Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Chúng con là các nữ tu sĩ truyền giáo ở trong một tu viện tại Thái Lan. Câu hỏi của chúng con là: Bao nhiêu lần trong một ngày, Mình Thánh Chúa có thể được đặt trong nhà nguyện của chúng con? Nghĩa là đặt Mình Thánh Chua mà không có giờ chầu? - M. D., Mae Sot, Tak, Thái Lan.
Đáp: Trước tiên, tôi nghĩ chúng ta nên hỏi ý nghĩa của việc đặt Mình Thánh Chúa nhiều lần là gì.
Nếu biết ý nghĩa của việc đặt Mình Thánh Chúa nhiều lần, thì điều này đòi hỏi các nhóm người khác nhau tụ họp lại để chầu Thánh Thể trong khoảng từ 30 phút đến một giờ. Trong thời gian đặt Mình Thánh Chúa, các tín hữu có thể hát thanh ca, đọc Kinh thánh, cầu nguyện cùng nhau, và trên hết là dành một chút thời gian để trò chuyện cầu nguyện trong thinh lặng với Chúa Kitô. Nếu mỗi nhóm thực sự là khác nhau, thì trong thực tế không có quy tắc hay giới hạn nào được đặt ra cho việc đặt Mình Thánh Chúa bao nhiêu lần, nhưng điều này sẽ được thừa nhận là một tình huống rất hiếm và kém lý tưởng. Người ta cũng cho rằng mỗi lần đặt Mình Thánh Chúa trong thởi gian ngắn sẽ kết thúc với giờ chầu Thánh Thể..
Vì các nữ tu đặc biệt hỏi về việc đặt Mình Thánh Chúa mà không có giờ chầu, tôi nghĩ chúng ta nên đặt lại câu hỏi, và hỏi liệu bao nhiêu lần mỗi ngày việc đặt Mình Thánh Chúa lâu giờ có thể bị gián đoạn trong ngày.
Trong cuộc đặt Mình Thánh Chúa kéo dài, các tín hữu và/hoặc một cộng đồng tu sĩ thường thay phiên nhau chầu, mặc dù điều này không loại trừ các giai đoạn cầu nguyện cộng đồng trước Thánh Thể.
Nếu cuộc đặt Mình Thánh Chúa kéo dài sẽ tạm thời bị gián đoạn (thí dụ, trong đêm hoặc cho phép một số cử hành khác), Mình Thánh Chúa được cât vào nhà tạm, và sau đó được đặt một lần nữa mà không có nghi thức đặc biệt nào, ngoại trừ sự tôn kính thông thường được dành cho phép Thánh Thể.
Các chuẩn mực liên quan đến việc này được tìm thấy trong tài liệu năm 1973 của Thánh Bộ Phượng Tự, huấn thị Eucharistiae sacramentum (Bí tích Thánh Thể), ban hành bản mẫu sửa đổi của các nghi thức cho rước lễ và chầu Thánh Thể bên ngoài Thánh lễ.
Số 83 của tài liệu này cấm cử hành Thánh lễ trong khi đặt Mình Thánh Chúa, mặc dù nếu việc đặt Mình Thánh Chúa sẽ tiếp tục trong một hoặc nhiều ngày, thì nó bị gián đoạn trong thời gian Thánh lễ.
Số 86 nói rằng các cuộc đặt Mình Thánh Chúa kéo dài chỉ nên được tổ chức, nếu có một số lượng tín hữu đông đảo để Mình Thánh Chúa không bị bỏ mặc.
Số 88 cho phép các gián đoạn ngắn, mà trong đó Mình Thánh Chúa được cất giữ một cách đơn giản, nếu không có đủ người chầu Thánh Thể trong ngày. Người ta cũng giới hạn các gián đoạn này tối đa hai lần một ngày, thí dụ, vào giữa trưa và ban đêm.
Với tất cả các điều này cần nhớ, một cộng đoàn tu sĩ thực hành các giai đoạn chầu kéo dài trước Thánh Thể được đặt ra, có thể tổ chức các thời kỳ này trong khi tôn trọng giới hạn không quá hai lần đặt Mình Thánh Chúa trong một ngày. Cộng đoàn tuỳ nghi thiết lập sự hợp lý đằng sau các quyết định của mình, dựa trên sứ mạng, đoàn sủng và nhu cầu của cộng đoàn.
Do đó, thí dụ, một cộng đoàn có thể đặt Mình Thánh Chúa đầu tiên vào buổi sáng, gián đoạn việc đặt để dành thì giờ cho Thánh lễ, và có một sự gián đoạn đơn giản khác vào ban trưa. Việc đặt Mình Thánh Chúa có thể được thực hiện một lần nữa vào lúc nào đó trong buổi chiều cho các giai đoạn thở kính tiếp theo, và dẫn đến giờ Chầu Thánh Thể.
Trong hầu hết các trường hợp, việc đặt Mình Thánh Chúa hàng ngày sẽ kết thúc với giờ Chầu vào cuối ngày, ngoại trừ trong trường hợp dự đoán rằng việc đặt Mình Thánh Chúa là vĩnh viễn, hoặc ít nhất là kéo dài trong vài ngày.
Trong trường hợp sau, có thể tổ chức giờ chầu trùng với sự hiện diện của cả cộng đoàn, hoặc một nhóm tín hữu khá đông.
Giờ chầu thường kết thúc một thời kỳ đặt Mình Thánh Chúa, và Mình Thánh Chúa được lưu giữ vào nhà tạm sau nghi thức này.
Tuy nhiên, đây không phải là một quy tắc khó khăn và nhanh vội. Có các trường hợp chầu vĩnh viễn hoặc kéo dài, mà trong đó Giờ chầu kết thúc một hoạt động cộng đoàn, nhưng Mình Thánh Chúa không được lưu giữ vào nhà tạm, và các phiên chầu vẫn tiếp tục. (Zenit.org 30-6-2020)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/2020/06/30/liturgy-qa-multiple-expositions-of-blessed-sacrament/
Hỏi: Chúng con là các nữ tu sĩ truyền giáo ở trong một tu viện tại Thái Lan. Câu hỏi của chúng con là: Bao nhiêu lần trong một ngày, Mình Thánh Chúa có thể được đặt trong nhà nguyện của chúng con? Nghĩa là đặt Mình Thánh Chua mà không có giờ chầu? - M. D., Mae Sot, Tak, Thái Lan.
Đáp: Trước tiên, tôi nghĩ chúng ta nên hỏi ý nghĩa của việc đặt Mình Thánh Chúa nhiều lần là gì.
Nếu biết ý nghĩa của việc đặt Mình Thánh Chúa nhiều lần, thì điều này đòi hỏi các nhóm người khác nhau tụ họp lại để chầu Thánh Thể trong khoảng từ 30 phút đến một giờ. Trong thời gian đặt Mình Thánh Chúa, các tín hữu có thể hát thanh ca, đọc Kinh thánh, cầu nguyện cùng nhau, và trên hết là dành một chút thời gian để trò chuyện cầu nguyện trong thinh lặng với Chúa Kitô. Nếu mỗi nhóm thực sự là khác nhau, thì trong thực tế không có quy tắc hay giới hạn nào được đặt ra cho việc đặt Mình Thánh Chúa bao nhiêu lần, nhưng điều này sẽ được thừa nhận là một tình huống rất hiếm và kém lý tưởng. Người ta cũng cho rằng mỗi lần đặt Mình Thánh Chúa trong thởi gian ngắn sẽ kết thúc với giờ chầu Thánh Thể..
Vì các nữ tu đặc biệt hỏi về việc đặt Mình Thánh Chúa mà không có giờ chầu, tôi nghĩ chúng ta nên đặt lại câu hỏi, và hỏi liệu bao nhiêu lần mỗi ngày việc đặt Mình Thánh Chúa lâu giờ có thể bị gián đoạn trong ngày.
Trong cuộc đặt Mình Thánh Chúa kéo dài, các tín hữu và/hoặc một cộng đồng tu sĩ thường thay phiên nhau chầu, mặc dù điều này không loại trừ các giai đoạn cầu nguyện cộng đồng trước Thánh Thể.
Nếu cuộc đặt Mình Thánh Chúa kéo dài sẽ tạm thời bị gián đoạn (thí dụ, trong đêm hoặc cho phép một số cử hành khác), Mình Thánh Chúa được cât vào nhà tạm, và sau đó được đặt một lần nữa mà không có nghi thức đặc biệt nào, ngoại trừ sự tôn kính thông thường được dành cho phép Thánh Thể.
Các chuẩn mực liên quan đến việc này được tìm thấy trong tài liệu năm 1973 của Thánh Bộ Phượng Tự, huấn thị Eucharistiae sacramentum (Bí tích Thánh Thể), ban hành bản mẫu sửa đổi của các nghi thức cho rước lễ và chầu Thánh Thể bên ngoài Thánh lễ.
Số 83 của tài liệu này cấm cử hành Thánh lễ trong khi đặt Mình Thánh Chúa, mặc dù nếu việc đặt Mình Thánh Chúa sẽ tiếp tục trong một hoặc nhiều ngày, thì nó bị gián đoạn trong thời gian Thánh lễ.
Số 86 nói rằng các cuộc đặt Mình Thánh Chúa kéo dài chỉ nên được tổ chức, nếu có một số lượng tín hữu đông đảo để Mình Thánh Chúa không bị bỏ mặc.
Số 88 cho phép các gián đoạn ngắn, mà trong đó Mình Thánh Chúa được cất giữ một cách đơn giản, nếu không có đủ người chầu Thánh Thể trong ngày. Người ta cũng giới hạn các gián đoạn này tối đa hai lần một ngày, thí dụ, vào giữa trưa và ban đêm.
Với tất cả các điều này cần nhớ, một cộng đoàn tu sĩ thực hành các giai đoạn chầu kéo dài trước Thánh Thể được đặt ra, có thể tổ chức các thời kỳ này trong khi tôn trọng giới hạn không quá hai lần đặt Mình Thánh Chúa trong một ngày. Cộng đoàn tuỳ nghi thiết lập sự hợp lý đằng sau các quyết định của mình, dựa trên sứ mạng, đoàn sủng và nhu cầu của cộng đoàn.
Do đó, thí dụ, một cộng đoàn có thể đặt Mình Thánh Chúa đầu tiên vào buổi sáng, gián đoạn việc đặt để dành thì giờ cho Thánh lễ, và có một sự gián đoạn đơn giản khác vào ban trưa. Việc đặt Mình Thánh Chúa có thể được thực hiện một lần nữa vào lúc nào đó trong buổi chiều cho các giai đoạn thở kính tiếp theo, và dẫn đến giờ Chầu Thánh Thể.
Trong hầu hết các trường hợp, việc đặt Mình Thánh Chúa hàng ngày sẽ kết thúc với giờ Chầu vào cuối ngày, ngoại trừ trong trường hợp dự đoán rằng việc đặt Mình Thánh Chúa là vĩnh viễn, hoặc ít nhất là kéo dài trong vài ngày.
Trong trường hợp sau, có thể tổ chức giờ chầu trùng với sự hiện diện của cả cộng đoàn, hoặc một nhóm tín hữu khá đông.
Giờ chầu thường kết thúc một thời kỳ đặt Mình Thánh Chúa, và Mình Thánh Chúa được lưu giữ vào nhà tạm sau nghi thức này.
Tuy nhiên, đây không phải là một quy tắc khó khăn và nhanh vội. Có các trường hợp chầu vĩnh viễn hoặc kéo dài, mà trong đó Giờ chầu kết thúc một hoạt động cộng đoàn, nhưng Mình Thánh Chúa không được lưu giữ vào nhà tạm, và các phiên chầu vẫn tiếp tục. (Zenit.org 30-6-2020)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/2020/06/30/liturgy-qa-multiple-expositions-of-blessed-sacrament/