76. PHONG CÔNG ÂM ĐỨC
Có một lão nhà giàu họ Lý nọ có con làm quan lớn, tự mình cũng phong làm “phong công”.
Có lần đi qua nhà người ta uống rượu, có người hỏi ông ta:
- “Con trai ông là trạng nguyên giáo lễ bộ thượng thư (tương đương thừa tướng), ông tuổi thọ lại cao có phúc khí, ông muốn sau này tích nhiều âm đức chứ?”
Lý phong công cười nói:
- “Âm đức lớn thì không dám nói, âm đức nhỏ thì có chút ít”.
Người hỏi hỏi ba lần là có âm đức nào, Lý phong công mới nói:
- “Tôi cũng không có những đức gì khác, chỉ là mỗi lần có người mời uống, không đi, thì phải nói với người ta; đi, thì phải đến sớm một chút kẻo chủ nhà đợi. Tôi nghĩ đại khái như thế là tích âm đức rồi vậy !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 76:
Có những người tích lũy âm đức bằng cách bố thí cho người nghèo khó tiền bạc, nhưng lại thường hay chưởi mắng đầy tớ; có những người tích lũy âm đức bằng cách cách dâng cúng tiền bạc cho nhà thờ, nhưng lại hay đi nói xấu người này người nọ; lại có người tích lũy âm đức để đức lại cho con cháu, nhưng cuộc sống thì đanh ác dữ tợn hơn cả chằn tinh...
Cách tích lũy âm đức của ông nhà giàu họ Lý rất đơn giản nhưng rất đậm tình người, và lại là người lịch sự nữa, ông khiêm tốn nói:“Tôi cũng không có những đức gì khác, chỉ là mỗi lần có người mời uống, không đi, thì phải nói với người ta; đi, thì phải đến sớm một chút kẻo chủ nhà đợi. Tôi nghĩ đại khái như thế là tích âm đức rồi vậy !”
Người ta mời dự tiệc mà nếu bận việc không đi được thì nói không đi được, nếu đã nhận lời thì đi đến sớm một chút kẻo chủ nhà đợi, đó là đạo lý làm người rất đơn giản mà hiệu quả cao, khiến cho mọi người bái phục...
Có những người tai to mặt lớn khi được mời dự tiệc thì luôn đến trễ, làm cho chủ nhà và khách được mời phải đợi một mình họ, nguyên nhân đến trễ thì có nhiều nhưng vẫn cứ là để bày tỏ ta đây là người quan trọng. Đã nhận lời thì nên sắp xếp đi đến trước như mọi người, để bày tỏ mình là người đúng giờ hơn là bày tỏ mình là người quan trọng, đến đúng giờ để làm người lịch sự khiêm tốn hơn là làm người kiêu ngạo bất lịch sự.
Cách tích lũy âm đức của người Ki-tô hữu cũng thế mà thôi, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã dạy như thế: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì luật Môi-sen và các lời ngôn sứ là thế đó”. (Mt 7, 12. Lc 6, 31)
Mình không muốn người khác bắt mình đợi lâu, thì cũng đừng để người khác đợi mình lâu như vậy, đạo lý này hỏi có mấy người hiểu chứ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một lão nhà giàu họ Lý nọ có con làm quan lớn, tự mình cũng phong làm “phong công”.
Có lần đi qua nhà người ta uống rượu, có người hỏi ông ta:
- “Con trai ông là trạng nguyên giáo lễ bộ thượng thư (tương đương thừa tướng), ông tuổi thọ lại cao có phúc khí, ông muốn sau này tích nhiều âm đức chứ?”
Lý phong công cười nói:
- “Âm đức lớn thì không dám nói, âm đức nhỏ thì có chút ít”.
Người hỏi hỏi ba lần là có âm đức nào, Lý phong công mới nói:
- “Tôi cũng không có những đức gì khác, chỉ là mỗi lần có người mời uống, không đi, thì phải nói với người ta; đi, thì phải đến sớm một chút kẻo chủ nhà đợi. Tôi nghĩ đại khái như thế là tích âm đức rồi vậy !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 76:
Có những người tích lũy âm đức bằng cách bố thí cho người nghèo khó tiền bạc, nhưng lại thường hay chưởi mắng đầy tớ; có những người tích lũy âm đức bằng cách cách dâng cúng tiền bạc cho nhà thờ, nhưng lại hay đi nói xấu người này người nọ; lại có người tích lũy âm đức để đức lại cho con cháu, nhưng cuộc sống thì đanh ác dữ tợn hơn cả chằn tinh...
Cách tích lũy âm đức của ông nhà giàu họ Lý rất đơn giản nhưng rất đậm tình người, và lại là người lịch sự nữa, ông khiêm tốn nói:“Tôi cũng không có những đức gì khác, chỉ là mỗi lần có người mời uống, không đi, thì phải nói với người ta; đi, thì phải đến sớm một chút kẻo chủ nhà đợi. Tôi nghĩ đại khái như thế là tích âm đức rồi vậy !”
Người ta mời dự tiệc mà nếu bận việc không đi được thì nói không đi được, nếu đã nhận lời thì đi đến sớm một chút kẻo chủ nhà đợi, đó là đạo lý làm người rất đơn giản mà hiệu quả cao, khiến cho mọi người bái phục...
Có những người tai to mặt lớn khi được mời dự tiệc thì luôn đến trễ, làm cho chủ nhà và khách được mời phải đợi một mình họ, nguyên nhân đến trễ thì có nhiều nhưng vẫn cứ là để bày tỏ ta đây là người quan trọng. Đã nhận lời thì nên sắp xếp đi đến trước như mọi người, để bày tỏ mình là người đúng giờ hơn là bày tỏ mình là người quan trọng, đến đúng giờ để làm người lịch sự khiêm tốn hơn là làm người kiêu ngạo bất lịch sự.
Cách tích lũy âm đức của người Ki-tô hữu cũng thế mà thôi, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã dạy như thế: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì luật Môi-sen và các lời ngôn sứ là thế đó”. (Mt 7, 12. Lc 6, 31)
Mình không muốn người khác bắt mình đợi lâu, thì cũng đừng để người khác đợi mình lâu như vậy, đạo lý này hỏi có mấy người hiểu chứ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info