Câu chuyện truyền giáo : Ba Lan – Đất Nước Của Những Con Người Tài Năng
Những ngày đầu của năm mới dương lịch 2020, chúng tôi được cha bề trên gởi đi Ba Lan làm việc mục vụ cho cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Warsava vì cha tuyên uý của họ đang nghỉ phép thăm quê nhà dịp Tết Canh Tý. Chúng tôi đã lên đường đi Ba Lan ngay sau khi tham dự lễ mừng Năm Mới với anh em linh mục Ngôi Lời thuộc Tỉnh Dòng Hòa Lan.
Lần thứ 2 đến Ba Lan nên chúng tôi không còn cảm giác bỡ ngỡ và lo lắng nữa vì lần trước đã được giới thiệu với cộng đoàn và dâng thánh lễ. Vì được sắp xếp ở nhà chính của Tỉnh Dòng Ngôi Lời Ba Lan gần trung tâm thủ đô nên mọi việc có vẻ dễ dàng, nhất là việc đi lại. Lâu rồi mới sống lại cảm giác như còn ở Tập Viện vì giờ giấc và kinh nguyện của các anh em Ngôi Lời ở Ba Lan còn rất truyền thống đâu vào đấy, và nhất là vấn đề phụng vụ. Lúc đầu chúng tôi còn cảm giác lười biếng vì lâu nay sống theo kiểu các nhân chủ nghĩa quen rồi nhưng sau mấy ngày lại bắt nhịp ngay để hoà điệu với anh em.
Ba Lan là một quốc gia có đường biên giới giáp với rất nhiều quốc gia Trung u và từng bị chia cắt thành nhiều mảnh trong các cuộc thế chiến bởi các quốc gia hùng mạnh láng giềng nhưng họ đã kiên cường giữ vững nhờ lòng tin sắt son vào Thiên Chúa vì Ba Lan có tỷ lệ Công Giáo lên đến 95%. Cũng như các quốc gia u châu và nhiều quốc gia khác trên thế giới, giới trẻ Ba Lan hình như không còn thiết tha với niềm tin tôn giáo của mình và một linh mục trẻ cùng Dòng người Ba Lan đang đồng hành với chúng tôi trong những ngày này chia sẻ rằng các gia đình Ba Lan chỉ đồng hành với con cái họ đến khi các em lãnh nhận bí tích thêm sức là xem như hoàn thành nghĩa vụ, và ngài còn hóm hỉnh chia sẻ rằng người Công Giáo Ba Lan đã xem bí tích thêm sức là bí tích chia tay với giáo hội vì khi các em đã xong bí tích này thì cũng đồng nghĩa với việc không đến nhà thờ nữa cho đến khi họ lãnh các bí tích sau cùng truớc khi lìa cõi đời. Mới nghe cũng hơi nực cười nhưng kinh nghiệm từng làm việc ở nhiều nơi trên thế giới mới thấy xót xa cho giới trẻ bây giờ và cũng rất may giới trẻ Công Giáo Việt Nam chưa rơi vào tình trạng bi đát như thế.
Như chúng ta cũng biết Ba Lan từng là một quốc gia cộng sản bị nước láng giềng Nga-Xô nắm đầu nhiều thập kỷ nhưng họ không chịu khuất phục trước những chiêu trò bẩn thỉu của thuyết vô thần dù họ từng bị chia năm, xẻ bảy hòng làm suy yếu tinh thần đấu tranh nhưng lòng dân luôn kiên cường bất khuất trước ách bạo tàn và những người từng làm tai sai cho học thuyết vô thần ấy. Một con người từng sống và chứng kiến những dối trá ấy sau này được bầu làm giáo hoàng Công Giáo Roma, và hiện nay là một vị thánh lớn, dù chưa bao giờ ngài làm chính trị hay kêu gọi sự trả thù đã lên tiếng vạch trần những dối trá của một học thuyết do những kẻ ngôn cuồng nhân danh học thuyết ấy để đánh lừa nhân loại tiến bộ mà hiện nay vẫn còn một số quốc gia đeo đuổi như là kim chỉ nam để bảo vệ chế độ. Vị thánh giáo hoàng đáng kính ấy là Đức Gioan Phaolo II mà chúng tôi từng có dịp viếng thăm quê hương của ngài và cảm thấy xúc động khi đến thăm những di tích và thách tích của ngài khi còn sinh thời cũng như lúc ngài về thăm quê hương trên cuơng vị người kế nhiệm thánh Phêrô. Chúng tôi cũng đã viếng thăm những vị thánh và chân phước tử đạo Ba Lan mà chúng tôi từng ngưỡng mộ trong đệ nhị thế chiến như thánh Maximiliano Kolbe của Dòng Phanxico, các vị Á Thánh Tử Đạo Dòng Ngôi Lời và chân phước tử đạo Jerzy Popieluszko bị mật vụ cộng sản Ba Lan giết vào năm 1984 khi vừa tròn 37 tuổi vì sự ảnh hưởng rất lớn của ngài với dân chúng vùng thủ đô Warsava và vùng phụ cận khi đã dám nói lên sự thật đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh để rồi cuối những năm của thập niên 80 cũng là năm tàn của chế độ.
Dù người Ba Lan không còn giữ đạo theo truyền thống xưa là ngày nào cũng tham dự thánh lễ, họ vẫn còn giữ truyền thống văn hoá Ki-tô giáo trong hiến pháp, trong học đường và trong nhiều lĩnh vực xã hội dù chế độ cộng sản trước đây muốn xoá đi những di sản tốt đẹp ấy. Người dân Ba Lan hãnh diện vì họ có một dân tộc thuần chủng, một ngôn ngữ duy nhất và một nền văn hoá Ki-tô giáo hàng ngàn năm. Họ cũng hãnh diện vì đóng góp cho Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ một vị giáo hoàng tài ba là thánh Gioan Phaolo II. Họ cũng có nhiều vị thánh hiện đại và các thánh tử đạo sẵn sàng chết đi để bảo vệ đức tin trước những áp bức bạo tàn của những học thuyết vô thần muốn con người chối bỏ Thiên Chúa và tin vào những chuyện viễn vông. Chưa đầy 30 năm sống trong thể chế dân chủ nhưng Ba Lan được xem là một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh trong khối u châu dù phải trả giá nhiều cho những hệ lụy bị kiềm hãm trong những năm cai trị của chủ nghĩa vô thần.
Cộng đồng Công Giáo Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung đến Ba Lan vì nhiều mục đích khác nhau. Như chúng tôi đã từng chia sẻ là người ta di dân vì nhiều lý do khác nhau nhưng có lẽ lý do duy nhất là vì ở quốc gia nơi họ từng chôn nhau cắt rốn không có sự bảo đảm cho cuộc sống hàng ngày như cơm áo gạo tiền và nhất là quyền tự do nên họ đã gạt nước mắt ra đi để tìm kế sinh nhai nơi đất khách dẫu biết rằng cuộc sống ở xứ người họ phải làm lại từ đầu và luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ khi nhiều người chưa có giấy tờ hợp pháp. Dòng Ngôi Lời chúng tôi ở Ba Lan chuyên phụ trách về người di dân và đã đi tiên phong trong việc đồng hành với những người có những hoàn cảnh đặc biệt khi phải bỏ nước ra đi hòng giúp họ phần nào vơi đi những nỗi buồn khi phải sống xa quê hương và đang gặp khó khăn về đời sống tinh thần cũng như một số lĩnh vực khác liên quan đến pháp lý. Từ những năm 2000, Nhà Dòng đã chuẩn bị cho một số tu sĩ chuyên lo cho những việc này, trong đó đã chuẩn bị một linh mục Việt Nam để chăm sóc mục vụ cho đàn chiên đang lưu lạc nơi xứ người. Nhà Dòng cũng đã nghĩ đến việc gởi một linh mục bản xứ người Ba Lan về Việt Nam học ngôn ngữ và phong tục tập quán Việt Nam để chuyên phục vụ cho cộng đồng người Việt tại đây, và hiện nay công việc cũng khá tốt đẹp khi có một linh mục người Việt làm việc chung với một linh mục người Ba Lan nói tiếng Việt để các hoạt động diễn ra tốt đẹp hơn.
Trong những ngày mục vụ ở Ba Lan cho cộng đồng Công Giáo người Việt tại Warsava và vùng phụ cận thay thế cho người anh em linh mục Việt Nam đang nghỉ phép đón Tết tại quê nhà, chúng tôi nhận thấy cộng đồng Công Giáo non trẻ nơi đây rất năng động và hăng say trong các sinh hoạt cộng đồng. Đa phần họ đến từ các giáo phận Vinh, Hà Tĩnh và Bùi Chu nên họ tham dự thánh lễ rất sốt sắng và rất quí mến linh mục. Cộng đồng người Việt ở đây cũng may mắn có hai nữ tu trẻ thuộc Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ (FMM) được sai đến sống cộng đoàn quốc tế tại Ba Lan. Các Soeurs rất tài năng nên dễ hoà nhập và giúp đỡ rất nhiều trong việc mục vụ mà hiếm thấy nơi nào ở u châu được may mắn như vậy. Ngoài ra, các linh mục Ngôi Lời cũng đảm nhiệm vai trò tuyên uý cho một cộng đồng người Việt nhỏ bé mới hình thành tại
Riga, Latvia mà đa phần các gia đình trẻ này đến từ các giáo phận miền Nam. Dù là người đóng vai phụ, chúng tôi cũng may mắn có dịp dâng thánh lễ tạ ơn trong ngày ra mắt Ban Mục Vụ của cộng đồng non trẻ tại đất nước Latvia yên bình này. Nhìn thấy những người đồng hương xa xứ quây quần bên nhau trong dịp đầu Xuân dù vẫn còn nhiều thiếu thốn, khó khăn khiến mình liên tưởng những ngày đầu đặt chân đến miền đất truyền giáo vùng Nam Mỹ với nhiều bỡ ngỡ và cảm thấy nao lòng.
Hôm nay giáo hội kính nhớ thánh Anê trinh nữ tử đạo và cũng là ngày 27 tháng chạp năm Kỷ Hợi. Một trong những đức tính nổi bật của vị thánh trẻ Anê, tử đạo là lòng can đảm và kiên trì. Thánh nhân dù mới có 13 tuổi đời đã anh dũng hy sinh vì Chúa: "Không có tình yêu nào lớn hơn cho bằng tình yêu của người chết vì người mình yêu” (Ga 15, 13) và như thánh Phaolô viết: "Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi ". Chúa đã chọn những gì thế gian cho là yếu kém để hạ nhục những gì hùng mạnh. Mừng lễ thánh nữ Anê tử đạo về trời, xin cho chúng ta biết noi gương thánh nữ mà giữ vững đức tin trước những cạm bẫy và tự do thái quá của chủ nghĩa thế tục.
Chỉ còn 3 ngày nữa là bước qua năm Canh Tý âm lịch. Năm nay lại phải đón Tết xuyên quốc gia vì Mồng Một Tết sẽ dâng thánh lễ tại Warsava, Ba Lan và Mồng Hai Tết sẽ bay đến Riga, Latvia để dâng lễ cho anh chị em người Việt tại đó. Nhiều người nói vui với chúng tôi là được đi nhiều chắc sướng lắm nhưng chính mình mới biết được mình sướng hay khổ. Mỗi năm thêm tuổi thì thấy sức khoẻ càng yếu đi và tinh thần cũng sa sút nhiều nên mình thấy sức khoẻ là điều quan trọng nhất. Cầu chúc mọi người trong năm Mới Canh Tý được dồi dào sức khoẻ, bình an, may mắn và tràn đầy ơn Chúa.
Ba Lan, 21 tháng 01 năm 2020- Thánh Anê tử đạo
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Lần thứ 2 đến Ba Lan nên chúng tôi không còn cảm giác bỡ ngỡ và lo lắng nữa vì lần trước đã được giới thiệu với cộng đoàn và dâng thánh lễ. Vì được sắp xếp ở nhà chính của Tỉnh Dòng Ngôi Lời Ba Lan gần trung tâm thủ đô nên mọi việc có vẻ dễ dàng, nhất là việc đi lại. Lâu rồi mới sống lại cảm giác như còn ở Tập Viện vì giờ giấc và kinh nguyện của các anh em Ngôi Lời ở Ba Lan còn rất truyền thống đâu vào đấy, và nhất là vấn đề phụng vụ. Lúc đầu chúng tôi còn cảm giác lười biếng vì lâu nay sống theo kiểu các nhân chủ nghĩa quen rồi nhưng sau mấy ngày lại bắt nhịp ngay để hoà điệu với anh em.
Ba Lan là một quốc gia có đường biên giới giáp với rất nhiều quốc gia Trung u và từng bị chia cắt thành nhiều mảnh trong các cuộc thế chiến bởi các quốc gia hùng mạnh láng giềng nhưng họ đã kiên cường giữ vững nhờ lòng tin sắt son vào Thiên Chúa vì Ba Lan có tỷ lệ Công Giáo lên đến 95%. Cũng như các quốc gia u châu và nhiều quốc gia khác trên thế giới, giới trẻ Ba Lan hình như không còn thiết tha với niềm tin tôn giáo của mình và một linh mục trẻ cùng Dòng người Ba Lan đang đồng hành với chúng tôi trong những ngày này chia sẻ rằng các gia đình Ba Lan chỉ đồng hành với con cái họ đến khi các em lãnh nhận bí tích thêm sức là xem như hoàn thành nghĩa vụ, và ngài còn hóm hỉnh chia sẻ rằng người Công Giáo Ba Lan đã xem bí tích thêm sức là bí tích chia tay với giáo hội vì khi các em đã xong bí tích này thì cũng đồng nghĩa với việc không đến nhà thờ nữa cho đến khi họ lãnh các bí tích sau cùng truớc khi lìa cõi đời. Mới nghe cũng hơi nực cười nhưng kinh nghiệm từng làm việc ở nhiều nơi trên thế giới mới thấy xót xa cho giới trẻ bây giờ và cũng rất may giới trẻ Công Giáo Việt Nam chưa rơi vào tình trạng bi đát như thế.
Dù người Ba Lan không còn giữ đạo theo truyền thống xưa là ngày nào cũng tham dự thánh lễ, họ vẫn còn giữ truyền thống văn hoá Ki-tô giáo trong hiến pháp, trong học đường và trong nhiều lĩnh vực xã hội dù chế độ cộng sản trước đây muốn xoá đi những di sản tốt đẹp ấy. Người dân Ba Lan hãnh diện vì họ có một dân tộc thuần chủng, một ngôn ngữ duy nhất và một nền văn hoá Ki-tô giáo hàng ngàn năm. Họ cũng hãnh diện vì đóng góp cho Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ một vị giáo hoàng tài ba là thánh Gioan Phaolo II. Họ cũng có nhiều vị thánh hiện đại và các thánh tử đạo sẵn sàng chết đi để bảo vệ đức tin trước những áp bức bạo tàn của những học thuyết vô thần muốn con người chối bỏ Thiên Chúa và tin vào những chuyện viễn vông. Chưa đầy 30 năm sống trong thể chế dân chủ nhưng Ba Lan được xem là một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh trong khối u châu dù phải trả giá nhiều cho những hệ lụy bị kiềm hãm trong những năm cai trị của chủ nghĩa vô thần.
Trong những ngày mục vụ ở Ba Lan cho cộng đồng Công Giáo người Việt tại Warsava và vùng phụ cận thay thế cho người anh em linh mục Việt Nam đang nghỉ phép đón Tết tại quê nhà, chúng tôi nhận thấy cộng đồng Công Giáo non trẻ nơi đây rất năng động và hăng say trong các sinh hoạt cộng đồng. Đa phần họ đến từ các giáo phận Vinh, Hà Tĩnh và Bùi Chu nên họ tham dự thánh lễ rất sốt sắng và rất quí mến linh mục. Cộng đồng người Việt ở đây cũng may mắn có hai nữ tu trẻ thuộc Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ (FMM) được sai đến sống cộng đoàn quốc tế tại Ba Lan. Các Soeurs rất tài năng nên dễ hoà nhập và giúp đỡ rất nhiều trong việc mục vụ mà hiếm thấy nơi nào ở u châu được may mắn như vậy. Ngoài ra, các linh mục Ngôi Lời cũng đảm nhiệm vai trò tuyên uý cho một cộng đồng người Việt nhỏ bé mới hình thành tại
Hôm nay giáo hội kính nhớ thánh Anê trinh nữ tử đạo và cũng là ngày 27 tháng chạp năm Kỷ Hợi. Một trong những đức tính nổi bật của vị thánh trẻ Anê, tử đạo là lòng can đảm và kiên trì. Thánh nhân dù mới có 13 tuổi đời đã anh dũng hy sinh vì Chúa: "Không có tình yêu nào lớn hơn cho bằng tình yêu của người chết vì người mình yêu” (Ga 15, 13) và như thánh Phaolô viết: "Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi ". Chúa đã chọn những gì thế gian cho là yếu kém để hạ nhục những gì hùng mạnh. Mừng lễ thánh nữ Anê tử đạo về trời, xin cho chúng ta biết noi gương thánh nữ mà giữ vững đức tin trước những cạm bẫy và tự do thái quá của chủ nghĩa thế tục.
Chỉ còn 3 ngày nữa là bước qua năm Canh Tý âm lịch. Năm nay lại phải đón Tết xuyên quốc gia vì Mồng Một Tết sẽ dâng thánh lễ tại Warsava, Ba Lan và Mồng Hai Tết sẽ bay đến Riga, Latvia để dâng lễ cho anh chị em người Việt tại đó. Nhiều người nói vui với chúng tôi là được đi nhiều chắc sướng lắm nhưng chính mình mới biết được mình sướng hay khổ. Mỗi năm thêm tuổi thì thấy sức khoẻ càng yếu đi và tinh thần cũng sa sút nhiều nên mình thấy sức khoẻ là điều quan trọng nhất. Cầu chúc mọi người trong năm Mới Canh Tý được dồi dào sức khoẻ, bình an, may mắn và tràn đầy ơn Chúa.
Ba Lan, 21 tháng 01 năm 2020- Thánh Anê tử đạo
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.