Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Sau dịch cúm heo năm 2011, có sự thực hành trong nhiều giáo xứ của giáo phận chúng tôi là dùng nước rửa tay diệt khuẩn, trước khi các thừa tác viên ngoại thường cho các tín hữu rước lễ. Trong một giáo xứ, linh mục chủ tọa thậm chí cũng dùng nước rửa tay diệt khuẩn trước khi cho rước lễ nữa. Liệu tôi có lo lắng quá mức không hoặc đây là một sự thực hành hơi lạ? Nó gây chia trí cho nhiều người. - C. M., Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ
Đáp: Tôi không nghĩ rằng nhất thiết phải có một câu trả lời đúng hoặc sai cho một câu hỏi như vậy. Tình hình y tế và các nguy hiểm khả dĩ cụ thể thay đổi từ năm này sang năm khác, và sự đáp ứng mục vụ phải thay đổi tùy theo các tình huống.
Tôi đồng ý rằng một tình huống nghiêm trọng trong một năm không mở đường cho việc đưa ra các sự thực hành khẩn cấp trên cơ sở lâu dài, vì điều này có thể dẫn đến sự chia trí cho các tín hữu.
Trong thời kỳ nguy hiểm nghiêm trọng của sự lây nhiễm, một Giám mục thậm chí có thể miễn cho tín hữu khỏi dự lễ buộc Chúa Nhật và ra lệnh hủy bỏ các Thánh lễ công khai. Trong những năm gần đây, và vì các mức độ lây nhiễm khác nhau, các tình huống như vậy đã phát sinh ở Ireland và Mexico.
Trong các tình huống ít nghiêm trọng hơn, các biện pháp phòng ngừa thấp hơn có thể được thực hiện, chẳng hạn không bắt tay nhau trong nghi thức chúc bình an, hoặc sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn cách kín đáo và thận trọng, như trường hợp độc giả trên cho biết.
Nếu việc sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn là cần thiết, thì tốt hơn các thừa tác viên ngoại thường nên rửa tay trong phòng mặc áo trước khi bắt đầu công tác của họ.
Trong trường hợp của linh mục, trừ khi ngài có một số triệu chứng cảm cúm, thì việc ngài rửa tay trước khi bắt đầu Thánh Lễ là đủ rồi. Dường như ngài không thể lây bệnh trong thời gian Thánh lễ, nên cử chỉ rửa tay sẽ làm cho tín hữu càng thêm lo lắng, chứ không giảm lo lắng, khi đi lên rước lễ.
Thí dụ, theo kinh nghiệm của tôi, rất nhiều trung tâm chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi yêu cầu khách đến thăm phải làm vệ sinh trước khi vào cơ sở, mặc dù họ có thể có thời gian tiếp xúc lâu dài với các người ở trong đó.
Tuy nhiên, mặc dù như thế, các phương cách này cần được sử dụng ngay trước khi rước lễ, nếu tình hình đảm bảo nó. Nếu Giáo phận không đưa ra các qui định cụ thể, cha xứ có thể hỏi ý kiến ngành y tế về thực hiện các biện pháp hợp lý.
Các tín hữu nên biết rằng việc bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm là một biện minh đủ để không tham dự Thánh Lễ.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, việc không tham dự một thánh lễ đông người có thể được coi là một bổn phận bác ái, nhờ việc không đặt người khác vào nguy cơ lây nhiễm.
Cuối cùng, chúng ta phải nhớ rằng, trong khi sự thận trọng là cần thiết, hầu hết các người bị cảm lạnh và cúm không nên đến tham dự Thánh Lễ, nhưng vẫn ở nhà, nơi làm việc và trường học, nơi mà họ sống hầu hết thời gian và tiếp xúc gần gũi với các người khác. (Zenit.org 18-12-2012)
Nguyễn Trọng Đa
https://www.ewtn.com/catholicism/library/hand-sanitizer-at-communion-time-4660
Hỏi: Sau dịch cúm heo năm 2011, có sự thực hành trong nhiều giáo xứ của giáo phận chúng tôi là dùng nước rửa tay diệt khuẩn, trước khi các thừa tác viên ngoại thường cho các tín hữu rước lễ. Trong một giáo xứ, linh mục chủ tọa thậm chí cũng dùng nước rửa tay diệt khuẩn trước khi cho rước lễ nữa. Liệu tôi có lo lắng quá mức không hoặc đây là một sự thực hành hơi lạ? Nó gây chia trí cho nhiều người. - C. M., Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ
Đáp: Tôi không nghĩ rằng nhất thiết phải có một câu trả lời đúng hoặc sai cho một câu hỏi như vậy. Tình hình y tế và các nguy hiểm khả dĩ cụ thể thay đổi từ năm này sang năm khác, và sự đáp ứng mục vụ phải thay đổi tùy theo các tình huống.
Tôi đồng ý rằng một tình huống nghiêm trọng trong một năm không mở đường cho việc đưa ra các sự thực hành khẩn cấp trên cơ sở lâu dài, vì điều này có thể dẫn đến sự chia trí cho các tín hữu.
Trong thời kỳ nguy hiểm nghiêm trọng của sự lây nhiễm, một Giám mục thậm chí có thể miễn cho tín hữu khỏi dự lễ buộc Chúa Nhật và ra lệnh hủy bỏ các Thánh lễ công khai. Trong những năm gần đây, và vì các mức độ lây nhiễm khác nhau, các tình huống như vậy đã phát sinh ở Ireland và Mexico.
Trong các tình huống ít nghiêm trọng hơn, các biện pháp phòng ngừa thấp hơn có thể được thực hiện, chẳng hạn không bắt tay nhau trong nghi thức chúc bình an, hoặc sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn cách kín đáo và thận trọng, như trường hợp độc giả trên cho biết.
Nếu việc sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn là cần thiết, thì tốt hơn các thừa tác viên ngoại thường nên rửa tay trong phòng mặc áo trước khi bắt đầu công tác của họ.
Trong trường hợp của linh mục, trừ khi ngài có một số triệu chứng cảm cúm, thì việc ngài rửa tay trước khi bắt đầu Thánh Lễ là đủ rồi. Dường như ngài không thể lây bệnh trong thời gian Thánh lễ, nên cử chỉ rửa tay sẽ làm cho tín hữu càng thêm lo lắng, chứ không giảm lo lắng, khi đi lên rước lễ.
Thí dụ, theo kinh nghiệm của tôi, rất nhiều trung tâm chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi yêu cầu khách đến thăm phải làm vệ sinh trước khi vào cơ sở, mặc dù họ có thể có thời gian tiếp xúc lâu dài với các người ở trong đó.
Tuy nhiên, mặc dù như thế, các phương cách này cần được sử dụng ngay trước khi rước lễ, nếu tình hình đảm bảo nó. Nếu Giáo phận không đưa ra các qui định cụ thể, cha xứ có thể hỏi ý kiến ngành y tế về thực hiện các biện pháp hợp lý.
Các tín hữu nên biết rằng việc bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm là một biện minh đủ để không tham dự Thánh Lễ.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, việc không tham dự một thánh lễ đông người có thể được coi là một bổn phận bác ái, nhờ việc không đặt người khác vào nguy cơ lây nhiễm.
Cuối cùng, chúng ta phải nhớ rằng, trong khi sự thận trọng là cần thiết, hầu hết các người bị cảm lạnh và cúm không nên đến tham dự Thánh Lễ, nhưng vẫn ở nhà, nơi làm việc và trường học, nơi mà họ sống hầu hết thời gian và tiếp xúc gần gũi với các người khác. (Zenit.org 18-12-2012)
Nguyễn Trọng Đa
https://www.ewtn.com/catholicism/library/hand-sanitizer-at-communion-time-4660