Công vụ 10: 34a, 37-43; T.vịnh 117; 1 Côrintô 5: 6b-8; Gioan 20: 1-9

Lời phi lộ: Tôi viết bài này vài tuần trước đây. Không biết đến bao giờ bệnh dịch Corona sẽ giãm lây nhiễm. Thế nên việc "khuyên dân chúng ở trong nhà, ngăn cấm các dịch vụ công" khiến chúng ta không thể thăm viếng nhau trong dịp lễ Phục Sinh. Nếu chẳng may bệnh dịch Corona không bớt đi, thì lời nhập đề của bài này trở nên như một giấc mơ. Hãy cầu xin cho điều đó trở nên hiện thật.

Chúa Nhật mừng lễ Phục Sinh sẽ như thế nào? Ở đây chúng ta với nến đốt sáng, bông hoa, nhạc hát mừng vui và ăn mặc áo quần đẹp. Chúng ta nghĩ đến bữa ăn Lễ Phục Sinh với gia đình và bạn bè. Có thể chúng ta có một ít rượu champagne để mừng lễ. Nếu có trẻ con thì chắc chắn sẽ có trứng phục sinh bỏ ngoài vườn cho trẻ con đi tìm. Chắc sẽ có chú thỏ phục sinh bắng chocolat, nhất là cho những ai đã phải nhịn ăn chocolat trong Mùa Chay.

Tất cả chúng ta đều hớn hở mừng Lễ Phục Sinh ở Nhà thờ và ở tại nhà. Nhưng, trong Kinh Thánh và trong Phúc âm hôm nay không có chút gì nói về ánh sáng, sự hiện diện của Thiên sứ lăn hòn đá ra khỏi cửa hang mộ và nói với các phụ nữ "các bà đừng sợ. Người không có ở đây, Người đã sống lại" Không như trong câu chuyện của phúc âm khác là trong mộ có 2 thanh niên mặc áo trắng hỏi "tại sao các bà đi tìm người sống trong kẻ chết? Người không có ở đây, Người đã sống lại". Đó không phải là điều chúng ta mong đợi được nghe hôm nay phải không? Thay vào đó, chúng ta lại nghe về một câu chuyện và một cảnh tượng đầy ngạc nhiên, như là câu chuyện về một ngôi mộ trống không - và chính cảnh đó có thế tạo nên cảm giác thất vọng! Vì nghe như một câu chuyện nữa vời khiến chúng ta nêu câu hỏi "Có điều gì xãy ra vậy? Tất cả có ý nghĩa gì?"

Trước hết bà Maria Magdala đi ra ngôi mộ. Bà ta đã đi theo Chúa Giêsu, đã trông thấy những việc Ngài làm, nghe lời Ngài giảng dạy và thương mến Ngài. Có thể bà ta ra ngôi mộ để khỏi cám cảnh đến đời sống của bà trước kia - thường đó là cách người ta ra viếng mộ sau khi đã chôn cất người thân thương đã qua đời. Người thân thương không còn nữa, nhưng phần nào họ vẫn vương vất đâu đó. Nên chúng ta ra ngôi mộ, ngồi đó để nhớ thương, muộn phiền và sửa soạn quên đi những gì trước kia đã từng sống với người quá cố, và nhớ mãi trong lúc chúng ta còn nhớ được. Có phải điều đó thúc đẩy bà Magdala ra mộ buổi sáng lúc trời còn tối chăng? Và để chào tạm biệt lần cuối chăng? Và để cố quên đi đời sống trước đây phải không?

Nhưng, thân xác Chúa Giêsu không có đó! Bà ta vội chạy về báo cho các môn đệ. Không phải báo là Thầy đã sống lại, nhưng là báo "người ta" đã ăn cắp xác Thầy. Vấn đề sống lại từ cỏi chết là một khái niệm mà chưa ai nghĩ đến. Vì vậy ông Simon Phêrô và người môn đệ mà Chúa thương chạy ra mộ đẻ xem sao. Họ không mong đợi điều gì sẽ xãy ra sau khi Chúa Giêsu đã chết, và họ tin chắc điều đó. Có người nói là Chúa Giêsu không chết thật, và các môn đệ lấy xác Ngài đi để hồi sinh Ngài lại. Không đâu, người La-Mã là những bậc thầy về tra tấn và giết chóc họ rất chuyên ghiệp. Chúa Giêsu đã chết và các môn đệ tin chắc vậy.

Hai môn đệ chạy ra mộ trông thấy những điều như bà Magdala đã nói ngôi mộ trống không. Thân xác Chúa Giêsu không có đó. Phêrô vào ngôi mộ trước, trông thấy khăn liệm và khăn che đầu xếp ngay ngắn và để một bên. Nhưng hai môn đệ không tìm sự sắp đặt gọn gàng đó, họ đến để tìm xác Chúa Giêsu dấu yêu của họ.

Bạn có bao giờ đặt mình vào vai trò của một người nào trong câu chuyện này chưa? Bạn có bao giờ tưởng tượng ra được phản ứng của chúng ta; là người trong cuộc; khi nghe tin về việc này. Đây là câu chuyện lớn luôn được nhắc đến trong dịp lễ lớn nhất trong năm phụng vụ của Kitô Giáo. Nhưng, có thể đây là một chủ đề xứng hợp với chúng ta trong cuộc sống hiện tại. Trái với những trường hợp sống lại khác, chúng ta không gặp Chúa Kitô sống lại trong vườn như bà Magdala. Ngài không hiện ra với chúng ta như Ngài đã hiện ra cho các môn đệ khi họ đang lo lắng bồn chồn và sợ sệt ở trong phòng khóa kín cửa.

Những gì chúng ta đã nhận dược nơi Ngài, phải chăng cũng như câu chuyện trong phúc âm hôm nay chỉ là một ngôi mộ trống. Hai môn đệ đã vào ngôi mộ trống không và nhìn nó trong bóng tối. Điều hai môn đệ đó thấy đã giúp gì cho đời sống chúng ta nơi ngôi mộ? Chúng ta có phải giống như ông Phêrô, người môn đệ lớn và đầy ngần ngại phải không? Chúng ta đã có đôi lúc sa ngã, buồn phiền và chán nản. Ông Phêrô có thể là đại diện cho chúng ta nơi ngôi mộ trống này, hay ít nữa cũng đại diện một phần nào cho chúng ta – khi chúng ta không hiểu điều gì đã xãy ra trong đời sống chúng ta, khi mọi sự như cằn cỗi và trống rổng, khi chúng ta phải sống ít nhất là qua lúc này với sự mơ hồ và bí ẩn, không có câu trả lời.

Hoặc, chúng ta giống như người môn đệ thứ hai khi bước vào ngôi mộ, trông thấy những gì mà ông Phêrô đã thấy và như ông Gioan nói "ông ta thấy và tin". Ông đã được trãi nghiệm tình yêu thương của Chúa Giêsu. Ông ta nhìn vào sự trống không. Mặc dù ông ta không trông thấy sự xuất hiện nào, nhưng ông đã thấy với "đôi mắt đức tin". Đây có phải là cách chúng ta cảm nghiệm về những tình huống trống vắng? Chúng ta rút kinh nghiệm về tình yêu và niềm tin dựa vào sự cảm nghiệm, về tình yêu thương của Chúa Kitô phải không. Có thế do đức tin cha mẹ chúng ta truyền cho chúng ta, hay do các môn đệ của Chúa Giêsu. Có thể là một câu chuyện trong Kinh Thánh giúp chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh Ngài trong sự trống không, nhờ thế không thấy chán nản, mà tin và hy vọng.

Có phải chỉ có thế thôi sao? Đó là những gì dành cho chúng ta vào ngày Lễ Phục Sinh sao? Không có sự hiện ra nơi các môn đệ họp nhau ở trong phòng trên gác khóa cửa kín và sợ hải? Không có sự hiện ra cho bà Magdala ở ngoài vườn làm bà ta nghĩ đó là người làm vườn chăng? Chúng ta sẽ nghe những câu chuyện Chúa Giêsu sống lại hiện ra sau này trong Mùa Phục Sinh. Nhưng hôm nay thì không. Hôm nay chúng ta nhìn vào ngôi mộ trống không với ông Phêrô và người môn đệ mà Chúa Giêsu thương, và thấy hai cử chỉ của hai môn đệ đó khác nhau khi họ thấy trong ngôi mộ cũng như chúng ta.

Chúng ta là người môn đệ nào? Tôi nghĩ chúng ta có cả hai môn đệ trong chúng ta. Có khi trong đời sống chúng ta, chúng ta cảm thấy lạc hướng và không biết sau đó phải làm gì. Chúng ta chỉ không thấy thoáng qua thôi, có khi chúng ta cũng thấy cuộc sống trống vắng như ngôi mộ đó, và chúng ta vẫn tiến tới rất mạnh mẽ, bất chấp đời sống chúng ta trống rỗng. Hôm nay chúng ta có thể đến nhà thờ với cả hai cảm nhận này.

Đây là Lễ Phục Sinh, khi sự sống thắng sự chết, khi đức tin giúp chúng ta vượt qua sự do dự. Đức tin không phải là sự trông thấy của thể xác. Đức tin là niềm tin vào Thiên Chúa. Chúng ta có "cái gọi là đức tin" khi chúng ta có thể chứng minh những gì mà chúng ta tin. Nhưng, cũng như người môn đệ Chúa thương, chúng ta biết là chúng ta dù sao đi nữa cũng được Chúa yêu thương. Chúng tin mặc dù không có sự trông thấy bên ngoài.

Chúa Giêsu chữa lành cho người mù. Chúng ta biết rằng "trông thấy" chỉ là một dấu chỉ Kinh Thánh. Chúa Giêsu không những cho trông thấy về thể xác, nhưng Ngài cũng cho thấy được tầm nhìn của đức tin, đem ánh sáng vào nơi tối tăm của đời sống chúng ta. Ngài đã làm điều đó cho các môn đệ đầu tiên đang nghi ngờ, và Ngài cũng làm như thế cho chúng ta nữa.

Hôm nay không nói về những điều mà các môn đệ đầu tiên đã làm được. Cũng không nói các ông đó đã xứng đáng nhận được tình yêu thương của Thiên Chúa như thế nào. Họ không được hưởng sự phục sinh vì họ có hành vi tốt và có đức tin mạnh. Hoàn toàn ngược lại. Tuần vừa qua cho chúng ta thấy là tuy họ không hiểu gì cả, tuy họ đau khổ, và tuy họ cũng như chúng ta họ vẫn là những người được Thiên Chúa chọn để loan báo sự phục sinh của Chúa Giêsu. Cũng như chúng ta cũng được chọn để làm việc đó.

Tin vào sự phục sinh không phải chỉ là một điều giúp chúng ta nghĩ về chúng ta ngày sau, khi chúng ta đã qua đời. Trước tiên đây là điều minh chứng về Thiên Chúa là ai và Ngài hoạt động như thế nào. Đó là nói về Thiên Chúa của chúng ta. Ngài đã tạo nên sự sống mới nơi đã có sự chết. Và hơn nữa, phục sinh là ơn gọi của mỗi người chúng ta. Đó là một lời mời gọi, một nhiệm vụ phải thực hiện, dược gởi cho chúng ta để ra đi loan báo bằng lời nói và việc làm của chúng ta, qua tình yêu thương và sự tha thứ của Thiên Chúa dành cho người tội lỗi.

Nếu chúng ta làm như thế, chấp nhận ơn gọi nơi chính mình, những người khác sẽ biết điều chúng ta loan báo hôm nay - ngôi mộ trống không vì Chúa Giêsu đã từ kẻ chết sống lại. Và đó không phải là sự kết thúc câu chuyện, nhưng câu chuyện chỉ vừa bắt đầu thôi!

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


EASTER SUNDAY (A)
Acts 10: 34a, 37-43; Psalm 118; 1 Corinthians 5: 6b-8; John 20: 1-9

PRE-NOTE: I am writing this some weeks in advance. Not sure if the Corona virus will have diminished in intensity and the "lockdown" lifted to enable us to mix with loved ones this Easter. If it hasn’t, the opening of this reflection will sound like a dream! Here’s hoping and praying it comes true!

What kind of Easter Sunday is this? Here we are with lighted candles, flowers, joyful music and all dressed up. We’re looking forward to Easter dinner with family and friends. Maybe we’ll even have some champagne to celebrate. If there are little ones we will arrange an Easter egg hunt. There will be chocolate Easter bunnies, especially appealing if you gave up chocolate for Lent.

We are all primed for our Easter celebration, both here in church and at home. But what we get in the Scriptures, in today’s gospel, isn’t about a flash of lightning, the appearance of an angel rolling the stone back and telling the women, "Don’t be afraid. He is not here. He has been raised." Nor, as another gospel story has it, are there two young men in dazzling garments asking, "Why do you search for the living one among the dead? He is not here, he has been raised!" Isn’t that what we expected to hear today? Instead, we don’t get a story of spectacle and surprise, but an account of an empty tomb – and that’s it! It feels like a letdown, leaving us with questions "What’s going on? What does it all mean?"

First, Mary Magdalene goes to the tomb. She had traveled with Jesus, witnessed his marvelous deeds, heard his words and loved him. Maybe she went to the tomb to shut the door on part of her life – the way we go to the empty room after the death of a loved one. They are not there, but some part of them is. So we go, sit, remember, grieve and prepare to shut the door on, what once was, and carry on, as best we can. Was that what brought Mary to the tomb early in the morning, while it was still dark? A final farewell? Shutting the door?

But his body was gone! Mary rushes to tell the other disciples, not that he was risen, but that "they" had stolen his body. Resurrection from the dead would not have entered their minds. So, Simon Peter and the disciple Jesus loved, run to the tomb where they had placed Jesus’ body. They expected little to happen, after all he was dead; they were sure of that. Some people claim that Jesus wasn’t really dead, that the disciples took him away and revived him. No, the Romans were masters of torture and murder. Jesus was dead; of that the disciples were sure.

The two who ran to the tomb found it just as Mary had described. The tomb was empty, the body gone. Peter enters the tomb first, sees the burial cloths and the head cloth neatly folded in a separate place. Nice and neat. But they were not looking for neatness, they had come looking for their beloved Jesus.

Do you ever put yourself in place of one of the characters in the stories? Ever try to imagine how you would react if you were in their place? This may not be the story we would prefer to hear on this, the greatest feast of the Christian year. But perhaps it’s a very appropriate story for where we find ourselves at this time. Unlike those other resurrection accounts, we don’t meet the risen Christ in the garden as Mary did. He doesn’t appear to us, as he did to the apostles, when we are troubled, anxious, or afraid behind locked doors.

What we get, at those times, is like this gospel story: an empty tomb and two disciples peering into the dark and emptiness. What parts of our lives do these two disciples capture for us at the tomb? Are we Simon Peter, the most prominent but also flawed disciple? We have had our moments of failure, sadness and discouragement. He may represent us at the empty tomb or, at least, some part of us – when we just don’t understand what’s going on in our lives; when things feel barren and empty; when we have to live, for this moment at least, with ambiguity and mystery. No answers.

Or, are we like the second disciple who enters, sees what Peter saw and, as John tells us, "He saw and believed." He had personally experienced Jesus’ love. He looked into the emptiness, though he saw no risen apparition, he did see with "faith eyes." Is that the way we experience similar situations of emptiness? We draw on our experience of Christ’s love and believe? Maybe it is the faith passed on to us by parents, or other disciples of Jesus. Maybe it is the Scripture stories that enable us to look into the emptiness and still see; not lose our footing; not throw our hands up in despair, but believe and have hope.

Is that it? Is that all there is for us on Easter Sunday? No appearance to frightened disciples in an upper room? No appearance to Mary in the garden where she first thinks he is the gardener? We will hear those stories later this Easter season. But not today. Today has us peering into emptiness with Simon Peter and the beloved disciple and observing their different reactions to what is before them and us.

Which disciple are we? I think we have both in us. At moments of our lives we feel lost and do not know what to do next. We just don’t see. At other times, just as empty, like that tomb, we see, go forward and grow stronger, despite the emptiness. We may be bringing a mixture of both to church today.

It is Easter, when life overcomes death; when faith sustains our doubts. Faith is not physical sight, faith is trust in God. We have a "Nevertheless Faith," when we can’t prove what we believe but, like the beloved disciple, we know we are loved, nevertheless. We believe, despite the appearances, nevertheless.

Jesus cured blind people. We know that "seeing" is a biblical symbol for faith. Jesus not only gives physical sight, but gives the sight of faith; brings light into the dark places of our lives. He did that for those first doubting disciples, and he will do that for us too.

This day is not about what those first disciples accomplished. It is not about how deserving they were of God’s love. They did not earn the resurrection as a payment for good behavior, or strong faith. Quite the contrary. This past week showed that, as confused as they were, as broken as they were, as much like each of us they were – still, they were the ones whom God had chosen to proclaim the resurrection of Jesus Christ. Just as we are chosen to do.

Faith in the resurrection isn’t simply a claim about our future status, after we die. It is first, of all, a demonstration about who God is and how God works. It is about our God, who makes new life where there has been death. And more… Resurrection is about our vocation. It is a summons, a task to be undertaken, that sends us out to announce, by our words and actions, God’s love and forgiveness for sinners, outcasts, neglected, forgotten and displaced.

If we do that, accept our vocation, others will come to know what we profess here today… the tomb is empty because Jesus Christ is risen from the dead! And that’s not the end of the story, it has only just begun!