Hằng năm vào đêm thứ bảy tuần thánh, Giáo hội có nghi lễ canh thức đón mừng Chúa Giêsu phục sinh sống lại từ cõi chết.
Tuần tự những biến cố nền tảng của vũ trụ, những thắc mắc trung tâm điểm của đời sống con người được ôn nhớ thuật kể lại trong lễ nghi phụng vụ canh thức qua các bài tường thuật của kinh thánh: lửa và nước, ánh sáng và bóng tối, tội lỗi và sự tha thứ, sự chết và sự sống, ý nghĩa và không ý nghĩa.
Theo qui định của Giáo hội có tất cả 09 bài Kinh Thánh được đọc trong đêm canh thức này. Nhưng Giáo hội cho phép rút ngắn không cần phải đọc cả 09 bài, nên chỉ còn phải đọc 05 bài.
- Khởi đầu là bài tường thuật lịch sử công trình sáng tạo vũ trụ trong sách Sáng Thế ( St 1,1-2,2). Bài tường thuật kinh thánh với những chi tiết về công trình sáng tạo vũ trụ này không phải là một thiên khảo luận khoa học thiên nhiên. Nhưng qui hướng đến ý nghĩa thần học đạo đức: Ngay từ thuở ban đầu Thiên Chúa đã có mặt, thần linh của Ngài „ bay lượn trên sóng nước còn hoang vu“. Thiên Chúa muốn vũ trụ này được thành hình theo ý định của Ngài, chứ vũ trụ không là tập hợp do những nguyên tử ngẫu nhiên gộp lại thành hình.
Thiên Chúa cũng muốn tạo thành con người giống theo hình ảnh của Ngài, chứ sự sống con người không là do hỗn hợp vật thể nào làm ra. Thiên Chúa từ khởi thủy là đấng sáng tạo thành con người thân xác cũng như linh hồn sự sống. Vì thế sự sống con người chỉ riêng trên nền tảng đã có ý nghĩa rồi. Ngay từ khởi đầu ý muốn sáng tạo sự sống con người bắt nguồn từ Thiên Chúa., như Ngài nói với chúng ta: Con được tạo thành sinh ra do ý muuốn của Ta. Ta yêu mến con. Con là công trình quan trọng trong công trình sáng tạo thiên nhiên của Ta.
- Bài tường thuật thứ hai trích nơi sách Xuất hành ( Xh 14,15-15,1) nói về dân Do Thái ngày xưa đi trở về quê hương Thiên Chúa hứa từ nước Aicập, nơi họ sống đời nộ lệ bị đàn áp ngược đãi, đi vượt qua an toàn giữa lòng biển đỏ. Bài tường thuật chi tiết đó có những khúc đoạn biến cố được viết mang tính cách kịch tính bi thảm hóa. Phải, có mầu sắc hình ảnh thêu dệt phóng đại thêm vào do ảnh hưởng tâm tính văn hóa cùng cảm nhận của những người viết thuật lại.
Nhưng trung tâm bài tường thuật muốn nói lên rõ rằng: Đấng Tạo Hóa không đơn giản tạo thành sinh ra con người trên vũ trụ, rồi để con người mặc kệ với số phận của họ. Không, Đấng Tạo Hóa trung thành với họ. Ngài dẫn đưa họ đi và hằng cùng đồng hành với trên mọi bước đường. Ngài không để họ bơ vơ một mình cả trong thời gian bất hạnh xấu nhất.
Ở cuối đường hầm tăm tối xuất hiện loé lên đốm lửa ánh sáng soi đường. Tràn đầy niềm tin tưởng vào Ngài, con người bước đi, và sẽ tới đích điểm. Tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng đoan hứa với con người sẽ không bao giờ bỏ rơi họ.
Đây cũng là hình ảnh nói về sự sáng tạo Thiên Chúa thực hiện cho con người qua cuộc giải thoát cứu độ dân Israel khỏi cảnh nô lệ bên Aicập ngày xưa cách đây hằng mấy ngàn năm trước Chúa giáng sinh.
Không có sử sách ghi lại vào thời điểm nào cuộc xuất hành của dân Do Thái từ Aicập diễn xảy ra. Có gỉa thuyết cho rằng cuộc xuất hành có thể xảy ra khoảng những năm 1450 hay 1440 trước Chúa giáng sinh, dưới thời Vua Thutmosis III. triều đại Pharao bên Aicập.
Cũng có đa số những nhà nghiên cứu lịch sử khảo cổ cho rằng cuộc xuất hành của dân Do Thái xảy diễn ra khoảng vào thế kỷ 13. hay 12. trước Chúa giáng sinh dưới thời triều đại 20. của vương triều Pharao.
- Bài thánh thư thứ ba là bài trích sách ngôn sứ Ezechiel. ( Ez 36,16- 28). Trung tâm chính của bài tường thuật, Ngôn sứ Ezechiel loan báo Thiên Chúa sẽ sáng tạo một trái tim mới nơi con người. Ngài sẽ lấy ra khỏi lồng ngực con người trái tim bằng đá, và sẽ thay vào đó trái tim bằng thịt.
Lẽ dĩ nhiên đây là một hình ảnh nói lên một ý nghĩa có pha trộn mầu sắc tưởng tượng phantasie: Con người không cần phải giữ lòng mình cố thủ cứng nhắc, không cần phải chiến đấu lâu dài hơn nữa để dành phần thắng lợi cho riêng mình. Nhưng họ phải sống là con người chân thành, có lòng yêu thương bác ái, có lòng cảm thương với nhau. Đó chính là con người mà Thiên Chúa muốn tạo dựng nên giống hình ảnh của Ngài. Một hình ảnh con người như thế là lời đoan hứa cao đẹp, để có một tương lai sáng sủa bình an!
Ngôn sứ Ezechiel nói đến một sáng tạo mới là cung cách con người sống đối xử với nhau trong tình bác ái yêu thương giống như hình ảnh Thiên Chúa, Đấng là tình yêu thương.
- Bài thánh thư thứ tư trích thư của Thánh Phaolô tông đồ gửi Giáo đoàn Roma ( Rm 6,3-11). Trong bức thư này, thánh Phaolô nhắc lại con người ai cũng phải chết, nhưng sẽ cùng được sống lại với Chúa Giêsu Kitô.
Như vậy phải hiểu như thế nào? Khả năng tâm trí con người chúng ta không suy hiểu biết được điều này. Nhưng con người ai cũng có một đời sống. Và khi đời sống đó trên vũ trụ qua đi, chúng ta còn có một quê hương nữa vẫn tồn tại, mà Thiên Chúa ban cho. Ngay cả khi con người mất tất cả, điều này cũng không là một tai họa xảy đến. Vì con người cùng với Chúa Giêsu Kitô chiến thắng tất cả. Vậy sự gì có thể chia lìa con người chúng ta ra khỏi Chúa Giêsu Kitô?
Đây cũng là hình ảnh, phải là lời tuyên tín về một sáng tạo mới Thiên Chúa thực hiện cho người qua Chúa Giêsu Kitô, Đấng từ cõi chết phục sinh sống lại
- Và bài tường thuật thứ năm là bài Tin mừng Chúa Giêsu Kitô chỗi dậy sống lại từ nấm mồ người chết trong lòng đất. ( Mt 28,1-10)
Lẽ dĩ nhiên đây không phải là bài tường thuật lịch sử theo cung cách mới, nhưng là kinh nghiệm, cảm nghiệm của con người xưa kia sống sát gần với Chúa Giêsu Kitô. Và họ làm chứng rằng: Họ đã gặp Chúa Giêsu Kitô sống lại. Ngài đã hiện ra với họ. Chúa Giêsu Kitô, người thợ mộc thành Nazareth, và là Con Thiên Chúa, đã chết, nhưng không nằm yên trong nấm mồ chôn dưới lòng đất. Ngài còn đang sống.
Điều này nói lên: Đấng từ trời cao xuống trần gian mang ơn cứu độ chữa lành cho phần rỗi linh hồn muôn đời không là lời hứa suông cho trần gian. Tin tưởng vào sự phục sinh sống lại của Chúa Giêsu Kitô không là giấc mơ của điều mơ tưởng không có niềm hy vọng. Nhưng là tương lai của con người chúng ta.
Chúa Giêsu Kitô, một người đã bẻ gẫy phá tan sức mạnh sự chết, làm đảo lộn phá tan điều hoang mang hồ nghi của trần gian xưa nay về sự sống lại của con người. Thánh Phaolô đã viết xác tín: Nếu Chúa Giêsu Kitô không sống lại thì sự rao giảng làm chứng, và đức tin của chúng ta trở thành trống rỗng vô nghĩa lý. ( 1 Cor. 15,14).
Sự phục sinh sống lại của Chúa Giêsu Kitô làm đảo lộn những gì con người suy luận xưa nay, đồng thời xóa chối bỏ những định kiến của con người cho rằng chết là hết, là chấm dứt. Sự Phục sinh mang tầm ý nghĩa xóa bỏ bức tường cứng nhắc để tiến vào khung trời đất mới, quê hương của tự do không còn là nô lệ cho tội lỗi. Nơi đó là tương lai cho con người.
Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết, là người thứ nhất, người tiên phong trước chúng ta, và chúng ta bước theo Ngài.
Đêm canh thức đón mừng Chúa phục sinh là đêm thánh thứ hai sau đêm thánh vô cùng Chúa Giêsu giáng sinh xuống trần gian làm người ngày 25.12..
Đêm canh thức phục sinh trở thành đêm thánh sáng tạo mới trong công trình sáng tạo thiên nhiên cho con người được cứu độ thoát khỏi hình phạt của tội lỗi.
„ Chúa Giêsu ngày thứ ba sống lại đem các Thánh lên!“ ( Kinh cầu chịu nạn)
Đêm canh thức vọng phục sinh, thứ Bảy Tuần Thánh 11.04.2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Tuần tự những biến cố nền tảng của vũ trụ, những thắc mắc trung tâm điểm của đời sống con người được ôn nhớ thuật kể lại trong lễ nghi phụng vụ canh thức qua các bài tường thuật của kinh thánh: lửa và nước, ánh sáng và bóng tối, tội lỗi và sự tha thứ, sự chết và sự sống, ý nghĩa và không ý nghĩa.
Theo qui định của Giáo hội có tất cả 09 bài Kinh Thánh được đọc trong đêm canh thức này. Nhưng Giáo hội cho phép rút ngắn không cần phải đọc cả 09 bài, nên chỉ còn phải đọc 05 bài.
- Khởi đầu là bài tường thuật lịch sử công trình sáng tạo vũ trụ trong sách Sáng Thế ( St 1,1-2,2). Bài tường thuật kinh thánh với những chi tiết về công trình sáng tạo vũ trụ này không phải là một thiên khảo luận khoa học thiên nhiên. Nhưng qui hướng đến ý nghĩa thần học đạo đức: Ngay từ thuở ban đầu Thiên Chúa đã có mặt, thần linh của Ngài „ bay lượn trên sóng nước còn hoang vu“. Thiên Chúa muốn vũ trụ này được thành hình theo ý định của Ngài, chứ vũ trụ không là tập hợp do những nguyên tử ngẫu nhiên gộp lại thành hình.
Thiên Chúa cũng muốn tạo thành con người giống theo hình ảnh của Ngài, chứ sự sống con người không là do hỗn hợp vật thể nào làm ra. Thiên Chúa từ khởi thủy là đấng sáng tạo thành con người thân xác cũng như linh hồn sự sống. Vì thế sự sống con người chỉ riêng trên nền tảng đã có ý nghĩa rồi. Ngay từ khởi đầu ý muốn sáng tạo sự sống con người bắt nguồn từ Thiên Chúa., như Ngài nói với chúng ta: Con được tạo thành sinh ra do ý muuốn của Ta. Ta yêu mến con. Con là công trình quan trọng trong công trình sáng tạo thiên nhiên của Ta.
- Bài tường thuật thứ hai trích nơi sách Xuất hành ( Xh 14,15-15,1) nói về dân Do Thái ngày xưa đi trở về quê hương Thiên Chúa hứa từ nước Aicập, nơi họ sống đời nộ lệ bị đàn áp ngược đãi, đi vượt qua an toàn giữa lòng biển đỏ. Bài tường thuật chi tiết đó có những khúc đoạn biến cố được viết mang tính cách kịch tính bi thảm hóa. Phải, có mầu sắc hình ảnh thêu dệt phóng đại thêm vào do ảnh hưởng tâm tính văn hóa cùng cảm nhận của những người viết thuật lại.
Nhưng trung tâm bài tường thuật muốn nói lên rõ rằng: Đấng Tạo Hóa không đơn giản tạo thành sinh ra con người trên vũ trụ, rồi để con người mặc kệ với số phận của họ. Không, Đấng Tạo Hóa trung thành với họ. Ngài dẫn đưa họ đi và hằng cùng đồng hành với trên mọi bước đường. Ngài không để họ bơ vơ một mình cả trong thời gian bất hạnh xấu nhất.
Ở cuối đường hầm tăm tối xuất hiện loé lên đốm lửa ánh sáng soi đường. Tràn đầy niềm tin tưởng vào Ngài, con người bước đi, và sẽ tới đích điểm. Tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng đoan hứa với con người sẽ không bao giờ bỏ rơi họ.
Đây cũng là hình ảnh nói về sự sáng tạo Thiên Chúa thực hiện cho con người qua cuộc giải thoát cứu độ dân Israel khỏi cảnh nô lệ bên Aicập ngày xưa cách đây hằng mấy ngàn năm trước Chúa giáng sinh.
Không có sử sách ghi lại vào thời điểm nào cuộc xuất hành của dân Do Thái từ Aicập diễn xảy ra. Có gỉa thuyết cho rằng cuộc xuất hành có thể xảy ra khoảng những năm 1450 hay 1440 trước Chúa giáng sinh, dưới thời Vua Thutmosis III. triều đại Pharao bên Aicập.
Cũng có đa số những nhà nghiên cứu lịch sử khảo cổ cho rằng cuộc xuất hành của dân Do Thái xảy diễn ra khoảng vào thế kỷ 13. hay 12. trước Chúa giáng sinh dưới thời triều đại 20. của vương triều Pharao.
- Bài thánh thư thứ ba là bài trích sách ngôn sứ Ezechiel. ( Ez 36,16- 28). Trung tâm chính của bài tường thuật, Ngôn sứ Ezechiel loan báo Thiên Chúa sẽ sáng tạo một trái tim mới nơi con người. Ngài sẽ lấy ra khỏi lồng ngực con người trái tim bằng đá, và sẽ thay vào đó trái tim bằng thịt.
Lẽ dĩ nhiên đây là một hình ảnh nói lên một ý nghĩa có pha trộn mầu sắc tưởng tượng phantasie: Con người không cần phải giữ lòng mình cố thủ cứng nhắc, không cần phải chiến đấu lâu dài hơn nữa để dành phần thắng lợi cho riêng mình. Nhưng họ phải sống là con người chân thành, có lòng yêu thương bác ái, có lòng cảm thương với nhau. Đó chính là con người mà Thiên Chúa muốn tạo dựng nên giống hình ảnh của Ngài. Một hình ảnh con người như thế là lời đoan hứa cao đẹp, để có một tương lai sáng sủa bình an!
Ngôn sứ Ezechiel nói đến một sáng tạo mới là cung cách con người sống đối xử với nhau trong tình bác ái yêu thương giống như hình ảnh Thiên Chúa, Đấng là tình yêu thương.
- Bài thánh thư thứ tư trích thư của Thánh Phaolô tông đồ gửi Giáo đoàn Roma ( Rm 6,3-11). Trong bức thư này, thánh Phaolô nhắc lại con người ai cũng phải chết, nhưng sẽ cùng được sống lại với Chúa Giêsu Kitô.
Như vậy phải hiểu như thế nào? Khả năng tâm trí con người chúng ta không suy hiểu biết được điều này. Nhưng con người ai cũng có một đời sống. Và khi đời sống đó trên vũ trụ qua đi, chúng ta còn có một quê hương nữa vẫn tồn tại, mà Thiên Chúa ban cho. Ngay cả khi con người mất tất cả, điều này cũng không là một tai họa xảy đến. Vì con người cùng với Chúa Giêsu Kitô chiến thắng tất cả. Vậy sự gì có thể chia lìa con người chúng ta ra khỏi Chúa Giêsu Kitô?
Đây cũng là hình ảnh, phải là lời tuyên tín về một sáng tạo mới Thiên Chúa thực hiện cho người qua Chúa Giêsu Kitô, Đấng từ cõi chết phục sinh sống lại
- Và bài tường thuật thứ năm là bài Tin mừng Chúa Giêsu Kitô chỗi dậy sống lại từ nấm mồ người chết trong lòng đất. ( Mt 28,1-10)
Lẽ dĩ nhiên đây không phải là bài tường thuật lịch sử theo cung cách mới, nhưng là kinh nghiệm, cảm nghiệm của con người xưa kia sống sát gần với Chúa Giêsu Kitô. Và họ làm chứng rằng: Họ đã gặp Chúa Giêsu Kitô sống lại. Ngài đã hiện ra với họ. Chúa Giêsu Kitô, người thợ mộc thành Nazareth, và là Con Thiên Chúa, đã chết, nhưng không nằm yên trong nấm mồ chôn dưới lòng đất. Ngài còn đang sống.
Điều này nói lên: Đấng từ trời cao xuống trần gian mang ơn cứu độ chữa lành cho phần rỗi linh hồn muôn đời không là lời hứa suông cho trần gian. Tin tưởng vào sự phục sinh sống lại của Chúa Giêsu Kitô không là giấc mơ của điều mơ tưởng không có niềm hy vọng. Nhưng là tương lai của con người chúng ta.
Chúa Giêsu Kitô, một người đã bẻ gẫy phá tan sức mạnh sự chết, làm đảo lộn phá tan điều hoang mang hồ nghi của trần gian xưa nay về sự sống lại của con người. Thánh Phaolô đã viết xác tín: Nếu Chúa Giêsu Kitô không sống lại thì sự rao giảng làm chứng, và đức tin của chúng ta trở thành trống rỗng vô nghĩa lý. ( 1 Cor. 15,14).
Sự phục sinh sống lại của Chúa Giêsu Kitô làm đảo lộn những gì con người suy luận xưa nay, đồng thời xóa chối bỏ những định kiến của con người cho rằng chết là hết, là chấm dứt. Sự Phục sinh mang tầm ý nghĩa xóa bỏ bức tường cứng nhắc để tiến vào khung trời đất mới, quê hương của tự do không còn là nô lệ cho tội lỗi. Nơi đó là tương lai cho con người.
Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết, là người thứ nhất, người tiên phong trước chúng ta, và chúng ta bước theo Ngài.
Đêm canh thức đón mừng Chúa phục sinh là đêm thánh thứ hai sau đêm thánh vô cùng Chúa Giêsu giáng sinh xuống trần gian làm người ngày 25.12..
Đêm canh thức phục sinh trở thành đêm thánh sáng tạo mới trong công trình sáng tạo thiên nhiên cho con người được cứu độ thoát khỏi hình phạt của tội lỗi.
„ Chúa Giêsu ngày thứ ba sống lại đem các Thánh lên!“ ( Kinh cầu chịu nạn)
Đêm canh thức vọng phục sinh, thứ Bảy Tuần Thánh 11.04.2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long