Lúc 7 sáng thứ Năm 16 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho các dược sĩ, và những người đang làm việc trong các nhà thuốc tây để giúp đỡ các bệnh nhân.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Những ngày này, tôi đã bị phàn nàn vì tôi quên cảm ơn một nhóm người cũng làm việc chăm chỉ và bất kể đến an toàn của mình. Tôi đã cảm ơn các bác sĩ, y tá, và các tình nguyện viên. Nhưng quên chưa nhắc đến các dược sĩ và các nhân viên trong các nhà thuốc, họ cũng làm việc rất chăm chỉ để giúp các bệnh nhân thoát khỏi bệnh tật. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho họ.
Trong bài giảng, Đức Phanxicô đã trình bày các suy tư của ngài về Tin mừng trong ngày (Lc 24: 35-48), trong đó Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện trước các môn đệ đang buồn bã và sợ hãi vì họ nghĩ rằng họ nhìn thấy một con ma. Ngài mở mang tâm trí cho họ hiểu được Kinh thánh. Đầy tràn niềm vui, các môn đệ hân hoan trước sự hiện diện của Chúa Phục sinh ở giữa họ. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng được tràn đầy niềm vui là trải nghiệm cao nhất về ơn an ủi của Chúa.
PHÚC ÂM: Lc 24, 35-48
“Ðấng Kitô phải chịu thương khó như vậy, rồi mới được tôn vinh”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, hai môn đệ thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào. Mọi người còn đứng bàn chuyện thì Chúa Giêsu hiện ra đứng giữa họ và phán: “Bình an cho các con! Này Thầy đây, đừng sợ”. Nhưng mọi người bối rối tưởng mình thấy ma. Chúa lại phán: “Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây”. Nói xong, Người đưa tay chân cho họ xem. Thấy họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hỏi: “Ở đây các con có gì ăn không?” Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Ðoạn Người phán: “Ðúng như lời Thầy đã nói với các con khi Thầy còn ở với các con, là: cần phải ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Thầy trong luật Môsê, trong sách tiên tri và thánh vịnh”. Rồi Người mở trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh.
Người lại nói: “Có lời chép rằng: Ðấng Kitô sẽ phải chịu thương khó và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Thời đó, ở Giêrusalem, người ta có nhiều cảm giác: sợ hãi, kinh ngạc, nghi ngờ. Trong những ngày đó, người tàn tật mà Phêrô và Gioan vừa mới chữa lành đã không để các ngài ra đi. Tất cả mọi người đổ xô về phía các ngài đang đứng ở hành lang gọi là hành lang Salômôn. Mọi người ngạc nhiên: có một bầu không khí lo lắng, bởi vì có những điều đang diễn ra mà họ không hiểu.
Chúa cũng đã đến với các môn đệ của mình. Họ cũng biết rằng Ngài đã phục sinh, Thánh Phêrô biết vì thánh nhân đã nói chuyện với Chúa sáng hôm đó.
Hai người vừa trở về từ Emmaus cũng biết điều này, nhưng khi Chúa xuất hiện, họ sợ hãi. Buồn bã và đầy sợ hãi, họ nghĩ rằng họ đã nhìn thấy một con ma; họ có cùng trải nghiệm như khi Chúa Giêsu đi trên mặt nước mà đến với họ. Nhưng vào thời điểm đó, Phêrô, dũng cảm, đã nói với Chúa: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” Lần này, Phêrô vẫn im lặng, dù ông đã nói chuyện với Chúa sáng hôm đó. Không ai biết họ đã nói gì với nhau, và do đó, họ im lặng. Nhưng họ tràn ngập nỗi sợ hãi, buồn bã, đến nỗi họ nghĩ rằng họ đã nhìn thấy một con ma. Và Chúa Giêsu nói: “Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây”, rồi Chúa cho họ thấy vết thương của Người. Các vết thương ấy là kho báu của Chúa Giêsu, và đã được Người đưa lên Thiên đàng để trình bày với Chúa Cha và cầu thay cho chúng ta. “Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây.”
Và rồi một câu mang đến cho tôi rất nhiều sự an ủi và vì lý do này, đoạn Tin Mừng này là một trong những điều tôi thích: “vì vui mừng mà bỡ ngỡ”, hết lần này đến lần khác đầy ngạc nhiên, niềm vui vỡ òa khiến họ không dám tin là thật. Có rất nhiều niềm vui đến nỗi “không, điều đó không thể là sự thật. Niềm vui này không có thật, vì nếu thật như thế thì vui quá”. Và điều đó ngăn cản họ tin tưởng. Đó là tâm trạng của họ trong những khoảnh khắc của niềm vui lớn. Họ tràn đầy niềm vui nhưng bị tê liệt vì niềm vui. Và niềm vui là một trong những lời cầu chúc mà thánh Phaolô gửi đến các tín hữu thành Rôma: “Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng”. Đổ đầy niềm vui, tràn đầy niềm vui, là niềm an ủi cao nhất. Và đây là lý do tại sao thánh Phaolô cầu chúc cho người Rôma rằng “Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui”.
Và từ đó, thành ngữ “đầy tràn niềm vui” được lặp đi lặp lại, rất nhiều lần. Chẳng hạn, khi ở trong tù, Phaolô cứu mạng viên cai ngục đang định tự tử vì trận động đất đã mở tung cánh cửa những phòng giam, ngài rao giảng Tin mừng, và rửa tội cho anh ta và cả nhà “tràn đầy niềm vui vì đã tin vào Thiên Chúa. Điều tương tự cũng xảy ra với viên thái giám của Nữ hoàng Canđakê, khi Philípphê làm phép rửa cho ông, vừa khi hai ông lên khỏi nước, Thần Khí Chúa đem ông Philípphê đi mất, và viên thái giám không còn thấy ông nữa. Nhưng ông tiếp tục cuộc hành trình, lòng đầy hoan hỷ. Điều tương tự cũng xảy ra vào ngày Chúa Thăng thiên: các môn đệ trở về Giêrusalem, Kinh thánh nói, lòng các ngài “tràn đầy niềm vui”.
Đó là sự an ủi trọn vẹn nhờ sự hiện diện của Chúa. Bởi vì, như Phaolô nói với các tín hữu thành Galát, “niềm vui là hoa trái của Chúa Thánh Thần”, đó không phải là hậu quả của những cảm xúc bùng phát vì một điều gì đó kỳ diệu... Không, nó còn hơn thế nữa. Niềm vui lấp đầy chúng ta là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Không có Thánh Linh, bạn không thể có niềm vui này. Nhận được niềm vui của Thánh Linh là một ân sủng.
Điều này làm tôi nhớ đến những đoạn cuối của Tông huấn Eveachii Nuntiandi, nghĩa là Loan báo Tin Mừng, của Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, khi ngài nói về các Kitô hữu vui mừng, các nhà truyền giáo hân hoan, chứ không phải là những người luôn sống buồn bã. Hôm nay là một ngày tuyệt vời để đọc Tông huấn này. Tràn đầy niềm vui. Đó là những gì Kinh thánh nói với chúng ta “vì vui mừng mà bỡ ngỡ”, quá nhiều niềm vui đến mức không thể tin nổi.
Có một đoạn từ cuốn sách của Nơkhemia sẽ giúp chúng ta suy tư về niềm vui này. Người dân trở về Giêrusalem và tìm thấy cuốn sách luật - họ biết luật pháp bằng cách học thuộc lòng, nhưng họ đã không tìm thấy cuốn sách luật; đó là một lễ hội tuyệt vời và tất cả mọi người đến với nhau để lắng nghe kinh sư Étra đọc cuốn sách luật. Những người cảm động đã khóc, họ khóc vì vui sướng vì họ đã tìm thấy cuốn sách luật và họ khóc, họ hạnh phúc, họ khóc... Cuối cùng, khi kinh sư Étra kết thúc, Nơkhemia nói với mọi người: “Anh em đừng khóc nữa, vì hôm nay là ngày thánh! Anh em chớ phiền muộn làm gì! vì niềm vui của Thiên Chúa là thành trì bảo vệ anh em”.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng những lời này trong sách Nơkhemia sẽ giúp chúng ta ngày hôm nay. Sức mạnh to lớn mà chúng ta phải huy động để rao giảng Tin Mừng, để tiến lên với tư cách là chứng nhân của sự sống là niềm vui trong Chúa, đó là hoa trái của Chúa Thánh Thần, và hôm nay chúng ta hãy xin Ngài ban cho chúng ta ân sủng này.
Source:Vatican NewsIl Papa prega per i farmacisti: grazie per il vostro aiuto ai malati
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho các dược sĩ, và những người đang làm việc trong các nhà thuốc tây để giúp đỡ các bệnh nhân.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Những ngày này, tôi đã bị phàn nàn vì tôi quên cảm ơn một nhóm người cũng làm việc chăm chỉ và bất kể đến an toàn của mình. Tôi đã cảm ơn các bác sĩ, y tá, và các tình nguyện viên. Nhưng quên chưa nhắc đến các dược sĩ và các nhân viên trong các nhà thuốc, họ cũng làm việc rất chăm chỉ để giúp các bệnh nhân thoát khỏi bệnh tật. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho họ.
Trong bài giảng, Đức Phanxicô đã trình bày các suy tư của ngài về Tin mừng trong ngày (Lc 24: 35-48), trong đó Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện trước các môn đệ đang buồn bã và sợ hãi vì họ nghĩ rằng họ nhìn thấy một con ma. Ngài mở mang tâm trí cho họ hiểu được Kinh thánh. Đầy tràn niềm vui, các môn đệ hân hoan trước sự hiện diện của Chúa Phục sinh ở giữa họ. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng được tràn đầy niềm vui là trải nghiệm cao nhất về ơn an ủi của Chúa.
PHÚC ÂM: Lc 24, 35-48
“Ðấng Kitô phải chịu thương khó như vậy, rồi mới được tôn vinh”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, hai môn đệ thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào. Mọi người còn đứng bàn chuyện thì Chúa Giêsu hiện ra đứng giữa họ và phán: “Bình an cho các con! Này Thầy đây, đừng sợ”. Nhưng mọi người bối rối tưởng mình thấy ma. Chúa lại phán: “Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây”. Nói xong, Người đưa tay chân cho họ xem. Thấy họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hỏi: “Ở đây các con có gì ăn không?” Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Ðoạn Người phán: “Ðúng như lời Thầy đã nói với các con khi Thầy còn ở với các con, là: cần phải ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Thầy trong luật Môsê, trong sách tiên tri và thánh vịnh”. Rồi Người mở trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh.
Người lại nói: “Có lời chép rằng: Ðấng Kitô sẽ phải chịu thương khó và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Thời đó, ở Giêrusalem, người ta có nhiều cảm giác: sợ hãi, kinh ngạc, nghi ngờ. Trong những ngày đó, người tàn tật mà Phêrô và Gioan vừa mới chữa lành đã không để các ngài ra đi. Tất cả mọi người đổ xô về phía các ngài đang đứng ở hành lang gọi là hành lang Salômôn. Mọi người ngạc nhiên: có một bầu không khí lo lắng, bởi vì có những điều đang diễn ra mà họ không hiểu.
Chúa cũng đã đến với các môn đệ của mình. Họ cũng biết rằng Ngài đã phục sinh, Thánh Phêrô biết vì thánh nhân đã nói chuyện với Chúa sáng hôm đó.
Hai người vừa trở về từ Emmaus cũng biết điều này, nhưng khi Chúa xuất hiện, họ sợ hãi. Buồn bã và đầy sợ hãi, họ nghĩ rằng họ đã nhìn thấy một con ma; họ có cùng trải nghiệm như khi Chúa Giêsu đi trên mặt nước mà đến với họ. Nhưng vào thời điểm đó, Phêrô, dũng cảm, đã nói với Chúa: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” Lần này, Phêrô vẫn im lặng, dù ông đã nói chuyện với Chúa sáng hôm đó. Không ai biết họ đã nói gì với nhau, và do đó, họ im lặng. Nhưng họ tràn ngập nỗi sợ hãi, buồn bã, đến nỗi họ nghĩ rằng họ đã nhìn thấy một con ma. Và Chúa Giêsu nói: “Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây”, rồi Chúa cho họ thấy vết thương của Người. Các vết thương ấy là kho báu của Chúa Giêsu, và đã được Người đưa lên Thiên đàng để trình bày với Chúa Cha và cầu thay cho chúng ta. “Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây.”
Và rồi một câu mang đến cho tôi rất nhiều sự an ủi và vì lý do này, đoạn Tin Mừng này là một trong những điều tôi thích: “vì vui mừng mà bỡ ngỡ”, hết lần này đến lần khác đầy ngạc nhiên, niềm vui vỡ òa khiến họ không dám tin là thật. Có rất nhiều niềm vui đến nỗi “không, điều đó không thể là sự thật. Niềm vui này không có thật, vì nếu thật như thế thì vui quá”. Và điều đó ngăn cản họ tin tưởng. Đó là tâm trạng của họ trong những khoảnh khắc của niềm vui lớn. Họ tràn đầy niềm vui nhưng bị tê liệt vì niềm vui. Và niềm vui là một trong những lời cầu chúc mà thánh Phaolô gửi đến các tín hữu thành Rôma: “Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng”. Đổ đầy niềm vui, tràn đầy niềm vui, là niềm an ủi cao nhất. Và đây là lý do tại sao thánh Phaolô cầu chúc cho người Rôma rằng “Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui”.
Và từ đó, thành ngữ “đầy tràn niềm vui” được lặp đi lặp lại, rất nhiều lần. Chẳng hạn, khi ở trong tù, Phaolô cứu mạng viên cai ngục đang định tự tử vì trận động đất đã mở tung cánh cửa những phòng giam, ngài rao giảng Tin mừng, và rửa tội cho anh ta và cả nhà “tràn đầy niềm vui vì đã tin vào Thiên Chúa. Điều tương tự cũng xảy ra với viên thái giám của Nữ hoàng Canđakê, khi Philípphê làm phép rửa cho ông, vừa khi hai ông lên khỏi nước, Thần Khí Chúa đem ông Philípphê đi mất, và viên thái giám không còn thấy ông nữa. Nhưng ông tiếp tục cuộc hành trình, lòng đầy hoan hỷ. Điều tương tự cũng xảy ra vào ngày Chúa Thăng thiên: các môn đệ trở về Giêrusalem, Kinh thánh nói, lòng các ngài “tràn đầy niềm vui”.
Đó là sự an ủi trọn vẹn nhờ sự hiện diện của Chúa. Bởi vì, như Phaolô nói với các tín hữu thành Galát, “niềm vui là hoa trái của Chúa Thánh Thần”, đó không phải là hậu quả của những cảm xúc bùng phát vì một điều gì đó kỳ diệu... Không, nó còn hơn thế nữa. Niềm vui lấp đầy chúng ta là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Không có Thánh Linh, bạn không thể có niềm vui này. Nhận được niềm vui của Thánh Linh là một ân sủng.
Điều này làm tôi nhớ đến những đoạn cuối của Tông huấn Eveachii Nuntiandi, nghĩa là Loan báo Tin Mừng, của Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, khi ngài nói về các Kitô hữu vui mừng, các nhà truyền giáo hân hoan, chứ không phải là những người luôn sống buồn bã. Hôm nay là một ngày tuyệt vời để đọc Tông huấn này. Tràn đầy niềm vui. Đó là những gì Kinh thánh nói với chúng ta “vì vui mừng mà bỡ ngỡ”, quá nhiều niềm vui đến mức không thể tin nổi.
Có một đoạn từ cuốn sách của Nơkhemia sẽ giúp chúng ta suy tư về niềm vui này. Người dân trở về Giêrusalem và tìm thấy cuốn sách luật - họ biết luật pháp bằng cách học thuộc lòng, nhưng họ đã không tìm thấy cuốn sách luật; đó là một lễ hội tuyệt vời và tất cả mọi người đến với nhau để lắng nghe kinh sư Étra đọc cuốn sách luật. Những người cảm động đã khóc, họ khóc vì vui sướng vì họ đã tìm thấy cuốn sách luật và họ khóc, họ hạnh phúc, họ khóc... Cuối cùng, khi kinh sư Étra kết thúc, Nơkhemia nói với mọi người: “Anh em đừng khóc nữa, vì hôm nay là ngày thánh! Anh em chớ phiền muộn làm gì! vì niềm vui của Thiên Chúa là thành trì bảo vệ anh em”.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng những lời này trong sách Nơkhemia sẽ giúp chúng ta ngày hôm nay. Sức mạnh to lớn mà chúng ta phải huy động để rao giảng Tin Mừng, để tiến lên với tư cách là chứng nhân của sự sống là niềm vui trong Chúa, đó là hoa trái của Chúa Thánh Thần, và hôm nay chúng ta hãy xin Ngài ban cho chúng ta ân sủng này.
Source:Vatican News