Chưa bao giờ, kể từ khi quân đội Mỹ tham chiến ở chiến trường Việt Nam cho đến thời gian gần đây, nước Mỹ lại lâm vào cuộc khủng hoảng niềm tin và phân hoá xã hội nặng nề và sâu rộng như bây giờ. Cái chết của George Floyd như giọt nước tràn ly, như đốm lửa làm bùng cháy sự phẫn nộ chẳng những của những người dận da đen đối với người Mỹ trắng, mà còn của nhiều người da trắng có cùng quan điểm về nạn kỳ thị chủng tộc và đặc biệt là sự tàn bạo của cảnh sát đối với những đối tượng hình sự.

Tệ hại hơn nữa, những cuộc biểu tình đòi quyền bình đẳng trắng-đen và giải thể cảnh sát của phong trào Black Lives Matter (tạm dịch là BLM Mạng Người Da Đen Đáng Kể) đã vượt ra ngoài vòng kiểm soát của chính quyền địa phương nhiều nơi, trở thành một thảm hoạ xã hội đối với những người dân đang sinh sống và làm việc tại những thành phố huyết mạch của nước Mỹ. Ngay cả những tượng đài lịch sử, những hình ảnh, sách vở có liên hệ đến lịch sử nô lệ da đen, thậm chí các cơ sở tôn giáo có tượng ảnh Chúa cũng bị liệt vào danh sách thù địch, cần phải được đập bỏ vì mang tinh thần “da trắng thượng đẳng”!

Điều đáng buồn ở chỗ, sự đồng cảm và ủng hộ của nhiều người dành cho phong trào BLM đang dần bị sói mòn và chỉ trích vì gắn liền với bạo động và bế tắc. Nạn cướp của, giết người bừa bãi trong các thành phố từ sau khi phong trào BLM được khởi xướng không chỉ xảy ra cho người da trắng hay Á Châu mà còn xảy ra giữa những người người da đen, đặc biệt là trong những khu tự trị của phong trào này.

Theo thị trưởng thành phố Atlanta Keisha Lance Bottoms -cũng là người đa đen- trong vòng vài tuần qua đã có 75 người bị bắn trong thành phố bà chịu trách nhiệm bảo vệ. Trong buổi họp báo kêu gọi chấm dứt bạo động, bà phẫn nộ nói “Đã đủ rồi.... Các anh không thể đổ lỗi cho cảnh sát Atlanta... Chúng ta đang chống lại kẻ thù ở trong chính hàng ngũ của mình khi chúng ta tự bắn nhau trên đường phố và các anh bắn chết một đứa bé, một trẻ thơ 8 tuổi. Nếu các anh muốn người ta nghĩ về mình một cách nghiêm túc thì các anh không thể để vuột mất giây phút thế này. Chúng ta càng không thể để mất nhau trong cuộc đấu tranh này”

Chia sẻ ý tưởng với thị trưởng Bottoms còn có vô số những lãnh đạo, những nhà hoạt động, những nghệ sĩ cùng mau da với bà như Killer Mike, Clifford Joseph Harris, Bernice King, và tiến sĩ Joe Beasley, người tranh đấu cho dân quyền nổi tiếng tại địa phương.

Về phía Giáo Hội Công Giáo, trên tờ Miami Herald số ra ngày 9 tháng Bảy có đăng tải nhận định của Đức Cha Thomas Daly, giáo phận Spokane, tiểu bang Washington về đoạn video do ông Rob McCann, Giám đốc điều hành Hội Từ Thiện Công Giáo miền Đông Washington phát hành vào ngày 19 tháng Sáu. Trong đoạn video này, giám đốc Mc Cann nói “Giáo Hội Công Giáo của tôi, Hội Từ Thiện Công Giáo của tôi đều kỳ thị. Làm sao không kỳ thị được khi truyền thống Công Giáo được xây trên nền tảng của một hài nhi trong máng cỏ tại Trung Đông là một hài nhi da trắng? Như thế, sao chúng ta có thể ngạc nhiên được khi biết rằng chúng ta là một giáo hội cần phải chống lại sự kỳ thị, ngay cả bây giờ”

Ngày 5 tháng Bảy, Đức Cha Daly phản biện lại đoạn video trên như sau:

Phong trào Black Lives Matter có những xung đột với giáo hội về các mặt hôn nhân, gia đình và tính cách thiêng liêng của sự sống. Thêm vào đó, có một sự bất ổn ở chỗ BLM chưa hề lên án nạn bạo động xảy ra gần đây đã làm bao nhiêu thành phố tan nát. Thái độ thinh lặng của phong trào không bị bỏ qua đâu. Người ủng hộ mạng sống người da đen thì không thể đứng chung hàng ngũ với BLM”

Đức cha Daly nhận định về tuyên bố của giám đốc Mc Cann như sau: “Những lời trình bày thẳng thừng của ông Mc Cann được nhiều người diễn giải là áp đặt những cáo buộc sai trái lên người da trắng và Giáo Hội Công Giáo”.

Theo ngài, đã có những thay đổi đang được giáo hội thực hiện như: quyên góp cho Quỹ Từ Thiện Công Giáo thường niên được thay thế bằng hoặc cùng lúc với quyên góp cho người da đen và da đỏ; yêu cầu các nhà bảo trợ quỹ từ thiện Công Giáo tài trợ cho các diễn giả nói về chủng tộc, và các tổ chức từ thiện Công Giáo nói về nạn phá thai cũng như ảnh hưởng của nó trong các cộng đồng người da đen.

Cũng cùng một nhận định như của Đức cha Daly, trên trang Breitbart, Đức Cha Joseph Strickland của giáo phận Tyler, tiểu bang Texas cũng cho đăng tải một đoạn tweet kêu gọi các giáo dân tự tìm biết về phong trào Black Lives Matter, sau khi phong trào này đưa ra tuyên ngôn của mình. Theo Đức Cha, phong trào này đi ngược lại với đức tin Ky Tô Hữu. Ngài nói:

“Phần cuối của tuyên bố này, có 2 điểm được đưa ra trái ngược với ĐỨC TIN của chúng ta. Điểm số 1 phản đối kiểu mẫu gia đình hạt nhân (trong đó người cha ở chỗ nào? ) Và điểm số 2 đi ngược lại với kế hoạch của Thiên Chúa là xem tình dục như sự kết hợp giữa người nam và người nữ. Nghị sự như thế này thật là NGUY HIỂM!”