Phiên toà của Tòa án Tối Cao Úc để quyết định đơn kháng cáo của Đức Hồng Y Pell đã kết thúc sau hai ngày nhóm họp.
Lập luận của hai bên
Ngày đầu tiên dành cho bên bênh vực. Luật sư Walker, đại diện cho Đức Hồng Y đã trình bầy các lý lẽ cho thấy vụ cho là Đức Hồng Y tấn công tình dục hai ca viên là việc không thể xẩy ra và các quan tòa phúc thẩm của Melbourne đã quá chú trọng đến thái độ ứng xử của nguyên đơn đến coi nhẹ các chứng cớ khác. Trong trình bầy của mình, Luật Sư Walker có đề cập đến việc các quan tòa phúc thẩm đã chịu ảnh hưởng không đúng của cuốn video của nguyên cáo.
Theo Reuters (xem Australian court hears final appeal by ex-Vatican treasurer Pell), các thẩm phán đã vặn hỏi luật sư Walker: liệu tòa phúc thẩm có sai hay không khi xem cuốn video thay vì chỉ dựa vào các bản ghi chép.
Luật sư Walker trả lời rằng cuốn video có thể đã dẫn các quan tòa đến chỗ quá tập chú vào tính đáng tin cậy của nguyên cáo và các chứng nhân khác thay vì tập chú vào các vấn đề có thể nêu hoài nghi cho bồi thẩm đoàn.
Ông nói: “nó làm phát sinh nguy hiểm thực sự này là tòa phúc thẩm cứ loay hoay với việc lượng định tính đáng tin cậy cho chính nó, trong khi vấn đề thực sự là... bồi thẩm đoàn có ở vị trí rộng đường tìm thấy tội ngoài sự hoài nghi hợp lý hay không”.
Các thẩm phán cũng hỏi Luật sư Walker: liệu có đúng hay không khi các quan tòa phúc thẩm thử các phẩm phục của Tổng Giám Mục để xem xem chúng có thể được vạch ra như mô tả của nạn nhân tại phiên xử.
Luật sư Walker nói ông thấy không có vấn đề với việc thử ấy.
Tờ The Guardian thì cho hay, trong ngày thứ hai, dành cho công tố, các luật sư của Đức Hồng Y vặn hỏi công tố viên về quyết định coi cuốn video của tòa phúc thẩm thay vì chỉ đọc bản ghi lại bằng chứng của anh ta.
Giám đốc công tố viện, Kerri Judd, trả lời rằng vì nhóm luật sư của Đức Hồng Y Pell nhấn mạnh nhiều đến việc nguyên cáo thiếu tính đáng tin cậy, nên tòa phúc thẩm Victoria được quyền coi cuốn video. Điều ấy không có nghĩa họ nâng nó lên trên các bằng chứng khác, hay họ không dành tầm quan trọng cho các bằng chứng khác.
Chánh thẩm Susan Kiefel đáp lại rằng cái khó khăn khi các quan tòa phúc thẩm coi cuốn video của nguyên cáo là “...việc lượng định một nhân chứng dựa trên cách xử sự là điều quá chủ quan”.
Chánh thẩm Kiefel nói rằng “rất khó nói được nó [cuốn video của nguyên cáo] ảnh hưởng ra sao một quan tòa phúc thẩm trung gian so với việc đọc bản ghi chép. Chính vì thế, qúy vị thực sự không nên làm điều đó [coi cuốn video]... trừ khi có lý do pháp lý (forensic) phải làm thế. Tòa này phải xác định đến mức nào tòa phúc thẩm chịu ảnh hưởng của cuốn video?”
Tờ The Guardian cho hay việc tòa phúc thẩm coi bằng chứng video là điều thường không xẩy ra, dù càng ngày việc này càng thông thường hơn vì kỹ thuật năng được sử dụng nhiều hơn. Các tòa phúc thẩm thường được cảnh báo về việc lấn vai trò của bồi thẩm đoàn, và khi chỉ đọc bản ghi chép họ có khả năng hơn trong việc để các vấn đề thuộc cách xử sự của các nhân chứng cho bồi thẩm đoàn.
Một trong các nhân chứng mà nhóm pháp lý của Đức Hồng Y Pell nói rằng nên làm cho tính khả tín của người khiếu nại bị nghi ngờ và nêu lên sự nghi ngờ hợp lý về việc Pell phạm tội là Đức ông Charles Portelli. Tại phiên tòa, đức ông Portelli đã đưa ra bằng chứng rằng Đức Hồng Y Pell có thông lệ lưu lại ở các bậc thềm phía trước của Nhà thờ Chính tòa Thánh Patrick sau Thánh Lễ long trọng Chúa Nhật để thăm hỏi giáo dân. Nếu đúng như thế, thì ngài không thể ở trong phòng áo các linh mục để lạm dụng hai cậu ca viên.
Nhưng Judd trả lời rằng Portelli không có ký ức chuyên biệt có tính thuyết phục về những gì Pell làm vào những ngày năm 1996 khi vụ vi phạm xảy ra. Portelli thậm chí không thể nhớ liệu ca đoàn diễn hành ở bên trong hay ở bên ngoài để ra khỏi các tòa nhà vào những dịp đó.
Bà nói rằng bằng chứng của Portelli không nên được xét trong sự cô lập.
Judd nói: “Khá nhiều ca viên khác và những người khác nói rằng có những dịp ông ấy [Pell] không đứng trên các bậc thềm và tham dự cuộc diễn hành, và các ca viên nhớ đã phải chờ ông ta”.
“Cũng có một số bằng chứng từ các ca viên nói rằng họ đã thấy ông ta trong phòng của ca đoàn khá sớm sau thánh lễ. Vậy, nếu ông ta đứng trên những bậc thềm đó trong một thời gian dài, ông ta sẽ không thể thấy các ca viên đó”.
Thẩm phán Virginia Bell nói với Judd rằng “kháng án buộc phải được phép nếu có thể thiết lập một cách hợp lý rằng Đức Tổng Giám Mục hiện diện ở các bậc thềm phía tây vào lúc người khiếu nại bị xúc phạm”.
Judd trả lời tòa cần xem xét: “toàn diện các bằng chứng, chứ không chỉ dựa vào Portelli, đó là lý do tại sao bằng chứng phụ trợ cực kỳ quan trọng”. Vả lại, ký ức của Portelli không nhất thiết đáng dựa vào.
Trong phiên xử, các công tố viên nói với bồi thẩm đoàn rằng các thói quen cần thời gian mới được khai triển, và thói quen chào hỏi giáo dân của Pell ở các bậc thềm phía trước có thể chưa khai triển cho mãi tới một thời gian sau khi được cử làm Tổng Giám Mục Melbourne.
Trong khi đó, Đài ABC thì tường trình rằng về vấn đề cuốn video có thể gây ảnh hưởng không thích đáng cho các quan tòa phúc thẩm Victoria, Thẩm Phán Virginia Bell của Tòa án Tối cao Úc lưu ý Công tố viên Judd tới bài diễn văn kết thúc phiên xử Đức Hồng Y Pell của công tố viện, khi công tố viên mời bồi thẩm đoàn nhớ lại việc nạn nhân nhắm mắt vào hai dịp để nhớ một điều gì đó.
Thẩm phán Bell cho rằng “rất có thể việc coi và thấy người khiếu nại nhắm mắt và nghĩ lại đã khiến bồi thẩm đoàn có ấn tượng là bằng chứng của dấu hiệu nói sự thật”. Nhưng theo bà, nhiều người khác có thể coi việc đó như nạn nhân tạo hoẹt câu trả lời.
Thẩm phán Bell nói thêm “Tôi muốn nói rằng đó là một xem xét chủ quan đến nỗi khó thấy Tòa Phúc Thẩm... có thể được trợ giúp ra sao bởi quan điểm chủ quan của họ đối với các vấn đề có đặc tính đó”.
Judd chỉ còn biết nhấn mạnh rằng nhiên hậu, tính đáng dựa vào và tính đáng tin của nhân chứng “trước hết và chủ yếu” là một vấn đề đối với bồi thẩm đoàn. Nhân vật này còn nói thêm rằng “dù có một số bằng chứng có thể cho thấy sự vô tội, điều này không có nghĩa bồi thẩm đoàn không có khả năng thấy Pell có tội ngoài sự hoài nghi hợp lý”.
Đài ABC cũng nói đến phòng áo của các linh mục. Về vấn đề này, Judd nói với tòa rằng bằng chứng đệ nạp đủ để bồi thẩm đoàn kết tội Pell ngoài sự hoài nghi hợp lý. Bà cho rằng việc nạn nhân biết rõ phòng áo này là bằng chứng chứng minh thêm cho câu truyện của ông ta.
Nhưng Thẩm Phán Geoffrey Nettle nêu câu hỏi bằng chứng nào cho thấy nạn nhân ở trong phòng áo ấy.
Judd trả lời: “nhân chứng này đưa bằng chứng quả quyết rằng ông ta chưa ở trong phòng áo ấy trước đó”. Bà bác bỏ ý niệm do bên bênh vực đưa ra là trước đó, ông ta có thể đã được hướng dẫn đến thăm phòng áo này.
Judd giải thích “Ông ta ở trong phòng đó và ông ta mô tả nó một cách chi tiết đến nỗi nếu điều gì đó xẩy ra khi ông ta ở trong phòng đó, nó mãi mại ghi vào ký ức ông ta không thể tẩy xoá. Đây không phải là nhìn thoáng qua căn phòng. Một điều gì đó quan trọng đã xẩy ra trong căn phòng đó”.
Còn về khoảng thời gian để phạm tội, Đài ABC cho hay: vì bị cật vấn, Judd thừa nhận rằng thời gian 5 hay 6 phút, tức khoảng thời gian nói là đã xẩy ra vụ lạm dụng, có thể dài hơn!
Tòa Án Tối cao Úc không phán quyết ngay
Tờ The Guardian, ấn bản 12 tháng 3, thì tường thuật rằng Tòa Án Tối Cao Úc không phán quyết về đơn kháng án của Đức Hồng Y Pell sau 2 ngày ngồi nghe hai bên lập luận. Trong khi chờ đợi phán quyết chưa định ngày giờ của họ, họ ra lệnh cho hai bên, trong hai ngày, nạp thêm lý lẽ viết vào những gì trình bầy miệng trước tòa.
Sau đó, thuật lại việc Judd thường bị Toà cật vấn suốt cả buổi. Tờ này cho hay nhiều người dự phiên tòa cho rằng đây là một ngày khó khăn cho công tố viện, nhưng nhiều người khác cho rằng loại cật vấn ấy là chuyện thông thường của một phiên kháng án.
Tờ này cũng thuật lại việc buổi chiều thứ Năm, luật sư Walker nói với tòa rằng công tố viện chỉ biết lo nêu lên khả thể cho rằng một vài biến cố có thể đã xẩy ra khiến việc phạm tội đã xẩy ra. Điều ấy không đủ để chứng minh ngoài sự hoài nghi hợp lý rằng việc phạm tội đã xẩy ra.
Ông cho hay nhiều điển hình cho thấy công tố viện đã can dự vào “mưu toan bất chính và quá mó máy (over-engineering) tạo hoẹt để làm cho sự việc êm xuôi mà thực ra không êm xuôi”.
Còn về việc Judd nói rằng việc nạn nhân mô tả phòng áo đã củng cố việc ông ta nói sự thật, luật sư Walker trả lời rằng “không có điều gì về việc biết căn phòng đó cho thấy Đức Tổng Giám Mục hẳn phải có mặt ở đó”.
Công tố có vẻ “lung lay”
Hãng tin Associated Press, trong bản tin 12 tháng 3, cho thấy một khía cạnh có vẻ “lung lay” của công tố viện. Dù vẫn đòi bản án được duy trì, nhưng họ nói: nếu có “bề nào” thì xin trả về tòa dưới để xử lại. Nếu không, Tòa nên nghe thêm bằng chứng nữa rồi tự phán quyết liệu có nên duy trì bản án hay không.
Có lẽ vì vậy, theo A.P., giáo sư luật của Đại Học Melbourne, Jeremy Gans, người tham dự phiên tòa, nhận định rằng “đây là một ngày rất tốt cho Pell. Điều nổi bật là các câu hỏi dường như phần lớn hướng về các lập luận ủng hộ lập luận cho rằng Pell được tha bổng chứ không đặc biệt có thiện cảm với công tố viện, với việc thận trọng là luôn khó mà biết được tại sao họ hỏi các câu hỏi đó”.
A.P. cũng tường trình việc hôm thứ Tư, cảnh sát đã kết tội một người đàn ông Melbourne vì đã đe dọa Đức Hồng Y Pell. Ông ta đã được tại ngoại hầu tra để xuất hiện trở lại trước tòa địa phương Melbourne vào ngày 9 tháng Bẩy về các tội danh doạ đặt bom chống Đức Hồng Y Pell và 3 tội danh đe dọa sát hại ngài.
Riêng ký giả Edward Pentin của The National Catholic Register thì lạc quan trông thấy khi loan tin các người ủng hộ Đức Hồng Y Pell tràn trề hy vọng ngài sẽ được giải oan.
Ký giả này thuật lại nhận định của Shannon Deery của tờ Herald Sun. Cô này cùng nhận định như giáo sư Gans: “điều thấy từ phiên toà hôm nay là viễn ảnh thành công của Pell trong việc kháng án khá tốt”. Cô nói thêm tòa “xem ra đứng về phía” bên bênh vực nhưng “vật lộn” (struggled) với công tố viện.
Pentin cũng cho rằng theo tờ The Australian, Kerri Judd Q.C., trưởng công tố viện Victoria, đã thay đổi đáng kể lập trường của bà ta về bằng chứng then chốt và trình bầy một cách nghèo nàn lý lẽ của mình trước Tòa.
Trước nhất là lập trường về khoảng thời gian để phạm tội, như trên đã nói, từ 5,6 phút bà ta đã thay đổi tới một khoảng thời gian dài hơn. Nhưng bà cho rằng các thẩm phán nên bỏ qua chuyện đó, vì có thể có “bất nhất” trong ký ức của nạn nhân về ngày đó. Nhưng như trên đã nói, bà cho rằng dù có bằng chứng cho thấy sự vô tội, bồi thẩm đoàn vẫn có quyền kết tội.
Về phía luật sự Walker, Pentin thuật lại việc ông dựa vào phán quyết của chánh án Weinberg của tòa phúc thẩm Melbourne để trình bầy lý lẽ của mình. Ông phê bình tòa phúc thẩm đã dùng “phương thức từng mảnh một” đối với các bằng chứng đệ trình và do đó đã có thể kết luận trong mỗi trường hợp điều ông mô tả là “điều bất khả không bất khả chút nào”. Điều này đã khiến cuộc điều tra đi theo một “con đường sai lầm gây thiệt hại ghê gớm”.
Pentin cũng cho hay John Macauley, người từng giúp lễ cho Đức Hồng Y Pell tại cùng một nhà thờ chính toà nơi nói đã xẩy ra việc phạm pháp, nói với ông hôm thứ Năm rằng ông ta “âm thầm tin tưởng Đức Hồng Y sẽ được trắng án”. Từ Canberra, nơi ông ta và một số bằng hữu của Đức Hồng Y tham dự phiên toà, ông ta nói rằng thật khó tưởng nghĩ bất cứ “bất đồng còn sót lại nào” giữa đa số 7 vị thẩm phán mà một số lớn ít có thiện cảm với Giáo Hội Công Giáo.
Macauley nói ông hy vọng tòa sẽ tái nhóm vào tuần tới “không nguyên chỉ để trắng án Đức Hồng Y Pell mà còn để giải tội (exoneration) một cách vang dội” vì “không có cả thời gian lẫn cơ hội để các vi phạm như được công tố viện quả quyết xẩy ra”.
Điều mà không ai nhắc đến là bầu khí lạc quan vốn đã có vào cả mấy phút trước phán quyết chia rẽ 2 chống 1 của tòa Phúc Thẩm Melbourne. Đến nỗi có người đã “hồ hởi” lo chỗ ở cho Đức Hồng Y Pell khi ngài được trắng án. Sự thật đã không như thế. Hy vọng lần này, sự lạc quan có nhiều cơ sở hơn.
Lập luận của hai bên
Ngày đầu tiên dành cho bên bênh vực. Luật sư Walker, đại diện cho Đức Hồng Y đã trình bầy các lý lẽ cho thấy vụ cho là Đức Hồng Y tấn công tình dục hai ca viên là việc không thể xẩy ra và các quan tòa phúc thẩm của Melbourne đã quá chú trọng đến thái độ ứng xử của nguyên đơn đến coi nhẹ các chứng cớ khác. Trong trình bầy của mình, Luật Sư Walker có đề cập đến việc các quan tòa phúc thẩm đã chịu ảnh hưởng không đúng của cuốn video của nguyên cáo.
Theo Reuters (xem Australian court hears final appeal by ex-Vatican treasurer Pell), các thẩm phán đã vặn hỏi luật sư Walker: liệu tòa phúc thẩm có sai hay không khi xem cuốn video thay vì chỉ dựa vào các bản ghi chép.
Luật sư Walker trả lời rằng cuốn video có thể đã dẫn các quan tòa đến chỗ quá tập chú vào tính đáng tin cậy của nguyên cáo và các chứng nhân khác thay vì tập chú vào các vấn đề có thể nêu hoài nghi cho bồi thẩm đoàn.
Ông nói: “nó làm phát sinh nguy hiểm thực sự này là tòa phúc thẩm cứ loay hoay với việc lượng định tính đáng tin cậy cho chính nó, trong khi vấn đề thực sự là... bồi thẩm đoàn có ở vị trí rộng đường tìm thấy tội ngoài sự hoài nghi hợp lý hay không”.
Các thẩm phán cũng hỏi Luật sư Walker: liệu có đúng hay không khi các quan tòa phúc thẩm thử các phẩm phục của Tổng Giám Mục để xem xem chúng có thể được vạch ra như mô tả của nạn nhân tại phiên xử.
Luật sư Walker nói ông thấy không có vấn đề với việc thử ấy.
Tờ The Guardian thì cho hay, trong ngày thứ hai, dành cho công tố, các luật sư của Đức Hồng Y vặn hỏi công tố viên về quyết định coi cuốn video của tòa phúc thẩm thay vì chỉ đọc bản ghi lại bằng chứng của anh ta.
Giám đốc công tố viện, Kerri Judd, trả lời rằng vì nhóm luật sư của Đức Hồng Y Pell nhấn mạnh nhiều đến việc nguyên cáo thiếu tính đáng tin cậy, nên tòa phúc thẩm Victoria được quyền coi cuốn video. Điều ấy không có nghĩa họ nâng nó lên trên các bằng chứng khác, hay họ không dành tầm quan trọng cho các bằng chứng khác.
Chánh thẩm Susan Kiefel đáp lại rằng cái khó khăn khi các quan tòa phúc thẩm coi cuốn video của nguyên cáo là “...việc lượng định một nhân chứng dựa trên cách xử sự là điều quá chủ quan”.
Chánh thẩm Kiefel nói rằng “rất khó nói được nó [cuốn video của nguyên cáo] ảnh hưởng ra sao một quan tòa phúc thẩm trung gian so với việc đọc bản ghi chép. Chính vì thế, qúy vị thực sự không nên làm điều đó [coi cuốn video]... trừ khi có lý do pháp lý (forensic) phải làm thế. Tòa này phải xác định đến mức nào tòa phúc thẩm chịu ảnh hưởng của cuốn video?”
Tờ The Guardian cho hay việc tòa phúc thẩm coi bằng chứng video là điều thường không xẩy ra, dù càng ngày việc này càng thông thường hơn vì kỹ thuật năng được sử dụng nhiều hơn. Các tòa phúc thẩm thường được cảnh báo về việc lấn vai trò của bồi thẩm đoàn, và khi chỉ đọc bản ghi chép họ có khả năng hơn trong việc để các vấn đề thuộc cách xử sự của các nhân chứng cho bồi thẩm đoàn.
Một trong các nhân chứng mà nhóm pháp lý của Đức Hồng Y Pell nói rằng nên làm cho tính khả tín của người khiếu nại bị nghi ngờ và nêu lên sự nghi ngờ hợp lý về việc Pell phạm tội là Đức ông Charles Portelli. Tại phiên tòa, đức ông Portelli đã đưa ra bằng chứng rằng Đức Hồng Y Pell có thông lệ lưu lại ở các bậc thềm phía trước của Nhà thờ Chính tòa Thánh Patrick sau Thánh Lễ long trọng Chúa Nhật để thăm hỏi giáo dân. Nếu đúng như thế, thì ngài không thể ở trong phòng áo các linh mục để lạm dụng hai cậu ca viên.
Nhưng Judd trả lời rằng Portelli không có ký ức chuyên biệt có tính thuyết phục về những gì Pell làm vào những ngày năm 1996 khi vụ vi phạm xảy ra. Portelli thậm chí không thể nhớ liệu ca đoàn diễn hành ở bên trong hay ở bên ngoài để ra khỏi các tòa nhà vào những dịp đó.
Bà nói rằng bằng chứng của Portelli không nên được xét trong sự cô lập.
Judd nói: “Khá nhiều ca viên khác và những người khác nói rằng có những dịp ông ấy [Pell] không đứng trên các bậc thềm và tham dự cuộc diễn hành, và các ca viên nhớ đã phải chờ ông ta”.
“Cũng có một số bằng chứng từ các ca viên nói rằng họ đã thấy ông ta trong phòng của ca đoàn khá sớm sau thánh lễ. Vậy, nếu ông ta đứng trên những bậc thềm đó trong một thời gian dài, ông ta sẽ không thể thấy các ca viên đó”.
Thẩm phán Virginia Bell nói với Judd rằng “kháng án buộc phải được phép nếu có thể thiết lập một cách hợp lý rằng Đức Tổng Giám Mục hiện diện ở các bậc thềm phía tây vào lúc người khiếu nại bị xúc phạm”.
Judd trả lời tòa cần xem xét: “toàn diện các bằng chứng, chứ không chỉ dựa vào Portelli, đó là lý do tại sao bằng chứng phụ trợ cực kỳ quan trọng”. Vả lại, ký ức của Portelli không nhất thiết đáng dựa vào.
Trong phiên xử, các công tố viên nói với bồi thẩm đoàn rằng các thói quen cần thời gian mới được khai triển, và thói quen chào hỏi giáo dân của Pell ở các bậc thềm phía trước có thể chưa khai triển cho mãi tới một thời gian sau khi được cử làm Tổng Giám Mục Melbourne.
Trong khi đó, Đài ABC thì tường trình rằng về vấn đề cuốn video có thể gây ảnh hưởng không thích đáng cho các quan tòa phúc thẩm Victoria, Thẩm Phán Virginia Bell của Tòa án Tối cao Úc lưu ý Công tố viên Judd tới bài diễn văn kết thúc phiên xử Đức Hồng Y Pell của công tố viện, khi công tố viên mời bồi thẩm đoàn nhớ lại việc nạn nhân nhắm mắt vào hai dịp để nhớ một điều gì đó.
Thẩm phán Bell cho rằng “rất có thể việc coi và thấy người khiếu nại nhắm mắt và nghĩ lại đã khiến bồi thẩm đoàn có ấn tượng là bằng chứng của dấu hiệu nói sự thật”. Nhưng theo bà, nhiều người khác có thể coi việc đó như nạn nhân tạo hoẹt câu trả lời.
Thẩm phán Bell nói thêm “Tôi muốn nói rằng đó là một xem xét chủ quan đến nỗi khó thấy Tòa Phúc Thẩm... có thể được trợ giúp ra sao bởi quan điểm chủ quan của họ đối với các vấn đề có đặc tính đó”.
Judd chỉ còn biết nhấn mạnh rằng nhiên hậu, tính đáng dựa vào và tính đáng tin của nhân chứng “trước hết và chủ yếu” là một vấn đề đối với bồi thẩm đoàn. Nhân vật này còn nói thêm rằng “dù có một số bằng chứng có thể cho thấy sự vô tội, điều này không có nghĩa bồi thẩm đoàn không có khả năng thấy Pell có tội ngoài sự hoài nghi hợp lý”.
Đài ABC cũng nói đến phòng áo của các linh mục. Về vấn đề này, Judd nói với tòa rằng bằng chứng đệ nạp đủ để bồi thẩm đoàn kết tội Pell ngoài sự hoài nghi hợp lý. Bà cho rằng việc nạn nhân biết rõ phòng áo này là bằng chứng chứng minh thêm cho câu truyện của ông ta.
Nhưng Thẩm Phán Geoffrey Nettle nêu câu hỏi bằng chứng nào cho thấy nạn nhân ở trong phòng áo ấy.
Judd trả lời: “nhân chứng này đưa bằng chứng quả quyết rằng ông ta chưa ở trong phòng áo ấy trước đó”. Bà bác bỏ ý niệm do bên bênh vực đưa ra là trước đó, ông ta có thể đã được hướng dẫn đến thăm phòng áo này.
Judd giải thích “Ông ta ở trong phòng đó và ông ta mô tả nó một cách chi tiết đến nỗi nếu điều gì đó xẩy ra khi ông ta ở trong phòng đó, nó mãi mại ghi vào ký ức ông ta không thể tẩy xoá. Đây không phải là nhìn thoáng qua căn phòng. Một điều gì đó quan trọng đã xẩy ra trong căn phòng đó”.
Còn về khoảng thời gian để phạm tội, Đài ABC cho hay: vì bị cật vấn, Judd thừa nhận rằng thời gian 5 hay 6 phút, tức khoảng thời gian nói là đã xẩy ra vụ lạm dụng, có thể dài hơn!
Tòa Án Tối cao Úc không phán quyết ngay
Tờ The Guardian, ấn bản 12 tháng 3, thì tường thuật rằng Tòa Án Tối Cao Úc không phán quyết về đơn kháng án của Đức Hồng Y Pell sau 2 ngày ngồi nghe hai bên lập luận. Trong khi chờ đợi phán quyết chưa định ngày giờ của họ, họ ra lệnh cho hai bên, trong hai ngày, nạp thêm lý lẽ viết vào những gì trình bầy miệng trước tòa.
Sau đó, thuật lại việc Judd thường bị Toà cật vấn suốt cả buổi. Tờ này cho hay nhiều người dự phiên tòa cho rằng đây là một ngày khó khăn cho công tố viện, nhưng nhiều người khác cho rằng loại cật vấn ấy là chuyện thông thường của một phiên kháng án.
Tờ này cũng thuật lại việc buổi chiều thứ Năm, luật sư Walker nói với tòa rằng công tố viện chỉ biết lo nêu lên khả thể cho rằng một vài biến cố có thể đã xẩy ra khiến việc phạm tội đã xẩy ra. Điều ấy không đủ để chứng minh ngoài sự hoài nghi hợp lý rằng việc phạm tội đã xẩy ra.
Ông cho hay nhiều điển hình cho thấy công tố viện đã can dự vào “mưu toan bất chính và quá mó máy (over-engineering) tạo hoẹt để làm cho sự việc êm xuôi mà thực ra không êm xuôi”.
Còn về việc Judd nói rằng việc nạn nhân mô tả phòng áo đã củng cố việc ông ta nói sự thật, luật sư Walker trả lời rằng “không có điều gì về việc biết căn phòng đó cho thấy Đức Tổng Giám Mục hẳn phải có mặt ở đó”.
Công tố có vẻ “lung lay”
Hãng tin Associated Press, trong bản tin 12 tháng 3, cho thấy một khía cạnh có vẻ “lung lay” của công tố viện. Dù vẫn đòi bản án được duy trì, nhưng họ nói: nếu có “bề nào” thì xin trả về tòa dưới để xử lại. Nếu không, Tòa nên nghe thêm bằng chứng nữa rồi tự phán quyết liệu có nên duy trì bản án hay không.
Có lẽ vì vậy, theo A.P., giáo sư luật của Đại Học Melbourne, Jeremy Gans, người tham dự phiên tòa, nhận định rằng “đây là một ngày rất tốt cho Pell. Điều nổi bật là các câu hỏi dường như phần lớn hướng về các lập luận ủng hộ lập luận cho rằng Pell được tha bổng chứ không đặc biệt có thiện cảm với công tố viện, với việc thận trọng là luôn khó mà biết được tại sao họ hỏi các câu hỏi đó”.
A.P. cũng tường trình việc hôm thứ Tư, cảnh sát đã kết tội một người đàn ông Melbourne vì đã đe dọa Đức Hồng Y Pell. Ông ta đã được tại ngoại hầu tra để xuất hiện trở lại trước tòa địa phương Melbourne vào ngày 9 tháng Bẩy về các tội danh doạ đặt bom chống Đức Hồng Y Pell và 3 tội danh đe dọa sát hại ngài.
Riêng ký giả Edward Pentin của The National Catholic Register thì lạc quan trông thấy khi loan tin các người ủng hộ Đức Hồng Y Pell tràn trề hy vọng ngài sẽ được giải oan.
Ký giả này thuật lại nhận định của Shannon Deery của tờ Herald Sun. Cô này cùng nhận định như giáo sư Gans: “điều thấy từ phiên toà hôm nay là viễn ảnh thành công của Pell trong việc kháng án khá tốt”. Cô nói thêm tòa “xem ra đứng về phía” bên bênh vực nhưng “vật lộn” (struggled) với công tố viện.
Pentin cũng cho rằng theo tờ The Australian, Kerri Judd Q.C., trưởng công tố viện Victoria, đã thay đổi đáng kể lập trường của bà ta về bằng chứng then chốt và trình bầy một cách nghèo nàn lý lẽ của mình trước Tòa.
Trước nhất là lập trường về khoảng thời gian để phạm tội, như trên đã nói, từ 5,6 phút bà ta đã thay đổi tới một khoảng thời gian dài hơn. Nhưng bà cho rằng các thẩm phán nên bỏ qua chuyện đó, vì có thể có “bất nhất” trong ký ức của nạn nhân về ngày đó. Nhưng như trên đã nói, bà cho rằng dù có bằng chứng cho thấy sự vô tội, bồi thẩm đoàn vẫn có quyền kết tội.
Về phía luật sự Walker, Pentin thuật lại việc ông dựa vào phán quyết của chánh án Weinberg của tòa phúc thẩm Melbourne để trình bầy lý lẽ của mình. Ông phê bình tòa phúc thẩm đã dùng “phương thức từng mảnh một” đối với các bằng chứng đệ trình và do đó đã có thể kết luận trong mỗi trường hợp điều ông mô tả là “điều bất khả không bất khả chút nào”. Điều này đã khiến cuộc điều tra đi theo một “con đường sai lầm gây thiệt hại ghê gớm”.
Pentin cũng cho hay John Macauley, người từng giúp lễ cho Đức Hồng Y Pell tại cùng một nhà thờ chính toà nơi nói đã xẩy ra việc phạm pháp, nói với ông hôm thứ Năm rằng ông ta “âm thầm tin tưởng Đức Hồng Y sẽ được trắng án”. Từ Canberra, nơi ông ta và một số bằng hữu của Đức Hồng Y tham dự phiên toà, ông ta nói rằng thật khó tưởng nghĩ bất cứ “bất đồng còn sót lại nào” giữa đa số 7 vị thẩm phán mà một số lớn ít có thiện cảm với Giáo Hội Công Giáo.
Macauley nói ông hy vọng tòa sẽ tái nhóm vào tuần tới “không nguyên chỉ để trắng án Đức Hồng Y Pell mà còn để giải tội (exoneration) một cách vang dội” vì “không có cả thời gian lẫn cơ hội để các vi phạm như được công tố viện quả quyết xẩy ra”.
Điều mà không ai nhắc đến là bầu khí lạc quan vốn đã có vào cả mấy phút trước phán quyết chia rẽ 2 chống 1 của tòa Phúc Thẩm Melbourne. Đến nỗi có người đã “hồ hởi” lo chỗ ở cho Đức Hồng Y Pell khi ngài được trắng án. Sự thật đã không như thế. Hy vọng lần này, sự lạc quan có nhiều cơ sở hơn.