Một nhóm nữ quyền cấp tiến đã công khai nhìn nhận là thủ phạm của một loạt các vụ tấn công liên tục nhắm vào những người ủng hộ sự sống tại Đức, bao gồm cả vụ phá hoại hai nhà thờ và đốt cháy một chiếc xe hơi của một nhà báo phò sinh.
Hôm 27 tháng 12, một nhà thờ Tin Lành ở thị trấn Tübingen đã bị xịt sơn và một chiếc xe buýt nhỏ bị đốt cháy ngay trước cửa nhà thờ. Nhà chức trách ước tính rằng những kẻ phá hoại đã gây ra thiệt hại lên đến 40,000 euro.
Ngay sau vụ phá hoại, một bức thư tuyên bố nhận trách nhiệm đã được đăng trực tuyến trên trang web indymedia. Bức thư nói nhà thờ bị tấn công vì có thái độ chống nữ quyền. Thư đã được một nhóm tự xưng là “Tiểu tổ nữ quyền tự trị” ký tên.
Bốn ngày sau, trên cùng một trang web, nhóm này nói rằng họ đã đốt cháy một chiếc SUV của nhà báo người Đức Gunnar Schupelius. Anh Schupelius, phụ trách một chuyên mục trên tờ BZ, đã viết những bài ủng hộ quan điểm phò sinh. Trong thư nhận trách nhiệm, nhóm này đăng cả địa chỉ nhà riêng của Schupelius để hù dọa và kích động bạo lực hơn nữa.
Đây là lần thứ hai ký giả phò sinh Schupelius bị đốt xe. Vụ tấn công đầu tiên xảy ra vào năm 2014, và năm ngoái 2019, nhóm nữ quyền quá khích này đã công bố trực tuyến tuyên bố nhận trách nhiệm của họ.
Vào đầu năm mới này, nhóm “Tiểu tổ nữ quyền tự trị” đã phá hoại một nhà thờ khác, lần này là ở Berlin. Đó là nhà thờ, St. Elisabeth, tọa lạc tại quận Schoneberg.
Vào đêm 8 rạng ngày 9 tháng Giêng vừa qua, chúng ném sơn vào nhà thờ. Sau đó, chúng đăng một bức thư giải thích vụ tấn công bằng sơn là để phản ứng lại việc ngôi nhà thờ này đã đăng cai các sự kiện phò sự sống trong cuộc Tuần Hành Phò Sinh được tổ chức hàng năm vào tháng Chín.
Nhà thờ Thánh Elisabeth, đã tổ chức Hội Nghị “Tác Động 2019” trước cuộc Tuần Hành Phò Sinh. Hội Nghị này nhằm mục đích kết nối các nhà hoạt động ủng hộ sự sống trên khắp Âu châu. Điều này, theo những kẻ phá hoại, là không thể chấp nhận được. Trong bức thư nhận trách nhiệm về vụ tấn công, những kẻ phá hoại nói rằng cuộc Tuần Hành Phò Sinh thường niên đóng vai trò là nền tảng cho những người theo trào lưu chính thống, chống chuyển giới, chống đồng tính luyến ái, chống chủ nghĩa bài Do Thái, trọng nam khinh nữ, gia trưởng và bảo thủ cánh hữu, và do đó các vụ tấn công của chúng là hợp pháp.
Hiệp hội Quyền sống của Liên bang đã đăng một lá thư trên trang web của mình bác bỏ những tuyên bố này, và nói rằng họ không tuyển dụng bất kỳ người phát ngôn nào có mầu sắc ý thức hệ.
“Chúng tôi đặc biệt đề cao chính nghĩa phò sinh, cụ thể là quyền được sống là nhân quyền bất khả xâm phạm của mọi người, bất kể người ấy từ đâu đến, diện mạo như thế nào, niềm tin tôn giáo hay thái độ chính trị của người ấy ra sao.”
“May mắn thay, trong xã hội chúng ta có hàng triệu người không bị lôi cuốn bởi những mưu toan vô nghĩa nhằm phân loại con người một cách sai lầm như thế. Nhiều Kitô hữu cương quyết xa lánh mọi nỗi ám ảnh, thù hận hay thái độ phân biệt đối xử chống lại người đồng tính, người Do Thái, phụ nữ hoặc những người khác. Tất cả những điều này là vô nghĩa nếu chúng ta nghiêm túc đối với niềm tin Kitô của mình và hiểu rõ về niềm tin đó.”
Đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này chưa có vụ bắt giữ nào được ghi nhận để đối phó với các cuộc tấn công. Năm ngoái, 8,000 người đã tham gia cuộc Tuần Hành Phò Sinh thường niên.
Hôm 27 tháng 12, một nhà thờ Tin Lành ở thị trấn Tübingen đã bị xịt sơn và một chiếc xe buýt nhỏ bị đốt cháy ngay trước cửa nhà thờ. Nhà chức trách ước tính rằng những kẻ phá hoại đã gây ra thiệt hại lên đến 40,000 euro.
Ngay sau vụ phá hoại, một bức thư tuyên bố nhận trách nhiệm đã được đăng trực tuyến trên trang web indymedia. Bức thư nói nhà thờ bị tấn công vì có thái độ chống nữ quyền. Thư đã được một nhóm tự xưng là “Tiểu tổ nữ quyền tự trị” ký tên.
Bốn ngày sau, trên cùng một trang web, nhóm này nói rằng họ đã đốt cháy một chiếc SUV của nhà báo người Đức Gunnar Schupelius. Anh Schupelius, phụ trách một chuyên mục trên tờ BZ, đã viết những bài ủng hộ quan điểm phò sinh. Trong thư nhận trách nhiệm, nhóm này đăng cả địa chỉ nhà riêng của Schupelius để hù dọa và kích động bạo lực hơn nữa.
Đây là lần thứ hai ký giả phò sinh Schupelius bị đốt xe. Vụ tấn công đầu tiên xảy ra vào năm 2014, và năm ngoái 2019, nhóm nữ quyền quá khích này đã công bố trực tuyến tuyên bố nhận trách nhiệm của họ.
Vào đầu năm mới này, nhóm “Tiểu tổ nữ quyền tự trị” đã phá hoại một nhà thờ khác, lần này là ở Berlin. Đó là nhà thờ, St. Elisabeth, tọa lạc tại quận Schoneberg.
Vào đêm 8 rạng ngày 9 tháng Giêng vừa qua, chúng ném sơn vào nhà thờ. Sau đó, chúng đăng một bức thư giải thích vụ tấn công bằng sơn là để phản ứng lại việc ngôi nhà thờ này đã đăng cai các sự kiện phò sự sống trong cuộc Tuần Hành Phò Sinh được tổ chức hàng năm vào tháng Chín.
Nhà thờ Thánh Elisabeth, đã tổ chức Hội Nghị “Tác Động 2019” trước cuộc Tuần Hành Phò Sinh. Hội Nghị này nhằm mục đích kết nối các nhà hoạt động ủng hộ sự sống trên khắp Âu châu. Điều này, theo những kẻ phá hoại, là không thể chấp nhận được. Trong bức thư nhận trách nhiệm về vụ tấn công, những kẻ phá hoại nói rằng cuộc Tuần Hành Phò Sinh thường niên đóng vai trò là nền tảng cho những người theo trào lưu chính thống, chống chuyển giới, chống đồng tính luyến ái, chống chủ nghĩa bài Do Thái, trọng nam khinh nữ, gia trưởng và bảo thủ cánh hữu, và do đó các vụ tấn công của chúng là hợp pháp.
Hiệp hội Quyền sống của Liên bang đã đăng một lá thư trên trang web của mình bác bỏ những tuyên bố này, và nói rằng họ không tuyển dụng bất kỳ người phát ngôn nào có mầu sắc ý thức hệ.
“Chúng tôi đặc biệt đề cao chính nghĩa phò sinh, cụ thể là quyền được sống là nhân quyền bất khả xâm phạm của mọi người, bất kể người ấy từ đâu đến, diện mạo như thế nào, niềm tin tôn giáo hay thái độ chính trị của người ấy ra sao.”
“May mắn thay, trong xã hội chúng ta có hàng triệu người không bị lôi cuốn bởi những mưu toan vô nghĩa nhằm phân loại con người một cách sai lầm như thế. Nhiều Kitô hữu cương quyết xa lánh mọi nỗi ám ảnh, thù hận hay thái độ phân biệt đối xử chống lại người đồng tính, người Do Thái, phụ nữ hoặc những người khác. Tất cả những điều này là vô nghĩa nếu chúng ta nghiêm túc đối với niềm tin Kitô của mình và hiểu rõ về niềm tin đó.”
Đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này chưa có vụ bắt giữ nào được ghi nhận để đối phó với các cuộc tấn công. Năm ngoái, 8,000 người đã tham gia cuộc Tuần Hành Phò Sinh thường niên.