Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người vô gia cư đang đau khổ vì dịch bệnh và nhắc nhớ rằng Chúa Giêsu đã gánh lấy tội lỗi chúng ta trên Ngài
Lúc 7 sáng thứ Ba 31 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người đang trong tình cảnh vô gia cư. Mở đầu thánh lễ được phát trực tiếp từ nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Phanxicô nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người vô gia cư. Tại thời điểm này, mọi người được khuyên nên ở nhà, nhưng những người vô gia cư thì sao? Cầu xin cho xã hội, những người nam nữ trong chúng ta, nhận ra thực tế này và giúp đỡ họ, và xin cho Giáo hội có thể chào đón họ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã suy nghĩ về biểu tượng của con rắn được trình bày trong cả hai bài đọc Thứ Ba trong Tuần thứ Năm Mùa Chay (Ds 21: 4-9 và Ga 8: 21-30).
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Con rắn chắc chắn không phải là một động vật thân thiện. Loài vật này luôn gắn liền với cái ác. Ngay cả trong sách Khải Huyền, con rắn được mô tả một cách đặc biệt như là con vật mà ma quỷ sử dụng để gây ra tội lỗi. Trong sách Khải Huyền, ma quỷ được gọi là ‘con rắn cổ xưa’, là kẻ ngay từ thời tạo thiên lập địa đã cắn, đầu độc, hủy diệt, và giết chóc.
Trong cuộc hành trình ra khỏi đất Ai Cập, đến một lúc, người dân không còn có thể theo nổi cuộc hành trình dài. Họ phàn nàn rằng họ không có thức ăn hoặc nước uống, và mệt mỏi vì ăn mãi manna.
Điệu nhạc này không ngừng được cất lên. Họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môsê rằng: “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Aicập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống? Chúng tôi đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này.” Trí tưởng tượng của họ luôn luôn quay trở lại Ai Cập. Chúng tôi ở đó khá lắm. Chúng tôi đã ăn rất ngon.
Có vẻ như Chúa cũng không thể chịu đựng nổi với dân Ngài vào lúc này. Ngài tức giận. Sự phẫn nộ của Thiên Chúa đôi khi được nhìn thấy. Và vì thế, “Chúa cho rắn độc đến hại dân. Chúng cắn họ, khiến nhiều người Do Thái phải chết. Dân đến nói với ông Môsê: ‘Chúng tôi đã phạm tội, vì đã kêu trách Chúa và kêu trách ông. Xin ông khẩn cầu Chúa để Người xua đuổi rắn xa chúng tôi.’” Con rắn luôn là hình ảnh của quỷ dữ. Khi nhìn thấy những con rắn, mọi người đã thấy tội lỗi của họ, thấy những sai trái của họ. Họ ăn năn.
Nhiều người tự hỏi liệu con rắn ông Môsê gắn trên cây cột có phải là ngẫu tượng không. Tuy nhiên, trái lại, đó là một lời tiên tri, một lời tuyên bố về những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Chính Chúa Giêsu đã nhắc nhớ con rắn được gắn trên cây cột và áp dụng vào chính mình. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần đặt lời tiên tri của Chúa Giêsu, theo đó Ngài sẽ được nâng lên như con rắn trên cây cột, trong bối cảnh của lời tiên tri cổ xưa.
Cốt lõi trong lời tiên tri là Chúa Giêsu đã tự mình gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Ngài không phạm tội; nhưng Ngài đã tự làm cho mình ra tội lỗi khi gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Như thánh Phêrô đã nói trong thư thứ nhất “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá”. Ngài đã gánh chịu tất cả tội lỗi của chúng ta trong chính Ngài. Vì vậy, khi chúng ta nhìn vào cây thánh giá, chúng ta nghĩ về Chúa chịu đau khổ, và tất cả điều đó là sự thật. Đúng là các thầy thông luật không ưa Chúa đã muốn giết Ngài. Tất cả điều đó là đúng. Nhưng sự thật đến từ Thiên Chúa là Ngài đến thế gian để gánh lấy tội lỗi của chúng ta trên chính Ngài đến mức biến chính Ngài thành ra tội lỗi.
Các Kitô hữu cần hình thành thói quen nhìn vào cây thánh giá trong ánh sáng này, trong ánh sáng của ơn cứu chuộc và như một lời nhắc nhở rằng Chúa Giêsu đã không giả vờ đau khổ và chết. Trái lại, đó là khoảnh khắc thất bại hoàn toàn của Ngài. Ngài hoàn toàn đơn độc với gánh nặng tội lỗi của chúng ta mà Ngài đã tự gánh chịu cho đến khi bị hủy diệt trong cảm giác bị Chúa Cha bỏ rơi hoàn toàn.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng điều này không dễ hiểu đâu và khi chúng ta nghĩ điều đó, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ đi đến kết luận. Chúng ta chỉ có thể suy ngẫm, cầu nguyện và cảm tạ.
Source:Vatican NewsPope at Mass: Jesus made Himself sin
Lúc 7 sáng thứ Ba 31 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người đang trong tình cảnh vô gia cư. Mở đầu thánh lễ được phát trực tiếp từ nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Phanxicô nói:
Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người vô gia cư. Tại thời điểm này, mọi người được khuyên nên ở nhà, nhưng những người vô gia cư thì sao? Cầu xin cho xã hội, những người nam nữ trong chúng ta, nhận ra thực tế này và giúp đỡ họ, và xin cho Giáo hội có thể chào đón họ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã suy nghĩ về biểu tượng của con rắn được trình bày trong cả hai bài đọc Thứ Ba trong Tuần thứ Năm Mùa Chay (Ds 21: 4-9 và Ga 8: 21-30).
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Con rắn chắc chắn không phải là một động vật thân thiện. Loài vật này luôn gắn liền với cái ác. Ngay cả trong sách Khải Huyền, con rắn được mô tả một cách đặc biệt như là con vật mà ma quỷ sử dụng để gây ra tội lỗi. Trong sách Khải Huyền, ma quỷ được gọi là ‘con rắn cổ xưa’, là kẻ ngay từ thời tạo thiên lập địa đã cắn, đầu độc, hủy diệt, và giết chóc.
Trong cuộc hành trình ra khỏi đất Ai Cập, đến một lúc, người dân không còn có thể theo nổi cuộc hành trình dài. Họ phàn nàn rằng họ không có thức ăn hoặc nước uống, và mệt mỏi vì ăn mãi manna.
Điệu nhạc này không ngừng được cất lên. Họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môsê rằng: “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Aicập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống? Chúng tôi đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này.” Trí tưởng tượng của họ luôn luôn quay trở lại Ai Cập. Chúng tôi ở đó khá lắm. Chúng tôi đã ăn rất ngon.
Có vẻ như Chúa cũng không thể chịu đựng nổi với dân Ngài vào lúc này. Ngài tức giận. Sự phẫn nộ của Thiên Chúa đôi khi được nhìn thấy. Và vì thế, “Chúa cho rắn độc đến hại dân. Chúng cắn họ, khiến nhiều người Do Thái phải chết. Dân đến nói với ông Môsê: ‘Chúng tôi đã phạm tội, vì đã kêu trách Chúa và kêu trách ông. Xin ông khẩn cầu Chúa để Người xua đuổi rắn xa chúng tôi.’” Con rắn luôn là hình ảnh của quỷ dữ. Khi nhìn thấy những con rắn, mọi người đã thấy tội lỗi của họ, thấy những sai trái của họ. Họ ăn năn.
Nhiều người tự hỏi liệu con rắn ông Môsê gắn trên cây cột có phải là ngẫu tượng không. Tuy nhiên, trái lại, đó là một lời tiên tri, một lời tuyên bố về những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Chính Chúa Giêsu đã nhắc nhớ con rắn được gắn trên cây cột và áp dụng vào chính mình. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần đặt lời tiên tri của Chúa Giêsu, theo đó Ngài sẽ được nâng lên như con rắn trên cây cột, trong bối cảnh của lời tiên tri cổ xưa.
Cốt lõi trong lời tiên tri là Chúa Giêsu đã tự mình gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Ngài không phạm tội; nhưng Ngài đã tự làm cho mình ra tội lỗi khi gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Như thánh Phêrô đã nói trong thư thứ nhất “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá”. Ngài đã gánh chịu tất cả tội lỗi của chúng ta trong chính Ngài. Vì vậy, khi chúng ta nhìn vào cây thánh giá, chúng ta nghĩ về Chúa chịu đau khổ, và tất cả điều đó là sự thật. Đúng là các thầy thông luật không ưa Chúa đã muốn giết Ngài. Tất cả điều đó là đúng. Nhưng sự thật đến từ Thiên Chúa là Ngài đến thế gian để gánh lấy tội lỗi của chúng ta trên chính Ngài đến mức biến chính Ngài thành ra tội lỗi.
Các Kitô hữu cần hình thành thói quen nhìn vào cây thánh giá trong ánh sáng này, trong ánh sáng của ơn cứu chuộc và như một lời nhắc nhở rằng Chúa Giêsu đã không giả vờ đau khổ và chết. Trái lại, đó là khoảnh khắc thất bại hoàn toàn của Ngài. Ngài hoàn toàn đơn độc với gánh nặng tội lỗi của chúng ta mà Ngài đã tự gánh chịu cho đến khi bị hủy diệt trong cảm giác bị Chúa Cha bỏ rơi hoàn toàn.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng điều này không dễ hiểu đâu và khi chúng ta nghĩ điều đó, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ đi đến kết luận. Chúng ta chỉ có thể suy ngẫm, cầu nguyện và cảm tạ.
Source:Vatican News