Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong thánh lễ ngày thường, các linh mục của chúng con bỏ nghi thức rửa tay khỏi phụng vụ. Điều này có chấp nhận được không, thưa cha? Con hiểu từ những gì con đã đọc được, rằng không linh mục nào được phép thay đổi Thánh lễ như đã quy định trong Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM). Các vị cũng chỉ mặc áo chùng trắng (alba) và dây các phép chứ không mang đủ lễ phục. Một trong các vị đọc toàn bộ phần đầu của Thánh lễ (kinh Cáo mình Confiteor, v.v.) từ gian cạnh phía trước và, sau bài giảng, ngồi trong các hàng ghế với cộng đoàn chứ không trong ghế chủ tọa ở cung thánh. Con thấy nhiều điều rất gây chia trí, thưa cha…. – R. M., Thành phố Kansas, Missouri, Hoa Kỳ.
Đáp: Bạn đã đúng khi nói rằng không linh mục nào được phép thay đổi các lời nguyện và nghi thức của Hội Thánh, ngoại trừ trường hợp chữ đỏ cho phép ngài đặc biệt làm như thế, và bạn đã chạm vào một số chủ đề rất tế nhị.
Chúng tôi đã thảo luận trong một bài trước đây về việc sử dụng lễ phục phù hợp trong Thánh lễ (ngày 7-10-2003). Các thí dụ mà bạn trích dẫn chỉ là một vài trong số rất nhiều điều bị xem nhẹ, nhưng làm suy yếu toàn bộ tính hiệu quả của các nghi thức.
Sự việc rằng bạn, và có lẽ nhiều người khác nữa, thấy các thực hành dị thường này gây mất tập trung, giúp nhắc nhở các linh mục rằng chúng ta trước tiên và trên hết là các tôi tớ, chứ không phải là chủ nhân của các mầu nhiệm thánh thiện. Các tín hữu Công Giáo có quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm khi tham gia phụng vụ, mà Hội Thánh Công Giáo thừa nhận là của riêng mình, và các linh mục chúng ta có nghĩa vụ tương ứng để thực hiện quyền đó.
Trong nhiều trường hợp, các lỗi này là do ít có hành vi bất tuân cố ý, cho bằng do sự giáo dục phụng vụ và giáo luật không đầy đủ trong thời học chủng viện.
Trong các chuyến đi của mình, tôi đã gặp các linh mục đã dám khẳng định rằng họ đã học trong chủng viện rằng “Rôma” hoặc “Tòa Thánh Vatican” đã bãi bỏ, bắt buộc, giảm nhẹ hoặc sửa đổi một số thực hành phụng vụ, mà tôi biết chắc chắn rằng Tòa Thánh đã không nói một lời về chúng. Hoặc thực sự họ đã nói hoàn toàn ngược lại.
Đôi khi một linh mục làm các điều ấy với đức tin hoàn toàn tốt, và tin rằng mình đang làm điều đúng đắn. Thường thì một yêu cầu nhẹ nhàng và một lời giải thích, về lý do tại sao bạn thấy các điều ấy gây chia trí, có thể làm rõ mọi thứ liên quan.
Trước khi nói chuyện với linh mục của bạn, bạn hãy cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để Chúa có thể soi sáng cho bạn và cho linh mục, và đức ái cần ngự trị tối cao trong cuộc trò chuyện của bạn.
Để thực hành phụng vụ Công Giáo, người ta phải biết phụng vụ. Một lợi thế của việc truy cập Internet để biết vào Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) và nhiều tài liệu khác, sẽ giúp các linh mục, phó tế và giáo dân có thể tự đọc quy chế, và tìm hiểu cách thức Hội Thánh mong muốn được cử hành Thánh lễ như thế nào.
Trong hầu hết các trường hợp, Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma tự nó là đủ rõ ràng, để cho phép hầu hết các giáo xứ dễ dàng áp dụng hầu hết các quy định, mà không cần phải nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên viên phụng vụ (trong đó có tôi).
Chắc chắn một số điều chỉnh nhỏ sẽ luôn luôn là cần thiết do các yếu tố phụ thuộc, chẳng hạn sự thiết kế nhà thờ và quy mô của cung thánh. Nhưng các điều này là khá dễ dàng một khi các nguyên tắc chung được tôn trọng.
Để hoàn tất câu trả lời, tôi sẽ bình luận ngắn gọn.
Việc rửa tay vào cuối nghi thức dâng lễ là không bao giờ được bỏ qua trong bất kỳ Thánh lễ nào. Đây là một nghi thức quan trọng, và thể hiện nhu cầu của linh mục về việc thanh tẩy bản thân trước khi bắt đầu Kinh nguyện Thánh Thể.
Việc bỏ qua nghi thức rửa tay có thể xuất phát từ một lý thuyết về nguồn gốc của nó, vốn là phổ biến vài năm trước đây, cho rằng nghi thức này ban đầu là thực tế và được yêu cầu, do bụi từ các ổ bánh được trao trong phần dâng lễ vật trong thánh lễ xa xưa, cần phải được loại bỏ khỏi bàn tay của chủ tế. Chỉ sau đó một ý nghĩa tinh thần được gán cho nghi thức.
Vì vậy, một số người lập luận rằng sự ra đời của các bánh lễ được chuẩn bị trước đã khiến cho nghi thức trở nên lỗi thời. Lý thuyết này, trong khi là mạch lạc, có nhược điểm là sai lạc.
Việc nghiên cứu sâu hơn về các nghi thức cổ xưa đã cho thấy rằng nghi thức rửa tay (có từ thế kỷ IV) là lâu đời hơn việc rước lễ vật, và ngay cả sau khi thực hành này được thực hiện, vị chủ tế thường rửa tay trước, chứ không phải sau khi nhận lễ vật.
Do đó, nghi thức rửa tay luôn có ý nghĩa của việc thanh tẩy tâm hồn và vẫn giữ nguyên ý nghĩa này cho đến ngày nay.
Chiều hướng dẫn dắt cộng đoàn, từ ghế các các tín hữu thay vì từ ghế chủ tọa của linh mục, là một hiện tượng tương đối mới hơn.
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 310 nói rằng “Ghế chủ tọa của linh mục phải nói lên nhiệm vụ của ngài là chủ tọa cộng đoàn và điều hành kinh nguyện... Phải tránh các loại ngai tòa. Nên làm phép ghế, trước khi đem dùng trong phụng vụ, theo nghi thức trong Sách Nghi lễ Rôma” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.)
Do đó, việc sử dụng và vị trí của ghế chủ tọa là không phải là không quan trọng, vì nó tượng trưng vai trò của linh mục, vì ngài không chỉ là trưởng một nhóm. Nói đúng hơn, như Giám mục tuyên bố trong lời nguyện truyền chức “xin cho linh mục biết liên kết với chúng con, để khẩn cầu lòng thương xót của Cha, cho đoàn dân đã được trao phó cho linh mục, cũng như cho toàn thể thế giới.”
Ghế chủ tọa, gọi như thế để nhớ đến ngai tòa của Giám mục, cũng tượng trưng cho sự hiệp thông của cộng đoàn, thông qua linh mục, với toàn giáo phận và Hội Thánh hoàn vũ.
Mặc dù có lẽ chúng ta hiếm khi chú ý tới, nhưng toàn bộ các biểu tượng, tư thế, cử chỉ và các biểu hiện tương tự chứng tỏ chúng ta là ai, và đâu là các ý tưởng giáo hội học làm nền tảng cho hành động của chúng ta. Lịch sử dạy chúng ta rằng một sự thay đổi trong biểu tượng, theo thời gian, có thể gây ra một sự thay đổi trong tâm lý, và thậm chí đưa ra các ý kiến không chính thống nữa.
Do đó, chủ tọa từ ghế chủ tọa hoặc dẫn dắt từ lối bên cạnh có thể được coi là đại diện cho hai khái niệm khác biệt về Hội Thánh và chức linh mục. Và trong khi điều này không có nghĩa rằng linh mục mà bạn đề cập đến, chủ trương bất kỳ ý tưởng sai lầm nào, chúng ta cần phải xem xét nghiêm túc các hậu quả lâu dài có thể có, của việc chúng ta rời khỏi các quy định phụng vụ đã thiết lập.
Sau khi tôi trả lời như trên, một linh mục ở tiểu bang Maine nói rằng ngài hy vọng rằng "giá trị thực tiễn của việc rửa tay sẽ được đánh giá cao hơn" trong xã hội có ý thức về vi khuẩn của chúng ta.
Ngài viết: “Con yêu cầu các thừa tác viên Thánh Thể tập họp trong phòng áo, trước khi cho rước lễ, đặc biệt là vào mùa lạnh, và rửa tay thật sạch."
Trong khi một thực hành thực tiễn thuộc loại này có thể được coi là một hành động từ thiện, tôi sẽ ngần ngại rút ra một ý nghĩa tâm linh của sự thanh tẩy nội tâm, vốn là ý nghĩa việc rửa tay của linh mục.
Ngoài ra còn có một số rửa tay thực tiễn được dự kiến trong phụng vụ, chẳng hạn sau khi xức tro, và sau bất kỳ nghi thức nào có xức dầu.
Lẽ tất nhiên, xã hội hiện đại nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề vệ sinh, vì vậy các hành động đơn giản của sự sạch sẽ cơ bản có thể được đánh giá cao, và được coi là một hành động tôn trọng đối với cộng đoàn, mặc dù không rơi vào sự cường điệu thái quá.
Xét cho cùng, trong hầu hết các trường hợp, người ta có nhiều khả năng cầm hoặc sờ vật nào đó ở phòng thánh, hoặc từ việc ôm con cháu của chính mình, hơn là bằng việc rước lễ trong Thánh Lễ.
Trong bối cảnh này, như một bạn đọc khác đề nghị, tốt hơn là linh mục, trong khi cho Rước lễ, tránh sờ vào đầu, khi chúc lành cho trẻ nhỏ hoặc các người khác không rước lễ, vì sự thực hành này có thể tạo ra một chút chán ngấy nơi các người đang tiến lên, đặc biệt là các người thích rước lễ trên lưỡi.
Đồng thời, có lẽ sẽ đi quá xa để mong linh mục kiềm chế không bắt tay với các người khác trong nghi thức chúc bình an, mặc dù có thể có ngoại lệ, như đã xảy ra ở Canada trong đại dịch SARS, khi một số Giám mục đề nghị trao chúc bình an bằng một sự cúi mình đơn giản.
Một bạn đọc khác hỏi liệu sự thực hành rửa tay sau khi cho Rước lễ đã bị bãi bỏ không. Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 278, nói: “Mỗi khi có mụn Bánh thánh dính vào tay, nhất là sau khi bẻ bánh hay cho cộng đoàn rước lễ, linh mục phải lau các ngón tay trên đĩa hoặc rửa nếu cần. Cũng phải thu lượm các mụn Bánh thánh nếu rớt ra ngoài đĩa thánh” (Bản dịch, như trên.)
Do đó, sự thực hành rửa tay sau khi cho Rước lễ vẫn còn hiệu lực, mặc dù không phải lúc nào cũng cần phải làm như vậy với nước.
Mặc dù Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma chỉ nói về linh mục, nhưng nguyên tắc tương tự cũng là đúng cho các thừa tác viên cho Rước lễ khác, và một tô nước và khăn lau chén (vải lanh nhỏ dùng lau chén sau khi sử dụng) cần được cung cấp cho họ, tại bàn đồ lễ hoặc ở một nơi thuận tiện khác. (Zenit.org 24-2 và 9-3-2004)
Nguyễn Trọng Đa
https://www.ewtn.com/catholicism/library/omitting-the-washing-of-the-hands-4421
Hỏi: Trong thánh lễ ngày thường, các linh mục của chúng con bỏ nghi thức rửa tay khỏi phụng vụ. Điều này có chấp nhận được không, thưa cha? Con hiểu từ những gì con đã đọc được, rằng không linh mục nào được phép thay đổi Thánh lễ như đã quy định trong Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM). Các vị cũng chỉ mặc áo chùng trắng (alba) và dây các phép chứ không mang đủ lễ phục. Một trong các vị đọc toàn bộ phần đầu của Thánh lễ (kinh Cáo mình Confiteor, v.v.) từ gian cạnh phía trước và, sau bài giảng, ngồi trong các hàng ghế với cộng đoàn chứ không trong ghế chủ tọa ở cung thánh. Con thấy nhiều điều rất gây chia trí, thưa cha…. – R. M., Thành phố Kansas, Missouri, Hoa Kỳ.
Đáp: Bạn đã đúng khi nói rằng không linh mục nào được phép thay đổi các lời nguyện và nghi thức của Hội Thánh, ngoại trừ trường hợp chữ đỏ cho phép ngài đặc biệt làm như thế, và bạn đã chạm vào một số chủ đề rất tế nhị.
Chúng tôi đã thảo luận trong một bài trước đây về việc sử dụng lễ phục phù hợp trong Thánh lễ (ngày 7-10-2003). Các thí dụ mà bạn trích dẫn chỉ là một vài trong số rất nhiều điều bị xem nhẹ, nhưng làm suy yếu toàn bộ tính hiệu quả của các nghi thức.
Sự việc rằng bạn, và có lẽ nhiều người khác nữa, thấy các thực hành dị thường này gây mất tập trung, giúp nhắc nhở các linh mục rằng chúng ta trước tiên và trên hết là các tôi tớ, chứ không phải là chủ nhân của các mầu nhiệm thánh thiện. Các tín hữu Công Giáo có quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm khi tham gia phụng vụ, mà Hội Thánh Công Giáo thừa nhận là của riêng mình, và các linh mục chúng ta có nghĩa vụ tương ứng để thực hiện quyền đó.
Trong nhiều trường hợp, các lỗi này là do ít có hành vi bất tuân cố ý, cho bằng do sự giáo dục phụng vụ và giáo luật không đầy đủ trong thời học chủng viện.
Trong các chuyến đi của mình, tôi đã gặp các linh mục đã dám khẳng định rằng họ đã học trong chủng viện rằng “Rôma” hoặc “Tòa Thánh Vatican” đã bãi bỏ, bắt buộc, giảm nhẹ hoặc sửa đổi một số thực hành phụng vụ, mà tôi biết chắc chắn rằng Tòa Thánh đã không nói một lời về chúng. Hoặc thực sự họ đã nói hoàn toàn ngược lại.
Đôi khi một linh mục làm các điều ấy với đức tin hoàn toàn tốt, và tin rằng mình đang làm điều đúng đắn. Thường thì một yêu cầu nhẹ nhàng và một lời giải thích, về lý do tại sao bạn thấy các điều ấy gây chia trí, có thể làm rõ mọi thứ liên quan.
Trước khi nói chuyện với linh mục của bạn, bạn hãy cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để Chúa có thể soi sáng cho bạn và cho linh mục, và đức ái cần ngự trị tối cao trong cuộc trò chuyện của bạn.
Để thực hành phụng vụ Công Giáo, người ta phải biết phụng vụ. Một lợi thế của việc truy cập Internet để biết vào Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) và nhiều tài liệu khác, sẽ giúp các linh mục, phó tế và giáo dân có thể tự đọc quy chế, và tìm hiểu cách thức Hội Thánh mong muốn được cử hành Thánh lễ như thế nào.
Trong hầu hết các trường hợp, Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma tự nó là đủ rõ ràng, để cho phép hầu hết các giáo xứ dễ dàng áp dụng hầu hết các quy định, mà không cần phải nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên viên phụng vụ (trong đó có tôi).
Chắc chắn một số điều chỉnh nhỏ sẽ luôn luôn là cần thiết do các yếu tố phụ thuộc, chẳng hạn sự thiết kế nhà thờ và quy mô của cung thánh. Nhưng các điều này là khá dễ dàng một khi các nguyên tắc chung được tôn trọng.
Để hoàn tất câu trả lời, tôi sẽ bình luận ngắn gọn.
Việc rửa tay vào cuối nghi thức dâng lễ là không bao giờ được bỏ qua trong bất kỳ Thánh lễ nào. Đây là một nghi thức quan trọng, và thể hiện nhu cầu của linh mục về việc thanh tẩy bản thân trước khi bắt đầu Kinh nguyện Thánh Thể.
Việc bỏ qua nghi thức rửa tay có thể xuất phát từ một lý thuyết về nguồn gốc của nó, vốn là phổ biến vài năm trước đây, cho rằng nghi thức này ban đầu là thực tế và được yêu cầu, do bụi từ các ổ bánh được trao trong phần dâng lễ vật trong thánh lễ xa xưa, cần phải được loại bỏ khỏi bàn tay của chủ tế. Chỉ sau đó một ý nghĩa tinh thần được gán cho nghi thức.
Vì vậy, một số người lập luận rằng sự ra đời của các bánh lễ được chuẩn bị trước đã khiến cho nghi thức trở nên lỗi thời. Lý thuyết này, trong khi là mạch lạc, có nhược điểm là sai lạc.
Việc nghiên cứu sâu hơn về các nghi thức cổ xưa đã cho thấy rằng nghi thức rửa tay (có từ thế kỷ IV) là lâu đời hơn việc rước lễ vật, và ngay cả sau khi thực hành này được thực hiện, vị chủ tế thường rửa tay trước, chứ không phải sau khi nhận lễ vật.
Do đó, nghi thức rửa tay luôn có ý nghĩa của việc thanh tẩy tâm hồn và vẫn giữ nguyên ý nghĩa này cho đến ngày nay.
Chiều hướng dẫn dắt cộng đoàn, từ ghế các các tín hữu thay vì từ ghế chủ tọa của linh mục, là một hiện tượng tương đối mới hơn.
Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 310 nói rằng “Ghế chủ tọa của linh mục phải nói lên nhiệm vụ của ngài là chủ tọa cộng đoàn và điều hành kinh nguyện... Phải tránh các loại ngai tòa. Nên làm phép ghế, trước khi đem dùng trong phụng vụ, theo nghi thức trong Sách Nghi lễ Rôma” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.)
Do đó, việc sử dụng và vị trí của ghế chủ tọa là không phải là không quan trọng, vì nó tượng trưng vai trò của linh mục, vì ngài không chỉ là trưởng một nhóm. Nói đúng hơn, như Giám mục tuyên bố trong lời nguyện truyền chức “xin cho linh mục biết liên kết với chúng con, để khẩn cầu lòng thương xót của Cha, cho đoàn dân đã được trao phó cho linh mục, cũng như cho toàn thể thế giới.”
Ghế chủ tọa, gọi như thế để nhớ đến ngai tòa của Giám mục, cũng tượng trưng cho sự hiệp thông của cộng đoàn, thông qua linh mục, với toàn giáo phận và Hội Thánh hoàn vũ.
Mặc dù có lẽ chúng ta hiếm khi chú ý tới, nhưng toàn bộ các biểu tượng, tư thế, cử chỉ và các biểu hiện tương tự chứng tỏ chúng ta là ai, và đâu là các ý tưởng giáo hội học làm nền tảng cho hành động của chúng ta. Lịch sử dạy chúng ta rằng một sự thay đổi trong biểu tượng, theo thời gian, có thể gây ra một sự thay đổi trong tâm lý, và thậm chí đưa ra các ý kiến không chính thống nữa.
Do đó, chủ tọa từ ghế chủ tọa hoặc dẫn dắt từ lối bên cạnh có thể được coi là đại diện cho hai khái niệm khác biệt về Hội Thánh và chức linh mục. Và trong khi điều này không có nghĩa rằng linh mục mà bạn đề cập đến, chủ trương bất kỳ ý tưởng sai lầm nào, chúng ta cần phải xem xét nghiêm túc các hậu quả lâu dài có thể có, của việc chúng ta rời khỏi các quy định phụng vụ đã thiết lập.
Sau khi tôi trả lời như trên, một linh mục ở tiểu bang Maine nói rằng ngài hy vọng rằng "giá trị thực tiễn của việc rửa tay sẽ được đánh giá cao hơn" trong xã hội có ý thức về vi khuẩn của chúng ta.
Ngài viết: “Con yêu cầu các thừa tác viên Thánh Thể tập họp trong phòng áo, trước khi cho rước lễ, đặc biệt là vào mùa lạnh, và rửa tay thật sạch."
Trong khi một thực hành thực tiễn thuộc loại này có thể được coi là một hành động từ thiện, tôi sẽ ngần ngại rút ra một ý nghĩa tâm linh của sự thanh tẩy nội tâm, vốn là ý nghĩa việc rửa tay của linh mục.
Ngoài ra còn có một số rửa tay thực tiễn được dự kiến trong phụng vụ, chẳng hạn sau khi xức tro, và sau bất kỳ nghi thức nào có xức dầu.
Lẽ tất nhiên, xã hội hiện đại nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề vệ sinh, vì vậy các hành động đơn giản của sự sạch sẽ cơ bản có thể được đánh giá cao, và được coi là một hành động tôn trọng đối với cộng đoàn, mặc dù không rơi vào sự cường điệu thái quá.
Xét cho cùng, trong hầu hết các trường hợp, người ta có nhiều khả năng cầm hoặc sờ vật nào đó ở phòng thánh, hoặc từ việc ôm con cháu của chính mình, hơn là bằng việc rước lễ trong Thánh Lễ.
Trong bối cảnh này, như một bạn đọc khác đề nghị, tốt hơn là linh mục, trong khi cho Rước lễ, tránh sờ vào đầu, khi chúc lành cho trẻ nhỏ hoặc các người khác không rước lễ, vì sự thực hành này có thể tạo ra một chút chán ngấy nơi các người đang tiến lên, đặc biệt là các người thích rước lễ trên lưỡi.
Đồng thời, có lẽ sẽ đi quá xa để mong linh mục kiềm chế không bắt tay với các người khác trong nghi thức chúc bình an, mặc dù có thể có ngoại lệ, như đã xảy ra ở Canada trong đại dịch SARS, khi một số Giám mục đề nghị trao chúc bình an bằng một sự cúi mình đơn giản.
Một bạn đọc khác hỏi liệu sự thực hành rửa tay sau khi cho Rước lễ đã bị bãi bỏ không. Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, số 278, nói: “Mỗi khi có mụn Bánh thánh dính vào tay, nhất là sau khi bẻ bánh hay cho cộng đoàn rước lễ, linh mục phải lau các ngón tay trên đĩa hoặc rửa nếu cần. Cũng phải thu lượm các mụn Bánh thánh nếu rớt ra ngoài đĩa thánh” (Bản dịch, như trên.)
Do đó, sự thực hành rửa tay sau khi cho Rước lễ vẫn còn hiệu lực, mặc dù không phải lúc nào cũng cần phải làm như vậy với nước.
Mặc dù Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma chỉ nói về linh mục, nhưng nguyên tắc tương tự cũng là đúng cho các thừa tác viên cho Rước lễ khác, và một tô nước và khăn lau chén (vải lanh nhỏ dùng lau chén sau khi sử dụng) cần được cung cấp cho họ, tại bàn đồ lễ hoặc ở một nơi thuận tiện khác. (Zenit.org 24-2 và 9-3-2004)
Nguyễn Trọng Đa
https://www.ewtn.com/catholicism/library/omitting-the-washing-of-the-hands-4421