Trong loạt bài giáo lý về các Mối Phúc Thật trong Tin Mừng Thánh Matthêu, hôm 5 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bàn đến lời công bố thứ nhất trong tám lời công bố: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5: 3).
Đức Thánh Cha nhận xét rằng tường thuật của Thánh Mathêu, khác của Thánh Luca khi nói về người có tâm hồn hay tinh thần nghèo khó. Ở đây, chữ “tinh thần” nhắc lại hơi thở sự sống mà Thiên Chúa ban cho ông Adong, và đề cập đến phần sâu thẳm nhất của con người chúng ta. Người có tâm hồn nghèo khó cảm nhận được sự nghèo túng và lệ thuộc của họ vào Thiên Chúa ở mức độ sâu thẳm này, trong khi người kiêu căng coi mình như tự túc tự cường, không ưa bất cứ điều gì nhắc nhở họ về sự mong manh của tình trạng con người. Nghèo khó về tinh thần là ý thức được sự yếu đuối của mình, chấp nhận những sai lầm của mình và có thể xin người khác tha thứ. Như thế, nó trở nên một dịp cho ân sủng dẫn chúng ta đến Nước Thiên Chúa. Trái ngược với sức mạnh của thế gian, sức mạnh của Thiên Chúa được thấy trong lòng trắc ẩn yêu thương. Chính Đức Kitô đã cho thấy điều này bằng cách mong muốn sự tốt lành cho người khác, thậm chí đến mức đổ máu cho chúng ta. Chúng ta sẽ được chúc phúc nếu chúng ta chấp nhận sự nghèo khó của bản thân mình, và cố gắng noi gương sự nghèo khó của Chúa Giêsu để phục vụ tha nhân.
Mở đầu bài huấn đức trong buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em.
Hôm nay chúng ta đối diện với phúc thật thứ nhất trong Tám Mối Phúc Thật của Tin Mừng Thánh Matthêu. Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng con đường hạnh phúc của Người bằng một công bố nghịch lý: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”(5:3). Một con đường đáng kinh ngạc và một đối tượng kỳ lạ của hạnh phúc, sự nghèo khó.
Chúng ta phải tự hỏi: “nghèo khó” ở đây có nghĩa gì? Nếu Thánh Matthêu chỉ sử dụng từ này, thì nó chỉ có ý nghĩa đơn thuần về kinh tế, tức làám chỉ những người có ít tiền của hoặc không có phương tiện nuôi thân và cần sự giúp đỡ của người khác.
Nhưng Tin Mừng Thánh Mathêu, khác Tin Mừng Thánh Luca, nói về “tâm hồn nghèo khó”. Điều ấy có nghĩa gì? Tinh thần, hay tâm hồn, theo Thánh Kinh, là hơi thở sự sống mà Thiên Chúa đã truyền cho ông Ađam; đó là chiều kích sâu thẳm nhất của chúng ta, tức là chiều kích tâm linh, sâu thẳm nhất, chiều kích lảm cho chúng ta trở thành những con người, cốt lõi sâu xa của con người chúng ta. Như thế, “người có tâm hồn nghèo khó” là những người nghèo và cảm thấy nghèo, những người ăn xin trong tận đáy lòng của con người họ. Chúa Giêsu tuyên bố họ có phúc, vì Nước Trời thuộc về họ.
Đã bao lần chúng ta được người ta bảo ngược lại! Bạn phải là một cái gì đó trong đời, bạn phải trở nên một nhân vật nào đó... Bạn phải làm cho mình nổi danh... Đó chính là nguồn gốc của sự cô đơn và bất hạnh: nếu tôi phải là “một nhân vật nào đó”, thì tôi phải cạnh tranh với người khác và sống trong nỗi lo âu ám ảnh về cái tôi của mình. Nếu tôi không chấp nhận nghèo khó, thì tôi ghét mọi điều nhắc nhở tôi vềsự mong manh của mình. Bởi vì sự mong manh này ngăn cản tôi trở nên một nhân vật quan trọng, giàu có, không những chỉ về tiền của mà còn về danh vọng và mọi sự.
Tất cả mọi người, trước chính mình, đều biết rõ rằng, dù cố gắng đến đâu đi nữa, mình luôn hoàn toàn không đầy đủ và dễ bị tổn thương. Không có sự hoá trang nào có thể che đậy tình trạng bất lực này. Mỗi người chúng ta đều dễ bị tổn thương bên trong. Chúng ta phải thấy ở đâu. Nhưng nếu bạn chối từ những giới hạn của mình thì bạn sẽ sống khổ sở như thế nào! Bạn sống khổ sở. Giới hạn không bị tiêu hóa, nó vẫn ở đó. Những kẻ kiêu căng không xin người khác giúp đỡ, họ không thể xin người khác giúp đỡ, họ không xin người khác giúp đỡ vì họ phải tự chứng minh rằng mình tự túc tự cường. Và có bao nhiêu người trong họ cần sự giúp đỡ, nhưng tính kiêu ngạo ngăn cản họ xin giúp đỡ.
Và thật khó biết bao khi nhận lỗi và xin được tha thứ! Khi tôi khuyên các cặp vợ chồng mới cưới, là những cặp hỏi tôi làm cách nào để sống tốt đời sống hôn nhân của họ, tôi bảo họ: “Có ba lời thật kỳ diệu: làm ơn, cảm ơn và xin lỗi”. Đây là những lời xuất phát từ tâm hồn nghèo khó. Bạn không cần phải bắt người khác chịu đựng mình, nhưng xin phép: “Làm điều này có vẻ tốt không?”, như thế có đối thoại trong gia đình, cô dâu và chú rể đối thoại. “Anh đã làm điều này cho em, cảm ơn anh.” Sau đó, bạn luôn sai lỗi, bạn lỡ phạm: “Xin lỗi”. Và các cặp vợ chồng, các cặp tân hôn, những người ở đây và nhiều người khác, thường nói với tôi: “Điều thứ ba là điều khó nhất”, xin lỗi, xin người khác tha thứ. Bởi vì những kẻ tự cao tự đại không thể làm điều ấy. Anh ấy không thể xin lỗi: anh ấy luôn luôn đúng. Đó không phải là có tâm hồn nghèo khó. Thay vào đó, Chúa không bao giờ biết mệt khi tha thứ; vô phúc thay, chính chúng ta là những người mệt mỏi trong việc xin được tha thứ (xem Kinh Truyền Tin, ngày 17 tháng 3 năm 2013). Sự mệt mỏi trong việc cầu xin sự tha thứ: đây là một căn bệnh tồi tệ!
Tại sao khó xin tha thứ? Bởi vì nó làm nhục hình ảnh đạo đức giả của mình. Tuy nhiên, sống trong khi nỗ lực che đậy những thiếu sót của mình là điều làm cho mình mệt mỏi và khổ sở. Đức Chúa Giêsu Kitô bảo chúng ta: nghèo khó là dịp cho ân sủng; và chỉ cho chúng ta cách thoát ra khỏi nỗ lực này. Chúng ta được Chúa ban cho quyền nghèo khó về tinh thần, vì đây là con đường của Nước Thiên Chúa.
Nhưng có một điều cơ bản cần được nhắc lại: chúng ta không phải biến đổi mình thành người nghèo về tinh thần, chúng ta không phải làm bất cứ biến đổi nào vì chúng ta đang nghèo! Chúng ta nghèo... hoặc rõ ràng hơn: chúng ta “nghèo” về tinh thần! Chúng ta cần tất cả mọi sự. Tất cả chúng ta đều nghèo về tinh thần, chúng ta là những kẻ ăn mày. Đó là tình trạng của con người.
Nước Thiên Chúa thuộc về những người có tâm hồn nghèo khó. Có những người có vương quốc của thế gian này: họ có của cải và tiện nghi. Nhưng đó là những vương quốc sẽ chấm dứt. Sức mạnh của con người, ngay cả của những đế quốc vĩ đại nhất, cũng qua đi và biến mất. Nhiều lần chúng ta thấy trên tin tức hoặc báo chí rằng nhà lãnh đạo quyền uy này, hoặc chính phủ nọ đã có ngày hôm qua và ngày hôm nay không còn nữa đã sụp đổ. Sự giàu sang của thế gian này không còn nữa, và tiền của cũng vậy. Các bậc lão thành dạy chúng ta rằng tấm vải liệm không có túi. Đó là sự thật. Tôi chưa bao giờ thấy một chiếc xe vận tải di chuyển đằng sau một đám tang: không ai mang theo được bất cứ gì. Những sự giàu có này có vẫn còn ở đây.
Nước Thiên Chúa thuộc về những người có tâm hồn nghèo khó. Có những người có vương quốc của thế gian này, có của cải và có tiện nghi. Nhưng chúng ta biết họ kết thúc ra sao. Những người biết yêu sự tốt lành thật hơn chính mình là những người thực sự cai trị. Và đó là quyền năng của Thiên Chúa.
Đức Kitô chứng tỏ quyền năng của Người bằng điều gì? Bởi vì Người đã có thể làm điều mà các vua chúa trần gian không làm: hiến mạng sống mình cho nhân loại. Và đây là sức mạnh thực sự. Sức mạnh của tình huynh đệ, sức mạnh của lòng bác ái, sức mạnh của tình yêu, sức mạnh của lòng khiêm nhường. Điều này Đức Kitô đã làm.
Đây là sự tự do thực sự: bất cứ ai có sức mạnh này của lòng khiêm nhường, phục vụ và tình huynh đệ thì người ấy được tự do. Phục vụ cho sự tự do này là sự nghèo khó được Bát Phúc ca ngợi.
Bởi vì có một sự nghèo khó mà chúng ta phải chấp nhận, đó là sự nghèo khó của chúng ta và sự nghèo khó mà chúng ta phải tìm kiếm, một điều cụ thể, từ những điều của thế giới này, để được tự do và có thể yêu thương. Chúng ta phải luôn luôn tìm kiếm sự tự do của tâm hồn, là tự do bắt nguồn từ sự nghèo khó của chính mình
Đức Thánh Cha nhận xét rằng tường thuật của Thánh Mathêu, khác của Thánh Luca khi nói về người có tâm hồn hay tinh thần nghèo khó. Ở đây, chữ “tinh thần” nhắc lại hơi thở sự sống mà Thiên Chúa ban cho ông Adong, và đề cập đến phần sâu thẳm nhất của con người chúng ta. Người có tâm hồn nghèo khó cảm nhận được sự nghèo túng và lệ thuộc của họ vào Thiên Chúa ở mức độ sâu thẳm này, trong khi người kiêu căng coi mình như tự túc tự cường, không ưa bất cứ điều gì nhắc nhở họ về sự mong manh của tình trạng con người. Nghèo khó về tinh thần là ý thức được sự yếu đuối của mình, chấp nhận những sai lầm của mình và có thể xin người khác tha thứ. Như thế, nó trở nên một dịp cho ân sủng dẫn chúng ta đến Nước Thiên Chúa. Trái ngược với sức mạnh của thế gian, sức mạnh của Thiên Chúa được thấy trong lòng trắc ẩn yêu thương. Chính Đức Kitô đã cho thấy điều này bằng cách mong muốn sự tốt lành cho người khác, thậm chí đến mức đổ máu cho chúng ta. Chúng ta sẽ được chúc phúc nếu chúng ta chấp nhận sự nghèo khó của bản thân mình, và cố gắng noi gương sự nghèo khó của Chúa Giêsu để phục vụ tha nhân.
Mở đầu bài huấn đức trong buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em.
Hôm nay chúng ta đối diện với phúc thật thứ nhất trong Tám Mối Phúc Thật của Tin Mừng Thánh Matthêu. Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng con đường hạnh phúc của Người bằng một công bố nghịch lý: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”(5:3). Một con đường đáng kinh ngạc và một đối tượng kỳ lạ của hạnh phúc, sự nghèo khó.
Chúng ta phải tự hỏi: “nghèo khó” ở đây có nghĩa gì? Nếu Thánh Matthêu chỉ sử dụng từ này, thì nó chỉ có ý nghĩa đơn thuần về kinh tế, tức làám chỉ những người có ít tiền của hoặc không có phương tiện nuôi thân và cần sự giúp đỡ của người khác.
Nhưng Tin Mừng Thánh Mathêu, khác Tin Mừng Thánh Luca, nói về “tâm hồn nghèo khó”. Điều ấy có nghĩa gì? Tinh thần, hay tâm hồn, theo Thánh Kinh, là hơi thở sự sống mà Thiên Chúa đã truyền cho ông Ađam; đó là chiều kích sâu thẳm nhất của chúng ta, tức là chiều kích tâm linh, sâu thẳm nhất, chiều kích lảm cho chúng ta trở thành những con người, cốt lõi sâu xa của con người chúng ta. Như thế, “người có tâm hồn nghèo khó” là những người nghèo và cảm thấy nghèo, những người ăn xin trong tận đáy lòng của con người họ. Chúa Giêsu tuyên bố họ có phúc, vì Nước Trời thuộc về họ.
Đã bao lần chúng ta được người ta bảo ngược lại! Bạn phải là một cái gì đó trong đời, bạn phải trở nên một nhân vật nào đó... Bạn phải làm cho mình nổi danh... Đó chính là nguồn gốc của sự cô đơn và bất hạnh: nếu tôi phải là “một nhân vật nào đó”, thì tôi phải cạnh tranh với người khác và sống trong nỗi lo âu ám ảnh về cái tôi của mình. Nếu tôi không chấp nhận nghèo khó, thì tôi ghét mọi điều nhắc nhở tôi vềsự mong manh của mình. Bởi vì sự mong manh này ngăn cản tôi trở nên một nhân vật quan trọng, giàu có, không những chỉ về tiền của mà còn về danh vọng và mọi sự.
Tất cả mọi người, trước chính mình, đều biết rõ rằng, dù cố gắng đến đâu đi nữa, mình luôn hoàn toàn không đầy đủ và dễ bị tổn thương. Không có sự hoá trang nào có thể che đậy tình trạng bất lực này. Mỗi người chúng ta đều dễ bị tổn thương bên trong. Chúng ta phải thấy ở đâu. Nhưng nếu bạn chối từ những giới hạn của mình thì bạn sẽ sống khổ sở như thế nào! Bạn sống khổ sở. Giới hạn không bị tiêu hóa, nó vẫn ở đó. Những kẻ kiêu căng không xin người khác giúp đỡ, họ không thể xin người khác giúp đỡ, họ không xin người khác giúp đỡ vì họ phải tự chứng minh rằng mình tự túc tự cường. Và có bao nhiêu người trong họ cần sự giúp đỡ, nhưng tính kiêu ngạo ngăn cản họ xin giúp đỡ.
Và thật khó biết bao khi nhận lỗi và xin được tha thứ! Khi tôi khuyên các cặp vợ chồng mới cưới, là những cặp hỏi tôi làm cách nào để sống tốt đời sống hôn nhân của họ, tôi bảo họ: “Có ba lời thật kỳ diệu: làm ơn, cảm ơn và xin lỗi”. Đây là những lời xuất phát từ tâm hồn nghèo khó. Bạn không cần phải bắt người khác chịu đựng mình, nhưng xin phép: “Làm điều này có vẻ tốt không?”, như thế có đối thoại trong gia đình, cô dâu và chú rể đối thoại. “Anh đã làm điều này cho em, cảm ơn anh.” Sau đó, bạn luôn sai lỗi, bạn lỡ phạm: “Xin lỗi”. Và các cặp vợ chồng, các cặp tân hôn, những người ở đây và nhiều người khác, thường nói với tôi: “Điều thứ ba là điều khó nhất”, xin lỗi, xin người khác tha thứ. Bởi vì những kẻ tự cao tự đại không thể làm điều ấy. Anh ấy không thể xin lỗi: anh ấy luôn luôn đúng. Đó không phải là có tâm hồn nghèo khó. Thay vào đó, Chúa không bao giờ biết mệt khi tha thứ; vô phúc thay, chính chúng ta là những người mệt mỏi trong việc xin được tha thứ (xem Kinh Truyền Tin, ngày 17 tháng 3 năm 2013). Sự mệt mỏi trong việc cầu xin sự tha thứ: đây là một căn bệnh tồi tệ!
Tại sao khó xin tha thứ? Bởi vì nó làm nhục hình ảnh đạo đức giả của mình. Tuy nhiên, sống trong khi nỗ lực che đậy những thiếu sót của mình là điều làm cho mình mệt mỏi và khổ sở. Đức Chúa Giêsu Kitô bảo chúng ta: nghèo khó là dịp cho ân sủng; và chỉ cho chúng ta cách thoát ra khỏi nỗ lực này. Chúng ta được Chúa ban cho quyền nghèo khó về tinh thần, vì đây là con đường của Nước Thiên Chúa.
Nhưng có một điều cơ bản cần được nhắc lại: chúng ta không phải biến đổi mình thành người nghèo về tinh thần, chúng ta không phải làm bất cứ biến đổi nào vì chúng ta đang nghèo! Chúng ta nghèo... hoặc rõ ràng hơn: chúng ta “nghèo” về tinh thần! Chúng ta cần tất cả mọi sự. Tất cả chúng ta đều nghèo về tinh thần, chúng ta là những kẻ ăn mày. Đó là tình trạng của con người.
Nước Thiên Chúa thuộc về những người có tâm hồn nghèo khó. Có những người có vương quốc của thế gian này: họ có của cải và tiện nghi. Nhưng đó là những vương quốc sẽ chấm dứt. Sức mạnh của con người, ngay cả của những đế quốc vĩ đại nhất, cũng qua đi và biến mất. Nhiều lần chúng ta thấy trên tin tức hoặc báo chí rằng nhà lãnh đạo quyền uy này, hoặc chính phủ nọ đã có ngày hôm qua và ngày hôm nay không còn nữa đã sụp đổ. Sự giàu sang của thế gian này không còn nữa, và tiền của cũng vậy. Các bậc lão thành dạy chúng ta rằng tấm vải liệm không có túi. Đó là sự thật. Tôi chưa bao giờ thấy một chiếc xe vận tải di chuyển đằng sau một đám tang: không ai mang theo được bất cứ gì. Những sự giàu có này có vẫn còn ở đây.
Nước Thiên Chúa thuộc về những người có tâm hồn nghèo khó. Có những người có vương quốc của thế gian này, có của cải và có tiện nghi. Nhưng chúng ta biết họ kết thúc ra sao. Những người biết yêu sự tốt lành thật hơn chính mình là những người thực sự cai trị. Và đó là quyền năng của Thiên Chúa.
Đức Kitô chứng tỏ quyền năng của Người bằng điều gì? Bởi vì Người đã có thể làm điều mà các vua chúa trần gian không làm: hiến mạng sống mình cho nhân loại. Và đây là sức mạnh thực sự. Sức mạnh của tình huynh đệ, sức mạnh của lòng bác ái, sức mạnh của tình yêu, sức mạnh của lòng khiêm nhường. Điều này Đức Kitô đã làm.
Đây là sự tự do thực sự: bất cứ ai có sức mạnh này của lòng khiêm nhường, phục vụ và tình huynh đệ thì người ấy được tự do. Phục vụ cho sự tự do này là sự nghèo khó được Bát Phúc ca ngợi.
Bởi vì có một sự nghèo khó mà chúng ta phải chấp nhận, đó là sự nghèo khó của chúng ta và sự nghèo khó mà chúng ta phải tìm kiếm, một điều cụ thể, từ những điều của thế giới này, để được tự do và có thể yêu thương. Chúng ta phải luôn luôn tìm kiếm sự tự do của tâm hồn, là tự do bắt nguồn từ sự nghèo khó của chính mình