Có tác giả cho rằng không gì quan trọng đối với một người Công Giáo hấp hối bằng sự hiện diện của một linh mục với phép xức dầu bệnh nhân. Thực vậy, không còn gì làm họ an tâm hơn thế. Bản thân tôi đã chứng kiến cảnh người hấp hối đã hôn mê hai ngày, nhưng khi vị linh mục đến để làm phép xức dầu “phòng hờ”, người hấp hối đã động đậy bàn tay khi tay ngài rờ vào tay cụ.
Bất hạnh thay, vì các qui định nghiêm ngặt hiện nay của các thẩm quyền y tế, việc xức dầu cho các người hấp hối vì hay bị nhiễm Covid-19 đã không thể thực hiện được theo công thức của Giáo hội. Dù thế, những người này và nhất là thân nhân của họ vẫn muốn có một hình thức nào đó giúp họ nhận được bí tích quí giá này
Chính vì thế, nhiều cố gắng đã được đưa ra. Và hình thức thông thường nhất là phối hợp giữa sự hiện diện của vị linh mục ở đâu đó nhưng được người bệnh nhận thức và sự giúp tay của thân nhân hay nhân viên y tế mang dầu thánh đến tận giường xức cho người bệnh.
Theo tạp chí Crux, giáo phận Springfield ở Massachusetts, Hoa Kỳ, là giáo phận đầu tiên cho phép các linh mục ban bí tích này “từ xa” hoặc qua điện thoại trong khi một y tá “xức dầu” cho bệnh nhân, miễn là bệnh nhân còn “tỉnh táo”. Chỉ có điều, sau đó, giáo phận này đã rút lại việc cho phép này.
Theo Crux, Cha dòng Tên Jim Shaughnessy, một tuyên úy tại Trung Tâm Y Khoa Tufts, ở Boston, đã “xức dầu” kiểu từ xa này khi để người con bôi dầu bí tích cho người mẹ đau yếu của anh.
Cha nói với tạp chí Crux: “Đây là cách tốt nhất tôi nghĩ ra trong lúc này”. Ngài nhận định rằng “Tôi không chắc liệu nó có thành sự hay được phép hay không, nhưng tôi hoàn toàn chắc chắn người con có khả năng chuyển tải sự an ủi không những về phần riêng anh, mà còn cả lời cầu nguyện của Giáo Hội nữa, với tôi thực sự đứng trên vai anh sau cửa kính”.
Cha nhìn nhận rằng phương pháp của cha có thể không hợp qui tắc. Nhưng cha nói thêm “Tôi không nghĩ cách tôi nhìn việc này là cách mọi người khác nên nhìn nó. Đây là những hoàn cảnh đặc biệt chúng ta hiện đang phải đối đầu. Mỗi người phải làm hết sức trong khả năng có thể của mình. Tôi thường phải đương đầu với những con người thực, những khuôn mặt thực, và những tình huống có thực mà ta cần thích ứng về phương diện mục vụ bao nhiêu có thể”.
Nhưng Đức Cha Christopher Coyne, thành viên của Ủy Ban Thờ Phượng Thiên Chúa, thì cho rằng các cố gắng như của Cha Shaughnessy “có ý hướng tốt” nhưng chúng không minh họa được “bản chất bí tích”.
Đức ông Fred Easton, một cựu đại diện Giám Mục về luật pháp của tổng giáo phận, không coi việc xức dầu từ xa hội đủ chất thể của bí tích nhu Giáo Hội đã định. Ngài nói với Crux: “vấn đề là việc tách biệt hành vi cầu nguyện và hành vi xức dầu bí tích”. Mọi bí tích đều có một tính “nên một” (oneness) nào đó, một sự hợp nhất giữa yếu tố thể lý và yếu tố thiêng liêng. Tách rời chúng ra là “phi bản chất” (denature) bí tích.
Đức ông cho hay: trong những hoàn cảnh nghiêm trọng, các linh mục được phép sử dụng một “trợ cụ” để xức dầu bệnh nhân, như miếng bông hay bao tay giải phẫu, nhưng trợ cụ này không thể là một người khác.
Đức Cha Coyne thì nói rằng “Ở một điểm nào đó, vị linh mục cần phải hiện diện”. Ngài nói thêm: ít người Công Giáo nào chấp nhận việc thực hành bí tích hòa giải từ xa, nói cách khác, là nhờ người khác nói cho vị linh mục tội lỗi của mình.
Vả lại, theo Đức Cha Coyne, hiện là Giám Mục giáo phận Burlington, Virginia, xức dầu bệnh nhân không phải là bí tích bắt buộc đối với người Công Giáo hấp hối. Ngài bảo “chúng ta phải làm mọi điều có thể để tránh cảm thức cho rằng nó là chuyện ma thuật. Dù nó là một phần quan trọng của đời sống Kitô hữu, và mọi người nên được tiếp cận các bí tích, nhưng thực tại vẫn là: khi một ai đó đang hấp hối tại bệnh viện, họ không cần phải được xức dầu”.
Thay vào đó, Đức Cha Coyne và Đức Ông Easton đều nhấn mạnh đến ơn đại xá có sẵn cho các bệnh nhân coronavirus, từng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố ngày 20 tháng Ba. Ơn đại xá này tha thứ tọi lỗi nhờ công nghiệp của hiệp thông các thánh, và có sẵn cho những người “thông thường vẫn đọc các lời cầu nguyện trong đời sống họ”.
Hiệp hội Tuyên Úy Công Giáo Toàn Quốc khuyến khích các linh mục thông báo cho các bệnh nhân hay về ơn xá nói trên trong hai văn kiện công bố vào tháng trước.
Các văn kiện đó minh nhiên bác bỏ việc xức dầu từ xa và, khi việc xức dầu không thể thực hiện được, thì các vị tuyên úy được chỉ thị “cung cấp cho người bệnh lời cầu nguyện của Giáo Hội, các lời cầu nguyện cho người hấp hối, lời cầu nguyện Xin Tha Thứ của Tông Tòa (apostolic Pardon[1]), và lời bảo đảm được ơn đại xá dành cho người mắc Covid-19”.
Đức Cha Coyne không quên căn dặn các vị tuyên úy: Dù bệnh nhân không thể được xức dầu, các linh mục vẫn cần có thái độ tích cực đối với người bệnh và người thân của họ. Ngài bảo: “những lúc như thế, khó mà dạy giáo lý. Thay vì nói về điều tôi không thể làm, tôi sẽ nói, ‘chúng ta ở đây thật tuyệt. Chúng mình có thể cầu nguyện cho ba anh/chị đang hấp hối. Tại sao tôi lại không đưa cho anh/chị mẩu giấy có lời cầu nguyện trên đó, và anh/chị có thể vào trong với gia đình anh/chị và anh/chị có thể ở với ông cụ’”.
Nếu bệnh nhân hay người thân của họ vẫn muốn được xức dầu, theo Đức Cha Coyne, các linh mục nên nói “Dạ, nhưng điều quan trọng hơn việc xức dầu là việc chúng ta cùng cầu nguyện với nhau và nhìn nhận rằng lòng Chúa thương xót luôn mở ra cho những ai có tấm lòng chân thành và tìm cách lớn lên trong tình yêu của Thiên Chúa”.
Nhiều giáp phận khác, kể cả chính giáo phận của Đức Cha Coyne, không muốn có những cuộc chuyện trò như thế. Họ hợp tác với các viên chức bệnh viện để cung cấp việc xức dầu bí tích cho các bệnh nhân Công Giáo.
Giáo phận Chicago chẳng hạn, lập 1 nhóm 24 linh mục khỏe mạnh và được huấn luyện kỹ càng để xức dầu cho các nạn nhân của Covid-19 gần chết. Các linh mục này được chọn hồi tháng Ba từ một nhóm tình nguyện dưới tuổi 60 và không có các bệnh kinh niên.
David Lichter, giám đốc điều hành của Hiệp Hội Tuyên Úy Công Giáo Toàn Quốc cho hay các hệ thống y tế rất quảng đại trong việc cung cấp các thiết bị bảo vệ cho các tuyên úy.
Ngay từ cuối tháng Ba, nhiều bệnh viện đã coi việc phục vụ của các tuyên úy là chủ yếu. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm về việc duy trì các thiết bị bảo vệ cho các nhân viên y tế, một số bệnh viện không khuyến khích các tuyên úy mang các thiết bị này, chỉ cần cầu nguyện với bệnh nhân hoặc người thân của họ qua điện thoại.
Lichter nhận định rằng dù không y hệt như việc cùng hiện diện trong một căn phòng, nhưng “đó cũng là cách rất mạnh mẽ trong việc cung cấp sự chăm sóc”.
Một số thần học gia, tuy thế, vẫn ủng hộ việc xức dầu gián tiếp qua tay các y tá có y phục bảo vệ đàng hoàng áp dụng dầu bí tích cho các bệnh nhân.
Cha Driscoll, một giáo sư hưu trí về thần học phụng vụ tại Đại Học Notre Dame, cho rằng việc bùng phát coronavirus có thể cổ vũ một lối giải thích rộng rãi hơn về bí tích xức dầu bệnh nhân, giống như lối trong nghi lễ Đông Phương của Giáo Hội Công Giáo.
Cha cho hay “Trong Nghi lễ Đông Phương, họ có đủ mọi loại xức dầu. Không giống như chỉ có một loại xức dầu mà chỉ có các linh mục mới được làm”.
Cha nói thêm: “tôi nghĩ một ý nghĩa rộng rãi hơn về việc xức dầu là điều hữu ích đối với họ, vì trong các tình huống như hiện nay, không nên từ chối xức dầu cho một ai đó chỉ vì một linh mục không thể có mặt ở đó”.
Đức Ông Easton thì cho rằng dù Công đồng Trent quyết định rằng việc xức dầu bí tích bởi tín hữu giáo dân là điều trái phép, quyết định đó có thể được đảo lộn bởi thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng.
Đức Cha Coyne thì cho rằng khó có việc Đức Phanxicô sẽ thay đổi công thức xức dầu bệnh nhân. Ngài nhận định: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người sẵn sàng thử làm mọi sự có thể làm giúp người ta tiếp cận các bí tích của Giáo Hội và công việc thương người của Giáo Hội, cho nên ngài có thể, cùng đường, nếu tình thế này cứ tiếp tục trở nên xấu hơn. Nhưng ngài cũng là người từng nói ‘nào, ta hãy dùng các phương thế thông thường để làm mọi chuyện đi đã không cần nhất thiết phải đưa ra các thay đổi quan trọng’”.
Đức Ông Easton thì cho rằng “các phương thế thông thường” này vượt quá việc xức dầu thể lý và bao gồm nhiều phương thế hoàn toàn “thiêng liêng” để tiếp nhận ơn thánh.
Ngài nói “Thiên Chúa hoạt động cả ở bên ngoài bí tích. Người ta có thể cầu nguyện; nếu họ có ý muốn nhận lãnh bí tích xức dầu bệnh nhân như thế... nó sẽ mở cõi lòng họ để nhận lãnh ơn thánh mà thường ra chỉ đến qua ngả các bí tích”. Tóm lại, cũng giống như rước lễ thiêng liêng, một điều được Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney vẫn thường nhấn mạnh mỗi khi khuyên người ta rước lễ thiêng liêng: Thiên Chúa có nhiều cách ban ơn thánh cho ta!
________________________________________________________
(1) Lời cầu xin tha thứ như sau: “Nhờ các mầu nhiệm cứu chuộc thánh thiện, xin Thiên Chúa toàn năng tha mọi hình phạt cho ông/bà ở đời này và ở đời sau. Xin Người mở cửa thiên đàng và đón ông/bà vào niềm vui muôn đời”. Hay: “Nhờ thẩm quyền Tòa Thánh ban cho tôi, tôi ban cho ông/bà ơn tha thứ trọn vẹn và ơn tha tội lỗi nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”.
Bất hạnh thay, vì các qui định nghiêm ngặt hiện nay của các thẩm quyền y tế, việc xức dầu cho các người hấp hối vì hay bị nhiễm Covid-19 đã không thể thực hiện được theo công thức của Giáo hội. Dù thế, những người này và nhất là thân nhân của họ vẫn muốn có một hình thức nào đó giúp họ nhận được bí tích quí giá này
Chính vì thế, nhiều cố gắng đã được đưa ra. Và hình thức thông thường nhất là phối hợp giữa sự hiện diện của vị linh mục ở đâu đó nhưng được người bệnh nhận thức và sự giúp tay của thân nhân hay nhân viên y tế mang dầu thánh đến tận giường xức cho người bệnh.
Theo tạp chí Crux, giáo phận Springfield ở Massachusetts, Hoa Kỳ, là giáo phận đầu tiên cho phép các linh mục ban bí tích này “từ xa” hoặc qua điện thoại trong khi một y tá “xức dầu” cho bệnh nhân, miễn là bệnh nhân còn “tỉnh táo”. Chỉ có điều, sau đó, giáo phận này đã rút lại việc cho phép này.
Theo Crux, Cha dòng Tên Jim Shaughnessy, một tuyên úy tại Trung Tâm Y Khoa Tufts, ở Boston, đã “xức dầu” kiểu từ xa này khi để người con bôi dầu bí tích cho người mẹ đau yếu của anh.
Cha nói với tạp chí Crux: “Đây là cách tốt nhất tôi nghĩ ra trong lúc này”. Ngài nhận định rằng “Tôi không chắc liệu nó có thành sự hay được phép hay không, nhưng tôi hoàn toàn chắc chắn người con có khả năng chuyển tải sự an ủi không những về phần riêng anh, mà còn cả lời cầu nguyện của Giáo Hội nữa, với tôi thực sự đứng trên vai anh sau cửa kính”.
Cha nhìn nhận rằng phương pháp của cha có thể không hợp qui tắc. Nhưng cha nói thêm “Tôi không nghĩ cách tôi nhìn việc này là cách mọi người khác nên nhìn nó. Đây là những hoàn cảnh đặc biệt chúng ta hiện đang phải đối đầu. Mỗi người phải làm hết sức trong khả năng có thể của mình. Tôi thường phải đương đầu với những con người thực, những khuôn mặt thực, và những tình huống có thực mà ta cần thích ứng về phương diện mục vụ bao nhiêu có thể”.
Nhưng Đức Cha Christopher Coyne, thành viên của Ủy Ban Thờ Phượng Thiên Chúa, thì cho rằng các cố gắng như của Cha Shaughnessy “có ý hướng tốt” nhưng chúng không minh họa được “bản chất bí tích”.
Đức ông Fred Easton, một cựu đại diện Giám Mục về luật pháp của tổng giáo phận, không coi việc xức dầu từ xa hội đủ chất thể của bí tích nhu Giáo Hội đã định. Ngài nói với Crux: “vấn đề là việc tách biệt hành vi cầu nguyện và hành vi xức dầu bí tích”. Mọi bí tích đều có một tính “nên một” (oneness) nào đó, một sự hợp nhất giữa yếu tố thể lý và yếu tố thiêng liêng. Tách rời chúng ra là “phi bản chất” (denature) bí tích.
Đức ông cho hay: trong những hoàn cảnh nghiêm trọng, các linh mục được phép sử dụng một “trợ cụ” để xức dầu bệnh nhân, như miếng bông hay bao tay giải phẫu, nhưng trợ cụ này không thể là một người khác.
Đức Cha Coyne thì nói rằng “Ở một điểm nào đó, vị linh mục cần phải hiện diện”. Ngài nói thêm: ít người Công Giáo nào chấp nhận việc thực hành bí tích hòa giải từ xa, nói cách khác, là nhờ người khác nói cho vị linh mục tội lỗi của mình.
Vả lại, theo Đức Cha Coyne, hiện là Giám Mục giáo phận Burlington, Virginia, xức dầu bệnh nhân không phải là bí tích bắt buộc đối với người Công Giáo hấp hối. Ngài bảo “chúng ta phải làm mọi điều có thể để tránh cảm thức cho rằng nó là chuyện ma thuật. Dù nó là một phần quan trọng của đời sống Kitô hữu, và mọi người nên được tiếp cận các bí tích, nhưng thực tại vẫn là: khi một ai đó đang hấp hối tại bệnh viện, họ không cần phải được xức dầu”.
Thay vào đó, Đức Cha Coyne và Đức Ông Easton đều nhấn mạnh đến ơn đại xá có sẵn cho các bệnh nhân coronavirus, từng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố ngày 20 tháng Ba. Ơn đại xá này tha thứ tọi lỗi nhờ công nghiệp của hiệp thông các thánh, và có sẵn cho những người “thông thường vẫn đọc các lời cầu nguyện trong đời sống họ”.
Hiệp hội Tuyên Úy Công Giáo Toàn Quốc khuyến khích các linh mục thông báo cho các bệnh nhân hay về ơn xá nói trên trong hai văn kiện công bố vào tháng trước.
Các văn kiện đó minh nhiên bác bỏ việc xức dầu từ xa và, khi việc xức dầu không thể thực hiện được, thì các vị tuyên úy được chỉ thị “cung cấp cho người bệnh lời cầu nguyện của Giáo Hội, các lời cầu nguyện cho người hấp hối, lời cầu nguyện Xin Tha Thứ của Tông Tòa (apostolic Pardon[1]), và lời bảo đảm được ơn đại xá dành cho người mắc Covid-19”.
Đức Cha Coyne không quên căn dặn các vị tuyên úy: Dù bệnh nhân không thể được xức dầu, các linh mục vẫn cần có thái độ tích cực đối với người bệnh và người thân của họ. Ngài bảo: “những lúc như thế, khó mà dạy giáo lý. Thay vì nói về điều tôi không thể làm, tôi sẽ nói, ‘chúng ta ở đây thật tuyệt. Chúng mình có thể cầu nguyện cho ba anh/chị đang hấp hối. Tại sao tôi lại không đưa cho anh/chị mẩu giấy có lời cầu nguyện trên đó, và anh/chị có thể vào trong với gia đình anh/chị và anh/chị có thể ở với ông cụ’”.
Nếu bệnh nhân hay người thân của họ vẫn muốn được xức dầu, theo Đức Cha Coyne, các linh mục nên nói “Dạ, nhưng điều quan trọng hơn việc xức dầu là việc chúng ta cùng cầu nguyện với nhau và nhìn nhận rằng lòng Chúa thương xót luôn mở ra cho những ai có tấm lòng chân thành và tìm cách lớn lên trong tình yêu của Thiên Chúa”.
Nhiều giáp phận khác, kể cả chính giáo phận của Đức Cha Coyne, không muốn có những cuộc chuyện trò như thế. Họ hợp tác với các viên chức bệnh viện để cung cấp việc xức dầu bí tích cho các bệnh nhân Công Giáo.
Giáo phận Chicago chẳng hạn, lập 1 nhóm 24 linh mục khỏe mạnh và được huấn luyện kỹ càng để xức dầu cho các nạn nhân của Covid-19 gần chết. Các linh mục này được chọn hồi tháng Ba từ một nhóm tình nguyện dưới tuổi 60 và không có các bệnh kinh niên.
David Lichter, giám đốc điều hành của Hiệp Hội Tuyên Úy Công Giáo Toàn Quốc cho hay các hệ thống y tế rất quảng đại trong việc cung cấp các thiết bị bảo vệ cho các tuyên úy.
Ngay từ cuối tháng Ba, nhiều bệnh viện đã coi việc phục vụ của các tuyên úy là chủ yếu. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm về việc duy trì các thiết bị bảo vệ cho các nhân viên y tế, một số bệnh viện không khuyến khích các tuyên úy mang các thiết bị này, chỉ cần cầu nguyện với bệnh nhân hoặc người thân của họ qua điện thoại.
Lichter nhận định rằng dù không y hệt như việc cùng hiện diện trong một căn phòng, nhưng “đó cũng là cách rất mạnh mẽ trong việc cung cấp sự chăm sóc”.
Một số thần học gia, tuy thế, vẫn ủng hộ việc xức dầu gián tiếp qua tay các y tá có y phục bảo vệ đàng hoàng áp dụng dầu bí tích cho các bệnh nhân.
Cha Driscoll, một giáo sư hưu trí về thần học phụng vụ tại Đại Học Notre Dame, cho rằng việc bùng phát coronavirus có thể cổ vũ một lối giải thích rộng rãi hơn về bí tích xức dầu bệnh nhân, giống như lối trong nghi lễ Đông Phương của Giáo Hội Công Giáo.
Cha cho hay “Trong Nghi lễ Đông Phương, họ có đủ mọi loại xức dầu. Không giống như chỉ có một loại xức dầu mà chỉ có các linh mục mới được làm”.
Cha nói thêm: “tôi nghĩ một ý nghĩa rộng rãi hơn về việc xức dầu là điều hữu ích đối với họ, vì trong các tình huống như hiện nay, không nên từ chối xức dầu cho một ai đó chỉ vì một linh mục không thể có mặt ở đó”.
Đức Ông Easton thì cho rằng dù Công đồng Trent quyết định rằng việc xức dầu bí tích bởi tín hữu giáo dân là điều trái phép, quyết định đó có thể được đảo lộn bởi thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng.
Đức Cha Coyne thì cho rằng khó có việc Đức Phanxicô sẽ thay đổi công thức xức dầu bệnh nhân. Ngài nhận định: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người sẵn sàng thử làm mọi sự có thể làm giúp người ta tiếp cận các bí tích của Giáo Hội và công việc thương người của Giáo Hội, cho nên ngài có thể, cùng đường, nếu tình thế này cứ tiếp tục trở nên xấu hơn. Nhưng ngài cũng là người từng nói ‘nào, ta hãy dùng các phương thế thông thường để làm mọi chuyện đi đã không cần nhất thiết phải đưa ra các thay đổi quan trọng’”.
Đức Ông Easton thì cho rằng “các phương thế thông thường” này vượt quá việc xức dầu thể lý và bao gồm nhiều phương thế hoàn toàn “thiêng liêng” để tiếp nhận ơn thánh.
Ngài nói “Thiên Chúa hoạt động cả ở bên ngoài bí tích. Người ta có thể cầu nguyện; nếu họ có ý muốn nhận lãnh bí tích xức dầu bệnh nhân như thế... nó sẽ mở cõi lòng họ để nhận lãnh ơn thánh mà thường ra chỉ đến qua ngả các bí tích”. Tóm lại, cũng giống như rước lễ thiêng liêng, một điều được Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney vẫn thường nhấn mạnh mỗi khi khuyên người ta rước lễ thiêng liêng: Thiên Chúa có nhiều cách ban ơn thánh cho ta!
________________________________________________________
(1) Lời cầu xin tha thứ như sau: “Nhờ các mầu nhiệm cứu chuộc thánh thiện, xin Thiên Chúa toàn năng tha mọi hình phạt cho ông/bà ở đời này và ở đời sau. Xin Người mở cửa thiên đàng và đón ông/bà vào niềm vui muôn đời”. Hay: “Nhờ thẩm quyền Tòa Thánh ban cho tôi, tôi ban cho ông/bà ơn tha thứ trọn vẹn và ơn tha tội lỗi nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”.