Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Hagia Sophia, nhân dịp ngôi đại đền thờ Công Giáo này được biến thành đền thờ Hồi Giáo vào ngày 24 tháng 7.
Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông İbrahim Kalin, nói hôm Chúa Nhật rằng Đức Thánh Cha Phanxicô là một trong những vị khách được mời tham dự buổi lễ chuyển đổi Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo vào ngày thứ Sáu tới đây.
Hôm 10 tháng 7, Erdoğan đã ký một sắc lệnh tái xác định Hagia Sophia là một ”đền thờ Hồi Giáo đang hoạt động, ” đảo ngược quyết định vào năm 1934 của tổng thống Mustafa Kemal Ataturk, biến cấu trúc được hình thành từ thế kỷ thứ 6 này thành một viện bảo tàng.
Được xây dựng như một nhà thờ Công Giáo dưới thời Hoàng đế Byzantine Justinian vào năm 537, Hagia Sophia, nghĩa là Sự Khôn Ngoan Của Thiên Chúa, đã là một đại đền thờ Công Giáo và sau đó là đền thờ Chính thống Đông phương lớn nhất trong 9 thế kỷ, trước khi bị biến thành một đền thờ Hồi Giáo của hoàng gia sau cuộc chinh phạt Constantinople vào năm 1453 của Đế Quốc Ottoman. Tổng thống Mustafa Kemal Ataturk, người khai sáng ra Cộng Hoà Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại sau khi Đế Quốc Ottaman thất trận trong thế chiến thứ nhất, công khai coi Hồi Giáo cực đoan là mối đe dọa đối với vận mệnh của Thổ Nhĩ Kỳ, đã hạn chế rất nhiều quyền hạn của các nhà lãnh đạo Hồi Giáo. Ông đã biến Hagia Sophia thành một viện bảo tàng như một dấu chỉ thiện chí và lòng khao khát cùng tồn tại trong hòa bình giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ sự thất vọng về quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ để chuyển đổi Hagia Sophia thành một nhà thờ Hồi giáo.
Ngài nói: “Biển đưa tôi đi xa hơn một chút trong suy nghĩ của mình: đến Istanbul. Tôi nghĩ đến Hagia Sophia, lòng buồn rười rượi”.
Tình cảm của Đức Giáo Hoàng đã được lặp lại bởi các Giám Mục Âu châu. Phát ngôn viên Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu nói rằng việc biến Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo làm gia tăng ”khoảng cách giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Âu châu và nó là một đòn giáng mạnh vào các Giáo Hội Kitô cũng như công cuộc đối thoại liên tôn.”
Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới, quy tụ 350 Giáo Hội thành viên, đã viết một bức thư cho tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi đảo ngược quyết định.
Phát ngôn viên UNESCO nhận định rằng:
“Quyết định biến Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo đã đảo ngược các dấu hiệu tích cực và cởi mở của Thổ Nhĩ Kỳ, và thay thế bằng các dấu chỉ loại trừ và chia rẽ. Đáng tiếc là quyết định này đã được thực hiện mà không thông báo trước và cũng chẳng thảo luận gì với UNESCO về tác động của quyết định này đối với các giá trị phổ quát của Hagia Sophia như một dinh thự được công nhận theo Công ước Di sản Thế giới.”
Trò xỏ lá mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Hagia Sophia dự lễ chuyển thành đền thờ Hồi Giáo của Erdoğan là một cử chỉ thách thức, ngạo mạn và xem thường tình cảm của Đức Thánh Cha và thế giới Kitô trước quyết định này.
Cho đến nay, Vatican đã không đưa ra bình luận nào về lời mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Hagia Sophia.
Hôm thứ Ba 22 tháng 7, Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẽ không phá hủy các bức tranh khảm Kitô giáo và các hình ảnh khác trang trí nội thất của ngôi đền.
Source:BreibartErdogan Invites Pope Francis to Visit Hagia Sophia Ahead of First Muslim Prayers
Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông İbrahim Kalin, nói hôm Chúa Nhật rằng Đức Thánh Cha Phanxicô là một trong những vị khách được mời tham dự buổi lễ chuyển đổi Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo vào ngày thứ Sáu tới đây.
Hôm 10 tháng 7, Erdoğan đã ký một sắc lệnh tái xác định Hagia Sophia là một ”đền thờ Hồi Giáo đang hoạt động, ” đảo ngược quyết định vào năm 1934 của tổng thống Mustafa Kemal Ataturk, biến cấu trúc được hình thành từ thế kỷ thứ 6 này thành một viện bảo tàng.
Được xây dựng như một nhà thờ Công Giáo dưới thời Hoàng đế Byzantine Justinian vào năm 537, Hagia Sophia, nghĩa là Sự Khôn Ngoan Của Thiên Chúa, đã là một đại đền thờ Công Giáo và sau đó là đền thờ Chính thống Đông phương lớn nhất trong 9 thế kỷ, trước khi bị biến thành một đền thờ Hồi Giáo của hoàng gia sau cuộc chinh phạt Constantinople vào năm 1453 của Đế Quốc Ottoman. Tổng thống Mustafa Kemal Ataturk, người khai sáng ra Cộng Hoà Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại sau khi Đế Quốc Ottaman thất trận trong thế chiến thứ nhất, công khai coi Hồi Giáo cực đoan là mối đe dọa đối với vận mệnh của Thổ Nhĩ Kỳ, đã hạn chế rất nhiều quyền hạn của các nhà lãnh đạo Hồi Giáo. Ông đã biến Hagia Sophia thành một viện bảo tàng như một dấu chỉ thiện chí và lòng khao khát cùng tồn tại trong hòa bình giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ sự thất vọng về quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ để chuyển đổi Hagia Sophia thành một nhà thờ Hồi giáo.
Ngài nói: “Biển đưa tôi đi xa hơn một chút trong suy nghĩ của mình: đến Istanbul. Tôi nghĩ đến Hagia Sophia, lòng buồn rười rượi”.
Tình cảm của Đức Giáo Hoàng đã được lặp lại bởi các Giám Mục Âu châu. Phát ngôn viên Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu nói rằng việc biến Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo làm gia tăng ”khoảng cách giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Âu châu và nó là một đòn giáng mạnh vào các Giáo Hội Kitô cũng như công cuộc đối thoại liên tôn.”
Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới, quy tụ 350 Giáo Hội thành viên, đã viết một bức thư cho tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi đảo ngược quyết định.
Phát ngôn viên UNESCO nhận định rằng:
“Quyết định biến Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo đã đảo ngược các dấu hiệu tích cực và cởi mở của Thổ Nhĩ Kỳ, và thay thế bằng các dấu chỉ loại trừ và chia rẽ. Đáng tiếc là quyết định này đã được thực hiện mà không thông báo trước và cũng chẳng thảo luận gì với UNESCO về tác động của quyết định này đối với các giá trị phổ quát của Hagia Sophia như một dinh thự được công nhận theo Công ước Di sản Thế giới.”
Trò xỏ lá mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Hagia Sophia dự lễ chuyển thành đền thờ Hồi Giáo của Erdoğan là một cử chỉ thách thức, ngạo mạn và xem thường tình cảm của Đức Thánh Cha và thế giới Kitô trước quyết định này.
Cho đến nay, Vatican đã không đưa ra bình luận nào về lời mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Hagia Sophia.
Hôm thứ Ba 22 tháng 7, Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẽ không phá hủy các bức tranh khảm Kitô giáo và các hình ảnh khác trang trí nội thất của ngôi đền.
Source:Breibart