Ông Trump cho biết rằng kế hoạch này là một cơ hội thắng lợi cho cả đôi bên và giải pháp 2 quốc gia dựa vào thực tế sẽ giải quyết vấn đề an ninh của Israel bên cạnh một quốc gia Palestine.
Đây là lần đầu tiên Israel cho phép phát hành một bản đồ đại cương, phác họa ra các nhượng bộ về lãnh thổ mà họ sẵn sàng hy sinh vì hòa bình, ông Trump nói. Và họ đã đi một chặng đường dài. Đây là một phát triển chưa từng có và nhiều ý nghĩa.
Ông Netanyahu đã đến Washington hôm thứ ba để công bố kế hoạch, đã sử dụng chữ “thực tế” để mô tả đề xuất này và nói rằng nó đạt được sự cân bằng đúng đắn khi mà những kế hoạch trước đã thất bại.
Dù cho có nhiều lạc quan từ hai nhà lãnh đạo Mỹ-Israel, đề xuất này đã không được Chính quyền Palestine hoan nghênh. Tổng thống Mahmoud Abbas tuyên bố vào tối thứ Ba rằng đề xuất này sẽ không được thông qua. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở Gaza sau khi kế hoạch được công bố.
Theo các điều khoản của đề xuất, nhà nước Palestine sẽ có một thủ đô gọi là Al-Quds, tên tiếng Ả Rập của Jerusalem, bao gồm một phần của Đông Jerusalem. Mặc dù vậy, Trump vẫn khăng khăng rằng Jerusalem vẫn là thủ đô không bị chia cắt của Israel - rất quan trọng – một thủ đô thống nhất. Hoa Kỳ đã chuyển đại sứ quán của họ ở Israel đến Jerusalem vào năm 2017.
Theo kế hoạch, tất cả những phần đất (phố cổ hay lãnh thổ) của Jerusalem trong bức tường an ninh hiện tại sẽ không được nhượng lại cho nước Palestine. Thỏa thuận duy trì chính sách hiện trạng liên quan đến việc kiểm soát các địa điểm tôn giáo khác nhau, bao gồm khu vực Đền Núi và Nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa, và theo đề xuất, người Hồi giáo vẫn có quyền thăm viếng địa điểm này.
Kế hoạch cũng đề xuất xây dựng Đường hầm West West-Gaza để kết nối hai nửa của quốc gia mới, và một phần ba Dải Gaza được chỉ định là khu công nghiệp sản xuất công nghệ cao.
Trump tuyên bố hôm thứ Ba rằng kế hoạch này sẽ tăng lãnh thổ của người Palestin lên gấp đôi mà không gây ra sự di chuyển người dân Israel hoặc Palestine. Kế hoạch này cũng bao gồm việc thiết lập một vùng đất “đóng băng” (không xử dụng) trong bốn năm để củng cố biên giới của quốc gia Palestine.
Ông Trump cũng cam kết 50 tỷ đô la cho nhà nước Palestine để tạo ra công ăn việc làm và giảm nghèo. Trump nói rằng nếu Abbas và Chính quyền Palestine chọn con đường hòa bình, thì Hoa Kỳ và các quốc gia khác sẽ có mặt ở đó, chúng tôi sẽ ở đó để giúp các bạn theo nhiều cách khác nhau.
Sau khi công bố kế hoạch, Ông Trump đã gửi một loạt các tweet bằng tiếng Anh, tiếng Do Thái và tiếng Ả Rập ca tụng đề xuất này.
Tôi sẽ luôn luôn sát cánh với Nhà nước Israel và nhân dân Do Thái. Tôi ủng hộ mạnh mẽ sự an toàn và an ninh của họ và quyền được sống ở quê hương lịch sử của họ. Đã đến lúc hòa bình! Ông Tổng thống tweet bằng tiếng Anh và tiếng Do Thái.
Đây là những gì mà một quốc gia tương lai của Palestine có thể hy vọng trông giống như vậy, với thủ đô ở vùng Đông Jerusalem, theo tweet bằng tiếng Ả Rập và tiếng Anh, với một bản đồ của hai nước.
Kế hoạch được đề xuất dường như phù hợp với các ưu tiên của Tòa Thánh đã nêu ra về một nền hòa bình lâu dài ở Thánh địa.
Đức ông Fredrik Hansen, người phụ trách Phái bộ Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh, nói với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào ngày 22 tháng 1 rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục ủng hộ một giải pháp hai nước và chính sách nguyên trạng ở Jerusalem cho các tôn giáo.
Thật vậy, sự duy trì hiện trạng thánh địa Jerusalem, được trân quí bởi người Do Thái, Cơ đốc giáo và Hồi giáo và quan trọng đối với di sản văn hóa của gia đình nhân loại, là một trong những điều đã được Toà Thánh công bố nhiều lần, ĐÔ Hansen nói.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Theo ĐÔ Hansen, mong muốn Jerusalem được là một thành phố của hòa bình, là một địa điểm mang tính biểu tượng của hòa bình và gặp gỡ, với sự tôn trọng giữa các tôn giáo và sự tiếp tục đối thoại.