng về nhà thì con cái cứ gọi bố ơi,chứ không ai thưa thủ tướng thưa chủ tịch. Vì thế chúng con đến đây cứ gọi là Cha cho nó thân tình. Đó là lý do tôi gạch đầu dòng từ Bố ơi.
Để tưởng nhớ 100 năm ngày sinh và 10 năm ngày Ngài mất, tòa Tổng Giám Mục đã cử hành Thánh Lễ trọng thể ở Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Còn anh em nhà Gioan có tổ chức Thánh Lễ tại Giáo Xứ Thạch Bích quận Hà Đông Hà Nội nơi có các anh Khương Gia Vàng Huế v.v.v. Anh em Bùi Chu tổ chức Thánh Lễ và họp mặt ở Giáo Xứ Phú Nhai huyện Xuân Trường, Nam Định quê hương của anh Minh Trang. Bắc Ninh tổ chức ở Giáo Xứ Đạo Ngạn trên sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Giang nơi nhà chính Hội Dòng Con Đức Mẹ Hiệp Nhất do Đức Hồng Y sáng lập khi Ngài còn làm Giám Mục Bắc Ninh. Đặc biệt miền Nam anh em tổ chức cuộc gặp mặt tại nhà hưu dưỡng các Linh Mục Bắc Ninh ở quận Thủ Đức Sài Gòn nơi có cha Phạm Sĩ An ở đấy. Thánh Lễ có 15 cha đồng tế trong đó có 7 cha miền Bắc vào, cha Vinh chủ tế cha Chí chia sẻ. Hình ảnh anh em tôi nhận được hàng ngũ chống gậy có Đông, Hưởng, Oánh còn các anh như Bích, Côn, Hùng v.v.v. tuy không gậy nhưng đều là những khuôn mặt già lão giúm gió cả. Thế mới biết sự bào mòn của thời gian, những chàng trai rắn rỏi ngày xưa đâu cả rồi, những cặp giò đá bóng giờ thay bằng những chiếc gậy, thậm chí gậy in nốc bốn càng như Sĩ, Đông, nhưng dù sao những khuôn mặt nhăn nheo đó còn được trông thấy vẫn hơn nhiều khuôn mặt không bao giờ gặp lại, năm 2018 vừa qua anh em nhà Gioan đã ra đi khá nhiều. Trịnh Công Sơn nói: Nếu ra đường thấy ai vẫy tay với mình hãy vẫy tay lại với họ, vì không biết là ngày mai họ còn trên đời không, hay mình cũng vậy.
3- Lậy Trái Tim Nhân Lành Chúa Giê Su, xin thương xót và che chở chúng con.
Đó là câu nguyện tắt mà hồi còn ở Bắc Ninh Ngài hô hào con cái toàn giáo phận năng đọc hàng ngày trong suốt thời kỳ khốn khó gian nan. Tôi vẫn đọc đến giờ, nay nghe cha Chí nhắc đến trong bài chia sẻ làm tôi hồi tưởng lại những ngày gian khó. Địa phận Bắc Ninh rộng, Linh Mục không có, ngày lễ trọng dân các nơi xa hàng trăm cây số về Tòa Giám Mục dự lễ nằm la liệt khắp mọi chỗ cả trong nhà thờ. Công an bắt phải báo sổ người ngủ đêm, ai mà ghi chép hết được, đến tối thầy già phụ trách ra đồn báo là mai lễ Chúa Giê Su lên trời có giáo dân về dự lễ. Mấy hôm sau thầy lại ra báo mai lễ Chúa thánh Thần hiện xuống có giáo dân về dự lễ. Công an bảo bảo cái ông này lằng nhằng lễ lậy gì mà Chúa lên lên xuống xuống kỳ cục vậy, thầy già thủng thẳng đáp thấy lịch ghi thế thì tôi báo các ông thế, còn Chúa lên lên xuống xuống lằng nhằng kỳ cục thì các ông hỏi Chúa chứ tôi biết sao được. Truyện hay quá, liệu ông công an có đi hạch Chúa sao lại lên lên xuống xuống lung tung vậy không nhỉ ?.. Còn truyện này nữa, cha Can bị nhốt ở kho hợp tác xã, họ quát: Tôi cách chức linh mục anh, cụ Can thưa: Ông có truyền chức cho tôi đâu mà ông cách chức được tôi, họ bảo: Anh muốn để tôi gọi anh là ông hay là thằng, cụ đáp: Nếu tôi là ông mà ông gọi là thằng thì tôi vẫn là ông, còn nếu tôi là thằng mà ông có gọi tôi là ông thì tôi cũng chỉ là thằng, còn gọi thế nào là văn hóa của người gọi, tuyệt vời, ai là người có văn hóa đây.. . Kể những truyện đó để người sau biết được bối cảnh lúc bấy giờ. Hồi ấy mọi người đói lắm, dân thành thị được đong gạo phiếu mỗi người mấy cân, tùy theo mức lao động của mình. Tòa Giám Mục cũng vậy, họ bán cho nửa gạo nửa bột mì, mì bột đong về đựng trong một cái thùng, người nhà cẩn thận lấy túi ni lông gói một ít vôi bột buộc kĩ lại để lên trên cho nó hút ẩm mì khỏi mốc. Đêm đó trộm vào vét sạch, giờ cơm sáng người nhà báo cáo Đức Cha bột mì đong hôm qua trộm vơ hết rồi cả túi vôi bột nữa. Lậy Chúa tôi, Đức Cha cứ than thở khéo nó không biết đổ vôi bột vào mì mà ăn thì nó chết mất, giá biết ai mà bảo nó không thì khổ thân nó.. . Bữa sáng đó tôi có mặt nghĩ mà thương họ, đói lắm mới phải ăn trộm, rồi tôi thầm đọc lời nguyện tắt: Lậy Trái Tim nhân lành Chúa Giê Su xin thương xót và che chở người ăn trộm bột mì kẻo nó chết mất.. . Ở Phát Diệm cũng có truyện tương tự, năm 1980 Đức Cha Tạo đi Roma về người ta cho một cái đồng hồ đeo tay quý lắm, Ngài thường để trên bàn chứ không đeo, một hôm có cô bé rách rưới vào ăn xin, Đức Cha cho chút tiền lại thấy chân cô bé có cái mụn lở loét Ngài lấy thuốc bôi cho rồi dính bông vào để ruồi khỏi đậu. Chiều nhớ đến đông hồ không thấy nữa, Ngài bảo tôi từ trưa đến giờ chỉ có cô bé ăn xin vào đây thôi, nó không biết mà đi đổi lấy mấy bơ gạo thì thiệt cho nó, ai biết mà bảo nó cái này có giá lắm đấy bán đi ăn được mấy tháng, chứ đổi mấy bơ gạo ăn có mấy ngày thì khổ.. . Các Đấng Thánh của chúng ta như thế đấy. Tôi mà viết Hạnh Các Thánh Tử Vì Gạo đất Bắc Kì thì chắc còn dài dòng.. .
Nghe bài chia sẻ của cha Chí trong thánh lễ ở Thủ Đức dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh dưới đất và 10 năm ngày sinh trên trời của đức cố Hông Y Phaolo Giuse, người cha thân yêu của chúng ta, tôi viết mấy dòng này góp vào những kỷ niệm của anh em nhà Gioan, chia sẻ với anh em còn sống và tưởng nhớ những ai đã qua đời. Xin Trái tim Nhân Lành Chúa đón nhận những người đã mất và che chở những người sắp mất của chúng con. Amen.
Phát Diệm, ngày 6 tháng 3 năm 2019
Lê Đức Long
Năm 1954 các chủng viện miền Bắc di cư vào Nam, trừ giáo phận Vinh. Đức cha Khuê Hanoi lo sau này không còn linh mục phục vụ dân Chúa nên ngài mở tiểu chủng viện Hanoi thu tập các chú lớn nhỏ về sô 40 phố Nhà Chung Hanoi để học tập. Nơi đó được lấy tên là Chủng Viện Gioan do cha Phaolo Phạm Đình Tụng làm giám đốc. Các địa phận miền bắc không có trường đều gửi về Hanoi. Sau mấy năm lớp lớn học triết, nhưng cùng ở chung với các chủ tiểu chủng viện, chứ chưa có điều kiện mở đại chủng viện riêng. Năm 1960 chủng viện Gioan bị đóng cửa, chủng sinh tan tác đâu về đấy làm ăn, các anh còn chí tu thì học riêng chui lủi và chịu chức chui. Nhưng hiện nay, tất cả anh em dù là linh mục - tu sĩ - giáo dân vẫn giữ liên lạc với bề trên, với nhau như một gia đình rộng lớn. Nhiều anh em giờ có con làm linh mục - tu sĩ nam nữ khi có dịp vẫn quy tụ về bên nhau dâng lễ - hiệp thông cầu nguyện - chia sẻ tâm tình, thông tin cho nhau, ai còn ai mất, kẻ yếu người khỏe để có thể giúp đỡ nhau. Do đó có tên gọi là Nhà Gioan. Đường hướng đó cũng chính là của cha giám đốc Phaolo Phạm Đình Tụng mà sau này ngài là Hồng Y, Tổng Giám Mục Giáo Phận Hanoi. Ngài mất ngày 22/2/ 2009.
2 - Bố ơi
Đầu năm 2019, Nhà Gioan có nhiều sự kiện đặc biệt từ Nam ra Bắc để tưởng nhớ đức Cố Hông Y Phaolo Giuse Phạm Đình Tụng, người cha thân yêu của chúng ta. Để ghi chép những dòng này, tôi nhắc lại từ Bố ơi. Đó chính là câu nói của Ngài với chúng tôi khi Ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Hà Nội và Đức Giáo Hoàng phong tước Hông Y cho Ngài. Một số anh em chúng tôi đến chào Ngài và cứ thưa bẩm Đức Hồng Y. Ngài bảo chúng con cứ gọi là cha, ông thủ tướng chính phủ, ông chủ tịch nước khi đi đâu thì người ta thưa thủ tướng, thưa chủ tịch nhưng về nhà thì con cái cứ gọi bố ơi,chứ không ai thưa thủ tướng thưa chủ tịch. Vì thế chúng con đến đây cứ gọi là Cha cho nó thân tình. Đó là lý do tôi gạch đầu dòng từ Bố ơi.
Để tưởng nhớ 100 năm ngày sinh và 10 năm ngày Ngài mất, tòa Tổng Giám Mục đã cử hành Thánh Lễ trọng thể ở Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Còn anh em nhà Gioan có tổ chức Thánh Lễ tại Giáo Xứ Thạch Bích quận Hà Đông Hà Nội nơi có các anh Khương Gia Vàng Huế v.v.v. Anh em Bùi Chu tổ chức Thánh Lễ và họp mặt ở Giáo Xứ Phú Nhai huyện Xuân Trường, Nam Định quê hương của anh Minh Trang. Bắc Ninh tổ chức ở Giáo Xứ Đạo Ngạn trên sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Giang nơi nhà chính Hội Dòng Con Đức Mẹ Hiệp Nhất do Đức Hồng Y sáng lập khi Ngài còn làm Giám Mục Bắc Ninh. Đặc biệt miền Nam anh em tổ chức cuộc gặp mặt tại nhà hưu dưỡng các Linh Mục Bắc Ninh ở quận Thủ Đức Sài Gòn nơi có cha Phạm Sĩ An ở đấy. Thánh Lễ có 15 cha đồng tế trong đó có 7 cha miền Bắc vào, cha Vinh chủ tế cha Chí chia sẻ. Hình ảnh anh em tôi nhận được hàng ngũ chống gậy có Đông, Hưởng, Oánh còn các anh như Bích, Côn, Hùng v.v.v. tuy không gậy nhưng đều là những khuôn mặt già lão giúm gió cả. Thế mới biết sự bào mòn của thời gian, những chàng trai rắn rỏi ngày xưa đâu cả rồi, những cặp giò đá bóng giờ thay bằng những chiếc gậy, thậm chí gậy in nốc bốn càng như Sĩ, Đông, nhưng dù sao những khuôn mặt nhăn nheo đó còn được trông thấy vẫn hơn nhiều khuôn mặt không bao giờ gặp lại, năm 2018 vừa qua anh em nhà Gioan đã ra đi khá nhiều. Trịnh Công Sơn nói: Nếu ra đường thấy ai vẫy tay với mình hãy vẫy tay lại với họ, vì không biết là ngày mai họ còn trên đời không, hay mình cũng vậy.
3- Lậy Trái Tim Nhân Lành Chúa Giê Su, xin thương xót và che chở chúng con.
Đó là câu nguyện tắt mà hồi còn ở Bắc Ninh Ngài hô hào con cái toàn giáo phận năng đọc hàng ngày trong suốt thời kỳ khốn khó gian nan. Tôi vẫn đọc đến giờ, nay nghe cha Chí nhắc đến trong bài chia sẻ làm tôi hồi tưởng lại những ngày gian khó. Địa phận Bắc Ninh rộng, Linh Mục không có, ngày lễ trọng dân các nơi xa hàng trăm cây số về Tòa Giám Mục dự lễ nằm la liệt khắp mọi chỗ cả trong nhà thờ. Công an bắt phải báo sổ người ngủ đêm, ai mà ghi chép hết được, đến tối thầy già phụ trách ra đồn báo là mai lễ Chúa Giê Su lên trời có giáo dân về dự lễ. Mấy hôm sau thầy lại ra báo mai lễ Chúa thánh Thần hiện xuống có giáo dân về dự lễ. Công an bảo bảo cái ông này lằng nhằng lễ lậy gì mà Chúa lên lên xuống xuống kỳ cục vậy, thầy già thủng thẳng đáp thấy lịch ghi thế thì tôi báo các ông thế, còn Chúa lên lên xuống xuống lằng nhằng kỳ cục thì các ông hỏi Chúa chứ tôi biết sao được. Truyện hay quá, liệu ông công an có đi hạch Chúa sao lại lên lên xuống xuống lung tung vậy không nhỉ ?.. Còn truyện này nữa, cha Can bị nhốt ở kho hợp tác xã, họ quát: Tôi cách chức linh mục anh, cụ Can thưa: Ông có truyền chức cho tôi đâu mà ông cách chức được tôi, họ bảo: Anh muốn để tôi gọi anh là ông hay là thằng, cụ đáp: Nếu tôi là ông mà ông gọi là thằng thì tôi vẫn là ông, còn nếu tôi là thằng mà ông có gọi tôi là ông thì tôi cũng chỉ là thằng, còn gọi thế nào là văn hóa của người gọi, tuyệt vời, ai là người có văn hóa đây.. . Kể những truyện đó để người sau biết được bối cảnh lúc bấy giờ. Hồi ấy mọi người đói lắm, dân thành thị được đong gạo phiếu mỗi người mấy cân, tùy theo mức lao động của mình. Tòa Giám Mục cũng vậy, họ bán cho nửa gạo nửa bột mì, mì bột đong về đựng trong một cái thùng, người nhà cẩn thận lấy túi ni lông gói một ít vôi bột buộc kĩ lại để lên trên cho nó hút ẩm mì khỏi mốc. Đêm đó trộm vào vét sạch, giờ cơm sáng người nhà báo cáo Đức Cha bột mì đong hôm qua trộm vơ hết rồi cả túi vôi bột nữa. Lậy Chúa tôi, Đức Cha cứ than thở khéo nó không biết đổ vôi bột vào mì mà ăn thì nó chết mất, giá biết ai mà bảo nó không thì khổ thân nó.. . Bữa sáng đó tôi có mặt nghĩ mà thương họ, đói lắm mới phải ăn trộm, rồi tôi thầm đọc lời nguyện tắt: Lậy Trái Tim nhân lành Chúa Giê Su xin thương xót và che chở người ăn trộm bột mì kẻo nó chết mất.. . Ở Phát Diệm cũng có truyện tương tự, năm 1980 Đức Cha Tạo đi Roma về người ta cho một cái đồng hồ đeo tay quý lắm, Ngài thường để trên bàn chứ không đeo, một hôm có cô bé rách rưới vào ăn xin, Đức Cha cho chút tiền lại thấy chân cô bé có cái mụn lở loét Ngài lấy thuốc bôi cho rồi dính bông vào để ruồi khỏi đậu. Chiều nhớ đến đông hồ không thấy nữa, Ngài bảo tôi từ trưa đến giờ chỉ có cô bé ăn xin vào đây thôi, nó không biết mà đi đổi lấy mấy bơ gạo thì thiệt cho nó, ai biết mà bảo nó cái này có giá lắm đấy bán đi ăn được mấy tháng, chứ đổi mấy bơ gạo ăn có mấy ngày thì khổ.. . Các Đấng Thánh của chúng ta như thế đấy. Tôi mà viết Hạnh Các Thánh Tử Vì Gạo đất Bắc Kì thì chắc còn dài dòng.. .
Nghe bài chia sẻ của cha Chí trong thánh lễ ở Thủ Đức dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh dưới đất và 10 năm ngày sinh trên trời của đức cố Hông Y Phaolo Giuse, người cha thân yêu của chúng ta, tôi viết mấy dòng này góp vào những kỷ niệm của anh em nhà Gioan, chia sẻ với anh em còn sống và tưởng nhớ những ai đã qua đời. Xin Trái tim Nhân Lành Chúa đón nhận những người đã mất và che chở những người sắp mất của chúng con. Amen.
Phát Diệm, ngày 6 tháng 3 năm 2019
Lê Đức Long