Đôi nét về Linh mục Bác sĩ Phạm Hữu Tâm
Phạm Hữu Tâm, sinh năm 1965 ở Sài Gòn, Việt Nam, đã cùng gia đình vượt biên năm 1980 lúc 15 tuổi, định cư tại thành phố Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Sau 3 năm trung học, cậu Tâm vào đại học. Từ đó, cậu thanh niên tị nạn đã có ý hướng đi tu làm linh mục.
Sau 4 năm đại học, Phạm Hữu Tâm thi đậu vào y khoa. Nhưng Phạm Hữu Tâm không từ bỏ ý hướng theo đuổi ơn gọi linh mục. Anh xin Bề Trên Tu hội Tận Hiến truyền giáo (ICM) ở Texas (Hoa Kỳ). Linh mục giám đốc Việt Anh chấp nhận Tâm gia nhập Tu Hội, đồng thời đồng ý không ngăn trở việc anh có ý tiếp tục học ngành y.
Năm 1988, Phạm Hữu Tâm học được 2 năm y khoa thì đồng thời cũng theo học tại Đại chủng viện Notre Dame ở New Orleans. Sau 6 năm miệt mài hai môn Triết và Thần học, Thầy Antôn Phạm Hữu Tâm được thụ phong Linh mục, được Tu hội cho về làm mục vụ tại Texas, vẫn được phép tiếp tục theo đuổi ngành y.
Năm 2003, Cha Phạm Hữu Tâm tốt nghiệp y khoa, được cấp phép hành nghề bác sĩ tại Houston, Texas, chuyên khoa Vật lý và Phục hồi chức năng (Physical Medicine And Rehabilitation Interventional Pain Management).
Cho tới năm 2020 Linh mục Bác sĩ Phạm Hữu Tâm trải qua 17 năm kinh nghiệm chuyên môn y khoa đồng thời vẫn là một linh mục dấn thân trong sứ mạng mục vụ.
Lao mình vào ổ dịch
Tháng Tư năm 2020, đang khi thi hành mục vụ kiêm nghiệp vụ y khoa tại tiểu bang Texas thì Hoa Kỳ chìm vào dịch bệnh Corona virus, nơi trầm trọng nhất là Thành phố New York, số người lây nhiễm và chết vì Corona virus gia tăng khủng khiếp trong khi số y bác sĩ lại hạn chế, Linh mục/Bác sĩ An tôn Phạm Hữu Tâm không cầm lòng được trước thảm cảnh này.
Ngày 06/4/2020, sau khi nhận được phép các Đấng Bề Trên, Cha Phạm Hữu Tâm quyết định đi New York tự nguyện dấn thân phục vụ trong 3 tuần lễ. Ngài tâm sự với bạn bè: “Tôi bay lên New York City giúp Y tế 3 tuần. Hồi hộp và hơi sợ vì Coronavirus đang lây nhiễm nặng và người chết quá nhiều. Nhưng nhân viên y tế làm việc quá tải cần được giúp đỡ. Hy vọng góp phần được chút ít, theo gương hy sinh của Chúa Giêsu năm xưa.”
Ngài thú nhận mình sợ chết, nhưng vẫn quyết lao vào cõi chết. Ngày 08/4/2020 (Thứ Tư Tuần Thánh), Lm/Bs Antôn Phạm Hữu Tâm bày tỏ tâm sự trên Facebook của ngài:
“Bạn thân mến, hôm nay tôi bắt đầu công việc tại Elmhurst Hospital [Elmhurst Hospital là Bệnh viện phố Elmhurst, Quận Queens, TP New York], là tâm điểm của dịch bệnh Covit tại NYC. Bệnh viện quá tải 110%, với 95%, là bệnh nhân nhiễm Covit. Các phòng Hồi Sức, SICU, Sản Khoa… nay đã biến thành Covit ICU [Khu Chăm sóc Khẩn cấp Covid-19]. Các bác sĩ các Khoa Chuyên Môn cũng tập trung chữa trị bệnh nhân Covit.”
Linh mục-Bác sĩ Phạm Hữu Tâm đích thực một con người, một trái tim, một cung cách tự nguyện dấn thân độc đáo: Cùng một lúc hoàn thành hai sứ mạng cứu nhân độ thế: thầy thuốc phần hồn, thầy thuốc phần xác, xông pha giữa vùng tử địa New York, xác người không kịp vùi lấp, từng giờ, từng phút, từng giây. Chỉ riêng thành phố New York, kể từ ngày 14/3/2020 với những cái chết đầu tiên vì corona virus đến nay 23/4/2020 đã có trên 10,000 ca tử vong.
Đối mặt với dịch bệnh
Cha Tâm mô tả: “Công việc của tôi trong ICU là liên lạc với gia đình bệnh nhân. Một khi nhập viện thì thân nhân không thể vào thăm vì lây nhiễm, và nếu bệnh nhân hôn mê thì kể như mất liên lạc. Lý do tôi liên lạc gia đình toàn là tin xấu: bệnh nhân đang bị nguy hiểm, và nếu tim ngừng đập thì gia dinh có muốn CPR không? Phải hiểu biết bệnh trạng, đồng thời an ủi, nâng đỡ thân nhân. Hôm nay tôi cũng phải “nai nịch chắc chắn, 2 lớp áo chắn, khẩu trang, kiếng mắt, bịt đầu, găng tay” để cầm ipad vào phòng bệnh nhân, FaceTime, gia đình nhìn mặt, khóc, cầu nguyện, nói lời từ giã. Bệnh nhân vẫn hôn mê. Đó là 10 phút cuối cùng với gia đình trước khi anh thanh niên 29 tuổi, bệnh Covit,từ giã cõi đời này. Thật đau thương. Tôi đã cầu nguyện nhiều cho họ.”
Cha Tâm cho biết không giây phút nào ngài không trực diện với cái chết: “Mỗi lần bước vào phòng bệnh là mỗi lần đối diện với tử thần rình rập. Kẻ thù vô hình mới đáng sợ. Không ai biết chính xác phòng bệnh nhân Covit nhiễm trùng đến mức độ nào, và muốn trị bệnh thì phải tiếp cận, có khi hơi thở bệnh nhân vào mặt. Các bác sĩ và y tá thật sự đang ở tuyến đầu của chiến trường Covit, đối diện hiểm nguy mỗi ngày.”
Đức tin mãnh liệt
Nhưng có Chúa Giêsu, Cha Tâm không nản. Ngài tâm sự tiếp: “Hôm nay tôi nhớ Chúa Giêsu đang vào Thành Giêrusalem. Biết nguy hiểm thập giá rập rình, nhưng vì tình yêu con người và vâng theo Ý Chúa Cha mà Giêsu vẫn can đảm tiến bước. Sợ hãi có, lo lắng có, buồn bã có, nhưng vẫn bước. Đi trong sức mạnh Chúa Thánh Thần. Đi trong sự hỗ trợ của các môn đệ.” Cha Tâm âm thầm hát lên bài ca [Giêsu ơi! Ở cùng con luôn mãi) mà lời ca là do Cha Tâm chế ra:
Giêsu ơi, ở cùng con luôn mã
Chúa cùng đi, con sẽ không sợ gì
Nắm tay Ngài con không ngại chông gai
Có các bạn, vượt qua mọi gian truân
Phúc âm hóa môi trường
Chúng tôi ghi nhận ba điểm từ Linh mục/Bác sĩ Antôn Phạm Hữu Tâm khi ngài trả lời phỏng vấn của Cha Vũ Hải Đăng (nghe được ngày 20/4/2020) đại khái:
- Tại Khu Chăm sóc Khẩn cấp (ICU – Intensive Care Unit), Cha Tâm đã xức dầu Thánh 13 nạn nhân thì 9 vĩnh viễn ra đi; số còn lại khó hy vọng sống còn.
- Những Bác sĩ-Y tá Công Giáo trong Bệnh viện, vị nào biết Bác sĩ Tâm là Linh mục thì đều cúi đầu xin ngài ban phép lành khi họ đi ngang qua ngài và họ tỏ ra an tâm sau đó.
- Trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn, Cha Hải Đăng gợi ý rằng, một số giáo dân nhã ý gửi tặng khẩu trang, y phục bảo hộ y tế... Thay vì trả lời thẳng câu hỏi, Cha Tâm chỉ kêu gọi mọi người cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện cho những người xấu số...
Chúng ta cầu nguyện cho Cha Antôn Phạm Hữu Tâm, cầu nguyện cho các linh mục, tu sĩ, bác sĩ, y tá cùng hết thảy những ai quên mình vì tha nhân trong cơn hoạn nạn toàn cầu này; cầu nguyện cho mọi nạn nhân dịch bệnh cùng toàn thế giới sớm thoát cơn hiểm nghèo./.
Sau 4 năm đại học, Phạm Hữu Tâm thi đậu vào y khoa. Nhưng Phạm Hữu Tâm không từ bỏ ý hướng theo đuổi ơn gọi linh mục. Anh xin Bề Trên Tu hội Tận Hiến truyền giáo (ICM) ở Texas (Hoa Kỳ). Linh mục giám đốc Việt Anh chấp nhận Tâm gia nhập Tu Hội, đồng thời đồng ý không ngăn trở việc anh có ý tiếp tục học ngành y.
Năm 1988, Phạm Hữu Tâm học được 2 năm y khoa thì đồng thời cũng theo học tại Đại chủng viện Notre Dame ở New Orleans. Sau 6 năm miệt mài hai môn Triết và Thần học, Thầy Antôn Phạm Hữu Tâm được thụ phong Linh mục, được Tu hội cho về làm mục vụ tại Texas, vẫn được phép tiếp tục theo đuổi ngành y.
Năm 2003, Cha Phạm Hữu Tâm tốt nghiệp y khoa, được cấp phép hành nghề bác sĩ tại Houston, Texas, chuyên khoa Vật lý và Phục hồi chức năng (Physical Medicine And Rehabilitation Interventional Pain Management).
Cho tới năm 2020 Linh mục Bác sĩ Phạm Hữu Tâm trải qua 17 năm kinh nghiệm chuyên môn y khoa đồng thời vẫn là một linh mục dấn thân trong sứ mạng mục vụ.
Lao mình vào ổ dịch
Tháng Tư năm 2020, đang khi thi hành mục vụ kiêm nghiệp vụ y khoa tại tiểu bang Texas thì Hoa Kỳ chìm vào dịch bệnh Corona virus, nơi trầm trọng nhất là Thành phố New York, số người lây nhiễm và chết vì Corona virus gia tăng khủng khiếp trong khi số y bác sĩ lại hạn chế, Linh mục/Bác sĩ An tôn Phạm Hữu Tâm không cầm lòng được trước thảm cảnh này.
Ngài thú nhận mình sợ chết, nhưng vẫn quyết lao vào cõi chết. Ngày 08/4/2020 (Thứ Tư Tuần Thánh), Lm/Bs Antôn Phạm Hữu Tâm bày tỏ tâm sự trên Facebook của ngài:
“Bạn thân mến, hôm nay tôi bắt đầu công việc tại Elmhurst Hospital [Elmhurst Hospital là Bệnh viện phố Elmhurst, Quận Queens, TP New York], là tâm điểm của dịch bệnh Covit tại NYC. Bệnh viện quá tải 110%, với 95%, là bệnh nhân nhiễm Covit. Các phòng Hồi Sức, SICU, Sản Khoa… nay đã biến thành Covit ICU [Khu Chăm sóc Khẩn cấp Covid-19]. Các bác sĩ các Khoa Chuyên Môn cũng tập trung chữa trị bệnh nhân Covit.”
Linh mục-Bác sĩ Phạm Hữu Tâm đích thực một con người, một trái tim, một cung cách tự nguyện dấn thân độc đáo: Cùng một lúc hoàn thành hai sứ mạng cứu nhân độ thế: thầy thuốc phần hồn, thầy thuốc phần xác, xông pha giữa vùng tử địa New York, xác người không kịp vùi lấp, từng giờ, từng phút, từng giây. Chỉ riêng thành phố New York, kể từ ngày 14/3/2020 với những cái chết đầu tiên vì corona virus đến nay 23/4/2020 đã có trên 10,000 ca tử vong.
Đối mặt với dịch bệnh
Cha Tâm mô tả: “Công việc của tôi trong ICU là liên lạc với gia đình bệnh nhân. Một khi nhập viện thì thân nhân không thể vào thăm vì lây nhiễm, và nếu bệnh nhân hôn mê thì kể như mất liên lạc. Lý do tôi liên lạc gia đình toàn là tin xấu: bệnh nhân đang bị nguy hiểm, và nếu tim ngừng đập thì gia dinh có muốn CPR không? Phải hiểu biết bệnh trạng, đồng thời an ủi, nâng đỡ thân nhân. Hôm nay tôi cũng phải “nai nịch chắc chắn, 2 lớp áo chắn, khẩu trang, kiếng mắt, bịt đầu, găng tay” để cầm ipad vào phòng bệnh nhân, FaceTime, gia đình nhìn mặt, khóc, cầu nguyện, nói lời từ giã. Bệnh nhân vẫn hôn mê. Đó là 10 phút cuối cùng với gia đình trước khi anh thanh niên 29 tuổi, bệnh Covit,từ giã cõi đời này. Thật đau thương. Tôi đã cầu nguyện nhiều cho họ.”
Cha Tâm cho biết không giây phút nào ngài không trực diện với cái chết: “Mỗi lần bước vào phòng bệnh là mỗi lần đối diện với tử thần rình rập. Kẻ thù vô hình mới đáng sợ. Không ai biết chính xác phòng bệnh nhân Covit nhiễm trùng đến mức độ nào, và muốn trị bệnh thì phải tiếp cận, có khi hơi thở bệnh nhân vào mặt. Các bác sĩ và y tá thật sự đang ở tuyến đầu của chiến trường Covit, đối diện hiểm nguy mỗi ngày.”
Đức tin mãnh liệt
Nhưng có Chúa Giêsu, Cha Tâm không nản. Ngài tâm sự tiếp: “Hôm nay tôi nhớ Chúa Giêsu đang vào Thành Giêrusalem. Biết nguy hiểm thập giá rập rình, nhưng vì tình yêu con người và vâng theo Ý Chúa Cha mà Giêsu vẫn can đảm tiến bước. Sợ hãi có, lo lắng có, buồn bã có, nhưng vẫn bước. Đi trong sức mạnh Chúa Thánh Thần. Đi trong sự hỗ trợ của các môn đệ.” Cha Tâm âm thầm hát lên bài ca [Giêsu ơi! Ở cùng con luôn mãi) mà lời ca là do Cha Tâm chế ra:
Giêsu ơi, ở cùng con luôn mã
Chúa cùng đi, con sẽ không sợ gì
Nắm tay Ngài con không ngại chông gai
Có các bạn, vượt qua mọi gian truân
Phúc âm hóa môi trường
Chúng tôi ghi nhận ba điểm từ Linh mục/Bác sĩ Antôn Phạm Hữu Tâm khi ngài trả lời phỏng vấn của Cha Vũ Hải Đăng (nghe được ngày 20/4/2020) đại khái:
- Tại Khu Chăm sóc Khẩn cấp (ICU – Intensive Care Unit), Cha Tâm đã xức dầu Thánh 13 nạn nhân thì 9 vĩnh viễn ra đi; số còn lại khó hy vọng sống còn.
- Những Bác sĩ-Y tá Công Giáo trong Bệnh viện, vị nào biết Bác sĩ Tâm là Linh mục thì đều cúi đầu xin ngài ban phép lành khi họ đi ngang qua ngài và họ tỏ ra an tâm sau đó.
- Trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn, Cha Hải Đăng gợi ý rằng, một số giáo dân nhã ý gửi tặng khẩu trang, y phục bảo hộ y tế... Thay vì trả lời thẳng câu hỏi, Cha Tâm chỉ kêu gọi mọi người cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện cho những người xấu số...
Chúng ta cầu nguyện cho Cha Antôn Phạm Hữu Tâm, cầu nguyện cho các linh mục, tu sĩ, bác sĩ, y tá cùng hết thảy những ai quên mình vì tha nhân trong cơn hoạn nạn toàn cầu này; cầu nguyện cho mọi nạn nhân dịch bệnh cùng toàn thế giới sớm thoát cơn hiểm nghèo./.