Thưa qúy bạn đọc của Việt Catholic thân thương, cuối cùng thì tin buồn cũng đã đến với chúng tôi. Để hạn chế sự lây lan của con virus corona, Tòa Giám mục của chúng tôi (Regina, Canada) đã ra văn thư khẩn, yêu cầu các sinh hoạt tôn giáo như Thánh lễ, rửa tội, hôn phối, tang lễ... tất cả phải đình chỉ lại. Chúa Nhật thứ IV mùa Chay năm nay sẽ là Chúa Nhật đầu tiên giáo đường vắng lặng như “chùa bà Đanh”, và không biết sẽ còn bao nhiêu Chúa Nhật như thế nữa?. Cầm tờ văn thư khẩn của Tòa Giám mục trên tay mà lòng tôi trĩu nặng những nỗi buồn khó tả.
Cảm nghĩ đầu tiên của tôi, trong tư cách là một Linh mục, ngay khi vừa đọc xong thông báo của Đức Tổng Giám Mục: Thế là Giáo hội đã thực sự đi vào Tuần Thương Khó. Mùa Chay năm nay kết thúc sớm, Tuần Thương Khó sẽ kéo dài và chưa biết ngày nào sẽ thực sự là ngày Phục sinh. Giáo hội đang hòa mình với nỗi đau, nỗi lo, niềm hy vọng khắc khoải của nhân loại mong cho nạn dịch Corona sớm chấm dứt để mọi sự được sớm ổn định và bình an.
Giáo phận của chúng tôi có lệnh tạm ngừng các sinh hoạt phụng vụ tôn giáo được kể là chậm nhất so với các giáo phận khác của Canada. Các giáo phận khác của Canada như Toronto, Vancouver, Quebec, Edmondton... đã có lệnh này từ tuần trước. Có lẽ cũng là vì giáo phận của chúng tôi ở miền Trung Tây Canada, vùng đất nông nghiệp, không có nhiều địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, không đón nhiều du khách quốc tế nên dịch bệnh tuy có tràn tới nhưng ở mức chậm và có thể khống chế được.
Nhưng rồi chuyện gì đến cũng phải đến. Bộ Y tế của tỉnh bang ra thông báo khẩn, Tòa giám mục dựa trên thông báo này mà quyết định, vì nói gì thì nói, đây quả là một quyết định vô cùng khó khăn của Bề trên Giáo phận, chẳng ai muốn và cũng chẳng ai mong phải đưa ra một quyết định hết sức khó khăn như thế.
Theo lệnh của Đức Tổng Giám Mục, tính từ ngày thứ Sáu của tuần thứ III mùa Chay năm nay, các nhà thờ trong toàn Giáo phận sẽ tạm đóng cửa. Các sinh hoạt tụ tập trên 5 người, các lớp giáo lý, các buổi tĩnh tâm, xưng tội, các cuộc họp của các ban ngành đoàn thể trong các giáo xứ phải hủy bỏ. Nhà thờ là nhà của Chúa, là nơi dân Chúa tụ họp. Từ giờ phút này sẽ đóng của im lìm, sẽ không con vang tiếng đọc kinh thưa gửi, sẽ không có tiếng đàn, tiếng hát, sẽ không... sẽ không...
Tôi ngay lập tức đã thông báo cho giáo dân tin buồn này và cũng ngay lập tức cảm nhận được trên khuôn mặt họ một nỗi buồn man mác. Lòng mọi người trĩu nặng một nỗi buồn khó tả, cộng với sự lo âu hoang mang vì sự lây lan của con virus yêu quái này là không có biên giới, nó có thể đến bất cứ lúc nào không ai biết được và có thể gây tàn phá khủng khiếp trong mỗi cộng đồng dân cư.
Với tôi, Giáo hội đang thực sự trở về với Giáo hội thời sơ khai, khi người ta tụ họp trong nhà, cầu nguyện và cử hành lễ bẻ bánh cùng nhau. Chỉ khác là Giáo hội nay tiên tiến hơn: dâng lễ online, vừa dự lễ vừa ngồi thoải mái trong ghế salon, cầm ly cà phê trên tay (mong là không phải vậy)? Nhiều linh mục sẽ trở nên minh tinh màn bạc vì xuất hiện trên màn hình liên tục... Thế mới thấy ưu điểm của các tiện nghi thời kỹ thuật số, Giáo hội đang tận dụng chúng để truyền giáo, để Lời Chúa vẫn được quảng bá rộng rãi mà không bị ngưng lại.
Tạm thời từ nay vào các Chúa Nhật, sân bãi đậu xe parking lot sẽ không còn cảnh đầy ắp xe; giáo dân sẽ không ùn ùn kèo đến hết lễ này đến lễ khác. Các Linh mục chúng tôi sẽ tạm thời “thất nghiệp”, không phải quá lo chuyện soạn bài giảng lễ cuối tuần, cũng không phải vất vả thu dọn đồ lễ, ăn vội vàng chút gì đó để có sức mà lên xe rong ruổi đến nhà thờ khác dâng lễ tiếp theo... Nói chung mọi người, từ Cha đến con, từ Giáo dân đến Linh mục đều lặng lẽ thu mình trong ngôi nhà của mình, mọi giao tiếp đều bị giới hạn. Đây có lẽ là thời gian tốt nhất để tĩnh lặng nhìn lại chính mình, để dành thời gian tiến vào sâu hơn trong quan hệ thân tình với Chúa qua lời cầu nguyện.
Với các gia đình thì đây quả là thời gian quý báu dành cho nhau. Các thành viên tụ họp trong mái ấm gia đình, chia sẻ cùng nhau các bữa ăn chung, giải quyết các công việc tồn đọng lâu nay vì dù muốn cũng chẳng làm được do quá bận rộn với việc làm ở công sở.
Với giáo dân thì đây là thời gian quý báu để mọi người kiểm điểm lại lòng yêu mến Chúa, yêu mến Thánh lễ, yêu mến Thánh Thể, yêu mến sinh hoạt cộng đồng của họ. Ngay sau khi thông báo thư của Tòa Giám mục, tôi nhận được một yêu cầu từ một bà giáo dân: “Cha phải có sáng kiến gì đó để chúng con có thể được rước lễ”. Thú thật cùng bạn đọc, khi nhận được yêu cầu này, tôi sung sướng và hân hoan quá sức. Ít ra là cũng có người là fan của Thánh Thể, có lòng yêu mến Chúa Giêsu cách mãnh liệt như vậy chứ. Lại có một bà khác nói với tôi rằng: “chúng con cần Chúa, chỉ có Chúa mới cứu chúng con trong lúc thử thách này”. Câu nói của bà làm tôi cảm động vô cùng bởi nó nói lên Bà có một niềm tin đơn sơ thành thực, vừa chân thành vừa thực tế, giáo lý của Bà quả rất thực tiễn.
Giờ thì mọi chuyện đã diễn ra. Tôi ngồi viết bài này trong buổi chiều cuối tuần thứ III mùa Chay. Bầu khí bên ngoài lẫn bên trong nhà là quá sức tĩnh lặng. Bên ngoài thì không nghe tiếng xe chạy, bên trong nhà thì chỉ nghe tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo trên tường. Tôi có một một ấm ức phát sinh từ một một câu hỏi mà quả thật sau nhiều ngày suy nghĩ, dành nhiều thời gian tìm hiểu, nghe, đọc, xem tin tức khắp nơi mà vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Câu hỏi khiến cho tôi cứ ấm ức mãi trong lòng vì không tìm ra câu giải đáp thỏa đáng đó là: Các khoa học gia Trung Quốc thí nghiệm về con virus Corona để làm gì? Để tạo ra thứ vaccine tiêu diệt chính nó (corona)? hay các loại virus nguy hiểm khác? Họ nghiên cứu chúng bao lâu rồi? Mục đích chính của họ là gì? Mục đích đó tốt hay xấu?
Khi nêu lên câu hỏi và kể ra những ấm ức này, tôi tin rằng chắc chắn cũng có nhiều người có cùng tâm trạng như tôi. Chúng ta cứ thắc mắc, tự hỏi và phải tự tìm câu trả lời. Nhưng mà quả thật tìm mãi vẫn không ra, thế nên nó mới ấm ức, anh ách trong lòng vì không được thỏa mãn.
Theo dõi tin tức bằng đủ các loại phương tiện khác nhau như báo chí, internet, truyền thanh và truyền hình tôi càng hoang mang, càng ấm ức vì đúng là ‘tin tức’, đọc xong càng tức, nghe xong càng bực mình. Có bao nhiêu “tin tức” làm phức tạp hoặc gây nhiễu, gây thêm sự ngờ vực hoang mang trong lòng người đọc, tỷ như có bản tin cho rằng đó là thứ vũ khí sinh học mà Trung Quốc đang thử nghiệm để tấn công các cường quốc đối thủ. Thực hư thế nào chúng ta không biết đích xác vì thiếu nguồn chứng tin cậy. Chúng ta phải đợi thời gian sẽ có câu trả lời chính xác. Tôi tin rằng sau này các chính trị gia, khoa học gia, sử gia sẽ “giải mã” cho chúng ta để có câu trả lời sự thật chính xác như thế nào.
Nói như thế vì chúng ta cần thật khách quan khi suy xét đánh giá mọi sự, không nên đưa ra những nhận xét cách bất công trên mọi phương diện. Đặc biệt ở đây là đụng chạm đến uy tín của một dân tộc, một quốc gia, chúng ta cần trong sáng và khách quan, thận trọng hơn nhiều lần khi đưa ra ý kiến chủ quan của mình. Thôi, tạm bỏ qua chuyện cho rằng người Trung Quốc nghiên cứu con virus này làm vũ khí sinh học, bỏ qua chuyện người Trung Quốc có âm mưu xấu, có ý đồ chính trị, tôi muốn luận bàn rộng thêm về những vấn đề liên quan đến sự phát sinh con virus corona hay còn gọi là hiện tượng COVID-19 này.
Dù muốn hay không sự phát tán của con virus này đã xảy ra trên toàn thế giới. Nhân loại đang vất vả đối phó với dịch bệnh và thiệt hại về kinh tế thì thật vô cùng lớn. Có thể nói đây là một cuộc khủng hoảng khó có thể đo lường được tác hại của nó. Nó ảnh hưởng đến sinh hoạt của toàn bộ thế giới chứ không chỉ một số quốc gia có liên quan. Vậy đâu là những điều cần làm trong giai đoạn này?
Chính trong thời điểm này, thay vì đi tìm hiểu nguyên do, chúng ta cần hợp tác, hợp lực, chung lòng cùng nhau hiệp nhất để đối phó với con virus quái ác đang gây khốn khổ cho bao nhiêu con người, bao nhiêu quốc gia trên thế giới. Tôi xin nhắc lại chúng ta cần hiệp nhất với nhau. Đây là lúc chúng ta cần sự hiệp nhất để đối phó với kẻ thù đang gây ra đại họa cho nhân loại.
Có những việc cụ thể mà trong tư cách là một công dân ta có thể làm. Đó là tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của chính quyền sở tại, của những nhà lãnh đạo tôn giáo và thế tục. Nếu ai cũng ý thức, ai cũng biết điều cần làm và điều nên tránh, ai cũng tuân thủ những yêu cầu, chỉ thị của các nhà lãnh đạo thì chắc chắn sự lây lan của con virus này sẽ bị khống chế, việc ngăn ngừa lây lan như thế sẽ có tác dụng cụ thể và đại họa do con này gây ra có thể nói đã khống chế được một nửa.
Chúng ta cần ý thức. Ý thức nơi chính bản thân mình để bảo vệ cho chính mình và cho nhau. Tôi lấy ví dụ: chuyện rửa tay vệ sinh. Theo thói thường, chúng ta không làm, hoặc làm qua loa chiếu lệ. Nhưng từ hôm nay chúng ta phải làm cẩn thận hơn, nghiêm túc hơn. Như thế chúng ta đang góp phần bảo vệ và ngăn cản sự lây lan của con virus không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không mời mà đến này.
Trong nghiên cứu khoa học, có một nguyên tắc căn bản, nguyên tắc căn bản nhất, nguyên tắc vượt lên trên hết mọi nguyên tắc mà các khoa học gia cần tuân thủ nghiêm ngặt là sự cẩn thận. Cứ thử hình dung trong phòng thí nghiệm, khi nghiên cứu sự hòa trộn các hóa chất để tìm ra một sản phẩm mới. Nếu không thao tác đúng bài bản, nếu không tuân theo quy trình căn bản, sự hòa trộn các chất hóa học ấy có thể gây ra cháy nổ hoặc tàn phá khủng khiếp mà các khoa học gia là những người hứng chịu hậu quả đầu tiên bởi họ gần gũi, tiếp xúc trực tiếp với chúng. Ông bà ta nói: “Sai một ly đi một dặm” quả là chính xác. Sự cẩu thả hoặc thiếu cẩn trọng trong các phòng thí nghiệm là vô cùng nguy hiểm.
Ở đây chuyện cẩu thả, cẩn tắc vô áy náy trong sự kiện Viruscorona hay COVID-19 rõ ràng là đã gây ra đại họa cho nhân loại bởi như chúng ta đã biết các nhà khoa học sinh học ở Vũ Hán đã thí nghiệm loại virus này trên dơi, một vài chú dơi bay sổng ra ngoài phòng thí nghiệm, và thế là phát tán sự lây nhiễm... Chuyện đã xảy ra, chắc chắn những người trong cuộc đã học được những bài học đắt giá.
Trong sinh hoạt cuộc sống bình thường cũng thế. Nhiều khi ta do không cẩn thận chú ý, không nghiêm túc theo sát những quy định đã biết nên để xảy ra nhiều trường hợp không nên có từ những chuyện vụn vặt như: không cẩn thận khi nêm gia vị, cho quá nhiều muối, nước mắm... món ăn mặn chát uổng công chăm sóc từ đầu; nồi cơm sôi đang dần cạn nhưng vẫn để lửa, kết cục là cơm khê có mùi khét khó ăn... đến những chuyện khác như không cẩn thận ngôn từ, ăn nói bạt mạng gây tổn thương cho người khác...
Trở lại chuyện con Corona. Điều ngạc nhiên nữa là như chúng ta biết, ngay tại Vũ Hán, Trung Quốc, nơi Corona virus phát tán ra, một Bác sĩ trẻ người Trung Quốc, Bác sĩ Lý văn Lương (Li Wenliang), đã là người đầu tiên, từ tháng 12 năm ngoái, đã đưa ra cảnh báo về sự nguy hiểm của loại virus này khi ông gửi tin nhắn báo động cho các đồng nghiệp của mình về một loại virus tương tự như virus Sars. Nhưng ngay lập tức công an Trung Quốc đã cáo buộc ông tội “tung tin đồn” và gây rối trật tự công cộng. Sau đó, ông bị nhiễm virus và bị cô lập tại Bệnh viện. Ông qua đời ngày 6 tháng 2. Sau khi qua đời vị bác sĩ này được bao nhiêu người tri ân, tôn vinh thì tình hình đã quá muộn, hết còn kiểm soát được nữa. Ông muốn công khai, minh bạch hóa về nguy cơ gây hại tiềm ẩn từ hơn 40 ngày trước khi dịch bệnh bùng phát, nhưng người ta đã bưng bít thông tin, ém nhẹm sự việc, tự loay hoay tìm cách chống chữa đến khi chúng lây lan thì hết còn cơ hội sửa chữa nữa.
Vậy là thêm một câu hỏi nữa lại xuất hiện mà dù có cố suy nghĩ vẫn không tìm ra câu trả lời. Họ bưng bít thông tin, họ ém nhẹm chuyện này làm gì? Sao họ không dóng tiếng chuông báo động để người dân phòng ngừa, để có được sự hỗ trợ từ các chuyên gia kinh nghiệm từ quốc gia tiên tiến khác? Họ xấu hổ hay mặc cảm? Họ tự ti hay họ tự tin?
Đảng và những nhà lãnh đạo Đảng đã dấu nhẹm tin tức về virus chỉ vì muốn duy trì “sự ổn định” và sức mạnh quyền lực của họ. Không biết tôi nói vậy có đúng không? Nhưng thật đúng là chính trị đi kèm với thủ đoạn. Tại sao? Vì hầu hết mọi người khi ở trên đỉnh cao quyền lực, người ta không muốn xuống nữa. Tôi nói hầu hết vì cũng có những vị khi đã ở trên đỉnh cao quyền lực, do biết mình tài sức có hạn nên vì ích lợi chung cho cả một dân tộc, hay vì lợi ích chung của cộng đoàn, chỉ sau một thời gian lãnh đạo thì sẵn lòng nhường vị trí ấy cho người khác xứng đáng hơn, tài năng hơn, Đức Thánh Cha Benedicto XVI là một thí dụ).
Thật thế, khi đã ở đỉnh cao chót vót của quyền lực, người ta cứ muốn tiếp tục ở trong địa vị ấy để dương oai để thao túng... không ai muốn mất chức, mất quyền, mất ghế. Thế nên mới có chuyện ông Kim Jon Un, ông Tập Cận Bình, ông Putin, và thậm chí ngay cả ông TBT Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam cũng muốn thay đổi điều luật của quốc gia để có thể tại vị, tiếp tục được nắm giữ quyền hành cho đến khi... chết. Thương thay cho dân tộc nào có những nhà lãnh đạo đầy tham vọng như thế.
Trên Youtube, có những clip chiếu cảnh lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, nhìn mặt anh non choẹt, trong không có tướng tá, có đức chút nào, ngồi trong chiếc xe hơi hạng sang, chạy đến điểm họp với các nguyên thủ khác, xung quanh chiếc xe này, dàn vệ sĩ chạy bộ hộc tốc bao quanh chiếc xe. Thú thật cùng bạn đọc, nhìn thấy những cảnh ấy tôi chịu không nổi. Ai đã đưa ra sáng kiến bảo vệ lãnh tụ như thế? Tôi thấy thương cho những người vệ sĩ ấy. Họ cống hiến sức lực, thời gian phục vụ cho lãnh đạo vì lý tưởng, vì tinh thần yêu mến tổ quốc? Hay họ cũng chỉ vì kế sinh nhai, vì sự sống còn của gia đình, của vợ con và của chính bản thân mình mà phải phục dịch cho lãnh đạo theo kiểu cách quái đản như vậy? Tất cả chỉ vì cuộc sống mà thôi, thấy mà thương cho họ thật sự. Tôi không tin hết thảy những dàn vệ sĩ ấy đã và đang hết mình phục vụ cho lãnh đạo vì lý tưởng, vì tinh thần yêu nước họ dành cho tổ quốc. Họ phục vụ chỉ vì cuộc sống của vợ con và gia đình họ. Thật không thể tưởng tượng được sự trịch thượng ngổ ngáo ấy nếu không tận mắt thấy chúng trên truyền hình.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Jong Un, kế thừa chiếc ghế Chủ tịch từ ông, cha của anh. Có quá đáng không khi nói anh không có mấy năng lực, chẳng qua chỉ như “con vua thì lại làm vua, con sãi ỡ chùa thì quét lá đa”. Thế mà anh ung dung an nhàn trong sự cung phụng của bao nhiêu con người. Anh sống trên nỗi khổ của nhân dân. Cứ vào Youtube, tìm kiếm những clip nói về cuộc sống của nhân dân Bắc Hàn thì sẽ rõ. Quyền lực rơi vào tay những con người như vậy thì khác nào dao kiếm giao vào tay quân du thủ du thực?
Tôi không bình luận, không đưa ra những nhận xét phán đoán một chiều. Tôi chỉ luận bàn những gì thấy được trước mắt, rất thật và rất sống động trên màn hình tivi không thể phủ nhận được.
Quả thật nhân chuyện con virus corona chúng ta có nhiều vấn đề để luận bàn lắm. Nhưng thôi, xin ngưng bài viết này ở đây. Mời bạn cùng tôi, chúng ta có thể đọc (hoặc hát) lời bài Chúa giàu lòng Thương Xót của Linh mục Vũ Đức Hiệp để chung lòng hiệp ý cầu xin cho sự chấm dứt sớm của đại dịch này. Lời bài hát này quá sâu sắc và ý nghĩa. Chúng ta nên dùng để cầu nguyện trong những ngày này:
“Lạy Chúa Giêsu con tin tưởng nơi Chúa. Lạy Chúa Giêsu con tín thác vào Chúa. Vì ngoài lòng Chúa xót thương, không còn nguồn hy vọng nào. Chúng con đặt vào Chúa lòng tín thác của mỗi chúng con.
Nhân loại hôm nay đang trải qua bao là sự dữ. Con người hôm nay đang sống trong tuyệt vọng lo âu. Chúng con đến kêu cầu Chúa giàu lòng xót thương. Ngài mở ra con đường đưa đến tận nguồn suối yêu thương”
Lạy Chúa Giêsu, vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa. Xin Chúa thương xót chúng con và toàn thế giới.
Lm Louis Nguyễn
Giáo phận của chúng tôi có lệnh tạm ngừng các sinh hoạt phụng vụ tôn giáo được kể là chậm nhất so với các giáo phận khác của Canada. Các giáo phận khác của Canada như Toronto, Vancouver, Quebec, Edmondton... đã có lệnh này từ tuần trước. Có lẽ cũng là vì giáo phận của chúng tôi ở miền Trung Tây Canada, vùng đất nông nghiệp, không có nhiều địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, không đón nhiều du khách quốc tế nên dịch bệnh tuy có tràn tới nhưng ở mức chậm và có thể khống chế được.
Nhưng rồi chuyện gì đến cũng phải đến. Bộ Y tế của tỉnh bang ra thông báo khẩn, Tòa giám mục dựa trên thông báo này mà quyết định, vì nói gì thì nói, đây quả là một quyết định vô cùng khó khăn của Bề trên Giáo phận, chẳng ai muốn và cũng chẳng ai mong phải đưa ra một quyết định hết sức khó khăn như thế.
Theo lệnh của Đức Tổng Giám Mục, tính từ ngày thứ Sáu của tuần thứ III mùa Chay năm nay, các nhà thờ trong toàn Giáo phận sẽ tạm đóng cửa. Các sinh hoạt tụ tập trên 5 người, các lớp giáo lý, các buổi tĩnh tâm, xưng tội, các cuộc họp của các ban ngành đoàn thể trong các giáo xứ phải hủy bỏ. Nhà thờ là nhà của Chúa, là nơi dân Chúa tụ họp. Từ giờ phút này sẽ đóng của im lìm, sẽ không con vang tiếng đọc kinh thưa gửi, sẽ không có tiếng đàn, tiếng hát, sẽ không... sẽ không...
Với tôi, Giáo hội đang thực sự trở về với Giáo hội thời sơ khai, khi người ta tụ họp trong nhà, cầu nguyện và cử hành lễ bẻ bánh cùng nhau. Chỉ khác là Giáo hội nay tiên tiến hơn: dâng lễ online, vừa dự lễ vừa ngồi thoải mái trong ghế salon, cầm ly cà phê trên tay (mong là không phải vậy)? Nhiều linh mục sẽ trở nên minh tinh màn bạc vì xuất hiện trên màn hình liên tục... Thế mới thấy ưu điểm của các tiện nghi thời kỹ thuật số, Giáo hội đang tận dụng chúng để truyền giáo, để Lời Chúa vẫn được quảng bá rộng rãi mà không bị ngưng lại.
Tạm thời từ nay vào các Chúa Nhật, sân bãi đậu xe parking lot sẽ không còn cảnh đầy ắp xe; giáo dân sẽ không ùn ùn kèo đến hết lễ này đến lễ khác. Các Linh mục chúng tôi sẽ tạm thời “thất nghiệp”, không phải quá lo chuyện soạn bài giảng lễ cuối tuần, cũng không phải vất vả thu dọn đồ lễ, ăn vội vàng chút gì đó để có sức mà lên xe rong ruổi đến nhà thờ khác dâng lễ tiếp theo... Nói chung mọi người, từ Cha đến con, từ Giáo dân đến Linh mục đều lặng lẽ thu mình trong ngôi nhà của mình, mọi giao tiếp đều bị giới hạn. Đây có lẽ là thời gian tốt nhất để tĩnh lặng nhìn lại chính mình, để dành thời gian tiến vào sâu hơn trong quan hệ thân tình với Chúa qua lời cầu nguyện.
Với các gia đình thì đây quả là thời gian quý báu dành cho nhau. Các thành viên tụ họp trong mái ấm gia đình, chia sẻ cùng nhau các bữa ăn chung, giải quyết các công việc tồn đọng lâu nay vì dù muốn cũng chẳng làm được do quá bận rộn với việc làm ở công sở.
Với giáo dân thì đây là thời gian quý báu để mọi người kiểm điểm lại lòng yêu mến Chúa, yêu mến Thánh lễ, yêu mến Thánh Thể, yêu mến sinh hoạt cộng đồng của họ. Ngay sau khi thông báo thư của Tòa Giám mục, tôi nhận được một yêu cầu từ một bà giáo dân: “Cha phải có sáng kiến gì đó để chúng con có thể được rước lễ”. Thú thật cùng bạn đọc, khi nhận được yêu cầu này, tôi sung sướng và hân hoan quá sức. Ít ra là cũng có người là fan của Thánh Thể, có lòng yêu mến Chúa Giêsu cách mãnh liệt như vậy chứ. Lại có một bà khác nói với tôi rằng: “chúng con cần Chúa, chỉ có Chúa mới cứu chúng con trong lúc thử thách này”. Câu nói của bà làm tôi cảm động vô cùng bởi nó nói lên Bà có một niềm tin đơn sơ thành thực, vừa chân thành vừa thực tế, giáo lý của Bà quả rất thực tiễn.
Giờ thì mọi chuyện đã diễn ra. Tôi ngồi viết bài này trong buổi chiều cuối tuần thứ III mùa Chay. Bầu khí bên ngoài lẫn bên trong nhà là quá sức tĩnh lặng. Bên ngoài thì không nghe tiếng xe chạy, bên trong nhà thì chỉ nghe tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo trên tường. Tôi có một một ấm ức phát sinh từ một một câu hỏi mà quả thật sau nhiều ngày suy nghĩ, dành nhiều thời gian tìm hiểu, nghe, đọc, xem tin tức khắp nơi mà vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Câu hỏi khiến cho tôi cứ ấm ức mãi trong lòng vì không tìm ra câu giải đáp thỏa đáng đó là: Các khoa học gia Trung Quốc thí nghiệm về con virus Corona để làm gì? Để tạo ra thứ vaccine tiêu diệt chính nó (corona)? hay các loại virus nguy hiểm khác? Họ nghiên cứu chúng bao lâu rồi? Mục đích chính của họ là gì? Mục đích đó tốt hay xấu?
Khi nêu lên câu hỏi và kể ra những ấm ức này, tôi tin rằng chắc chắn cũng có nhiều người có cùng tâm trạng như tôi. Chúng ta cứ thắc mắc, tự hỏi và phải tự tìm câu trả lời. Nhưng mà quả thật tìm mãi vẫn không ra, thế nên nó mới ấm ức, anh ách trong lòng vì không được thỏa mãn.
Theo dõi tin tức bằng đủ các loại phương tiện khác nhau như báo chí, internet, truyền thanh và truyền hình tôi càng hoang mang, càng ấm ức vì đúng là ‘tin tức’, đọc xong càng tức, nghe xong càng bực mình. Có bao nhiêu “tin tức” làm phức tạp hoặc gây nhiễu, gây thêm sự ngờ vực hoang mang trong lòng người đọc, tỷ như có bản tin cho rằng đó là thứ vũ khí sinh học mà Trung Quốc đang thử nghiệm để tấn công các cường quốc đối thủ. Thực hư thế nào chúng ta không biết đích xác vì thiếu nguồn chứng tin cậy. Chúng ta phải đợi thời gian sẽ có câu trả lời chính xác. Tôi tin rằng sau này các chính trị gia, khoa học gia, sử gia sẽ “giải mã” cho chúng ta để có câu trả lời sự thật chính xác như thế nào.
Nói như thế vì chúng ta cần thật khách quan khi suy xét đánh giá mọi sự, không nên đưa ra những nhận xét cách bất công trên mọi phương diện. Đặc biệt ở đây là đụng chạm đến uy tín của một dân tộc, một quốc gia, chúng ta cần trong sáng và khách quan, thận trọng hơn nhiều lần khi đưa ra ý kiến chủ quan của mình. Thôi, tạm bỏ qua chuyện cho rằng người Trung Quốc nghiên cứu con virus này làm vũ khí sinh học, bỏ qua chuyện người Trung Quốc có âm mưu xấu, có ý đồ chính trị, tôi muốn luận bàn rộng thêm về những vấn đề liên quan đến sự phát sinh con virus corona hay còn gọi là hiện tượng COVID-19 này.
Dù muốn hay không sự phát tán của con virus này đã xảy ra trên toàn thế giới. Nhân loại đang vất vả đối phó với dịch bệnh và thiệt hại về kinh tế thì thật vô cùng lớn. Có thể nói đây là một cuộc khủng hoảng khó có thể đo lường được tác hại của nó. Nó ảnh hưởng đến sinh hoạt của toàn bộ thế giới chứ không chỉ một số quốc gia có liên quan. Vậy đâu là những điều cần làm trong giai đoạn này?
Chính trong thời điểm này, thay vì đi tìm hiểu nguyên do, chúng ta cần hợp tác, hợp lực, chung lòng cùng nhau hiệp nhất để đối phó với con virus quái ác đang gây khốn khổ cho bao nhiêu con người, bao nhiêu quốc gia trên thế giới. Tôi xin nhắc lại chúng ta cần hiệp nhất với nhau. Đây là lúc chúng ta cần sự hiệp nhất để đối phó với kẻ thù đang gây ra đại họa cho nhân loại.
Có những việc cụ thể mà trong tư cách là một công dân ta có thể làm. Đó là tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của chính quyền sở tại, của những nhà lãnh đạo tôn giáo và thế tục. Nếu ai cũng ý thức, ai cũng biết điều cần làm và điều nên tránh, ai cũng tuân thủ những yêu cầu, chỉ thị của các nhà lãnh đạo thì chắc chắn sự lây lan của con virus này sẽ bị khống chế, việc ngăn ngừa lây lan như thế sẽ có tác dụng cụ thể và đại họa do con này gây ra có thể nói đã khống chế được một nửa.
Chúng ta cần ý thức. Ý thức nơi chính bản thân mình để bảo vệ cho chính mình và cho nhau. Tôi lấy ví dụ: chuyện rửa tay vệ sinh. Theo thói thường, chúng ta không làm, hoặc làm qua loa chiếu lệ. Nhưng từ hôm nay chúng ta phải làm cẩn thận hơn, nghiêm túc hơn. Như thế chúng ta đang góp phần bảo vệ và ngăn cản sự lây lan của con virus không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không mời mà đến này.
Trong nghiên cứu khoa học, có một nguyên tắc căn bản, nguyên tắc căn bản nhất, nguyên tắc vượt lên trên hết mọi nguyên tắc mà các khoa học gia cần tuân thủ nghiêm ngặt là sự cẩn thận. Cứ thử hình dung trong phòng thí nghiệm, khi nghiên cứu sự hòa trộn các hóa chất để tìm ra một sản phẩm mới. Nếu không thao tác đúng bài bản, nếu không tuân theo quy trình căn bản, sự hòa trộn các chất hóa học ấy có thể gây ra cháy nổ hoặc tàn phá khủng khiếp mà các khoa học gia là những người hứng chịu hậu quả đầu tiên bởi họ gần gũi, tiếp xúc trực tiếp với chúng. Ông bà ta nói: “Sai một ly đi một dặm” quả là chính xác. Sự cẩu thả hoặc thiếu cẩn trọng trong các phòng thí nghiệm là vô cùng nguy hiểm.
Ở đây chuyện cẩu thả, cẩn tắc vô áy náy trong sự kiện Viruscorona hay COVID-19 rõ ràng là đã gây ra đại họa cho nhân loại bởi như chúng ta đã biết các nhà khoa học sinh học ở Vũ Hán đã thí nghiệm loại virus này trên dơi, một vài chú dơi bay sổng ra ngoài phòng thí nghiệm, và thế là phát tán sự lây nhiễm... Chuyện đã xảy ra, chắc chắn những người trong cuộc đã học được những bài học đắt giá.
Trong sinh hoạt cuộc sống bình thường cũng thế. Nhiều khi ta do không cẩn thận chú ý, không nghiêm túc theo sát những quy định đã biết nên để xảy ra nhiều trường hợp không nên có từ những chuyện vụn vặt như: không cẩn thận khi nêm gia vị, cho quá nhiều muối, nước mắm... món ăn mặn chát uổng công chăm sóc từ đầu; nồi cơm sôi đang dần cạn nhưng vẫn để lửa, kết cục là cơm khê có mùi khét khó ăn... đến những chuyện khác như không cẩn thận ngôn từ, ăn nói bạt mạng gây tổn thương cho người khác...
Trở lại chuyện con Corona. Điều ngạc nhiên nữa là như chúng ta biết, ngay tại Vũ Hán, Trung Quốc, nơi Corona virus phát tán ra, một Bác sĩ trẻ người Trung Quốc, Bác sĩ Lý văn Lương (Li Wenliang), đã là người đầu tiên, từ tháng 12 năm ngoái, đã đưa ra cảnh báo về sự nguy hiểm của loại virus này khi ông gửi tin nhắn báo động cho các đồng nghiệp của mình về một loại virus tương tự như virus Sars. Nhưng ngay lập tức công an Trung Quốc đã cáo buộc ông tội “tung tin đồn” và gây rối trật tự công cộng. Sau đó, ông bị nhiễm virus và bị cô lập tại Bệnh viện. Ông qua đời ngày 6 tháng 2. Sau khi qua đời vị bác sĩ này được bao nhiêu người tri ân, tôn vinh thì tình hình đã quá muộn, hết còn kiểm soát được nữa. Ông muốn công khai, minh bạch hóa về nguy cơ gây hại tiềm ẩn từ hơn 40 ngày trước khi dịch bệnh bùng phát, nhưng người ta đã bưng bít thông tin, ém nhẹm sự việc, tự loay hoay tìm cách chống chữa đến khi chúng lây lan thì hết còn cơ hội sửa chữa nữa.
Vậy là thêm một câu hỏi nữa lại xuất hiện mà dù có cố suy nghĩ vẫn không tìm ra câu trả lời. Họ bưng bít thông tin, họ ém nhẹm chuyện này làm gì? Sao họ không dóng tiếng chuông báo động để người dân phòng ngừa, để có được sự hỗ trợ từ các chuyên gia kinh nghiệm từ quốc gia tiên tiến khác? Họ xấu hổ hay mặc cảm? Họ tự ti hay họ tự tin?
Đảng và những nhà lãnh đạo Đảng đã dấu nhẹm tin tức về virus chỉ vì muốn duy trì “sự ổn định” và sức mạnh quyền lực của họ. Không biết tôi nói vậy có đúng không? Nhưng thật đúng là chính trị đi kèm với thủ đoạn. Tại sao? Vì hầu hết mọi người khi ở trên đỉnh cao quyền lực, người ta không muốn xuống nữa. Tôi nói hầu hết vì cũng có những vị khi đã ở trên đỉnh cao quyền lực, do biết mình tài sức có hạn nên vì ích lợi chung cho cả một dân tộc, hay vì lợi ích chung của cộng đoàn, chỉ sau một thời gian lãnh đạo thì sẵn lòng nhường vị trí ấy cho người khác xứng đáng hơn, tài năng hơn, Đức Thánh Cha Benedicto XVI là một thí dụ).
Thật thế, khi đã ở đỉnh cao chót vót của quyền lực, người ta cứ muốn tiếp tục ở trong địa vị ấy để dương oai để thao túng... không ai muốn mất chức, mất quyền, mất ghế. Thế nên mới có chuyện ông Kim Jon Un, ông Tập Cận Bình, ông Putin, và thậm chí ngay cả ông TBT Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam cũng muốn thay đổi điều luật của quốc gia để có thể tại vị, tiếp tục được nắm giữ quyền hành cho đến khi... chết. Thương thay cho dân tộc nào có những nhà lãnh đạo đầy tham vọng như thế.
Trên Youtube, có những clip chiếu cảnh lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, nhìn mặt anh non choẹt, trong không có tướng tá, có đức chút nào, ngồi trong chiếc xe hơi hạng sang, chạy đến điểm họp với các nguyên thủ khác, xung quanh chiếc xe này, dàn vệ sĩ chạy bộ hộc tốc bao quanh chiếc xe. Thú thật cùng bạn đọc, nhìn thấy những cảnh ấy tôi chịu không nổi. Ai đã đưa ra sáng kiến bảo vệ lãnh tụ như thế? Tôi thấy thương cho những người vệ sĩ ấy. Họ cống hiến sức lực, thời gian phục vụ cho lãnh đạo vì lý tưởng, vì tinh thần yêu mến tổ quốc? Hay họ cũng chỉ vì kế sinh nhai, vì sự sống còn của gia đình, của vợ con và của chính bản thân mình mà phải phục dịch cho lãnh đạo theo kiểu cách quái đản như vậy? Tất cả chỉ vì cuộc sống mà thôi, thấy mà thương cho họ thật sự. Tôi không tin hết thảy những dàn vệ sĩ ấy đã và đang hết mình phục vụ cho lãnh đạo vì lý tưởng, vì tinh thần yêu nước họ dành cho tổ quốc. Họ phục vụ chỉ vì cuộc sống của vợ con và gia đình họ. Thật không thể tưởng tượng được sự trịch thượng ngổ ngáo ấy nếu không tận mắt thấy chúng trên truyền hình.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Jong Un, kế thừa chiếc ghế Chủ tịch từ ông, cha của anh. Có quá đáng không khi nói anh không có mấy năng lực, chẳng qua chỉ như “con vua thì lại làm vua, con sãi ỡ chùa thì quét lá đa”. Thế mà anh ung dung an nhàn trong sự cung phụng của bao nhiêu con người. Anh sống trên nỗi khổ của nhân dân. Cứ vào Youtube, tìm kiếm những clip nói về cuộc sống của nhân dân Bắc Hàn thì sẽ rõ. Quyền lực rơi vào tay những con người như vậy thì khác nào dao kiếm giao vào tay quân du thủ du thực?
Tôi không bình luận, không đưa ra những nhận xét phán đoán một chiều. Tôi chỉ luận bàn những gì thấy được trước mắt, rất thật và rất sống động trên màn hình tivi không thể phủ nhận được.
Quả thật nhân chuyện con virus corona chúng ta có nhiều vấn đề để luận bàn lắm. Nhưng thôi, xin ngưng bài viết này ở đây. Mời bạn cùng tôi, chúng ta có thể đọc (hoặc hát) lời bài Chúa giàu lòng Thương Xót của Linh mục Vũ Đức Hiệp để chung lòng hiệp ý cầu xin cho sự chấm dứt sớm của đại dịch này. Lời bài hát này quá sâu sắc và ý nghĩa. Chúng ta nên dùng để cầu nguyện trong những ngày này:
“Lạy Chúa Giêsu con tin tưởng nơi Chúa. Lạy Chúa Giêsu con tín thác vào Chúa. Vì ngoài lòng Chúa xót thương, không còn nguồn hy vọng nào. Chúng con đặt vào Chúa lòng tín thác của mỗi chúng con.
Nhân loại hôm nay đang trải qua bao là sự dữ. Con người hôm nay đang sống trong tuyệt vọng lo âu. Chúng con đến kêu cầu Chúa giàu lòng xót thương. Ngài mở ra con đường đưa đến tận nguồn suối yêu thương”
Lạy Chúa Giêsu, vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa. Xin Chúa thương xót chúng con và toàn thế giới.
Lm Louis Nguyễn