Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ Vọng Phục sinh vào lúc 9g tối thứ Bẩy 11 tháng Tư tại bàn thờ Ngai Tòa bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Sau ngày Sa-bát” (Mt 28: 1), những người phụ nữ đã đến ngôi mộ. Tin Mừng của Đêm Thánh Vọng Phục sinh bắt đầu với ngày Sa-bát. Đó là ngày trong Tam Nhật Phục sinh mà chúng ta có xu hướng lơ là khi chúng ta háo hức chờ đợi cuộc vượt qua từ thập giá của ngày Thứ Sáu tiến đến lời tung hô Alleluia của Chúa Nhật Phục Sinh. Tuy nhiên, năm nay, chúng ta đang trải nghiệm, hơn bao giờ hết, sự im lặng thật lớn lao của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh. Chúng ta có thể tưởng tượng mình ở vị trí của những người phụ nữ vào ngày đó. Như chúng ta hiện nay, trước mắt họ là thảm kịch đau khổ, về một bi kịch bất thình lình xảy đến. Họ đã nhìn thấy cái chết và nó đè nặng lên trái tim họ. Nỗi đau xen lẫn nỗi sợ hãi: liệu họ có chịu chung số phận với Thầy không? Sau đó, cũng có nỗi sợ về tương lai và tất cả những gì sẽ cần phải được xây dựng lại. Một ký ức đau đớn, một hy vọng bị cắt ngắn. Đối với họ, như đối với chúng ta hiện nay, đó là giờ khắc đen tối nhất.
Tuy nhiên, trong tình huống này, những người phụ nữ ấy đã không để mình bị tê liệt. Họ không chịu khuất phục trước sự ảm đạm của khổ đau và tiếc nuối, họ không cuộn tròn trong chính mình hoặc trốn chạy khỏi thực tại. Họ đang làm một việc đơn giản nhưng phi thường: đó là chuẩn bị tại nhà các loại hương thơm để xức xác Chúa Giêsu. Họ không ngừng yêu thương; trong đêm đen của tâm hồn, họ thắp lên một ngọn lửa thương xót. Đức Mẹ đã dành ngày thứ bảy đó, ngày sẽ được dành riêng để kính nhớ Mẹ, để cầu nguyện và hy vọng. Mẹ đã đáp lại nỗi buồn bằng niềm tin vào Chúa. Những phụ nữ này không biết rằng họ đang chuẩn bị, trong bóng tối của ngày Sa-bát đó, cho “buổi bình minh của ngày thứ nhất trong tuần”, là ngày sẽ thay đổi lịch sử. Chúa Giêsu, giống như một hạt giống bị chôn vùi trong lòng đất, sắp sửa làm cho cuộc sống mới nở hoa trên thế giới; và những người phụ nữ này, bằng lời cầu nguyện và tình yêu, đã giúp tạo nên bông hoa hy vọng đó. Có bao nhiêu người, trong những ngày đau buồn này, đã làm và vẫn đang làm công việc gieo hạt hy vọng mà những người phụ nữ đó đã làm! Với những cử chỉ nhỏ của sự quan tâm, tình cảm và cầu nguyện.
Tảng sáng, những người phụ nữ đi đến ngôi mộ. Ở đó thiên thần nói với họ: “Này các bà, các bà đừng sợ! Người không có ở đây, vì Người đã trỗi dậy như Người đã nói” (c. 5-6). Họ nghe về sự sống ngay cả khi họ đang đứng trước một ngôi mộ. Và sau đó họ gặp Chúa Giêsu, là Đấng mang lại mọi hy vọng, Người khẳng định thông điệp này và nói: “Đừng sợ” (câu 10.). Đừng sợ, đừng khuất phục sợ hãi: Đây là thông điệp của hy vọng. Nó được gửi đến chúng ta, ngày hôm nay. Đây là những lời mà Thiên Chúa lặp lại cho chúng ta trong chính đêm nay.
Tối nay, chúng ta có được một quyền cơ bản không bao giờ có thể bị tước mất khỏi chúng ta: đó là quyền hy vọng. Đó là một hy vọng mới và sống động đến từ Thiên Chúa. Đó không chỉ là một sự lạc quan; nó không phải là một cái vỗ nhẹ vào lưng hay một lời khích lệ sáo rỗng. Đó là một hồng ân từ thiên đường, là điều mà chúng ta không thể tự mình kiếm được. Trong những tuần qua, chúng ta đã liên tục lặp lại, “Tất cả rồi sẽ tốt thôi”, khi bám víu vào vẻ đẹp của tình nhân loại và để cho những lời khích lệ này vươn lên từ trái tim của chúng ta. Nhưng khi ngày tháng dần qua và nỗi sợ hãi tăng lên, ngay cả hy vọng mãnh liệt nhất cũng có thể tan biến. Hy vọng vào Chúa Giêsu thì khác. Ngài gieo vào lòng chúng ta niềm tin rằng Chúa có thể khiến mọi sự nên tốt, vì ngay cả từ ngôi mộ Ngài vẫn có thể mang lại sự sống.
Ngôi mộ là nơi không ai bước vào có thể bước ra. Nhưng Chúa Giêsu bước ra vì chúng ta; Ngài đã sống lại vì chúng ta, để mang lại sự sống nơi có cái chết, để bắt đầu một câu chuyện mới ở chính nơi một hòn đá đã lấp lại. Chúa Giêsu, Đấng đã lăn đi hòn đá bịt kín lối vào của ngôi mộ, cũng có thể loại bỏ những viên đá trong trái tim chúng ta. Vì vậy, chúng ta đừng thối chí; Chúng ta đừng đặt một hòn đá trước hy vọng. Chúng ta có thể và phải hy vọng vì Chúa là Đấng trung tín. Ngài không bỏ rơi chúng ta; Ngài đến thăm chúng ta và bước vào cảnh ngộ đau đớn, thống khổ và chết chóc của chúng ta. Ánh sáng của Người xua tan bóng tối của ngôi mộ: hôm nay Chúa muốn ánh sáng đó xuyên qua cả những góc tối nhất trong cuộc sống của chúng ta. Anh chị em thân mến, ngay cả khi, trong trái tim mình, anh chị em đã chôn vùi hy vọng, xin đừng ngã lòng: Thiên Chúa vĩ đại hơn. Bóng tối và cái chết không có tiếng nói cuối cùng. Hãy mạnh mẽ lên, vì với Chúa không có gì hư mất!
Lòng can đảm. Đây là một từ thường được Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng. Chỉ một lần duy nhất người khác nói điều đó, để khuyến khích một người mù đang cầu xin Chúa chữa lành: “Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!” (Mc 10:49). Chính Người, Đấng Phục Sinh, Đấng đã nâng chúng ta lên khỏi sự khốn cùng của chúng ta. Nếu, trên hành trình của anh chị em, anh chị em cảm thấy mệt mỏi và yếu đuối, hoặc vấp ngã, đừng sợ, Chúa chìa ra một bàn tay nâng đỡ và nói với anh chị em: “Can đảm lên!” Anh chị em có thể nói, như Don Abbondio (trong cuốn tiểu thuyết Manzoni) “Can đảm không phải là một cái gì đó bạn có thể mang đến cho mình” (I Promessi Sposi, XXV). Đúng thế, anh chị em không thể trao ban nó cho chính mình, nhưng anh chị em có thể nhận như một món quà. Tất cả những gì anh chị em phải làm là mở lòng cầu nguyện và lăn đi, từng một chút, hòn đá được đặt ở lối vào trái tim của anh chị em để ánh sáng của Chúa Giêsu có thể đi vào. Anh chị em chỉ cần kêu cầu Chúa: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến với con giữa chập chùng những âu lo của con và xin cũng bảo với con rằng: Can đảm lên!” Với Chúa, Lạy Chúa, chúng con dẫu bị thử thách cũng không lung lay. Và, dẫu cho có bất cứ nỗi buồn nào có thể đọng lại trong lòng chúng con, chúng con cũng sẽ được củng cố trong hy vọng, vì với Chúa, thập giá dẫn đến sự phục sinh bởi vì Chúa ở cùng chúng con trong bóng tối của màn đêm; Chúa là sự chắc chắn giữa những bấp bênh của chúng con, là lời nói vang lên trong sự im lặng của chúng con, và không gì có thể cướp đi tình yêu mà Chúa dành cho chúng con.
Đây là thông điệp Phục Sinh, một thông điệp của hy vọng. Thông điệp này còn một phần thứ hai, là sai đi. Chúa Giêsu nói: “Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê.” (Mt 28:10). Các thiên thần bảo: “Người đi Galilê trước các ông” (c. 7). Chúa đi trước chúng ta. Thật đáng khích lệ khi biết rằng Người đi trước chúng ta trong cuộc sống và trong cái chết; Người đi trước chúng ta đến Galilê, nghĩa là đến một nơi gợi lên cho Người và các môn đệ ý tưởng về cuộc sống hàng ngày, gia đình và công việc. Chúa Giêsu muốn chúng ta mang lại hy vọng cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đối với các môn đệ, Galilê cũng là nơi đáng nhớ, vì đó là nơi đầu tiên các ngài được kêu gọi. Trở về Galilê có nghĩa là nhớ rằng chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương và kêu gọi. Chúng ta cần tiếp tục cuộc hành trình, nhắc nhở bản thân rằng chúng ta được sinh ra và tái sinh nhờ một lời mời được đưa ra một cách nhưng không cho chúng ta vì tình yêu. Đây luôn là điểm mà chúng ta có thể khởi hành một lần nữa, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng và thử thách.
Nhưng còn nhiều hơn nữa. Galilê là khu vực xa nhất từ Giêrusalem, nơi các vị đang hiện diện. Và không chỉ về mặt địa lý mà thôi. Galilê cũng là nơi sự thánh thiêng của Thành Thánh trở nên nhạt nhoà nhất. Đó là một khu vực nơi mọi người của các tôn giáo khác nhau sống chung: đó là “Galilê của dân ngoại” (Mt 4:15). Chúa Giêsu gửi họ đến đó và yêu cầu họ bắt đầu lại từ đó. Điều này nói gì với chúng ta? Thưa: Chúa muốn nói với chúng ta rằng thông điệp hy vọng không nên bị giới hạn ở những nơi thánh thiêng của chúng ta mà nên được mang đến cho mọi người. Tất cả mọi người đều cần có sự bảo đảm, và nếu chúng ta, những người đã chạm vào “Lời ban sự sống” (1 Ga 1: 1) mà không mang đến cho họ, thì ai là những người sẽ đem đến cho họ đây? Thật là đẹp biết bao khi được là Kitô hữu, là người mang đến sự ủi an, là người mang đỡ gánh nặng của người khác và là người khích lệ: là những sứ giả của sự sống trong thời điểm chết chóc! Trong mọi miền Galilê, trong mọi khu vực của gia đình nhân loại mà tất cả chúng ta thuộc về, và là một phần của chúng ta - vì tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau – cầu xin cho chúng ta có thể mang đến bài hát của cuộc sống! Chúng ta hãy làm câm nín những tiếng kêu gào chết chóc, đừng chiến tranh nữa! Cầu xin cho chúng ta có thể ngăn chặn việc sản xuất và buôn bán vũ khí, vì chúng ta cần bánh mì chứ không phải là súng. Hãy đặt dấu chấm hết cho nạn phá thai và tình trạng giết chết những người vô tội. Xin cho tâm hồn của những người đủ dùng biết cởi mở để lấp đầy những bàn tay trắng của những người thiếu thốn các nhu cầu căn bản.
Những người phụ nữ, cuối cùng, đã “ôm chầm lấy” chân Chúa Giêsu (Mt 28: 9); đôi chân đã đi rất xa để gặp chúng ta, đến mức bước vào và bước ra khỏi ngôi mộ. Những người phụ nữ ôm chầm lấy đôi chân đã giẫm đạp cái chết và mở ra con đường hy vọng. Hôm nay, như những người hành hương tìm kiếm hy vọng, chúng con bám lấy Chúa, lạy Chúa Giêsu Phục sinh. Chúng con quay lưng lại với cái chết và mở rộng trái tim cho Chúa, vì Chúa là chính Sự Sống.
Source:Holy See Press OfficeVeglia Pasquale nella Notte Santa di Pasqua, 11.04.2020
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Sau ngày Sa-bát” (Mt 28: 1), những người phụ nữ đã đến ngôi mộ. Tin Mừng của Đêm Thánh Vọng Phục sinh bắt đầu với ngày Sa-bát. Đó là ngày trong Tam Nhật Phục sinh mà chúng ta có xu hướng lơ là khi chúng ta háo hức chờ đợi cuộc vượt qua từ thập giá của ngày Thứ Sáu tiến đến lời tung hô Alleluia của Chúa Nhật Phục Sinh. Tuy nhiên, năm nay, chúng ta đang trải nghiệm, hơn bao giờ hết, sự im lặng thật lớn lao của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh. Chúng ta có thể tưởng tượng mình ở vị trí của những người phụ nữ vào ngày đó. Như chúng ta hiện nay, trước mắt họ là thảm kịch đau khổ, về một bi kịch bất thình lình xảy đến. Họ đã nhìn thấy cái chết và nó đè nặng lên trái tim họ. Nỗi đau xen lẫn nỗi sợ hãi: liệu họ có chịu chung số phận với Thầy không? Sau đó, cũng có nỗi sợ về tương lai và tất cả những gì sẽ cần phải được xây dựng lại. Một ký ức đau đớn, một hy vọng bị cắt ngắn. Đối với họ, như đối với chúng ta hiện nay, đó là giờ khắc đen tối nhất.
Tuy nhiên, trong tình huống này, những người phụ nữ ấy đã không để mình bị tê liệt. Họ không chịu khuất phục trước sự ảm đạm của khổ đau và tiếc nuối, họ không cuộn tròn trong chính mình hoặc trốn chạy khỏi thực tại. Họ đang làm một việc đơn giản nhưng phi thường: đó là chuẩn bị tại nhà các loại hương thơm để xức xác Chúa Giêsu. Họ không ngừng yêu thương; trong đêm đen của tâm hồn, họ thắp lên một ngọn lửa thương xót. Đức Mẹ đã dành ngày thứ bảy đó, ngày sẽ được dành riêng để kính nhớ Mẹ, để cầu nguyện và hy vọng. Mẹ đã đáp lại nỗi buồn bằng niềm tin vào Chúa. Những phụ nữ này không biết rằng họ đang chuẩn bị, trong bóng tối của ngày Sa-bát đó, cho “buổi bình minh của ngày thứ nhất trong tuần”, là ngày sẽ thay đổi lịch sử. Chúa Giêsu, giống như một hạt giống bị chôn vùi trong lòng đất, sắp sửa làm cho cuộc sống mới nở hoa trên thế giới; và những người phụ nữ này, bằng lời cầu nguyện và tình yêu, đã giúp tạo nên bông hoa hy vọng đó. Có bao nhiêu người, trong những ngày đau buồn này, đã làm và vẫn đang làm công việc gieo hạt hy vọng mà những người phụ nữ đó đã làm! Với những cử chỉ nhỏ của sự quan tâm, tình cảm và cầu nguyện.
Tảng sáng, những người phụ nữ đi đến ngôi mộ. Ở đó thiên thần nói với họ: “Này các bà, các bà đừng sợ! Người không có ở đây, vì Người đã trỗi dậy như Người đã nói” (c. 5-6). Họ nghe về sự sống ngay cả khi họ đang đứng trước một ngôi mộ. Và sau đó họ gặp Chúa Giêsu, là Đấng mang lại mọi hy vọng, Người khẳng định thông điệp này và nói: “Đừng sợ” (câu 10.). Đừng sợ, đừng khuất phục sợ hãi: Đây là thông điệp của hy vọng. Nó được gửi đến chúng ta, ngày hôm nay. Đây là những lời mà Thiên Chúa lặp lại cho chúng ta trong chính đêm nay.
Tối nay, chúng ta có được một quyền cơ bản không bao giờ có thể bị tước mất khỏi chúng ta: đó là quyền hy vọng. Đó là một hy vọng mới và sống động đến từ Thiên Chúa. Đó không chỉ là một sự lạc quan; nó không phải là một cái vỗ nhẹ vào lưng hay một lời khích lệ sáo rỗng. Đó là một hồng ân từ thiên đường, là điều mà chúng ta không thể tự mình kiếm được. Trong những tuần qua, chúng ta đã liên tục lặp lại, “Tất cả rồi sẽ tốt thôi”, khi bám víu vào vẻ đẹp của tình nhân loại và để cho những lời khích lệ này vươn lên từ trái tim của chúng ta. Nhưng khi ngày tháng dần qua và nỗi sợ hãi tăng lên, ngay cả hy vọng mãnh liệt nhất cũng có thể tan biến. Hy vọng vào Chúa Giêsu thì khác. Ngài gieo vào lòng chúng ta niềm tin rằng Chúa có thể khiến mọi sự nên tốt, vì ngay cả từ ngôi mộ Ngài vẫn có thể mang lại sự sống.
Ngôi mộ là nơi không ai bước vào có thể bước ra. Nhưng Chúa Giêsu bước ra vì chúng ta; Ngài đã sống lại vì chúng ta, để mang lại sự sống nơi có cái chết, để bắt đầu một câu chuyện mới ở chính nơi một hòn đá đã lấp lại. Chúa Giêsu, Đấng đã lăn đi hòn đá bịt kín lối vào của ngôi mộ, cũng có thể loại bỏ những viên đá trong trái tim chúng ta. Vì vậy, chúng ta đừng thối chí; Chúng ta đừng đặt một hòn đá trước hy vọng. Chúng ta có thể và phải hy vọng vì Chúa là Đấng trung tín. Ngài không bỏ rơi chúng ta; Ngài đến thăm chúng ta và bước vào cảnh ngộ đau đớn, thống khổ và chết chóc của chúng ta. Ánh sáng của Người xua tan bóng tối của ngôi mộ: hôm nay Chúa muốn ánh sáng đó xuyên qua cả những góc tối nhất trong cuộc sống của chúng ta. Anh chị em thân mến, ngay cả khi, trong trái tim mình, anh chị em đã chôn vùi hy vọng, xin đừng ngã lòng: Thiên Chúa vĩ đại hơn. Bóng tối và cái chết không có tiếng nói cuối cùng. Hãy mạnh mẽ lên, vì với Chúa không có gì hư mất!
Lòng can đảm. Đây là một từ thường được Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng. Chỉ một lần duy nhất người khác nói điều đó, để khuyến khích một người mù đang cầu xin Chúa chữa lành: “Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!” (Mc 10:49). Chính Người, Đấng Phục Sinh, Đấng đã nâng chúng ta lên khỏi sự khốn cùng của chúng ta. Nếu, trên hành trình của anh chị em, anh chị em cảm thấy mệt mỏi và yếu đuối, hoặc vấp ngã, đừng sợ, Chúa chìa ra một bàn tay nâng đỡ và nói với anh chị em: “Can đảm lên!” Anh chị em có thể nói, như Don Abbondio (trong cuốn tiểu thuyết Manzoni) “Can đảm không phải là một cái gì đó bạn có thể mang đến cho mình” (I Promessi Sposi, XXV). Đúng thế, anh chị em không thể trao ban nó cho chính mình, nhưng anh chị em có thể nhận như một món quà. Tất cả những gì anh chị em phải làm là mở lòng cầu nguyện và lăn đi, từng một chút, hòn đá được đặt ở lối vào trái tim của anh chị em để ánh sáng của Chúa Giêsu có thể đi vào. Anh chị em chỉ cần kêu cầu Chúa: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến với con giữa chập chùng những âu lo của con và xin cũng bảo với con rằng: Can đảm lên!” Với Chúa, Lạy Chúa, chúng con dẫu bị thử thách cũng không lung lay. Và, dẫu cho có bất cứ nỗi buồn nào có thể đọng lại trong lòng chúng con, chúng con cũng sẽ được củng cố trong hy vọng, vì với Chúa, thập giá dẫn đến sự phục sinh bởi vì Chúa ở cùng chúng con trong bóng tối của màn đêm; Chúa là sự chắc chắn giữa những bấp bênh của chúng con, là lời nói vang lên trong sự im lặng của chúng con, và không gì có thể cướp đi tình yêu mà Chúa dành cho chúng con.
Đây là thông điệp Phục Sinh, một thông điệp của hy vọng. Thông điệp này còn một phần thứ hai, là sai đi. Chúa Giêsu nói: “Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê.” (Mt 28:10). Các thiên thần bảo: “Người đi Galilê trước các ông” (c. 7). Chúa đi trước chúng ta. Thật đáng khích lệ khi biết rằng Người đi trước chúng ta trong cuộc sống và trong cái chết; Người đi trước chúng ta đến Galilê, nghĩa là đến một nơi gợi lên cho Người và các môn đệ ý tưởng về cuộc sống hàng ngày, gia đình và công việc. Chúa Giêsu muốn chúng ta mang lại hy vọng cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đối với các môn đệ, Galilê cũng là nơi đáng nhớ, vì đó là nơi đầu tiên các ngài được kêu gọi. Trở về Galilê có nghĩa là nhớ rằng chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương và kêu gọi. Chúng ta cần tiếp tục cuộc hành trình, nhắc nhở bản thân rằng chúng ta được sinh ra và tái sinh nhờ một lời mời được đưa ra một cách nhưng không cho chúng ta vì tình yêu. Đây luôn là điểm mà chúng ta có thể khởi hành một lần nữa, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng và thử thách.
Nhưng còn nhiều hơn nữa. Galilê là khu vực xa nhất từ Giêrusalem, nơi các vị đang hiện diện. Và không chỉ về mặt địa lý mà thôi. Galilê cũng là nơi sự thánh thiêng của Thành Thánh trở nên nhạt nhoà nhất. Đó là một khu vực nơi mọi người của các tôn giáo khác nhau sống chung: đó là “Galilê của dân ngoại” (Mt 4:15). Chúa Giêsu gửi họ đến đó và yêu cầu họ bắt đầu lại từ đó. Điều này nói gì với chúng ta? Thưa: Chúa muốn nói với chúng ta rằng thông điệp hy vọng không nên bị giới hạn ở những nơi thánh thiêng của chúng ta mà nên được mang đến cho mọi người. Tất cả mọi người đều cần có sự bảo đảm, và nếu chúng ta, những người đã chạm vào “Lời ban sự sống” (1 Ga 1: 1) mà không mang đến cho họ, thì ai là những người sẽ đem đến cho họ đây? Thật là đẹp biết bao khi được là Kitô hữu, là người mang đến sự ủi an, là người mang đỡ gánh nặng của người khác và là người khích lệ: là những sứ giả của sự sống trong thời điểm chết chóc! Trong mọi miền Galilê, trong mọi khu vực của gia đình nhân loại mà tất cả chúng ta thuộc về, và là một phần của chúng ta - vì tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau – cầu xin cho chúng ta có thể mang đến bài hát của cuộc sống! Chúng ta hãy làm câm nín những tiếng kêu gào chết chóc, đừng chiến tranh nữa! Cầu xin cho chúng ta có thể ngăn chặn việc sản xuất và buôn bán vũ khí, vì chúng ta cần bánh mì chứ không phải là súng. Hãy đặt dấu chấm hết cho nạn phá thai và tình trạng giết chết những người vô tội. Xin cho tâm hồn của những người đủ dùng biết cởi mở để lấp đầy những bàn tay trắng của những người thiếu thốn các nhu cầu căn bản.
Những người phụ nữ, cuối cùng, đã “ôm chầm lấy” chân Chúa Giêsu (Mt 28: 9); đôi chân đã đi rất xa để gặp chúng ta, đến mức bước vào và bước ra khỏi ngôi mộ. Những người phụ nữ ôm chầm lấy đôi chân đã giẫm đạp cái chết và mở ra con đường hy vọng. Hôm nay, như những người hành hương tìm kiếm hy vọng, chúng con bám lấy Chúa, lạy Chúa Giêsu Phục sinh. Chúng con quay lưng lại với cái chết và mở rộng trái tim cho Chúa, vì Chúa là chính Sự Sống.
Source:Holy See Press Office