Giải đáp phụng vụ: Phòng ngừa cúm gia cầm H1N1
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Đâu là thẩm quyền của Giám mục khi nói đến một đại dịch như vi-rút H1N1? Giám mục địa phương của chúng con đã không chỉ hủy bỏ lời chúc bình an trong Thánh lễ để tránh bắt tay nhau, cấm rước lễ trên lưỡi, loại bỏ khả năng tín hữu rước máu Chúa Kitô, và cất các chậu nước thánh trong tất cả nhà thờ của giáo phận chúng con, nhưng còn chính thức yêu cầu giáo dân không tham dự thánh lễ vào Chúa Nhật nếu họ bị ho. Con thấy biện pháp này là hơi cực đoan, vì thị trấn của chúng con chưa có trường hợp thực sự lây nhiễm nào, và toàn tỉnh của chúng con có rất ít trường hợp lây nhiễm. Thưa cha, liệu việc bị ho thực sự là một cái cớ để không tham dự thánh lễ Chúa Nhật chăng? - M. J., Tỉnh Alberta, Canada.
Đáp: Thực sự có hai câu hỏi liên quan. Một câu liên quan đến phạm vi thẩm quyền của Giám mục khi nói về việc ứng phó với đại dịch, và một câu hỏi liên quan đến một phán quyết thận trọng đặc biệt của một Giám mục.
Về câu hỏi thứ nhất, tất cả các biện pháp mà bạn đọc này nêu ra đều thuộc thẩm quyền tổng quát của Giám mục, để điều chỉnh phụng vụ và miễn khỏi các luật kỷ luật trong các trường hợp đặc biệt. Điều này được hiểu rằng hầu hết các biện pháp này là tạm thời thôi. Giám mục sẽ có thẩm quyền quy định vĩnh viễn một số yếu tố này, chẳng hạn cử chỉ chúc bình an, và sự có thể rước lễ dưới hai hình, vì luật đặt sự điều chỉnh của các yếu tố này dưới quyền của Giám mục.
Các quy định tạm thời, chẳng hạn như cấm rước lễ trên lưỡi, có thể được Giám mục ban hành như một biện pháp khẩn cấp, nhưng không thể trở thành vĩnh viễn hoặc phổ quát, nếu không có sự đặc miễn của Tòa Thánh.
Các thực hành được Giám mục nêu ra trong trường hợp này về cơ bản là các biện pháp phòng ngừa, nhằm tránh sự lây lan của một đại dịch có thể, và giảm nguy cơ nhiễm vi-rút.
Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đang ở giữa một đại dịch thực sự, Giám mục thậm chí có thể có các hành động quyết liệt hơn. Do đó, trong đợt bùng phát ban đầu của bệnh cúm này, khi căn bệnh chưa được hiểu rõ ràng, Hồng Y Tổng Giám mục của Tổng giáo phận Thành phố Mexico thậm chí đã đi xa, đến mức hủy bỏ tất cả các Thánh lễ công khai trong một vài tuần, cho đến khi sự nguy hiểm lắng xuống.
Về câu hỏi thứ hai, tôi tin rằng cần phải trì hoãn phán quyết thận trọng của Giám mục trong việc đưa ra quyết định. Bởi vì hầu hết các Giám mục không phải là bác sĩ y khoa, họ thường sẽ tham khảo ý kiến của các chuyên gia và với các cơ quan y tế công cộng, về các hành động thích hợp để đối mặt với một rủi ro khách quan. Chúng tôi phải giả sử rằng Giám mục của bạn đã thực hiện các bước này, và đưa ra quyết định của mình dưới ánh sáng của lời khuyên được thông báo.
Thí dụ, trong các trường hợp bình thường, ho nhẹ sẽ không nhất thiết miễn cho một người khỏe mạnh tham dự Thánh lễ Chúa Nhật. Tuy nhiên, nếu người đó vẫn chưa biết về nguyên nhân gây ra triệu chứng (đó là cảm thông thường, cúm theo mùa bình thường, hoặc vi-rút mới này), người ấy nên thận trọng không tự cho rằng mình hay các người khác bị phơi nhiễm bởi bệnh, cho đến khi vấn đề đã được làm rõ.
Trùng hợp với câu trả lời của tôi về cúm gia cầm, Tổng giáo phận Boston ở Hoa Kỳ đã công bố một loạt hướng dẫn, mà chúng tôi đưa ra vài trích đoạn dưới đây. Chúng có thể phục vụ như là mô hình cho các giáo phận khác khi phải đối mặt với các tình huống tương tự:
"Văn phòng Phượng tự của Tổng giáo phận Boston, sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan y tế địa phương và Văn phòng Quản lý Rủi ro của Tổng giáo phận, tiếp tục khuyến khích các giáo sĩ và giáo dân tuân giữ các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn cần thiết, để bảo vệ sức khỏe của người khác trong mùa cúm này, và đặc biệt là với rủi ro liên quan đến cúm gia cầm H1N1. Cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh truyền nhiễm là giữ vệ sinh tốt.
"Linh mục Jonathan Gaspar, Đồng Giám đốc Văn phòng Phượng tự và Đời sống Thiêng liêng, nói: “Do các biện pháp phòng ngừa đặc biệt trên toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm H1N1, Tổng giáo phận đã ban hành một loạt các bước cần tuân thủ trong thời gian này, khi cử hành thánh lễ. Chúng tôi cảm ơn các linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân vì sự hiểu biết và ủng hộ các chỉ thị này, vốn nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân chúng ta.” [...]
"Ngoài việc giữ vệ sinh tốt, Đức Hồng Y nêu ra các điều sau đây cho việc cử hành Phụng vụ Thánh và phòng chống cúm:
"- Các chậu nước thánh phải được rút khô hẳn, làm sạch bằng xà phòng khử trùng và rót nước thánh vào theo chu kỳ ngắn. Xin lưu ý rằng nước thánh cũ nên được đổ đi trong phòng thánh.
"- Việc cho tín hữu rước Máu Thánh bị đình chỉ, ngoại trừ các người phải nhận Máu Thánh từ cốc vì lý do y tế. Đức tin của Hội Thánh dạy rằng Chúa Kitô, toàn thể Chúa Kitô, được rước đủ chỉ dưới một hình.
"- Việc trao đổi Dấu chúc bình an được đưa ra, mà không có bất kỳ sự tiếp xúc thể lý nào. Nếu linh mục chủ tế chọn nêu ra việc chúc bình an, các tín hữu, thay vì bắt tay nhau, nên cúi đầu chào nhau.
"- Trong khi các tín hữu giữ quyền lựa chọn rước lễ bằng lưỡi hoặc trên tay, tất cả các thừa tác viên cho rước lễ đều được khuyến khích phân phát Mình Thánh cách thận trọng, chú ý đừng chạm vào lưỡi hoặc tay của người rước lễ.
"- Giáo dân nên được nhắc nhở rằng nếu họ bị bệnh hoặc nghi ngờ họ bị bệnh truyền nhiễm, họ không bị ràng buộc tham dự Thánh lễ Chúa Nhật. Họ nên ở nhà và sẽ trở lại nhà thờ khi họ khỏe.
"Các chỉ thị này có hiệu lực từ ngày Thứ Bảy, ngày 31-10-2009, và vẫn có hiệu lực cho đến khi mùa cảm và mùa cúm gia cầm kết thúc."
Đáng chú ý là Tổng giáo phận này đã không cấm việc rước lễ trên lưỡi. Bởi vì các chỉ thị này đã được thực hiện với sự tư vấn của các cơ quan y tế địa phương, nên có vẻ như việc cho rước lễ trên lưỡi không có khả năng lây nhiễm cao hơn so với rước lễ trên tay.
Một số bạn đọc khác hỏi liệu có đúng không, khi linh mục và các thừa tác viên ngoại thường rửa tay sạch, ngay sau khi cho rước lễ.
Mặc dù việc này là có ý nghĩa, nhưng nó có lẽ là không cần thiết và có thể phản tác dụng, vì làm cho một số người nhạy cảm lo lắng về việc đến gần bàn thờ. Nếu một biện pháp phòng ngừa như vậy được coi là đáng giá, thì có lẽ là đủ khi rửa tay ngay trước Thánh lễ, đặc biệt là nếu các biện pháp nêu trên, được nêu ra cho Tổng giáo phận Boston, cũng được thực hiện.
Một bạn đọc hỏi: "Tại bệnh xá tu viện, vì sức khỏe yếu và nguy cơ bị nhiễm cúm gia cầm, các tu sĩ linh mục đồng tế Thánh lễ không rước Máu Thánh. Con đã tự hỏi liệu điều đó có được phép không.”
Có hai câu hỏi liên quan ở đây. Câu thứ nhất là liệu một linh mục đồng tế không rước lễ dưới hai hình được chăng. Câu trả lời cho câu hỏi này là được, mặc dù chỉ trong các điều kiện nghiêm trọng. Tình huống duy nhất là nơi nào mà sự cho phép này đã được ban cụ thể cho các linh mục không thể uống bất kỳ loại rượu nào. Điều này chỉ được phép cho một linh mục đồng tế không chủ tế, chứ không bao giờ cho một vị chủ tế.
Câu hỏi thứ hai là liệu sự mong muốn ngăn ngừa nhiễm trùng là một lý do đủ để các linh mục đồng tế không rước Máu Thánh chăng. Tôi sẽ nói rằng đây không phải là một lý do đủ, mặc dù có thể rằng một số linh mục đau yếu này có thể rơi vào nhóm các người không thể uống rượu.
Có một công việc khá dễ dàng để phát triển một phương pháp cho rước lễ dưới hai hình, vốn trong thực tế có thể loại trừ bất kỳ nguy cơ lây nhiễm nào, trong khi vẫn duy trì sự tôn kính đối với hai hình. Thí dụ, các linh mục có thể rước lễ bằng cách chấm, hoặc thậm chí, nếu cần thiết, sử dụng thìa riêng phù hợp. (Zenit.org 27-10, 10-11 và 24-11-2009)
Nguyễn Trọng Đa
https://www.ewtn.com/catholicism/library/guarding-against-swine-flu-4499
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Đâu là thẩm quyền của Giám mục khi nói đến một đại dịch như vi-rút H1N1? Giám mục địa phương của chúng con đã không chỉ hủy bỏ lời chúc bình an trong Thánh lễ để tránh bắt tay nhau, cấm rước lễ trên lưỡi, loại bỏ khả năng tín hữu rước máu Chúa Kitô, và cất các chậu nước thánh trong tất cả nhà thờ của giáo phận chúng con, nhưng còn chính thức yêu cầu giáo dân không tham dự thánh lễ vào Chúa Nhật nếu họ bị ho. Con thấy biện pháp này là hơi cực đoan, vì thị trấn của chúng con chưa có trường hợp thực sự lây nhiễm nào, và toàn tỉnh của chúng con có rất ít trường hợp lây nhiễm. Thưa cha, liệu việc bị ho thực sự là một cái cớ để không tham dự thánh lễ Chúa Nhật chăng? - M. J., Tỉnh Alberta, Canada.
Đáp: Thực sự có hai câu hỏi liên quan. Một câu liên quan đến phạm vi thẩm quyền của Giám mục khi nói về việc ứng phó với đại dịch, và một câu hỏi liên quan đến một phán quyết thận trọng đặc biệt của một Giám mục.
Về câu hỏi thứ nhất, tất cả các biện pháp mà bạn đọc này nêu ra đều thuộc thẩm quyền tổng quát của Giám mục, để điều chỉnh phụng vụ và miễn khỏi các luật kỷ luật trong các trường hợp đặc biệt. Điều này được hiểu rằng hầu hết các biện pháp này là tạm thời thôi. Giám mục sẽ có thẩm quyền quy định vĩnh viễn một số yếu tố này, chẳng hạn cử chỉ chúc bình an, và sự có thể rước lễ dưới hai hình, vì luật đặt sự điều chỉnh của các yếu tố này dưới quyền của Giám mục.
Các quy định tạm thời, chẳng hạn như cấm rước lễ trên lưỡi, có thể được Giám mục ban hành như một biện pháp khẩn cấp, nhưng không thể trở thành vĩnh viễn hoặc phổ quát, nếu không có sự đặc miễn của Tòa Thánh.
Các thực hành được Giám mục nêu ra trong trường hợp này về cơ bản là các biện pháp phòng ngừa, nhằm tránh sự lây lan của một đại dịch có thể, và giảm nguy cơ nhiễm vi-rút.
Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đang ở giữa một đại dịch thực sự, Giám mục thậm chí có thể có các hành động quyết liệt hơn. Do đó, trong đợt bùng phát ban đầu của bệnh cúm này, khi căn bệnh chưa được hiểu rõ ràng, Hồng Y Tổng Giám mục của Tổng giáo phận Thành phố Mexico thậm chí đã đi xa, đến mức hủy bỏ tất cả các Thánh lễ công khai trong một vài tuần, cho đến khi sự nguy hiểm lắng xuống.
Về câu hỏi thứ hai, tôi tin rằng cần phải trì hoãn phán quyết thận trọng của Giám mục trong việc đưa ra quyết định. Bởi vì hầu hết các Giám mục không phải là bác sĩ y khoa, họ thường sẽ tham khảo ý kiến của các chuyên gia và với các cơ quan y tế công cộng, về các hành động thích hợp để đối mặt với một rủi ro khách quan. Chúng tôi phải giả sử rằng Giám mục của bạn đã thực hiện các bước này, và đưa ra quyết định của mình dưới ánh sáng của lời khuyên được thông báo.
Thí dụ, trong các trường hợp bình thường, ho nhẹ sẽ không nhất thiết miễn cho một người khỏe mạnh tham dự Thánh lễ Chúa Nhật. Tuy nhiên, nếu người đó vẫn chưa biết về nguyên nhân gây ra triệu chứng (đó là cảm thông thường, cúm theo mùa bình thường, hoặc vi-rút mới này), người ấy nên thận trọng không tự cho rằng mình hay các người khác bị phơi nhiễm bởi bệnh, cho đến khi vấn đề đã được làm rõ.
Trùng hợp với câu trả lời của tôi về cúm gia cầm, Tổng giáo phận Boston ở Hoa Kỳ đã công bố một loạt hướng dẫn, mà chúng tôi đưa ra vài trích đoạn dưới đây. Chúng có thể phục vụ như là mô hình cho các giáo phận khác khi phải đối mặt với các tình huống tương tự:
"Văn phòng Phượng tự của Tổng giáo phận Boston, sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan y tế địa phương và Văn phòng Quản lý Rủi ro của Tổng giáo phận, tiếp tục khuyến khích các giáo sĩ và giáo dân tuân giữ các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn cần thiết, để bảo vệ sức khỏe của người khác trong mùa cúm này, và đặc biệt là với rủi ro liên quan đến cúm gia cầm H1N1. Cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh truyền nhiễm là giữ vệ sinh tốt.
"Linh mục Jonathan Gaspar, Đồng Giám đốc Văn phòng Phượng tự và Đời sống Thiêng liêng, nói: “Do các biện pháp phòng ngừa đặc biệt trên toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm H1N1, Tổng giáo phận đã ban hành một loạt các bước cần tuân thủ trong thời gian này, khi cử hành thánh lễ. Chúng tôi cảm ơn các linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân vì sự hiểu biết và ủng hộ các chỉ thị này, vốn nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân chúng ta.” [...]
"Ngoài việc giữ vệ sinh tốt, Đức Hồng Y nêu ra các điều sau đây cho việc cử hành Phụng vụ Thánh và phòng chống cúm:
"- Các chậu nước thánh phải được rút khô hẳn, làm sạch bằng xà phòng khử trùng và rót nước thánh vào theo chu kỳ ngắn. Xin lưu ý rằng nước thánh cũ nên được đổ đi trong phòng thánh.
"- Việc cho tín hữu rước Máu Thánh bị đình chỉ, ngoại trừ các người phải nhận Máu Thánh từ cốc vì lý do y tế. Đức tin của Hội Thánh dạy rằng Chúa Kitô, toàn thể Chúa Kitô, được rước đủ chỉ dưới một hình.
"- Việc trao đổi Dấu chúc bình an được đưa ra, mà không có bất kỳ sự tiếp xúc thể lý nào. Nếu linh mục chủ tế chọn nêu ra việc chúc bình an, các tín hữu, thay vì bắt tay nhau, nên cúi đầu chào nhau.
"- Trong khi các tín hữu giữ quyền lựa chọn rước lễ bằng lưỡi hoặc trên tay, tất cả các thừa tác viên cho rước lễ đều được khuyến khích phân phát Mình Thánh cách thận trọng, chú ý đừng chạm vào lưỡi hoặc tay của người rước lễ.
"- Giáo dân nên được nhắc nhở rằng nếu họ bị bệnh hoặc nghi ngờ họ bị bệnh truyền nhiễm, họ không bị ràng buộc tham dự Thánh lễ Chúa Nhật. Họ nên ở nhà và sẽ trở lại nhà thờ khi họ khỏe.
"Các chỉ thị này có hiệu lực từ ngày Thứ Bảy, ngày 31-10-2009, và vẫn có hiệu lực cho đến khi mùa cảm và mùa cúm gia cầm kết thúc."
Đáng chú ý là Tổng giáo phận này đã không cấm việc rước lễ trên lưỡi. Bởi vì các chỉ thị này đã được thực hiện với sự tư vấn của các cơ quan y tế địa phương, nên có vẻ như việc cho rước lễ trên lưỡi không có khả năng lây nhiễm cao hơn so với rước lễ trên tay.
Một số bạn đọc khác hỏi liệu có đúng không, khi linh mục và các thừa tác viên ngoại thường rửa tay sạch, ngay sau khi cho rước lễ.
Mặc dù việc này là có ý nghĩa, nhưng nó có lẽ là không cần thiết và có thể phản tác dụng, vì làm cho một số người nhạy cảm lo lắng về việc đến gần bàn thờ. Nếu một biện pháp phòng ngừa như vậy được coi là đáng giá, thì có lẽ là đủ khi rửa tay ngay trước Thánh lễ, đặc biệt là nếu các biện pháp nêu trên, được nêu ra cho Tổng giáo phận Boston, cũng được thực hiện.
Một bạn đọc hỏi: "Tại bệnh xá tu viện, vì sức khỏe yếu và nguy cơ bị nhiễm cúm gia cầm, các tu sĩ linh mục đồng tế Thánh lễ không rước Máu Thánh. Con đã tự hỏi liệu điều đó có được phép không.”
Có hai câu hỏi liên quan ở đây. Câu thứ nhất là liệu một linh mục đồng tế không rước lễ dưới hai hình được chăng. Câu trả lời cho câu hỏi này là được, mặc dù chỉ trong các điều kiện nghiêm trọng. Tình huống duy nhất là nơi nào mà sự cho phép này đã được ban cụ thể cho các linh mục không thể uống bất kỳ loại rượu nào. Điều này chỉ được phép cho một linh mục đồng tế không chủ tế, chứ không bao giờ cho một vị chủ tế.
Câu hỏi thứ hai là liệu sự mong muốn ngăn ngừa nhiễm trùng là một lý do đủ để các linh mục đồng tế không rước Máu Thánh chăng. Tôi sẽ nói rằng đây không phải là một lý do đủ, mặc dù có thể rằng một số linh mục đau yếu này có thể rơi vào nhóm các người không thể uống rượu.
Có một công việc khá dễ dàng để phát triển một phương pháp cho rước lễ dưới hai hình, vốn trong thực tế có thể loại trừ bất kỳ nguy cơ lây nhiễm nào, trong khi vẫn duy trì sự tôn kính đối với hai hình. Thí dụ, các linh mục có thể rước lễ bằng cách chấm, hoặc thậm chí, nếu cần thiết, sử dụng thìa riêng phù hợp. (Zenit.org 27-10, 10-11 và 24-11-2009)
Nguyễn Trọng Đa
https://www.ewtn.com/catholicism/library/guarding-against-swine-flu-4499