Á Châu – trước lời mời gọi ngừng bắn toàn cầu trong cơn dịch Covid-19.
Yangon - Theo Thông tấn xã Fides thì các cuộc xung đột nội bộ ở Đông Nam Á, không những không ngưng chiến mà còn gia tăng: Vào ngày 13 tháng 4 trong các cuộc đụng độ giữa các lực lượng chính phủ và Quân kháng chiến Arakan tại một ngôi làng nhỏ ở tiểu bang Rakhine Myanmar làm thiệt mạng tám thường dân vô tội... Và một ngày trước đó, ngày 12 tháng 4, một quả bom tự chế đã phát nổ gần cơ quan Hải quan ở thành phố Muse thuộc bang Shan, phá hủy một tòa nhà và một chiếc ô tô, nhưng may mắn thay không có ai bị tử vong.
Đây là những dấu hiệu cho thấy các cuộc xung đột đẫm máu vẫn tiếp diễn, bất kể lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Gutierres đưa ra và được Đức Thánh Cha Phanxicô hỗ trợ vào ngày 29 tháng 3 vừa qua, giữa một thời điểm mà cả thế giới đang tìm những giải đáp cho cuộc khủng hoảng của cơn đại dịch.
Nhưng cũng tại Đông Nam Á, đã có một phản ứng đáng mừng là phe Tatmadaw đã gửi tin nhắn cho quân đội Miến Điện, đề nghị một thỏa thuận ngừng bắn được cổ súy bởi nhiều tổ chức xã hội dân sự Miến Điện và những nhóm du kích bao gồm Liên minh Quốc gia Karen, Đảng Tiến bộ Quốc gia Karenni, Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta'ang, Quân đội Liên minh Dân chủ Myanmar và kháng chiến quân Arakan.
Nhóm cuối cùng này gần đây đã được coi là một "tổ chức khủng bố", đó là lý do tại sao cảnh sát bắt giữ một số nhà báo đã phỏng vấn người phát ngôn của nhóm này… Quân đội sau này đã bãi bỏ lệnh này vào ngày 1 tháng 4 do Liên Minh Châu Âu và 17 đại sứ quán ở Yangoon - bao gồm cả đại sứ quán Mỹ cùng kêu gọi và ủng hộ lời mời gọi của Liên Hợp Quốc về một thỏa thuận ngừng bắn.
Cuối cùng mối quan tâm lớn hiện nay liên quan đến tình trạng của những người di cư trong các trại tị nạn ở Rakhine, nơi có thể bùng phát bệnh truyền nhiễm, trong khi các cuộc giao tranh bằng vũ trang và các cuộc không kích đang diễn ra.
Ở Thái Lan, quân đội đã làm ngơ trước lời mời gọi ngừng chiến của quân du kích ly khai Barisan Revolusi Nasional ở miền nam, xin ngưng chiến để tập trung vào việc ứng phó với cơn đại dịch Covid-19.
Còn ở Philippines, tình hình vẫn bấp bênh: đáp lại lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố đình chiến với Mặt trận Dân chủ Quốc gia, với nhóm vũ trang Cộng sản Phi cho đến ngày 15 tháng 4. Các nhóm phiến quân rất hoan nghênh với đề nghị này; nhưng vào ngày 29 tháng 3, Malacañang đã vi phạm ngưng bắn sau cuộc đụng độ giữa phiến quân và binh lính ở Barangay Puray gần thành phố Rodriguez thuộc tỉnh Rizal cách thành phố Quezon vài cây số.
"Tổ chức hòa bình đại kết tại Phi" (PEPP) – bao gồm Hội đồng Giám mục Công Giáo Phi cùng đại diện của các Giáo phái Tin lành – đã hoan nghênh các cuộc thỏa thuận đình chiến song phương, cho hay "hòa bình lúc này thì vô cùng cần thiết", để đối phó đối phó với cơn đại dịch COVID-19. Các nhà lãnh đạo các tôn giáo hy vọng rằng "Tuyên bố ngừng bắn song phương này sẽ được hai bên tôn trọng một cách trung thực". Các ngài cũng bày tỏ hy vọng rằng "lệnh ngừng bắn sẽ là cơ hội để cả hai bên ngồi lại đàm phán để tìm ra một nền hòa bình lâu dài cho tương lai". (MG-PA) (Agenzia Fides, 15/4/2020)
Yangon - Theo Thông tấn xã Fides thì các cuộc xung đột nội bộ ở Đông Nam Á, không những không ngưng chiến mà còn gia tăng: Vào ngày 13 tháng 4 trong các cuộc đụng độ giữa các lực lượng chính phủ và Quân kháng chiến Arakan tại một ngôi làng nhỏ ở tiểu bang Rakhine Myanmar làm thiệt mạng tám thường dân vô tội... Và một ngày trước đó, ngày 12 tháng 4, một quả bom tự chế đã phát nổ gần cơ quan Hải quan ở thành phố Muse thuộc bang Shan, phá hủy một tòa nhà và một chiếc ô tô, nhưng may mắn thay không có ai bị tử vong.
Đây là những dấu hiệu cho thấy các cuộc xung đột đẫm máu vẫn tiếp diễn, bất kể lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Gutierres đưa ra và được Đức Thánh Cha Phanxicô hỗ trợ vào ngày 29 tháng 3 vừa qua, giữa một thời điểm mà cả thế giới đang tìm những giải đáp cho cuộc khủng hoảng của cơn đại dịch.
Nhưng cũng tại Đông Nam Á, đã có một phản ứng đáng mừng là phe Tatmadaw đã gửi tin nhắn cho quân đội Miến Điện, đề nghị một thỏa thuận ngừng bắn được cổ súy bởi nhiều tổ chức xã hội dân sự Miến Điện và những nhóm du kích bao gồm Liên minh Quốc gia Karen, Đảng Tiến bộ Quốc gia Karenni, Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta'ang, Quân đội Liên minh Dân chủ Myanmar và kháng chiến quân Arakan.
Nhóm cuối cùng này gần đây đã được coi là một "tổ chức khủng bố", đó là lý do tại sao cảnh sát bắt giữ một số nhà báo đã phỏng vấn người phát ngôn của nhóm này… Quân đội sau này đã bãi bỏ lệnh này vào ngày 1 tháng 4 do Liên Minh Châu Âu và 17 đại sứ quán ở Yangoon - bao gồm cả đại sứ quán Mỹ cùng kêu gọi và ủng hộ lời mời gọi của Liên Hợp Quốc về một thỏa thuận ngừng bắn.
Cuối cùng mối quan tâm lớn hiện nay liên quan đến tình trạng của những người di cư trong các trại tị nạn ở Rakhine, nơi có thể bùng phát bệnh truyền nhiễm, trong khi các cuộc giao tranh bằng vũ trang và các cuộc không kích đang diễn ra.
Ở Thái Lan, quân đội đã làm ngơ trước lời mời gọi ngừng chiến của quân du kích ly khai Barisan Revolusi Nasional ở miền nam, xin ngưng chiến để tập trung vào việc ứng phó với cơn đại dịch Covid-19.
Còn ở Philippines, tình hình vẫn bấp bênh: đáp lại lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố đình chiến với Mặt trận Dân chủ Quốc gia, với nhóm vũ trang Cộng sản Phi cho đến ngày 15 tháng 4. Các nhóm phiến quân rất hoan nghênh với đề nghị này; nhưng vào ngày 29 tháng 3, Malacañang đã vi phạm ngưng bắn sau cuộc đụng độ giữa phiến quân và binh lính ở Barangay Puray gần thành phố Rodriguez thuộc tỉnh Rizal cách thành phố Quezon vài cây số.
"Tổ chức hòa bình đại kết tại Phi" (PEPP) – bao gồm Hội đồng Giám mục Công Giáo Phi cùng đại diện của các Giáo phái Tin lành – đã hoan nghênh các cuộc thỏa thuận đình chiến song phương, cho hay "hòa bình lúc này thì vô cùng cần thiết", để đối phó đối phó với cơn đại dịch COVID-19. Các nhà lãnh đạo các tôn giáo hy vọng rằng "Tuyên bố ngừng bắn song phương này sẽ được hai bên tôn trọng một cách trung thực". Các ngài cũng bày tỏ hy vọng rằng "lệnh ngừng bắn sẽ là cơ hội để cả hai bên ngồi lại đàm phán để tìm ra một nền hòa bình lâu dài cho tương lai". (MG-PA) (Agenzia Fides, 15/4/2020)