Truyền giáo là món quà nhưng không của Chúa Thánh Thần chứ không phải là kết quả của những toan tính
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một văn thư cho các Tu Hội Giáo hoàng Truyền giáo và kêu gọi họ đừng tự hào nhưng hãy cảm tạ Chúa vì được gọi là những người truyền giáo.
Việc loan truyền Tin Mừng là "một cái gì khác với các hình thức chính trị, văn hóa, tâm lý hoặc tôn giáo chủ nghĩa. Sứ mệnh truyền giáo là một quà tặng nhưng không của Thần Linh Chúa, chứ không được trao phó cho "các chương trình đào tạo" hay "những thiết lập Giáo hội" mà "cậy dựa vào sức riêng mình, cũng như những quảng cáo rầm rộ cho các sáng kiến riêng mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã giãi bầy những suy tư về sứ mệnh truyền giáo trong một văn thư gửi cho các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS), sẽ qui tụ lại trong một Đại hội Thường niên tại Rome; nhưng sự kiện này đã bị hoãn lại vì cơn đại dịch Covid-19.
Nền tảng của truyền giáo
Đức Thánh Cha nhắc nhớ lại những đặc điểm nền tảng của Tuyền giáo của Giáo hội là Chúa Thánh Thần chứ không phải là kết quả của toan tính và dự án của chúng ta. "Đón Nhận niềm vui của Thần Linh "là một ân sủng" và là "động lực duy nhất thúc đẩy chúng ta rao giảng Tin Mừng".
Ơn cứu rỗi "không phải là kết quả của các sáng kiến truyền giáo của chúng ta, cũng không phải là thành quả của công việc rao giảng Ngôi Lời nhập thể. Ơn cứu rỗi chỉ có thể diễn ra qua lăng kính của một cuộc gặp gỡ thần linh với người kêu gọi chúng ta, và vì thế đó là thành quả của một sự bộc phát niềm vui và lòng biết ơn. Công bố Tin Mừng có nghĩa là làm chứng cho vinh quang của Chúa Kitô phục sinh.
Những nhân tố đặc biệt của truyền giáo
Trích dẫn Tông Huấn Evangelli gaudium (Niềm vui Tin mừng), Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả các đặc điểm đặc biệt của truyền giáo như sau:
Trước hết, sức hấp dẫn: Giáo hội phát triển nhờ vào hấp lực của Tin mừng, chứ không phải vào sự sang giầu xa hoa. Nếu một ai đó dấn thân theo Chúa Giêsu, là vì người đó cảm được hạnh phúc được Chúa lôi cuốn. Những người khác nhận chân ra điều đó đã làm họ vô cùng ngạc nhiên. "
Các đặc điểm khác là lòng biết ơn và tình cảm mến, bởi vì "lòng nhiệt thành truyền giáo không bao giờ có thể đo được bằng kết quả của lý luận hoặc tính toán. Nó không phải là một nghĩa vụ. Truyền giáo là "một sự phản ánh của lòng biết ơn”.
Sau đó là lòng khiêm nhường: Hạnh phúc và Ơn cứu rỗi "không phải là gia sản để chúng ta sở hữu cho chính mình" hay chúng là chỉ tiêu ta đạt được bởi công đức của mình, Tin Mừng của Chúa Kitô "chỉ có thể được rao giảng bằng lòng khiêm nhường", chứ không phải bằng lòng cao ngạo.
Một tính năng khác của truyền giáo đích thực là phối trí, chứ không làm cho phức tạp. Truyền giáo không đặt để "gánh nặng không cần thiết" lên những ai đã kiệt sức vì nhọc mệt, cũng như không áp đặt "các chương trình hình thành đòi hỏi để đạt được những thành quả làm cho Chúa vui lòng!
Ba đặc điểm khác biệt của truyền giáo là sự gần gũi với cuộc sống "đang tiến triển" - bởi vì truyền giáo là đi tới mọi người "tới nơi họ ở và chấp nhận chính họ" và theo cái cảm tính đức tin "Sensus fidei" của Dân Chúa, và chăm sóc đặc biệt cho những người bé nhỏ nghèo khổ…
Phát triển tài năng
Hướng về tương lai, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng “hãy vun trồng một cách hồn nhiên lòng nhiệt thành truyền giáo được thúc đẩy bởi đức tin của người đã lãnh nhận Bí tích Thanh tảy. Đức Thánh Cha nói hãy dõi theo cái cảm tính đức tin (sensus fidei) của Dân Chúa.
Các Tu Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng (PMS) đã luôn chuyên chăm sánh đôi việc cầu nguyện với công việc từ thiện. Giáo hội Mẹ từ Rome luôn chân nhận điều đó. Ơn gọi của họ là một trong những dấn thân không thể thiếu được trong Giáo hội.
Đức Thánh Cha nói: Các Tu Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng (PMS) hãy liên kết thành một mạng lưới tỏa rộng khắp mọi châu lục, và Đức Thánh Cha nói thêm nét đa dạng và đa năng này trở thành những người phục vụ Giáo hội, chống lại sự đồng nhất hóa ý thức hệ của một số người…"
Những sai lầm cần xa tránh
Đức Thánh Cha sau đó liệt kê một số cạm bẫy đó đây trên bước đường phục vụ của các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng.
Đầu tiên, Đức Thánh Cha nói tới sự tự hấp thụ, nó mang lại nguy cơ tự vận động và quảng bá cho một sáng kiến của riêng mình.
Một điều khác là mối bận tâm kiểm soát: mong muốn giữ độc quyền và kiểm soát các cộng đoàn biến chúng thành những phương tiện cho tu hội để phục vụ.
Chủ nghĩa một số được chọn lọc cũng được liệt vào danh sách: vô bản bất thành văn những người này vô tình được xếp vào một tầng lớp quý phái trong Tu hội!
Cô lập khỏi dân chúng cũng nên tránh. Ý tưởng này dẫn đến các nhà truyền giáo coi Dân Chúa là một nhóm, cần phải được để ý và giáo huấn...
Đức Thánh Cha cũng liệt kê trường phái trừu tượng và chủ nghĩa ‘được việc’ (functionalism) là những mối nguy tiềm tàng mà các Tu Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng (PMS) hay phải đối diện. Đức Thánh Cha cho hay các vị truyền giáo hàng đầu này hay áp dụng các mô hình trần thế có hiệu năng vào công cuộc truyền giáo của họ.
Những khuyến cáo cho công cuộc hành trình truyền giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục thúc giục các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng, bảo vệ hoặc phục hồi vai trò của các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) như một thành phần của dân Thiên Chúa, mà từ đó họ được sinh ra.
Đức Thánh Cha khuyên họ nên đắm mình vào trong các tình huống thực tế và hòa nhập vào các hành động và liên đới của các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) trong mạng lưới tổ chức Giáo hội rộng lớn hơn. Đức Thánh Cha yêu cầu các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) tiếp tục trở về nguồn căn bản cầu nguyện hầu kín mục cho họ các nguồn trợ lực cho các công cuộc truyền giáo, mở ra cho những chân trời truyền giáo mới trong cuộc sống thành thục giản đơn.
Các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng "đang và phải được trải nghiệm như một công cụ phục vụ cho sứ mệnh của các Giáo hội địa phương. Đức Thánh Cha cho hay chúng ta không cần phải có những lý thuyết chuyên môn và các chiến thuật cao siêu cho việc truyền giáo, được hướng dẫn bởi thảo chương Google. Các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) phải hoạt động tiếp xúc với thực tế, đừng để bao giờ bị bế tắc bởi lề lối làm việc văn phòng, chuyên nghiệp và quan liêu.
Đức Thánh Cha yêu cầu các tu Hội hãy nhìn ra bên ngoài, chứ đừng nhìn vào trong gương và hãy làm nhẹ đi các cơ cấu trúc đang đè bẹp chúng ta xuống.
Quyên góp
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng yêu cầu các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng đừng biến mình thành một tổ chức phi chính phủ (NGO) để cho việc gây quỹ được an toàn!
Nếu ở một số nơi, việc quyên góp có bị sút giảm, thậm chí xã hội không phải là một đất nước Kitô giáo, nên phát sinh ra khuynh hương thành lập ra một số hệ thống gây quỹ qui mô hơn, tới các công ty hay các nhà tài trợ lớn. Trên thực tế, tất cả những người được rửa tội, cần tham gia vào công cuộc truyền giáo.
Ngày truyền giáo thế giới, hàng năm rơi vào tháng 10, là một cơ hội tốt cho việc quyên góp vào mục tiêu này.
Trong việc sử dụng ngân quỹ, Đức Thánh Cha nói, các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) nên chú ý đến những nhu cầu cơ bản của cộng đồng, nên tránh sự phân biệt các loại phúc lợi và văn hóa.
Đối với người nghèo, đừng quên họ.
Đức Thánh Cha kêu gọi các trang mạng của các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS), cần phản ánh sự đa dạng phong phú của diện mạo Dân Chúa trong Vương quốc nước trời. Do đó, các trang mạng, không nên áp đặt một hình thức văn hóa có sẵn gắn liền với cuộc rao giảng Tin Mừng. Bất kỳ một nỗ lực nào để chuẩn hóa hình thức sứ điệp của Tin mừng Chúa, đã làm suy giảm đi tính phổ quát của đức tin Kitô giáo, thậm chí trở thành những quảng cáo khách sáo và khẩu hiệu thời thượng cho một số điều cố định, của một số các quốc gia đang ảnh hưởng mạnh mẽ về văn hóa và chính trị.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng không phải là những thực thể tự trị trong Giáo hội. Đặc chưng nổi bật của tất cả các Tu Hội là luôn trau dồi và đổi mới trong mối liên kết đặc biệt, kết hợp với Đức Giám Mục thành Rôma.
Đức Thánh Cha kết thúc văn thư của mình bằng trích lại lời của Thánh Ignatius: Hãy nghĩ đến các việc làm tốt của bạn, như thể mọi thứ do công sức bạn, nhưng vẫn biết rằng mọi sự đều lệ thuộc vào Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một văn thư cho các Tu Hội Giáo hoàng Truyền giáo và kêu gọi họ đừng tự hào nhưng hãy cảm tạ Chúa vì được gọi là những người truyền giáo.
Việc loan truyền Tin Mừng là "một cái gì khác với các hình thức chính trị, văn hóa, tâm lý hoặc tôn giáo chủ nghĩa. Sứ mệnh truyền giáo là một quà tặng nhưng không của Thần Linh Chúa, chứ không được trao phó cho "các chương trình đào tạo" hay "những thiết lập Giáo hội" mà "cậy dựa vào sức riêng mình, cũng như những quảng cáo rầm rộ cho các sáng kiến riêng mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã giãi bầy những suy tư về sứ mệnh truyền giáo trong một văn thư gửi cho các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS), sẽ qui tụ lại trong một Đại hội Thường niên tại Rome; nhưng sự kiện này đã bị hoãn lại vì cơn đại dịch Covid-19.
Nền tảng của truyền giáo
Đức Thánh Cha nhắc nhớ lại những đặc điểm nền tảng của Tuyền giáo của Giáo hội là Chúa Thánh Thần chứ không phải là kết quả của toan tính và dự án của chúng ta. "Đón Nhận niềm vui của Thần Linh "là một ân sủng" và là "động lực duy nhất thúc đẩy chúng ta rao giảng Tin Mừng".
Ơn cứu rỗi "không phải là kết quả của các sáng kiến truyền giáo của chúng ta, cũng không phải là thành quả của công việc rao giảng Ngôi Lời nhập thể. Ơn cứu rỗi chỉ có thể diễn ra qua lăng kính của một cuộc gặp gỡ thần linh với người kêu gọi chúng ta, và vì thế đó là thành quả của một sự bộc phát niềm vui và lòng biết ơn. Công bố Tin Mừng có nghĩa là làm chứng cho vinh quang của Chúa Kitô phục sinh.
Những nhân tố đặc biệt của truyền giáo
Trích dẫn Tông Huấn Evangelli gaudium (Niềm vui Tin mừng), Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả các đặc điểm đặc biệt của truyền giáo như sau:
Trước hết, sức hấp dẫn: Giáo hội phát triển nhờ vào hấp lực của Tin mừng, chứ không phải vào sự sang giầu xa hoa. Nếu một ai đó dấn thân theo Chúa Giêsu, là vì người đó cảm được hạnh phúc được Chúa lôi cuốn. Những người khác nhận chân ra điều đó đã làm họ vô cùng ngạc nhiên. "
Các đặc điểm khác là lòng biết ơn và tình cảm mến, bởi vì "lòng nhiệt thành truyền giáo không bao giờ có thể đo được bằng kết quả của lý luận hoặc tính toán. Nó không phải là một nghĩa vụ. Truyền giáo là "một sự phản ánh của lòng biết ơn”.
Sau đó là lòng khiêm nhường: Hạnh phúc và Ơn cứu rỗi "không phải là gia sản để chúng ta sở hữu cho chính mình" hay chúng là chỉ tiêu ta đạt được bởi công đức của mình, Tin Mừng của Chúa Kitô "chỉ có thể được rao giảng bằng lòng khiêm nhường", chứ không phải bằng lòng cao ngạo.
Một tính năng khác của truyền giáo đích thực là phối trí, chứ không làm cho phức tạp. Truyền giáo không đặt để "gánh nặng không cần thiết" lên những ai đã kiệt sức vì nhọc mệt, cũng như không áp đặt "các chương trình hình thành đòi hỏi để đạt được những thành quả làm cho Chúa vui lòng!
Ba đặc điểm khác biệt của truyền giáo là sự gần gũi với cuộc sống "đang tiến triển" - bởi vì truyền giáo là đi tới mọi người "tới nơi họ ở và chấp nhận chính họ" và theo cái cảm tính đức tin "Sensus fidei" của Dân Chúa, và chăm sóc đặc biệt cho những người bé nhỏ nghèo khổ…
Phát triển tài năng
Hướng về tương lai, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng “hãy vun trồng một cách hồn nhiên lòng nhiệt thành truyền giáo được thúc đẩy bởi đức tin của người đã lãnh nhận Bí tích Thanh tảy. Đức Thánh Cha nói hãy dõi theo cái cảm tính đức tin (sensus fidei) của Dân Chúa.
Các Tu Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng (PMS) đã luôn chuyên chăm sánh đôi việc cầu nguyện với công việc từ thiện. Giáo hội Mẹ từ Rome luôn chân nhận điều đó. Ơn gọi của họ là một trong những dấn thân không thể thiếu được trong Giáo hội.
Đức Thánh Cha nói: Các Tu Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng (PMS) hãy liên kết thành một mạng lưới tỏa rộng khắp mọi châu lục, và Đức Thánh Cha nói thêm nét đa dạng và đa năng này trở thành những người phục vụ Giáo hội, chống lại sự đồng nhất hóa ý thức hệ của một số người…"
Những sai lầm cần xa tránh
Đức Thánh Cha sau đó liệt kê một số cạm bẫy đó đây trên bước đường phục vụ của các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng.
Đầu tiên, Đức Thánh Cha nói tới sự tự hấp thụ, nó mang lại nguy cơ tự vận động và quảng bá cho một sáng kiến của riêng mình.
Một điều khác là mối bận tâm kiểm soát: mong muốn giữ độc quyền và kiểm soát các cộng đoàn biến chúng thành những phương tiện cho tu hội để phục vụ.
Chủ nghĩa một số được chọn lọc cũng được liệt vào danh sách: vô bản bất thành văn những người này vô tình được xếp vào một tầng lớp quý phái trong Tu hội!
Cô lập khỏi dân chúng cũng nên tránh. Ý tưởng này dẫn đến các nhà truyền giáo coi Dân Chúa là một nhóm, cần phải được để ý và giáo huấn...
Đức Thánh Cha cũng liệt kê trường phái trừu tượng và chủ nghĩa ‘được việc’ (functionalism) là những mối nguy tiềm tàng mà các Tu Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng (PMS) hay phải đối diện. Đức Thánh Cha cho hay các vị truyền giáo hàng đầu này hay áp dụng các mô hình trần thế có hiệu năng vào công cuộc truyền giáo của họ.
Những khuyến cáo cho công cuộc hành trình truyền giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục thúc giục các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng, bảo vệ hoặc phục hồi vai trò của các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) như một thành phần của dân Thiên Chúa, mà từ đó họ được sinh ra.
Đức Thánh Cha khuyên họ nên đắm mình vào trong các tình huống thực tế và hòa nhập vào các hành động và liên đới của các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) trong mạng lưới tổ chức Giáo hội rộng lớn hơn. Đức Thánh Cha yêu cầu các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) tiếp tục trở về nguồn căn bản cầu nguyện hầu kín mục cho họ các nguồn trợ lực cho các công cuộc truyền giáo, mở ra cho những chân trời truyền giáo mới trong cuộc sống thành thục giản đơn.
Các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng "đang và phải được trải nghiệm như một công cụ phục vụ cho sứ mệnh của các Giáo hội địa phương. Đức Thánh Cha cho hay chúng ta không cần phải có những lý thuyết chuyên môn và các chiến thuật cao siêu cho việc truyền giáo, được hướng dẫn bởi thảo chương Google. Các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) phải hoạt động tiếp xúc với thực tế, đừng để bao giờ bị bế tắc bởi lề lối làm việc văn phòng, chuyên nghiệp và quan liêu.
Đức Thánh Cha yêu cầu các tu Hội hãy nhìn ra bên ngoài, chứ đừng nhìn vào trong gương và hãy làm nhẹ đi các cơ cấu trúc đang đè bẹp chúng ta xuống.
Quyên góp
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng yêu cầu các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng đừng biến mình thành một tổ chức phi chính phủ (NGO) để cho việc gây quỹ được an toàn!
Nếu ở một số nơi, việc quyên góp có bị sút giảm, thậm chí xã hội không phải là một đất nước Kitô giáo, nên phát sinh ra khuynh hương thành lập ra một số hệ thống gây quỹ qui mô hơn, tới các công ty hay các nhà tài trợ lớn. Trên thực tế, tất cả những người được rửa tội, cần tham gia vào công cuộc truyền giáo.
Ngày truyền giáo thế giới, hàng năm rơi vào tháng 10, là một cơ hội tốt cho việc quyên góp vào mục tiêu này.
Trong việc sử dụng ngân quỹ, Đức Thánh Cha nói, các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) nên chú ý đến những nhu cầu cơ bản của cộng đồng, nên tránh sự phân biệt các loại phúc lợi và văn hóa.
Đối với người nghèo, đừng quên họ.
Đức Thánh Cha kêu gọi các trang mạng của các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS), cần phản ánh sự đa dạng phong phú của diện mạo Dân Chúa trong Vương quốc nước trời. Do đó, các trang mạng, không nên áp đặt một hình thức văn hóa có sẵn gắn liền với cuộc rao giảng Tin Mừng. Bất kỳ một nỗ lực nào để chuẩn hóa hình thức sứ điệp của Tin mừng Chúa, đã làm suy giảm đi tính phổ quát của đức tin Kitô giáo, thậm chí trở thành những quảng cáo khách sáo và khẩu hiệu thời thượng cho một số điều cố định, của một số các quốc gia đang ảnh hưởng mạnh mẽ về văn hóa và chính trị.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng không phải là những thực thể tự trị trong Giáo hội. Đặc chưng nổi bật của tất cả các Tu Hội là luôn trau dồi và đổi mới trong mối liên kết đặc biệt, kết hợp với Đức Giám Mục thành Rôma.
Đức Thánh Cha kết thúc văn thư của mình bằng trích lại lời của Thánh Ignatius: Hãy nghĩ đến các việc làm tốt của bạn, như thể mọi thứ do công sức bạn, nhưng vẫn biết rằng mọi sự đều lệ thuộc vào Chúa.