"Kỹ thuật số hóa các nhà thờ" ở Châu Á trong bối cảnh cơn đại dịch coronavirus
(Bài Di Santosh Digal – Fides)
Các Giám mục toàn Á Châu mời gọi các tín hữu hãy tham dự các nghi lễ Phụng vụ qua truyền thông trực tuyến trên truyền hình, truyền thanh và các kênh điện toán. Các ngài cũng kêu gọi mọi người hãy dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện, lần chuỗi Mân côi, suy niệm Kinh thánh và các việc tâm linh khác.
Thông tấn xã Fides ở Manila cho hay cơn đại dịch coronavirus (COVID-19) đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia hơn so với các cuộc Thế chiến. Các cuộc lây lan được tăng theo cấp số nhân và bùng phát cách khủng khiếp. Sự bùng phát đã ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống gia đình, xã hội, kinh doanh, quản trị, giáo dục, kinh tế và tôn giáo v.v…
Trước cơn đại dịch COVID-19, tất cả các cấp chính quyền đều mời gọi công chúng tích cực cộng tác để bảo vệ nhân loại. Mời gọi mọi người cố tránh nguy cơ truyền bệnh cho người khác.
Một trong những cách hạn chế sự lây lan là cố gắng ở nhà và thực hành những quy định mà tổ chức y tế và chính quyền địa phương ban hành; nên việc xử dụng các phương tiện điện toán để thông tin và liên đới đời sống vật chất như kinh doanh, hội nghị lẫn bình diện tâm linh tôn giáo, trong thời bùng phát COVID-19 là cấp thiết...
Trong thời gian này Giáo hội khắp nơi trên thế giới, đặc biệt tại Á châu như: Phi luật tân, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Dương, Myanmar, Mã Lai, Việt Nam, Hàn Quốc, Sri Lanka, Bangladesh và ở nhiều nơi trên thế giới bao gồm cả Vatican đều mời gọi dân chúng ở nhà như một biện pháp phòng ngừa; nên việc duy trì tình liên đới, tương tác và tâm linh tôn giáo phải nhờ tới kỹ thuật số để chuyển tải chương trình phụng vụ và các dịch vụ khác…
Đức Giám Mục Julito Cortes của Giáo phận Dumaguete tại Negros Oriental, Philippines cho hay: Bây giờ là thời gian để biến nhà riêng của chúng ta thành nhà thờ, cha mẹ trở thành các giáo lý viên cho con cái...
Chúng ta cũng phải có trách nhiệm đối với sức khỏe, sự an nguy và hạnh phúc của toàn dân. Các giám mục cũng mời gọi các tín hữu hãy siêng năng cầu nguyện, lần chuỗi Mân côi, và suy niệm đọc Thánh kinh trong gia đình, cầu nguyện cho những người chết, những người bị nhiễm vi khuẩn Covid-19 và các nhân viên y tế...
Vì chúng ta không thể tụ tập thể lý được, thì đây cũng là thời gian để chia sẻ tình cảm và săn sóc cho nhau. Như thế chúng ta có thể nói là mình gần gũi với Chúa và với anh chị em đồng loại.
Fabian Leow, một giáo viên người Mã lai chia sẻ rằng trong thời gian hạn chế đi ra ngoài, đối với tôi, chúng ta có thể hợp nhất, suy ngẫm và truyền bá lời Chúa trên nét…
Chúa Nhật tuần trước, Leow và gia đình đã tham dự thánh lễ trực tuyến đầu tiên, họ đã cầu nguyện cùng trong cùng một cung cách như họ ở nhà thờ. Đây là thời gian gắn kết gia đình chúng tôi lại để lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện cho đất nước của chúng tôi và thế giới.
Ông Manuel Chai, một người Công Giáo khác từ giáo phận Kuching, Mã lai cho hay: Đây không phải chỉ là chu toàn bổn phận tham dự thánh lễ... Trong thời gian này, chúng ta cần cầu nguyện nhiều hơn và tăng cường sự hiệp thông tâm tinh với nhau!
Đối với người Công Giáo Việt Nam, bà Joyce Hy cho hay các thành viên gia đình của bà ở nhà, chúng tôi cố gắng cùng dùng bữa với nhau. Hai con của tôi thì học trực tuyến và cả gia đình cùng tham dự Thánh lễ trực tuyến và nâng đỡ phục vụ nhau và tha nhân…
Đối với bà Rebeca Dela Cruz, một người Phi làm việc tại Singapore cho đây là một thời gian để chấn chỉnh lại đời sống tâm linh của chúng ta.
Theo Goreti Chiu, người Indonesia, thì cho đây là một trải nghiệm độc đáo khi dự Thánh lễ bên ngoài nhà thờ, giúp chúng tôi nhận ra rằng chỉ có Chúa mới có thể giúp chúng ta vượt qua được cơn đại dịch này...
Aung Kaung Kha, một sinh viên đại học ở Myanmar cho hay giáo xứ của cô tổ chức thánh lễ trực tuyến trong một nhà thờ không có một người giáo dân... Tham dự Thánh Lễ trực tuyến giúp tôi trải nghiệm mình có thể nghe tiếng Chúa ở bất cứ nơi nao! Cô và gia đình cùng lần chuỗi hằng ngày và điều này nâng đỡ đức tin của họ trong thời gian thử thách này. Cô tự nhủ khi cơn đại dịch qua đi, cô có quyết tâm sẽ tiếp tục lần chuỗi Mân côi hàng ngày...
Trong bối cảnh của cơn đại dịch coronavirus, người Công Giáo ở Châu Á và khắp nơi nhìn vào cuộc sống và những thách đố của đức tin và cảm nhận được rằng bản chất của niềm tin siêu vượt ra khỏi không thời gian của thánh đường, tương tự như Kỹ thuật số siêu vượt lên không thời gian...
(Bài Di Santosh Digal – Fides)
Các Giám mục toàn Á Châu mời gọi các tín hữu hãy tham dự các nghi lễ Phụng vụ qua truyền thông trực tuyến trên truyền hình, truyền thanh và các kênh điện toán. Các ngài cũng kêu gọi mọi người hãy dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện, lần chuỗi Mân côi, suy niệm Kinh thánh và các việc tâm linh khác.
Thông tấn xã Fides ở Manila cho hay cơn đại dịch coronavirus (COVID-19) đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia hơn so với các cuộc Thế chiến. Các cuộc lây lan được tăng theo cấp số nhân và bùng phát cách khủng khiếp. Sự bùng phát đã ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống gia đình, xã hội, kinh doanh, quản trị, giáo dục, kinh tế và tôn giáo v.v…
Trước cơn đại dịch COVID-19, tất cả các cấp chính quyền đều mời gọi công chúng tích cực cộng tác để bảo vệ nhân loại. Mời gọi mọi người cố tránh nguy cơ truyền bệnh cho người khác.
Một trong những cách hạn chế sự lây lan là cố gắng ở nhà và thực hành những quy định mà tổ chức y tế và chính quyền địa phương ban hành; nên việc xử dụng các phương tiện điện toán để thông tin và liên đới đời sống vật chất như kinh doanh, hội nghị lẫn bình diện tâm linh tôn giáo, trong thời bùng phát COVID-19 là cấp thiết...
Trong thời gian này Giáo hội khắp nơi trên thế giới, đặc biệt tại Á châu như: Phi luật tân, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Dương, Myanmar, Mã Lai, Việt Nam, Hàn Quốc, Sri Lanka, Bangladesh và ở nhiều nơi trên thế giới bao gồm cả Vatican đều mời gọi dân chúng ở nhà như một biện pháp phòng ngừa; nên việc duy trì tình liên đới, tương tác và tâm linh tôn giáo phải nhờ tới kỹ thuật số để chuyển tải chương trình phụng vụ và các dịch vụ khác…
Đức Giám Mục Julito Cortes của Giáo phận Dumaguete tại Negros Oriental, Philippines cho hay: Bây giờ là thời gian để biến nhà riêng của chúng ta thành nhà thờ, cha mẹ trở thành các giáo lý viên cho con cái...
Chúng ta cũng phải có trách nhiệm đối với sức khỏe, sự an nguy và hạnh phúc của toàn dân. Các giám mục cũng mời gọi các tín hữu hãy siêng năng cầu nguyện, lần chuỗi Mân côi, và suy niệm đọc Thánh kinh trong gia đình, cầu nguyện cho những người chết, những người bị nhiễm vi khuẩn Covid-19 và các nhân viên y tế...
Vì chúng ta không thể tụ tập thể lý được, thì đây cũng là thời gian để chia sẻ tình cảm và săn sóc cho nhau. Như thế chúng ta có thể nói là mình gần gũi với Chúa và với anh chị em đồng loại.
Fabian Leow, một giáo viên người Mã lai chia sẻ rằng trong thời gian hạn chế đi ra ngoài, đối với tôi, chúng ta có thể hợp nhất, suy ngẫm và truyền bá lời Chúa trên nét…
Chúa Nhật tuần trước, Leow và gia đình đã tham dự thánh lễ trực tuyến đầu tiên, họ đã cầu nguyện cùng trong cùng một cung cách như họ ở nhà thờ. Đây là thời gian gắn kết gia đình chúng tôi lại để lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện cho đất nước của chúng tôi và thế giới.
Ông Manuel Chai, một người Công Giáo khác từ giáo phận Kuching, Mã lai cho hay: Đây không phải chỉ là chu toàn bổn phận tham dự thánh lễ... Trong thời gian này, chúng ta cần cầu nguyện nhiều hơn và tăng cường sự hiệp thông tâm tinh với nhau!
Đối với người Công Giáo Việt Nam, bà Joyce Hy cho hay các thành viên gia đình của bà ở nhà, chúng tôi cố gắng cùng dùng bữa với nhau. Hai con của tôi thì học trực tuyến và cả gia đình cùng tham dự Thánh lễ trực tuyến và nâng đỡ phục vụ nhau và tha nhân…
Đối với bà Rebeca Dela Cruz, một người Phi làm việc tại Singapore cho đây là một thời gian để chấn chỉnh lại đời sống tâm linh của chúng ta.
Theo Goreti Chiu, người Indonesia, thì cho đây là một trải nghiệm độc đáo khi dự Thánh lễ bên ngoài nhà thờ, giúp chúng tôi nhận ra rằng chỉ có Chúa mới có thể giúp chúng ta vượt qua được cơn đại dịch này...
Aung Kaung Kha, một sinh viên đại học ở Myanmar cho hay giáo xứ của cô tổ chức thánh lễ trực tuyến trong một nhà thờ không có một người giáo dân... Tham dự Thánh Lễ trực tuyến giúp tôi trải nghiệm mình có thể nghe tiếng Chúa ở bất cứ nơi nao! Cô và gia đình cùng lần chuỗi hằng ngày và điều này nâng đỡ đức tin của họ trong thời gian thử thách này. Cô tự nhủ khi cơn đại dịch qua đi, cô có quyết tâm sẽ tiếp tục lần chuỗi Mân côi hàng ngày...
Trong bối cảnh của cơn đại dịch coronavirus, người Công Giáo ở Châu Á và khắp nơi nhìn vào cuộc sống và những thách đố của đức tin và cảm nhận được rằng bản chất của niềm tin siêu vượt ra khỏi không thời gian của thánh đường, tương tự như Kỹ thuật số siêu vượt lên không thời gian...