Lúc 7 sáng thứ Tư 22 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong Thánh lễ Đức Phanxicô cầu nguyện rằng Âu Châu, trong thời gian này khi sự hiệp nhất giữa các quốc gia cần hơn bao giờ, sẽ thành công trong việc đạt được một sự hiệp nhất huynh đệ.
Diễn biến này đã xảy ra sau khi bà Ursula von der Leyen thay mặt cho Liên Hiệp Âu Châu chân thành xin lỗi nước Ý vì đã không giúp quốc gia này ngay từ đầu khi trận đại dịch coronavirus kinh hoàng bùng phát.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Trong thời đại này, trong đó sự hiệp nhất giữa chúng ta, cũng như giữa các quốc gia là cần kíp hơn bao giờ, chúng ta hãy cầu nguyện cho Âu Châu, để Âu Châu ngày nay có được sự hiệp nhất này, một sự hiệp nhất huynh đệ mà những người cha sáng lập ra Liên minh Âu Châu đã mơ ước.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã đưa ra các suy tư về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 3: 16-21), trong đó Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô rằng “Thiên Chúa đã sai Con Một Người đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ”.
PHÚC ÂM: Ga 3, 16-21
“Thiên Chúa đã sai Chúa Con đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy, thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa và đây là án luận phạt: là sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách, nhưng ai hành động trong sự thật, thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ, là họ đã hành động trong Thiên Chúa.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Bài Tin Mừng này trích từ chương 3 Phúc Âm theo Thánh Gioan, tường thuật cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô, là một luận thuyết thực sự về thần học vì mọi thứ đều ở đây. Đó là một bài giảng thuyết về tình yêu Thiên Chúa, một bài giáo lý, một suy tư thần học, một tổng luận triết học... có tất cả mọi thứ trong chương này. Và mỗi lần đọc nó, chúng ta bắt gặp thêm nhiều sự phong phú hơn nữa, nhiều lời giải thích hơn nữa, nhiều điều khiến chúng ta hiểu được mặc khải của Thiên Chúa. Thật tốt cho chúng ta để đọc đi đọc lại nhiều lần, ngõ hầu có thể đến gần hơn với mầu nhiệm cứu chuộc. Hôm nay tôi chỉ xin trình bày hai điểm trong số tất cả những điều này, chỉ hai điểm để chúng ta suy tư trong ngày hôm nay.
Đầu tiên là mặc khải về tình yêu của Chúa. Như một vị thánh nói, Chúa yêu chúng ta và luôn yêu chúng ta một cách điên rồ: tình yêu của Chúa quá sức điên rồ. Ngài yêu thương chúng ta: “đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời”. Người đã ban cho chúng ta Con Một của Người, đã sai Con Một của Người đến thế gian và chết trên thập tự giá. Bất cứ khi nào chúng ta nhìn vào cây thánh giá, chúng ta thấy tình yêu này. Cây thánh giá chính xác là cuốn sách vĩ đại về tình yêu của Thiên Chúa. Nó không phải là một đối tượng để được đặt ở đây hoặc được đặt ở đó, đẹp hơn, không đẹp hơn, cổ xưa hơn, hiện đại hơn... không. Thánh giá chính xác là biểu hiện của tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương chúng ta: Người đã sai Con của Người, tự hủy diệt mình cho đến khi chết trên thập tự giá vì tình yêu.
Có biết bao nhiêu người đã dành thời gian nhìn vào thánh giá... và ở đó họ tìm thấy mọi thứ, bởi Chúa Thánh Thần làm cho họ hiểu rằng ở đó có tất cả khoa học, tất cả tình yêu của Thiên Chúa, tất cả sự khôn ngoan của Kitô giáo. Thánh Phaolô nói về điều này, giải thích rằng tất cả những lý lẽ của con người mà thánh nhân từng theo đuổi đều chỉ đạt đến một điểm nào đó thôi, nhưng lý luận thực sự nhất, cách suy nghĩ đẹp nhất, và đồng thời giải thích được mọi thứ nhất là thập giá của Chúa Kitô, là Chúa Kitô bị đóng đinh. Thập giá là tai tiếng và điên rồ đối với nhiều người, nhưng đó là cách của Thiên Chúa. Đó là tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban cho thế gian Người Con duy nhất của Người. Và tại sao như thế? Thưa: Để bất cứ ai tin vào Người Con duy nhất ấy thì không bị hư mất nhưng có cuộc sống đời đời. Đó là tình yêu của người Cha muốn con cái ở với mình.
Chúng ta hãy nhìn vào Đấng bị đóng đinh trong im lặng, hãy nhìn vào những vết thương của Người, nhìn vào trái tim của Chúa Giêsu, nhìn vào toàn bộ: Chúa Kitô bị đóng đinh, Con Thiên Chúa, bị hủy diệt, bị sỉ nhục... vì tình yêu. Đây là điểm đầu tiên mà ngày hôm nay chúng ta thấy trong bài tổng luận thần học này, trong cuộc đối thoại này giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô.
Điểm thứ hai cũng là một điểm hữu ích cho chúng ta: “Sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa”. Chúa Giêsu là ánh sáng được đề cập đến ở đây. Có những người – nhiều lần bao gồm cả chúng ta - không thể sống dưới ánh sáng vì họ đã quen với bóng tối. Ánh sáng làm họ lóa mắt, họ không thể nhìn thấy. Họ là những con dơi người: họ chỉ biết di chuyển trong đêm. Và chúng ta cũng vậy, khi chúng ta ở trong tình trạng tội lỗi, chúng ta ở trong trạng thái không chịu đựng được ánh sáng. Thật thoải mái hơn khi chúng ta sống trong bóng tối; ánh sáng tát túi bụi vào mặt chúng ta, cho chúng ta thấy những gì chúng ta không muốn thấy. Nhưng điều tồi tệ nhất là đôi mắt, đôi mắt của linh hồn nào sống quá lâu trong bóng tối thì quen dần với bóng tối đến nỗi cuối cùng họ không còn biết ánh sáng là gì. Mất cảm giác về ánh sáng vì tôi đã quen với bóng tối. Và rất nhiều vụ tai tiếng của con người, rất nhiều những trò bại hoại cho chúng ta thấy điều đó. Những kẻ băng hoại không biết ánh sáng là gì, họ không biết. Chúng ta cũng vậy, khi chúng ta ở trong tình trạng tội lỗi, trong tình trạng xa cách với Chúa, chúng ta trở nên mù quáng và cảm thấy tốt hơn là cứ sống trong bóng tối và cứ đi như thế, không nhìn thấy gì, giống như người mù, cứ thế mà húc tới, được đến đâu hay đến đó.
Anh chị em, hãy để tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã sai Chúa Giêsu đến cứu chúng ta, đi vào chúng ta cùng với ánh sáng mà Chúa Giêsu mang đến. Hãy để ánh sáng của Thánh Linh đi vào chúng ta và giúp chúng ta nhìn mọi thứ bằng ánh sáng của Thiên Chúa, với ánh sáng thật chứ không phải với bóng tối mà quyền lực tối tăm đưa ra chào mời chúng ta.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Ngày hôm nay, chúng ta hãy suy nghĩ về hai điều này, đó là tình yêu của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô, được thể hiện trên thánh giá; trong cuộc sống hàng ngày, trong những vấn nạn hàng ngày của chúng ta. Và anh chị em hãy tự hỏi: “Liệu tôi có đang bước đi trong ánh sáng hay tôi đang lần bước trong bóng tối? Tôi có phải là con cái Chúa hay cuối cùng tôi chỉ là một con dơi tội nghiệp?”
Source:Vatican NewsIl Papa prega perché l’Europa riesca ad avere l'unità fraterna sognata dai padri fondatori
Trong Thánh lễ Đức Phanxicô cầu nguyện rằng Âu Châu, trong thời gian này khi sự hiệp nhất giữa các quốc gia cần hơn bao giờ, sẽ thành công trong việc đạt được một sự hiệp nhất huynh đệ.
Diễn biến này đã xảy ra sau khi bà Ursula von der Leyen thay mặt cho Liên Hiệp Âu Châu chân thành xin lỗi nước Ý vì đã không giúp quốc gia này ngay từ đầu khi trận đại dịch coronavirus kinh hoàng bùng phát.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Trong thời đại này, trong đó sự hiệp nhất giữa chúng ta, cũng như giữa các quốc gia là cần kíp hơn bao giờ, chúng ta hãy cầu nguyện cho Âu Châu, để Âu Châu ngày nay có được sự hiệp nhất này, một sự hiệp nhất huynh đệ mà những người cha sáng lập ra Liên minh Âu Châu đã mơ ước.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã đưa ra các suy tư về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 3: 16-21), trong đó Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô rằng “Thiên Chúa đã sai Con Một Người đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ”.
PHÚC ÂM: Ga 3, 16-21
“Thiên Chúa đã sai Chúa Con đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy, thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa và đây là án luận phạt: là sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách, nhưng ai hành động trong sự thật, thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ, là họ đã hành động trong Thiên Chúa.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Bài Tin Mừng này trích từ chương 3 Phúc Âm theo Thánh Gioan, tường thuật cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô, là một luận thuyết thực sự về thần học vì mọi thứ đều ở đây. Đó là một bài giảng thuyết về tình yêu Thiên Chúa, một bài giáo lý, một suy tư thần học, một tổng luận triết học... có tất cả mọi thứ trong chương này. Và mỗi lần đọc nó, chúng ta bắt gặp thêm nhiều sự phong phú hơn nữa, nhiều lời giải thích hơn nữa, nhiều điều khiến chúng ta hiểu được mặc khải của Thiên Chúa. Thật tốt cho chúng ta để đọc đi đọc lại nhiều lần, ngõ hầu có thể đến gần hơn với mầu nhiệm cứu chuộc. Hôm nay tôi chỉ xin trình bày hai điểm trong số tất cả những điều này, chỉ hai điểm để chúng ta suy tư trong ngày hôm nay.
Đầu tiên là mặc khải về tình yêu của Chúa. Như một vị thánh nói, Chúa yêu chúng ta và luôn yêu chúng ta một cách điên rồ: tình yêu của Chúa quá sức điên rồ. Ngài yêu thương chúng ta: “đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời”. Người đã ban cho chúng ta Con Một của Người, đã sai Con Một của Người đến thế gian và chết trên thập tự giá. Bất cứ khi nào chúng ta nhìn vào cây thánh giá, chúng ta thấy tình yêu này. Cây thánh giá chính xác là cuốn sách vĩ đại về tình yêu của Thiên Chúa. Nó không phải là một đối tượng để được đặt ở đây hoặc được đặt ở đó, đẹp hơn, không đẹp hơn, cổ xưa hơn, hiện đại hơn... không. Thánh giá chính xác là biểu hiện của tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương chúng ta: Người đã sai Con của Người, tự hủy diệt mình cho đến khi chết trên thập tự giá vì tình yêu.
Có biết bao nhiêu người đã dành thời gian nhìn vào thánh giá... và ở đó họ tìm thấy mọi thứ, bởi Chúa Thánh Thần làm cho họ hiểu rằng ở đó có tất cả khoa học, tất cả tình yêu của Thiên Chúa, tất cả sự khôn ngoan của Kitô giáo. Thánh Phaolô nói về điều này, giải thích rằng tất cả những lý lẽ của con người mà thánh nhân từng theo đuổi đều chỉ đạt đến một điểm nào đó thôi, nhưng lý luận thực sự nhất, cách suy nghĩ đẹp nhất, và đồng thời giải thích được mọi thứ nhất là thập giá của Chúa Kitô, là Chúa Kitô bị đóng đinh. Thập giá là tai tiếng và điên rồ đối với nhiều người, nhưng đó là cách của Thiên Chúa. Đó là tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban cho thế gian Người Con duy nhất của Người. Và tại sao như thế? Thưa: Để bất cứ ai tin vào Người Con duy nhất ấy thì không bị hư mất nhưng có cuộc sống đời đời. Đó là tình yêu của người Cha muốn con cái ở với mình.
Chúng ta hãy nhìn vào Đấng bị đóng đinh trong im lặng, hãy nhìn vào những vết thương của Người, nhìn vào trái tim của Chúa Giêsu, nhìn vào toàn bộ: Chúa Kitô bị đóng đinh, Con Thiên Chúa, bị hủy diệt, bị sỉ nhục... vì tình yêu. Đây là điểm đầu tiên mà ngày hôm nay chúng ta thấy trong bài tổng luận thần học này, trong cuộc đối thoại này giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô.
Điểm thứ hai cũng là một điểm hữu ích cho chúng ta: “Sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa”. Chúa Giêsu là ánh sáng được đề cập đến ở đây. Có những người – nhiều lần bao gồm cả chúng ta - không thể sống dưới ánh sáng vì họ đã quen với bóng tối. Ánh sáng làm họ lóa mắt, họ không thể nhìn thấy. Họ là những con dơi người: họ chỉ biết di chuyển trong đêm. Và chúng ta cũng vậy, khi chúng ta ở trong tình trạng tội lỗi, chúng ta ở trong trạng thái không chịu đựng được ánh sáng. Thật thoải mái hơn khi chúng ta sống trong bóng tối; ánh sáng tát túi bụi vào mặt chúng ta, cho chúng ta thấy những gì chúng ta không muốn thấy. Nhưng điều tồi tệ nhất là đôi mắt, đôi mắt của linh hồn nào sống quá lâu trong bóng tối thì quen dần với bóng tối đến nỗi cuối cùng họ không còn biết ánh sáng là gì. Mất cảm giác về ánh sáng vì tôi đã quen với bóng tối. Và rất nhiều vụ tai tiếng của con người, rất nhiều những trò bại hoại cho chúng ta thấy điều đó. Những kẻ băng hoại không biết ánh sáng là gì, họ không biết. Chúng ta cũng vậy, khi chúng ta ở trong tình trạng tội lỗi, trong tình trạng xa cách với Chúa, chúng ta trở nên mù quáng và cảm thấy tốt hơn là cứ sống trong bóng tối và cứ đi như thế, không nhìn thấy gì, giống như người mù, cứ thế mà húc tới, được đến đâu hay đến đó.
Anh chị em, hãy để tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã sai Chúa Giêsu đến cứu chúng ta, đi vào chúng ta cùng với ánh sáng mà Chúa Giêsu mang đến. Hãy để ánh sáng của Thánh Linh đi vào chúng ta và giúp chúng ta nhìn mọi thứ bằng ánh sáng của Thiên Chúa, với ánh sáng thật chứ không phải với bóng tối mà quyền lực tối tăm đưa ra chào mời chúng ta.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Ngày hôm nay, chúng ta hãy suy nghĩ về hai điều này, đó là tình yêu của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô, được thể hiện trên thánh giá; trong cuộc sống hàng ngày, trong những vấn nạn hàng ngày của chúng ta. Và anh chị em hãy tự hỏi: “Liệu tôi có đang bước đi trong ánh sáng hay tôi đang lần bước trong bóng tối? Tôi có phải là con cái Chúa hay cuối cùng tôi chỉ là một con dơi tội nghiệp?”
Source:Vatican News