Theo tin CNA ngày 2 tháng Tư, một giáo sư chuyên nghiên cứu về vắc-xin tại Đại Học Công Giáo America đang làm việc với Đại Học trong việc hiến tặng môn bài miễn tiền bản quyền của ông cho cuộc chiến đấu chống đại dịch coronavirus.
Tiến sĩ Venigalla Rao là giáo sự sinh học tại Đại Học Công Giáo America, ở thủ đô Washington và là giám đốc của Trung Tâm Huấn Luyện Cao Cấp về Tế Bào và Sinh Học Phân Tử.
Trong một cuộc phỏng vấn của CNA hôm thứ Năm, Tiến sĩ Rao giải thích rằng ông và Đại Học muốn trợ giúp việc hoàn cầu cố gắng khai triển 1 loại vắc-xin chống coronavirus.
Ông nói “chúng tôi cảm thấy chúng tôi có thể đóng góp, phát xuất từ một góc cạnh khác, vào việc thiết kế các ứng viên vắc-xin chống lại tân coronavirus”.
Trong hơn 40 năm qua, Tiến sĩ Rao đã nghiên cứu các vi-rút và làm thế nào có thể sử dụng chúng để khai triển vắc-xin. Hiện nay, ông đang tìm tòi loại tân coronavirus (SARS-CoV-2) và đang làm việc để tiến hành các thử nghiệm vắc-xin trên các mô hình thú vật.
Theo dõi coronavirus mới đầu lan rộng ở Trung Quốc, Rao thấy khó mà chế ngự nó và dự đoán nó sẽ trở thành một vấn nạn hoàn cầu.
Ông đã đến gặp các nhà quản trị Đại học Công Giáo để đưa ra một kế hoạch giúp nỗ lực nghiên cứu quốc tế tạo ra một loại vắc-xin. Cuộc nghiên cứu của Tiến sĩ Rao về vật ăn vi khuẩn (bacteriophage) T4, một loại vi-rút lành lây nhiễm vi khuẩn, đã giúp tạo ra một nền tảng để phát triển vắc-xin cho các bệnh như ung thư và HIV. Năm 2018, ông đã công bố một bài báo về một loại vắc-xin kép mà ông đã khai triển “để bảo vệ chống lại việc lây nhiễm đồng thời bệnh than và bệnh dịch hạch”, và công trình của ông đã được xuất bản và được trích dẫn trong một số cơ quan thông tin bao gồm cả Newsweek.
Điều làm cho nền tảng của ông trở nên độc đáo, theo ông, đó là, “chúng ta có thể thiết kế khả năng kết hợp nhiều thành phần”, cho “các phản ứng miễn dịch hiệu quả hơn”. Hầu hết các vắc-xin chống coronavirus chỉ tập chú vào một thành phần, theo ông, có thể không đủ để bảo vệ việc miễn dịch hoàn toàn.
Sau khi Rao tiếp cận với ban quản trị của trường đại học, viện trưởng và các nhà quản trị khác đã đưa ra sáng kiến công bố bằng sáng chế kỹ thuật của Tiến sĩ Rao để tạo ra vắc-xin.
Ngày 23 tháng 3 vừa qua, Đại học Công Giáo đã công bố sẽ cung cấp giấy phép miễn tiền bản quyền các sáng chế của Tiến sĩ Rao về nền tảng vi-rút vật ăn vi khuẩn T4 và các hệ thống sản xuất vắc-xin. Các nơi nhận đủ điều kiện có thể sử dụng các ứng viên vắc-xin của Tiến sĩ Rao, hoặc sử dụng kỹ thuật riêng của họ để kết hợp với nền tảng của Ông.
Phó viện trưởng của đại học phụ trách nghiên cứu, Ralph Albano, cho biết trong một tuyên bố: Quyết định “được đưa ra phù hợp với truyền thống và kỳ vọng của Giáo Hội Công Giáo nhằm cung cấp lòng cảm thương của Chúa Kitô cho những người cần đến”.
Công trình của Tiến sĩ Rao vốn bao gồm các cơ chế đóng gói DNA, vắc-xin bệnh than và bệnh dịch hạch và chỉnh sửa bộ gen CRISPR. Tuy nhiên, ông đặc biệt tập chú vào việc nghiên cứu vật ăn vi khuẩn T4, hợp tác với các trường đại học khác bao gồm Đại học Purdue, Đại học California-San Diego và Đại học Illinois Urbanna-Champagne.
Thông qua nghiên cứu cơ chế của vật ăn vi khuẩn T4, và kết hợp protein và DNA từ các sinh vật gây bệnh, Rao cho biết ông có thể lắp ráp một vi-rút, “một kỹ thuật nền tảng có thể thích ứng cho nhiều ứng dụng y sinh khác nhau”, kể cả phương pháp trị liệu vắc-xin và gen.
Nền tảng này, theo ông, có thể được sử dụng như một sự thúc đẩy cho các nhà nghiên cứu khác quen thuộc hơn với coronavirus để tăng tốc độ phát triển vắc-xin.
Rao nói rằng mặc dù ông đã gửi đơn xin tài trợ cho Các Viện Y tế Quốc gia (NIH) cho công trình phát triển vắc-xin coronavirus, “nhưng chúng tôi không thể chờ đợi điều đó, chúng tôi đành nhẩy vội vào các cố gắng làm bất cứ điều gì—điều tốt nhất chúng tôi có thể”.
Ông cho rằng diễn trình khám phá, thiết kế và phát triển vắc-xin là “một diễn trình gian khổ” và viễn cảnh tốt nhất cho vắc-xin COVID-19 sẽ diễn ra trong khoảng 18 tháng.
Tuy nhiên, ngay bây giờ, “chúng ta cần thực hiện công việc cơ bản”, vì những khám phá được thực hiện bây giờ cũng có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe trong tương lai khi các đại dịch khác có thể xuất hiện.
Ông nói “Tôi nghĩ những gì chúng tôi đang làm không chỉ cho COVID-19 này, mà còn là những gì chúng tôi học được từ điều này, từ đó chúng tôi có thể tối ưu hóa, tinh chỉnh các kỹ thuật này và chuẩn bị tốt hơn cho các mầm bệnh mới trong tương lai”.
Tiến sĩ Venigalla Rao là giáo sự sinh học tại Đại Học Công Giáo America, ở thủ đô Washington và là giám đốc của Trung Tâm Huấn Luyện Cao Cấp về Tế Bào và Sinh Học Phân Tử.
Trong một cuộc phỏng vấn của CNA hôm thứ Năm, Tiến sĩ Rao giải thích rằng ông và Đại Học muốn trợ giúp việc hoàn cầu cố gắng khai triển 1 loại vắc-xin chống coronavirus.
Ông nói “chúng tôi cảm thấy chúng tôi có thể đóng góp, phát xuất từ một góc cạnh khác, vào việc thiết kế các ứng viên vắc-xin chống lại tân coronavirus”.
Trong hơn 40 năm qua, Tiến sĩ Rao đã nghiên cứu các vi-rút và làm thế nào có thể sử dụng chúng để khai triển vắc-xin. Hiện nay, ông đang tìm tòi loại tân coronavirus (SARS-CoV-2) và đang làm việc để tiến hành các thử nghiệm vắc-xin trên các mô hình thú vật.
Theo dõi coronavirus mới đầu lan rộng ở Trung Quốc, Rao thấy khó mà chế ngự nó và dự đoán nó sẽ trở thành một vấn nạn hoàn cầu.
Ông đã đến gặp các nhà quản trị Đại học Công Giáo để đưa ra một kế hoạch giúp nỗ lực nghiên cứu quốc tế tạo ra một loại vắc-xin. Cuộc nghiên cứu của Tiến sĩ Rao về vật ăn vi khuẩn (bacteriophage) T4, một loại vi-rút lành lây nhiễm vi khuẩn, đã giúp tạo ra một nền tảng để phát triển vắc-xin cho các bệnh như ung thư và HIV. Năm 2018, ông đã công bố một bài báo về một loại vắc-xin kép mà ông đã khai triển “để bảo vệ chống lại việc lây nhiễm đồng thời bệnh than và bệnh dịch hạch”, và công trình của ông đã được xuất bản và được trích dẫn trong một số cơ quan thông tin bao gồm cả Newsweek.
Điều làm cho nền tảng của ông trở nên độc đáo, theo ông, đó là, “chúng ta có thể thiết kế khả năng kết hợp nhiều thành phần”, cho “các phản ứng miễn dịch hiệu quả hơn”. Hầu hết các vắc-xin chống coronavirus chỉ tập chú vào một thành phần, theo ông, có thể không đủ để bảo vệ việc miễn dịch hoàn toàn.
Sau khi Rao tiếp cận với ban quản trị của trường đại học, viện trưởng và các nhà quản trị khác đã đưa ra sáng kiến công bố bằng sáng chế kỹ thuật của Tiến sĩ Rao để tạo ra vắc-xin.
Ngày 23 tháng 3 vừa qua, Đại học Công Giáo đã công bố sẽ cung cấp giấy phép miễn tiền bản quyền các sáng chế của Tiến sĩ Rao về nền tảng vi-rút vật ăn vi khuẩn T4 và các hệ thống sản xuất vắc-xin. Các nơi nhận đủ điều kiện có thể sử dụng các ứng viên vắc-xin của Tiến sĩ Rao, hoặc sử dụng kỹ thuật riêng của họ để kết hợp với nền tảng của Ông.
Phó viện trưởng của đại học phụ trách nghiên cứu, Ralph Albano, cho biết trong một tuyên bố: Quyết định “được đưa ra phù hợp với truyền thống và kỳ vọng của Giáo Hội Công Giáo nhằm cung cấp lòng cảm thương của Chúa Kitô cho những người cần đến”.
Công trình của Tiến sĩ Rao vốn bao gồm các cơ chế đóng gói DNA, vắc-xin bệnh than và bệnh dịch hạch và chỉnh sửa bộ gen CRISPR. Tuy nhiên, ông đặc biệt tập chú vào việc nghiên cứu vật ăn vi khuẩn T4, hợp tác với các trường đại học khác bao gồm Đại học Purdue, Đại học California-San Diego và Đại học Illinois Urbanna-Champagne.
Thông qua nghiên cứu cơ chế của vật ăn vi khuẩn T4, và kết hợp protein và DNA từ các sinh vật gây bệnh, Rao cho biết ông có thể lắp ráp một vi-rút, “một kỹ thuật nền tảng có thể thích ứng cho nhiều ứng dụng y sinh khác nhau”, kể cả phương pháp trị liệu vắc-xin và gen.
Nền tảng này, theo ông, có thể được sử dụng như một sự thúc đẩy cho các nhà nghiên cứu khác quen thuộc hơn với coronavirus để tăng tốc độ phát triển vắc-xin.
Rao nói rằng mặc dù ông đã gửi đơn xin tài trợ cho Các Viện Y tế Quốc gia (NIH) cho công trình phát triển vắc-xin coronavirus, “nhưng chúng tôi không thể chờ đợi điều đó, chúng tôi đành nhẩy vội vào các cố gắng làm bất cứ điều gì—điều tốt nhất chúng tôi có thể”.
Ông cho rằng diễn trình khám phá, thiết kế và phát triển vắc-xin là “một diễn trình gian khổ” và viễn cảnh tốt nhất cho vắc-xin COVID-19 sẽ diễn ra trong khoảng 18 tháng.
Tuy nhiên, ngay bây giờ, “chúng ta cần thực hiện công việc cơ bản”, vì những khám phá được thực hiện bây giờ cũng có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe trong tương lai khi các đại dịch khác có thể xuất hiện.
Ông nói “Tôi nghĩ những gì chúng tôi đang làm không chỉ cho COVID-19 này, mà còn là những gì chúng tôi học được từ điều này, từ đó chúng tôi có thể tối ưu hóa, tinh chỉnh các kỹ thuật này và chuẩn bị tốt hơn cho các mầm bệnh mới trong tương lai”.