22 tháng 3, 12 giờ 20 trưa
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã nói rằng coronavirus là “cuộc khủng hoảng khó khăn nhất mà đất nước này đã trải qua kể từ khi kết thúc Thế chiến II” và “những cái chết của rất nhiều đồng bào là nỗi đau được lặp lại mỗi ngày”.
Trong một diễn văn truyền hình tới quốc gia tối nay, Ông Conte tuyên bố rằng chính phủ sẽ đóng cửa, trong 15 ngày, “tất cả các cơ sở sản xuất không thực sự cần thiết, chủ yếu, không thể thiếu trong việc bảo đảm hàng hóa thiết yếu”.
Bài diễn văn của ông được đưa ra sau khi số người chết hàng ngày do Covid-19 gây ra đạt kỷ lục 793 người.
Ông cho biết tất cả các siêu thị và cửa hàng thực phẩm và những nơi cung cấp nhu yếu phẩm căn bản sẽ vẫn mở.
Ông nói "Tôi khuyến khích tất cả mọi người duy trì sự bình tĩnh hết sức. Không có lý do gì để chạy vội đến các cửa hàng. Các hiệu thuốc và tất cả các dịch vụ thiết yếu sẽ được mở cửa” và “giao thông vận tải sẽ vẫn tiếp tục”.
Chúa Nhật ngày 22 tháng 3
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi mọi nhà lãnh đạo Kitô giáo và mọi cộng đồng Kitô giáo trên khắp thế giới đọc kinh Lạy Cha vào buổi trưa ngày thứ Tư, Lễ Truyền tin, khi “Nhân loại run rẩy trước mối đe dọa” của đại dịch coronavirus “trong những ngày thử thách này”.
Phát biểu với các tín hữu qua các phương tiện truyền thông từ tông điện sau khi đọc Kinh Truyền Tin hôm nay, Đức Giáo Hoàng nói rằng khi việc cầu nguyện diễn ra “vào ngày mà nhiều Kitô hữu nhớ đến biến cố truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria về việc nhập thể của Ngôi Lời, xin Chúa nghe lời cầu nguyện nhất trí của tất cả các môn đệ của Người đang chuẩn bị cử hành cuộc chiến thắng của Chúa Kitô Phục sinh”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng sẽ chủ sự giây phút cầu nguyện tại tiền đình vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào lúc 6 giờ tối Thứ Sáu ngày 27 tháng 3, nơi “chúng ta sẽ lắng nghe Lời Chúa, chúng ta sẽ dâng lên lời khẩn nguyện, chúng ta sẽ tôn thờ Thánh Thể”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng cuối cùng, ngài sẽ ban phước lành Urbi et Orbi (cho thành phố và thế giới), “với phép lành này sẽ kèm theo khả thể nhận được một ơn toàn xá”.
Đức Thánh Cha, người thường chỉ ban phước lành Urbi et Orbi vào Lễ Giáng sinh và Phục sinh, cho biết lời cầu nguyện và phước lành sẽ được truyền hình vì quảng trường sẽ trống rỗng do việc cấm ra ngoài hiện nay.
Đức Giáo Hoàng nói “Chúng ta muốn đối phó với đại dịch Covid-19 bằng tính phổ quát của việc cầu nguyện, cảm thương, âu yếm”.
Ngài nói thêm “Chúng ta hãy liên tục hợp nhất. Chúng ta hãy làm cho sự gần gũi của chúng ta được những người cô đơn nhất và những người chịu thử thách nhất cảm nhận được, cả các bác sĩ, nhân viên y tế, y tá, tình nguyện viên... nữa. Sự gần gũi của chúng ta với chính quyền, những người phải đưa ra các biện pháp cứng rắn, nhưng vì lợi ích của chúng ta. Sự gần gũi của chúng ta với cảnh sát, với những người lính trên đường phố luôn cố gắng giữ trật tự, để những việc mà chính phủ yêu cầu chúng ta làm vì lợi ích của tất cả chúng ta được thực hiện. Gần gũi với mọi người”.
Đức Giáo Hoàng đã kết luận bằng cách mời các tín hữu đọc Chương 9 của Tin mừng Gioan (bài Tin mừng hôm nay là từ Ga 9: 1-41) “một cáh bình thản và chậm rãi”.
Ngài nói “Tôi cũng làm điều đó, Nó sẽ đem lại cho tất cả chúng ta điều tốt”.
22 tháng 3, 6 giờ 50 chiều
Qua trang mạng Corrispondenza Romana, Alexander Tschugguel, người trẻ nước Áo từng ném các bức tượng Pachamama xuống Sông Tiber lúc đang có thượng hội đồng Amazon vào tháng 10 năm ngoái, đã gửi tin nhắn sau đây. Trong hai tuần qua, anh đã phải nhập viện và bị thương tổn khá nặng do coronavirus:
"Kính gửi các bạn và những người ủng hộ,
Rất cám ơn về tất cả những lời cầu nguyện và khuyến khích của các bạn trong những ngày gần đây. Bây giờ là ngày thứ 15 căn bệnh của tôi và tôi đang từ từ trên đường hồi phục. Covid-19 tấn công mạnh hơn nhiều so với dự kiến và nó tấn công mọi người ở mọi lứa tuổi. Bây giờ chúng ta phải học cách đương đầu với nó, điều đó có nghĩa là hiểu rằng Thiên Chúa đòi hỏi sự hy sinh từ mỗi người chúng ta. Và trong Mùa Chay này, Người yêu cầu chúng ta nhiều hơn bình thường. Hôm nay chúng ta phải kiềm chế bản thân rất nhiều và biết cách từ bỏ nhiều thứ và đền tội vì tất cả những điều xấu xa trên thế giới, và nhất là vì tất cả những điều xấu xa đã xảy ra trong Giáo hội. Thiên Chúa, trong sự Quan phòng mênh mông của Người, đã đặt các hạn chế này trên chúng ta và chúng ta phải xem chúng như một Thánh giá mà chúng ta phải vác, trước hết cho những người Covid-19 đã bị giết chết, cho tất cả các gia đình đã bị tiêu diệt, cho tất cả các các bé thơ bị hoài thai, cho sự hủy diệt của quê hương chúng ta. Vì tất cả những đau khổ này, giờ đây, chúng ta phải hy sinh tự do, sự thịnh vượng và lối sống thông thường của chúng ta. Ta hãy cùng nhau làm điều đó như những tín hữu. Chúng ta có thể chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ lừa dối hoặc làm chúng ta thất vọng.
Ngay khi tôi khỏe lại, tôi sẽ làm một video về coronavirus này và tôi sẽ cho các bạn biết nó khiến bạn cảm thấy ra sao và nó làm gì cho bạn.
Xin chào thân ái, và xin Chúa ban phước cho chúng ta,
Alexander Tschugguel"
23 tháng 3, 10 giờ 46 sáng
Các chủng sinh tại Cao đẳng Bắc Mỹ ở Rome đã được thông báo rằng đến cuối tuần này, họ phải trở về nhà. Nhiều người đã lên đường về nhà vào tuần trước, khoảng một nửa số chủng sinh vẫn còn ở Trường.
Các lớp học đã ngưng lại sau khi các giáo hoàng đại học đóng cửa vào ngày 5 tháng 3 trong một nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Cha Peter Harman, giám đốc Chủng viện nói rằng “chúng tôi đưa ra quyết định này vì sự an toàn của họ, vì nghĩ rằng hiện diện trong các nhóm nhỏ hơn ở nhà sẽ an toàn hơn một khuôn viên lớn, ở đây, không thể đảm bảo chăm sóc sức khỏe trực tiếp cho một tương lai bất định”.
Ngài nói rằng mọi chủng sinh vẫn khỏe mạnh nhưng Chủng Viện “thà trải qua sự bất tiện này hơn là gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ”.
Cha Harman cho biết các chủng sinh sẽ bị cách ly 14 ngày khi về nhà và việc học của họ “sẽ tiếp tục bằng nhiều phương pháp khác nhau mà các trường đại học cá thể đã thiết lập, thay đổi từ các khóa học trực tuyến đến các bài viết".
Ngài cho biết thêm “Có một vài sinh viên không thể về nhà hoặc có một nơi để cách ly. Họ sẽ ở lại với hầu hết các giảng viên”.
23 tháng 3, 1giờ 10 chiều
Vatican đã công bố rằng vì "tình hình thế giới đang diễn biến", chuyến đi ngày 31 tháng 5 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Malta đã bị hoãn lại cho đến một ngày trong tương lai.
24 tháng 3, 4 giờ 20 chiều
Vatican đã công bố sẽ tiếp tục giữ cho các văn phòng của mình mở cửa nhưng giảm mức độ nhân viên để giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Trong một tuyên bố được đưa ra vào chiều nay, Vatican cho biết những người chịu trách nhiệm các bộ “được giao phó nhiệm vụ tiếp tục cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho Giáo hội hoàn cầu”. Họ cũng sẽ “sắp xếp một số lượng nhân viên tối thiểu ở lại văn phòng và khuyến khích, càng nhiều càng tốt, làm việc từ xa, để hạn chế sự di chuyển của nhân viên, đồng thời bảo đảm việc thi hành thừa tác vụ Phêrô”.
Tuyên bố cho biết thêm: “Trong trường hợp các nhân viên của Tòa thánh hoặc công dân của Thị quốc Vatican phải tiếp xúc với coronavirus, Bộ Y tế và Vệ sinh đã chuẩn bị một giao thức để thông tri kịp thời các trường hợp cho các cơ quan y tế của nơi cư trú và cho những cơ quan thuộc Thị quốc Vatican”.
24 tháng 3, 7giờ 17 tối
Phát ngôn viên của Vatican, Matteo Bruni, cho biết có tổng cộng bốn người đã thử nghiệm dương tính với coronavirus tại Vatican, bao gồm một trường hợp đã được thông báo trước đó.
Ba trường hợp mới là một nhân viên thuộc văn phòng hàng hóa và hai nhân viên của các viện Bảo tàng Vatican.
Ông Bruni cho biết: tất cả bốn người đã được “đặt cô lập như một biện pháp phòng ngừa trước khi họ được kiểm tra dương tính và sự cô lập của họ đã kéo dài đến nay hơn 14 ngày. Họ hiện đang được điều trị tại bệnh viện Ý hoặc tại nhà”.
25 tháng 3, 12 giờ 30 trưa
Vào buổi trưa ngày hôm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đọc Kinh Lạy Cha với các nhà lãnh đạo và các cộng đồng Kitô giáo trên khắp thế giới xin cho chấm dứt coronavirus.
Đức Giáo Hoàng đã công bố việc cầu nguyện này sau khi đọc Kinh Truyền tin hôm Chúa Nhật, nói rằng ngài muốn nó “hợp nhất tiếng nói của chúng ta để cầu xin Chúa trong những ngày đau khổ này, khi thế giới đang chịu thử thách đau đớn bởi đại dịch. Xin Chúa, tốt lành và hay thương xót, ban cho lời cầu nguyện phối hợp của con cái Người, niềm hy vọng tín thác, hướng về sự toàn năng của Người”.
Trước buổi cầu nguyện hôm nay, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra những lời ngắn gọn sau đây được phát hình từ tông điện:
“Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúng ta tập hợp lại với nhau, tất cả các Kitô hữu trên thế giới, để cùng nhau đọc kinh Lạy Cha chúng con, tức kinh nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta.
Là những đứa con tín thác, chúng ta hướng về Cha. Chúng ta làm điều đó mỗi ngày, nhiều lần trong ngày; nhưng ngay bây giờ, chúng ta muốn cầu xin lòng thương xót cho nhân loại đang bị thử thách đau đớn bởi đại dịch coronavirus. Và chúng ta làm điều đó với nhau, các Kitô hữu của mọi Giáo hội và Cộng đồng, mọi truyền thống, mọi lứa tuổi, ngôn ngữ và quốc gia.
Chúng ta cầu nguyện cho người bệnh và gia đình họ; cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe và những người giúp đỡ họ; cho các nhà cầm quyền dân sự, các cơ quan thực thi pháp luật và các thiện nguyện viên; cho các thừa tác viên của các cộng đồng chúng ta.
Hôm nay, nhiều người trong chúng ta cử hành việc Nhập thể của Ngôi Lời trong lòng Trinh Nữ Maria, khi lời khiêm nhường và toàn diện của ngài phản ảnh lời "Này con đây" của Con Thiên Chúa. Chúng ta cũng vậy, chúng ta giao phó chúng ta một cách đầy tín thác vào bàn tay Thiên Chúa và bằng một trái tim và một linh hồn, chúng ta cầu nguyện:
'Lạy Cha chúng con…'"
25 tháng 3, 1 giờ 55 chiều
Đức Hồng Y Robert Sarah, Bộ trưởng Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích, đã ban hành sắc lệnh cập nhật sau đây về các chỉ dẫn và đề nghị liên quan đến phụng vụ trong thời gian lây nhiễm coronavirus. Dưới đây là toàn văn:
SẮC LỆNH
Trong thời gia có Covid-19 (II)
Xem xét tình hình diễn biến nhanh chóng của đại dịch Covid-19 và lưu ý đến các nhận xét xuất phát từ các Hội đồng Giám mục, Thánh bộ này nay xin cung cấp một bản cập nhật đối với các chỉ dẫn và đề nghị tổng quát đã được đưa ra cho các Giám mục trong sắc lệnh trước đây ngày 19 tháng 3 năm 2020.
Vì ngày lễ Phục sinh không thể rời được, tại các quốc gia bị dịch bệnh và những hạn chế xung quanh việc tập hợp và di chuyển của người ta đã được áp đặt, các Giám mục và linh mục có thể cử hành các nghi thức của Tuần Thánh mà không có sự hiện diện của người ta và ở một nơi thích hợp, tránh việc đồng tế và bỏ qua dấu hiệu bình an.
Các tín hữu nên được thông báo về thời gian bắt đầu của các cử hành để họ có thể hiệp nhất trong việc cầu nguyện tại nhà của họ.
Phương tiện phát sóng trực tiếp (không được ghi trước) có thể có ích. Dù sao, điều vẫn quan trọng là dành một thời gian thỏa đáng cho việc cầu nguyện, dành tầm quan trọng trên hết cho Liturgia Horarum (phụng vụ các giờ kinh).
Các Hội đồng Giám mục và các giáo phận riêng lẻ sẽ lo liệu để các nguồn lực được cung cấp nhằm hỗ trợ cho việc cầu nguyện gia đình và cá nhân.
1 - Chúa Nhật Lễ Lá. Lễ tưởng niệm Chúa vào Thành Giêrusalem phải được cử hành trong các nơi thánh; trong các nhà thờ chính tòa, hình thức thứ hai đã đưa ra trong Sách lễ Rôma phải được sử dụng; trong các nhà thờ giáo xứ và ở những nơi khác, hình thức thứ ba phải được sử dụng.
2 - Thánh lễ Truyền Dầu. Lượng giá tình hình cụ thể ở các quốc gia khác nhau, các Hội đồng Giám mục sẽ có thể đưa ra những chỉ dẫn về việc có thể rời sang một ngày khác.
3 - Thứ Năm Tuần Thánh. Việc rửa chân, vốn đã là việc tùy chọn, sẽ được bỏ qua. Vào cuối thánh lễ Bữa Tiệc Ly, việc rước Thánh Thể cũng được bỏ qua và Bí tích Cực Trọng sẽ được giữ trong nhà tạm. Vào ngày này, các phép cử hành thánh lễ ở một nơi thích hợp, không có sự hiện diện của người ta, được đặc biệt ban cấp cho mọi linh mục.
4 - Thứ Sáu Tuần Thánh. Trong Lời Cầu nguyện Phổ Quát, các Giám mục sẽ sắp xếp để có một ý cầu nguyện đặc biệt được chuẩn bị cho những người gặp hoạn nạn, người bệnh, người chết, (x. Missale Romanum [Sách Lễ Rôma]). Việc thờ lạy Thánh giá bằng cách hôn nó chỉ dành cho chủ tế.
5 - Đêm Vọng Phục Sinh: Chỉ được cử hành tại Nhà thờ chính tòa và các nhà thờ giáo xứ. Đối với “Phụng vụ Phép Rửa”, chỉ duy trì phần “Lặp lại Các Lời Thề Hứa Lúc Chịu Phép Rửa” (xem Missale Romanum [Sách Lễ Rôma]).
Các chủng viện, nhà của các giáo sĩ, đan viện và cộng đồng tu trì sẽ tuân theo các chỉ dẫn của sắc lệnh này.
Các phát biểu lòng đạo đức bình dân và các đám rước vốn làm phong phú các ngày trong Tuần Thánh và Tam Nhật Vượt qua có thể rời sang các ngày thích hợp khác trong năm, thí dụ ngày 14 và 15 tháng 9, theo phán quyết của Giám mục Giáo phận.
Theo lệnh của Đức Giáo Hoàng cho năm 2020 này.
Từ các văn phòng của Bộ Thánh Thờ phượng Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích, ngày 25 tháng 3 năm 2020, về Lễ trọng Truyền tin của Chúa.
Robert. Sarah
Bộ trưởng
25 tháng 3, 5 giờ 45 chiều
Tổng thống John Magufuli của Tanzania, một người Công Giáo ngoan đạo, đang chống lại sự thúc đẩy hoàn cầu nhằm ngăn chặn các Thánh lễ công cộng và đóng cửa các nhà thờ vì coronavirus; ngày 22 tháng 3 tại nhà thờ St. Paul, ở thủ đô Dodoma của Tanzania, ông phát biểu:
“Tôi nài nỉ các bạn Kitô hữu của tôi và thậm chí cả các bạn Hồi giáo, đừng sợ hãi, đừng ngừng tụ tập nhau để tôn vinh Thiên Chúa và ca ngợi Người. Đó là lý do tại sao như một chính phủ, chúng tôi đã không đóng cửa các nhà thờ hoặc đền thờ Hồi giáo. Thay vào đó, các cơ sở này nên luôn luôn mở cửa cho người ta tìm nơi ẩn náu của Thiên Chúa. Nhà thờ là nơi người ta có thể tìm kiếm sự chữa lành thực sự, bởi vì ở đấy, Thiên Chúa Chân Thật ngự trị. Đừng sợ ca ngợi và tìm kiếm khuôn mặt của Thiên Chúa trong Giáo hội”.
Nhắc đến Bí tích Thánh Thể, ông nói: "coronavirus không thể tồn tại trong thân thể Thánh Thể của Chúa Kitô, nó sẽ sớm bị đốt cháy. Đó chính xác là lý do tại sao tôi không hoảng sợ khi rước lễ, vì tôi biết, với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, tôi được an toàn. Đây là thời gian xây dựng niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa”.
Vấn đề này đã chia rẽ tín hữu trên khắp thế giới với một số người tin rằng thận trọng và “phò sự sống” là ban hành những hạn chế này trong khi những người khác tin rằng việc thờ phượng phải luôn được phép với những hạn chế và biện pháp hợp lý, và Giáo hội không nên mù quáng tuân theo các giới luật của nhà nước.
26 tháng 3, 1 giờ 10 chiều
Bất chấp những lo ngại về sự gần gũi của Giáo hoàng với những người có thể bị nhiễm coronavirus, ngài vẫn tiếp tục các cuộc gặp gỡ hôm nay, tiếp kiến riêng bốn người tại cư sở Santa Marta của ngài.
Họ là hai vị giáo phẩm: Đức Hồng Y Robert Sarah, Bộ trưởng bộ Thờ phượng Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích, và Đức Tổng Giám Mục Giacomo Morandi, Thư ký của Bộ Giáo lý Đức tin.
Ngài cũng gặp hai giáo dân: Đại sứ Juan Bosco Cayota Zappettini của Uruguay, người đến để chào vĩnh biệt, và Giáo sư Marco Impagliazza, chủ tịch cộng đồng giáo dân Sant’Egidio.
Hôm qua, có tường trình cho rằng một viên chức của Vatican sống trong khu cư xá Santa Marta đã phải nhập viện sau khi nhiễm Covid-19.
Tờ nhật báo Il Fatto Quotidiano của Ý hôm nay đưa tin rằng Đức Giáo Hoàng đã được xét nghiệm âm tính đối với coronavirus sau khi có tin về sự lây nhiễm của viên chức này.
Bốn người khác ở Vatican cũng đã được xét nghiệm dương tính với coronavirus trong tháng này.
Đức Giáo Hoàng cho đến nay đã quyết định ở lại Santa Marta thay vì cách ly hoàn toàn hoặc chuyển đến một địa điểm tách biệt.
27 tháng 3, 5 giờ 56 chiều
Tờ Il Messaggero tường trình rằng một người thứ hai từ Phủ Quốc Vụ Khanh đã bị nhiễm coronavirus, nhưng Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài "sẽ không di chuyển khỏi Santa Marta." Vatican vẫn chưa bình luận về tường trình này.
28 tháng 3, 4 giờ 30 chiều
Việc chấm dứt công khai Thánh lễ và rước lễ có tính “độc đáo và nghiêm trọng” đến nỗi nó có thể được hiểu như “một lời quở trách của Thiên Chúa” vì năm mươi năm qua đã mạo phạm và tầm thường hóa Phép Thánh Thể. Đức cha Athanasius Schneider đã nói như thế trong một cuộc phỏng vấn mới.
28 tháng 3, 5 giờ 04 chiều
Người phát ngôn của Phòng Báo chí Tòa Thánh, Matteo Bruni, đã đưa ra một tuyên bố xác nhận các tường trình cho hay người thử nghiệm dương tính vào ngày hôm qua đối với coronavirus tại nơi cư trú Santa Marta của Đức Giáo Hoàng; ông nói: tổng số người nhiễm Covid-19 ở Vatican hiện là 6 người.
Tuyên bố có nội dung:
“Trong những ngày gần đây, như một phần trong các cuộc kiểm tra do Tổng cục Y tế và Vệ sinh của Thị quốc Vatican thực hiện theo các chỉ thị về tình trạng khẩn cấp coronavirus, một cá nhân khác đã thử nghiệm dương tính đối với Covid-19: một viên chức của Phủ Quốc Vụ Khanh ngụ tại Santa Marta cho thấy một số triệu chứng, sau đó đã được cách ly.
Hiện tại, tình trạng sức khỏe của người này không đặc biệt nguy kịch, nhưng như một biện pháp phòng ngừa, người này đã được đưa vào bệnh viện Rôma để theo dõi, luôn giữ tiếp xúc chặt chẽ với các cơ quan của Tổng cục Vệ sinh và Sức khỏe.
Sau kết quả dương tính, các biện pháp đã được đưa ra theo các thủ tục y tế được cung cấp, cả hai đều lưu ý tới vệ sinh môi trường, nơi làm việc và nơi cư trú của người liên quan và liên quan đến việc dựng lại các tiếp xúc trong những ngày trước kết quả. Các cơ quan y tế đã thực hiện các xét nghiệm trên những người tiếp xúc gần gũi nhất với người được thấy là dương tính. Các kết quả đã xác nhận không có các trường hợp dương tính khác trong số những người cư trú tại Santa Marta và các kết quả dương tính nơi các nhân viên Tòa Thánh khi tiếp xúc gần gũi hơn với viên chức.
Như một biện pháp phòng ngừa, vì phát hiện thêm này, các biện pháp vệ sinh thích đáng đã được đưa ra và các thử nghiệm mới đã được thực hiện, tổng cộng 170 bao gồm các thử nghiệm trước đó, trên các nhân viên của Tòa Thánh và cư dân của Santa Marta. Những xét nghiệm sau này đều cho kết quả âm tính.
Do đó, những người bị ảnh hưởng bởi Covid-19 giữa các nhân viên của Tòa thánh và công dân thị quốc Vatican hiện là 6 người.
Tôi có thể xác nhận rằng cả Đức Thánh Cha và các cộng tác viên gần nhất của ngài đều không liên hệ”.
Còn tiếp
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã nói rằng coronavirus là “cuộc khủng hoảng khó khăn nhất mà đất nước này đã trải qua kể từ khi kết thúc Thế chiến II” và “những cái chết của rất nhiều đồng bào là nỗi đau được lặp lại mỗi ngày”.
Trong một diễn văn truyền hình tới quốc gia tối nay, Ông Conte tuyên bố rằng chính phủ sẽ đóng cửa, trong 15 ngày, “tất cả các cơ sở sản xuất không thực sự cần thiết, chủ yếu, không thể thiếu trong việc bảo đảm hàng hóa thiết yếu”.
Bài diễn văn của ông được đưa ra sau khi số người chết hàng ngày do Covid-19 gây ra đạt kỷ lục 793 người.
Ông cho biết tất cả các siêu thị và cửa hàng thực phẩm và những nơi cung cấp nhu yếu phẩm căn bản sẽ vẫn mở.
Ông nói "Tôi khuyến khích tất cả mọi người duy trì sự bình tĩnh hết sức. Không có lý do gì để chạy vội đến các cửa hàng. Các hiệu thuốc và tất cả các dịch vụ thiết yếu sẽ được mở cửa” và “giao thông vận tải sẽ vẫn tiếp tục”.
Chúa Nhật ngày 22 tháng 3
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi mọi nhà lãnh đạo Kitô giáo và mọi cộng đồng Kitô giáo trên khắp thế giới đọc kinh Lạy Cha vào buổi trưa ngày thứ Tư, Lễ Truyền tin, khi “Nhân loại run rẩy trước mối đe dọa” của đại dịch coronavirus “trong những ngày thử thách này”.
Phát biểu với các tín hữu qua các phương tiện truyền thông từ tông điện sau khi đọc Kinh Truyền Tin hôm nay, Đức Giáo Hoàng nói rằng khi việc cầu nguyện diễn ra “vào ngày mà nhiều Kitô hữu nhớ đến biến cố truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria về việc nhập thể của Ngôi Lời, xin Chúa nghe lời cầu nguyện nhất trí của tất cả các môn đệ của Người đang chuẩn bị cử hành cuộc chiến thắng của Chúa Kitô Phục sinh”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng sẽ chủ sự giây phút cầu nguyện tại tiền đình vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào lúc 6 giờ tối Thứ Sáu ngày 27 tháng 3, nơi “chúng ta sẽ lắng nghe Lời Chúa, chúng ta sẽ dâng lên lời khẩn nguyện, chúng ta sẽ tôn thờ Thánh Thể”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng cuối cùng, ngài sẽ ban phước lành Urbi et Orbi (cho thành phố và thế giới), “với phép lành này sẽ kèm theo khả thể nhận được một ơn toàn xá”.
Đức Thánh Cha, người thường chỉ ban phước lành Urbi et Orbi vào Lễ Giáng sinh và Phục sinh, cho biết lời cầu nguyện và phước lành sẽ được truyền hình vì quảng trường sẽ trống rỗng do việc cấm ra ngoài hiện nay.
Đức Giáo Hoàng nói “Chúng ta muốn đối phó với đại dịch Covid-19 bằng tính phổ quát của việc cầu nguyện, cảm thương, âu yếm”.
Ngài nói thêm “Chúng ta hãy liên tục hợp nhất. Chúng ta hãy làm cho sự gần gũi của chúng ta được những người cô đơn nhất và những người chịu thử thách nhất cảm nhận được, cả các bác sĩ, nhân viên y tế, y tá, tình nguyện viên... nữa. Sự gần gũi của chúng ta với chính quyền, những người phải đưa ra các biện pháp cứng rắn, nhưng vì lợi ích của chúng ta. Sự gần gũi của chúng ta với cảnh sát, với những người lính trên đường phố luôn cố gắng giữ trật tự, để những việc mà chính phủ yêu cầu chúng ta làm vì lợi ích của tất cả chúng ta được thực hiện. Gần gũi với mọi người”.
Đức Giáo Hoàng đã kết luận bằng cách mời các tín hữu đọc Chương 9 của Tin mừng Gioan (bài Tin mừng hôm nay là từ Ga 9: 1-41) “một cáh bình thản và chậm rãi”.
Ngài nói “Tôi cũng làm điều đó, Nó sẽ đem lại cho tất cả chúng ta điều tốt”.
22 tháng 3, 6 giờ 50 chiều
Qua trang mạng Corrispondenza Romana, Alexander Tschugguel, người trẻ nước Áo từng ném các bức tượng Pachamama xuống Sông Tiber lúc đang có thượng hội đồng Amazon vào tháng 10 năm ngoái, đã gửi tin nhắn sau đây. Trong hai tuần qua, anh đã phải nhập viện và bị thương tổn khá nặng do coronavirus:
"Kính gửi các bạn và những người ủng hộ,
Rất cám ơn về tất cả những lời cầu nguyện và khuyến khích của các bạn trong những ngày gần đây. Bây giờ là ngày thứ 15 căn bệnh của tôi và tôi đang từ từ trên đường hồi phục. Covid-19 tấn công mạnh hơn nhiều so với dự kiến và nó tấn công mọi người ở mọi lứa tuổi. Bây giờ chúng ta phải học cách đương đầu với nó, điều đó có nghĩa là hiểu rằng Thiên Chúa đòi hỏi sự hy sinh từ mỗi người chúng ta. Và trong Mùa Chay này, Người yêu cầu chúng ta nhiều hơn bình thường. Hôm nay chúng ta phải kiềm chế bản thân rất nhiều và biết cách từ bỏ nhiều thứ và đền tội vì tất cả những điều xấu xa trên thế giới, và nhất là vì tất cả những điều xấu xa đã xảy ra trong Giáo hội. Thiên Chúa, trong sự Quan phòng mênh mông của Người, đã đặt các hạn chế này trên chúng ta và chúng ta phải xem chúng như một Thánh giá mà chúng ta phải vác, trước hết cho những người Covid-19 đã bị giết chết, cho tất cả các gia đình đã bị tiêu diệt, cho tất cả các các bé thơ bị hoài thai, cho sự hủy diệt của quê hương chúng ta. Vì tất cả những đau khổ này, giờ đây, chúng ta phải hy sinh tự do, sự thịnh vượng và lối sống thông thường của chúng ta. Ta hãy cùng nhau làm điều đó như những tín hữu. Chúng ta có thể chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ lừa dối hoặc làm chúng ta thất vọng.
Ngay khi tôi khỏe lại, tôi sẽ làm một video về coronavirus này và tôi sẽ cho các bạn biết nó khiến bạn cảm thấy ra sao và nó làm gì cho bạn.
Xin chào thân ái, và xin Chúa ban phước cho chúng ta,
Alexander Tschugguel"
23 tháng 3, 10 giờ 46 sáng
Các chủng sinh tại Cao đẳng Bắc Mỹ ở Rome đã được thông báo rằng đến cuối tuần này, họ phải trở về nhà. Nhiều người đã lên đường về nhà vào tuần trước, khoảng một nửa số chủng sinh vẫn còn ở Trường.
Các lớp học đã ngưng lại sau khi các giáo hoàng đại học đóng cửa vào ngày 5 tháng 3 trong một nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Cha Peter Harman, giám đốc Chủng viện nói rằng “chúng tôi đưa ra quyết định này vì sự an toàn của họ, vì nghĩ rằng hiện diện trong các nhóm nhỏ hơn ở nhà sẽ an toàn hơn một khuôn viên lớn, ở đây, không thể đảm bảo chăm sóc sức khỏe trực tiếp cho một tương lai bất định”.
Ngài nói rằng mọi chủng sinh vẫn khỏe mạnh nhưng Chủng Viện “thà trải qua sự bất tiện này hơn là gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ”.
Cha Harman cho biết các chủng sinh sẽ bị cách ly 14 ngày khi về nhà và việc học của họ “sẽ tiếp tục bằng nhiều phương pháp khác nhau mà các trường đại học cá thể đã thiết lập, thay đổi từ các khóa học trực tuyến đến các bài viết".
Ngài cho biết thêm “Có một vài sinh viên không thể về nhà hoặc có một nơi để cách ly. Họ sẽ ở lại với hầu hết các giảng viên”.
23 tháng 3, 1giờ 10 chiều
Vatican đã công bố rằng vì "tình hình thế giới đang diễn biến", chuyến đi ngày 31 tháng 5 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Malta đã bị hoãn lại cho đến một ngày trong tương lai.
24 tháng 3, 4 giờ 20 chiều
Vatican đã công bố sẽ tiếp tục giữ cho các văn phòng của mình mở cửa nhưng giảm mức độ nhân viên để giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Trong một tuyên bố được đưa ra vào chiều nay, Vatican cho biết những người chịu trách nhiệm các bộ “được giao phó nhiệm vụ tiếp tục cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho Giáo hội hoàn cầu”. Họ cũng sẽ “sắp xếp một số lượng nhân viên tối thiểu ở lại văn phòng và khuyến khích, càng nhiều càng tốt, làm việc từ xa, để hạn chế sự di chuyển của nhân viên, đồng thời bảo đảm việc thi hành thừa tác vụ Phêrô”.
Tuyên bố cho biết thêm: “Trong trường hợp các nhân viên của Tòa thánh hoặc công dân của Thị quốc Vatican phải tiếp xúc với coronavirus, Bộ Y tế và Vệ sinh đã chuẩn bị một giao thức để thông tri kịp thời các trường hợp cho các cơ quan y tế của nơi cư trú và cho những cơ quan thuộc Thị quốc Vatican”.
24 tháng 3, 7giờ 17 tối
Phát ngôn viên của Vatican, Matteo Bruni, cho biết có tổng cộng bốn người đã thử nghiệm dương tính với coronavirus tại Vatican, bao gồm một trường hợp đã được thông báo trước đó.
Ba trường hợp mới là một nhân viên thuộc văn phòng hàng hóa và hai nhân viên của các viện Bảo tàng Vatican.
Ông Bruni cho biết: tất cả bốn người đã được “đặt cô lập như một biện pháp phòng ngừa trước khi họ được kiểm tra dương tính và sự cô lập của họ đã kéo dài đến nay hơn 14 ngày. Họ hiện đang được điều trị tại bệnh viện Ý hoặc tại nhà”.
25 tháng 3, 12 giờ 30 trưa
Vào buổi trưa ngày hôm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đọc Kinh Lạy Cha với các nhà lãnh đạo và các cộng đồng Kitô giáo trên khắp thế giới xin cho chấm dứt coronavirus.
Đức Giáo Hoàng đã công bố việc cầu nguyện này sau khi đọc Kinh Truyền tin hôm Chúa Nhật, nói rằng ngài muốn nó “hợp nhất tiếng nói của chúng ta để cầu xin Chúa trong những ngày đau khổ này, khi thế giới đang chịu thử thách đau đớn bởi đại dịch. Xin Chúa, tốt lành và hay thương xót, ban cho lời cầu nguyện phối hợp của con cái Người, niềm hy vọng tín thác, hướng về sự toàn năng của Người”.
Trước buổi cầu nguyện hôm nay, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra những lời ngắn gọn sau đây được phát hình từ tông điện:
“Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúng ta tập hợp lại với nhau, tất cả các Kitô hữu trên thế giới, để cùng nhau đọc kinh Lạy Cha chúng con, tức kinh nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta.
Là những đứa con tín thác, chúng ta hướng về Cha. Chúng ta làm điều đó mỗi ngày, nhiều lần trong ngày; nhưng ngay bây giờ, chúng ta muốn cầu xin lòng thương xót cho nhân loại đang bị thử thách đau đớn bởi đại dịch coronavirus. Và chúng ta làm điều đó với nhau, các Kitô hữu của mọi Giáo hội và Cộng đồng, mọi truyền thống, mọi lứa tuổi, ngôn ngữ và quốc gia.
Chúng ta cầu nguyện cho người bệnh và gia đình họ; cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe và những người giúp đỡ họ; cho các nhà cầm quyền dân sự, các cơ quan thực thi pháp luật và các thiện nguyện viên; cho các thừa tác viên của các cộng đồng chúng ta.
Hôm nay, nhiều người trong chúng ta cử hành việc Nhập thể của Ngôi Lời trong lòng Trinh Nữ Maria, khi lời khiêm nhường và toàn diện của ngài phản ảnh lời "Này con đây" của Con Thiên Chúa. Chúng ta cũng vậy, chúng ta giao phó chúng ta một cách đầy tín thác vào bàn tay Thiên Chúa và bằng một trái tim và một linh hồn, chúng ta cầu nguyện:
'Lạy Cha chúng con…'"
25 tháng 3, 1 giờ 55 chiều
Đức Hồng Y Robert Sarah, Bộ trưởng Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích, đã ban hành sắc lệnh cập nhật sau đây về các chỉ dẫn và đề nghị liên quan đến phụng vụ trong thời gian lây nhiễm coronavirus. Dưới đây là toàn văn:
SẮC LỆNH
Trong thời gia có Covid-19 (II)
Xem xét tình hình diễn biến nhanh chóng của đại dịch Covid-19 và lưu ý đến các nhận xét xuất phát từ các Hội đồng Giám mục, Thánh bộ này nay xin cung cấp một bản cập nhật đối với các chỉ dẫn và đề nghị tổng quát đã được đưa ra cho các Giám mục trong sắc lệnh trước đây ngày 19 tháng 3 năm 2020.
Vì ngày lễ Phục sinh không thể rời được, tại các quốc gia bị dịch bệnh và những hạn chế xung quanh việc tập hợp và di chuyển của người ta đã được áp đặt, các Giám mục và linh mục có thể cử hành các nghi thức của Tuần Thánh mà không có sự hiện diện của người ta và ở một nơi thích hợp, tránh việc đồng tế và bỏ qua dấu hiệu bình an.
Các tín hữu nên được thông báo về thời gian bắt đầu của các cử hành để họ có thể hiệp nhất trong việc cầu nguyện tại nhà của họ.
Phương tiện phát sóng trực tiếp (không được ghi trước) có thể có ích. Dù sao, điều vẫn quan trọng là dành một thời gian thỏa đáng cho việc cầu nguyện, dành tầm quan trọng trên hết cho Liturgia Horarum (phụng vụ các giờ kinh).
Các Hội đồng Giám mục và các giáo phận riêng lẻ sẽ lo liệu để các nguồn lực được cung cấp nhằm hỗ trợ cho việc cầu nguyện gia đình và cá nhân.
1 - Chúa Nhật Lễ Lá. Lễ tưởng niệm Chúa vào Thành Giêrusalem phải được cử hành trong các nơi thánh; trong các nhà thờ chính tòa, hình thức thứ hai đã đưa ra trong Sách lễ Rôma phải được sử dụng; trong các nhà thờ giáo xứ và ở những nơi khác, hình thức thứ ba phải được sử dụng.
2 - Thánh lễ Truyền Dầu. Lượng giá tình hình cụ thể ở các quốc gia khác nhau, các Hội đồng Giám mục sẽ có thể đưa ra những chỉ dẫn về việc có thể rời sang một ngày khác.
3 - Thứ Năm Tuần Thánh. Việc rửa chân, vốn đã là việc tùy chọn, sẽ được bỏ qua. Vào cuối thánh lễ Bữa Tiệc Ly, việc rước Thánh Thể cũng được bỏ qua và Bí tích Cực Trọng sẽ được giữ trong nhà tạm. Vào ngày này, các phép cử hành thánh lễ ở một nơi thích hợp, không có sự hiện diện của người ta, được đặc biệt ban cấp cho mọi linh mục.
4 - Thứ Sáu Tuần Thánh. Trong Lời Cầu nguyện Phổ Quát, các Giám mục sẽ sắp xếp để có một ý cầu nguyện đặc biệt được chuẩn bị cho những người gặp hoạn nạn, người bệnh, người chết, (x. Missale Romanum [Sách Lễ Rôma]). Việc thờ lạy Thánh giá bằng cách hôn nó chỉ dành cho chủ tế.
5 - Đêm Vọng Phục Sinh: Chỉ được cử hành tại Nhà thờ chính tòa và các nhà thờ giáo xứ. Đối với “Phụng vụ Phép Rửa”, chỉ duy trì phần “Lặp lại Các Lời Thề Hứa Lúc Chịu Phép Rửa” (xem Missale Romanum [Sách Lễ Rôma]).
Các chủng viện, nhà của các giáo sĩ, đan viện và cộng đồng tu trì sẽ tuân theo các chỉ dẫn của sắc lệnh này.
Các phát biểu lòng đạo đức bình dân và các đám rước vốn làm phong phú các ngày trong Tuần Thánh và Tam Nhật Vượt qua có thể rời sang các ngày thích hợp khác trong năm, thí dụ ngày 14 và 15 tháng 9, theo phán quyết của Giám mục Giáo phận.
Theo lệnh của Đức Giáo Hoàng cho năm 2020 này.
Từ các văn phòng của Bộ Thánh Thờ phượng Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích, ngày 25 tháng 3 năm 2020, về Lễ trọng Truyền tin của Chúa.
Robert. Sarah
Bộ trưởng
25 tháng 3, 5 giờ 45 chiều
Tổng thống John Magufuli của Tanzania, một người Công Giáo ngoan đạo, đang chống lại sự thúc đẩy hoàn cầu nhằm ngăn chặn các Thánh lễ công cộng và đóng cửa các nhà thờ vì coronavirus; ngày 22 tháng 3 tại nhà thờ St. Paul, ở thủ đô Dodoma của Tanzania, ông phát biểu:
“Tôi nài nỉ các bạn Kitô hữu của tôi và thậm chí cả các bạn Hồi giáo, đừng sợ hãi, đừng ngừng tụ tập nhau để tôn vinh Thiên Chúa và ca ngợi Người. Đó là lý do tại sao như một chính phủ, chúng tôi đã không đóng cửa các nhà thờ hoặc đền thờ Hồi giáo. Thay vào đó, các cơ sở này nên luôn luôn mở cửa cho người ta tìm nơi ẩn náu của Thiên Chúa. Nhà thờ là nơi người ta có thể tìm kiếm sự chữa lành thực sự, bởi vì ở đấy, Thiên Chúa Chân Thật ngự trị. Đừng sợ ca ngợi và tìm kiếm khuôn mặt của Thiên Chúa trong Giáo hội”.
Nhắc đến Bí tích Thánh Thể, ông nói: "coronavirus không thể tồn tại trong thân thể Thánh Thể của Chúa Kitô, nó sẽ sớm bị đốt cháy. Đó chính xác là lý do tại sao tôi không hoảng sợ khi rước lễ, vì tôi biết, với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, tôi được an toàn. Đây là thời gian xây dựng niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa”.
Vấn đề này đã chia rẽ tín hữu trên khắp thế giới với một số người tin rằng thận trọng và “phò sự sống” là ban hành những hạn chế này trong khi những người khác tin rằng việc thờ phượng phải luôn được phép với những hạn chế và biện pháp hợp lý, và Giáo hội không nên mù quáng tuân theo các giới luật của nhà nước.
26 tháng 3, 1 giờ 10 chiều
Bất chấp những lo ngại về sự gần gũi của Giáo hoàng với những người có thể bị nhiễm coronavirus, ngài vẫn tiếp tục các cuộc gặp gỡ hôm nay, tiếp kiến riêng bốn người tại cư sở Santa Marta của ngài.
Họ là hai vị giáo phẩm: Đức Hồng Y Robert Sarah, Bộ trưởng bộ Thờ phượng Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích, và Đức Tổng Giám Mục Giacomo Morandi, Thư ký của Bộ Giáo lý Đức tin.
Ngài cũng gặp hai giáo dân: Đại sứ Juan Bosco Cayota Zappettini của Uruguay, người đến để chào vĩnh biệt, và Giáo sư Marco Impagliazza, chủ tịch cộng đồng giáo dân Sant’Egidio.
Hôm qua, có tường trình cho rằng một viên chức của Vatican sống trong khu cư xá Santa Marta đã phải nhập viện sau khi nhiễm Covid-19.
Tờ nhật báo Il Fatto Quotidiano của Ý hôm nay đưa tin rằng Đức Giáo Hoàng đã được xét nghiệm âm tính đối với coronavirus sau khi có tin về sự lây nhiễm của viên chức này.
Bốn người khác ở Vatican cũng đã được xét nghiệm dương tính với coronavirus trong tháng này.
Đức Giáo Hoàng cho đến nay đã quyết định ở lại Santa Marta thay vì cách ly hoàn toàn hoặc chuyển đến một địa điểm tách biệt.
27 tháng 3, 5 giờ 56 chiều
Tờ Il Messaggero tường trình rằng một người thứ hai từ Phủ Quốc Vụ Khanh đã bị nhiễm coronavirus, nhưng Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài "sẽ không di chuyển khỏi Santa Marta." Vatican vẫn chưa bình luận về tường trình này.
28 tháng 3, 4 giờ 30 chiều
Việc chấm dứt công khai Thánh lễ và rước lễ có tính “độc đáo và nghiêm trọng” đến nỗi nó có thể được hiểu như “một lời quở trách của Thiên Chúa” vì năm mươi năm qua đã mạo phạm và tầm thường hóa Phép Thánh Thể. Đức cha Athanasius Schneider đã nói như thế trong một cuộc phỏng vấn mới.
28 tháng 3, 5 giờ 04 chiều
Người phát ngôn của Phòng Báo chí Tòa Thánh, Matteo Bruni, đã đưa ra một tuyên bố xác nhận các tường trình cho hay người thử nghiệm dương tính vào ngày hôm qua đối với coronavirus tại nơi cư trú Santa Marta của Đức Giáo Hoàng; ông nói: tổng số người nhiễm Covid-19 ở Vatican hiện là 6 người.
Tuyên bố có nội dung:
“Trong những ngày gần đây, như một phần trong các cuộc kiểm tra do Tổng cục Y tế và Vệ sinh của Thị quốc Vatican thực hiện theo các chỉ thị về tình trạng khẩn cấp coronavirus, một cá nhân khác đã thử nghiệm dương tính đối với Covid-19: một viên chức của Phủ Quốc Vụ Khanh ngụ tại Santa Marta cho thấy một số triệu chứng, sau đó đã được cách ly.
Hiện tại, tình trạng sức khỏe của người này không đặc biệt nguy kịch, nhưng như một biện pháp phòng ngừa, người này đã được đưa vào bệnh viện Rôma để theo dõi, luôn giữ tiếp xúc chặt chẽ với các cơ quan của Tổng cục Vệ sinh và Sức khỏe.
Sau kết quả dương tính, các biện pháp đã được đưa ra theo các thủ tục y tế được cung cấp, cả hai đều lưu ý tới vệ sinh môi trường, nơi làm việc và nơi cư trú của người liên quan và liên quan đến việc dựng lại các tiếp xúc trong những ngày trước kết quả. Các cơ quan y tế đã thực hiện các xét nghiệm trên những người tiếp xúc gần gũi nhất với người được thấy là dương tính. Các kết quả đã xác nhận không có các trường hợp dương tính khác trong số những người cư trú tại Santa Marta và các kết quả dương tính nơi các nhân viên Tòa Thánh khi tiếp xúc gần gũi hơn với viên chức.
Như một biện pháp phòng ngừa, vì phát hiện thêm này, các biện pháp vệ sinh thích đáng đã được đưa ra và các thử nghiệm mới đã được thực hiện, tổng cộng 170 bao gồm các thử nghiệm trước đó, trên các nhân viên của Tòa Thánh và cư dân của Santa Marta. Những xét nghiệm sau này đều cho kết quả âm tính.
Do đó, những người bị ảnh hưởng bởi Covid-19 giữa các nhân viên của Tòa thánh và công dân thị quốc Vatican hiện là 6 người.
Tôi có thể xác nhận rằng cả Đức Thánh Cha và các cộng tác viên gần nhất của ngài đều không liên hệ”.
Còn tiếp