KHIÊM HẠ NỚI LỎNG NIỀM TIN,
NIỀM TIN NỚI LỎNG LÒNG THƯƠNG XÓT
“Lạy Chúa, xin cứu giúp dân”;
“Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi”.
Kính thưa Anh Chị em,
Cả hai bài đọc phụng vụ Lời Chúa hôm nay có chung một chủ đề: khiêm hạ nới lỏng niềm tin, niềm tin nới lỏng lòng thương xót. Giêrêmia kêu gọi dân hãy tin vào Thiên Chúa và hãy khiêm hạ thưa lên với Người, “Lạy Chúa, xin cứu giúp dân”; người phụ nữ ngoại giáo đầy lòng tin khiêm hạ thưa lên với Chúa Giêsu, “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi” và lòng thương xót của Thiên Chúa của cả hai thời Cựu Ước và Tân Ước được nới lỏng.
Những lời ngôn sứ Giêrêmia hôm nay nằm trong phần được gọi là sách an ủi, qua đó, Giêrêmia miêu tả tương lai tươi sáng của Dân Chúa. Từ tình trạng phân tán khổ sở, dân sẽ được dẫn về Palestine, quy tụ quanh Sion trong những điều kiện hoàn toàn đổi mới. Giêrêmia nói với dân hãy tin tưởng vào Chúa, Đấng đã nói, “Ta yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở”; hãy kêu cầu Người trong khiêm hạ, “Lạy Chúa, xin cứu giúp Dân Chúa; những kẻ còn sót lại trong Israel”; và quả thế, Thiên Chúa đã xót thương phục hồi cho dân lại từ đầu.
Tin Mừng hôm nay nói đến sự khiêm hạ tuyệt vời của người phụ nữ Canaan đến từ vùng ngoại giáo Tyrô và Sidon. Bà van xin Chúa Giêsu, “Lạy Ngài là con Vua Đavít, xin cứu giúp tôi, con gái tôi bị quỷ ám khốn cực lắm”; Marcô cho thấy một hình ảnh đẹp hơn, “Bà sấp mình dưới chân Người”. Chúa Giêsu im lặng không nói một lời… đến nỗi các môn đệ phải lên tiếng can thiệp và Ngài mở miệng nói một điều xem ra quá cứng cỏi, “Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó”. Thoạt nghe, chúng ta cảm thấy khó chịu; thế nhưng, đó là sự thật và câu nói ấy không cứng cỏi hay thô lỗ chút nào dẫu bề ngoài xem ra thô lỗ và cứng cỏi.
Trước hết Chúa Giêsu nói bà không xứng đáng với đặc ân này; và quả đúng như thế. Bà là ngoại giáo và ngay cả chúng ta, con cái Chúa, nào ai xứng đáng trước một ân sủng của Thiên Chúa. Câu nói ấy có thể gây sốc nhưng đó là một sự thật. Trước ân huệ của Thiên Chúa, nào ai dám cho mình xứng đáng; người phụ nữ ngoại giáo đã vui lòng chấp nhận sự thật đó.
Tiếp đến, những lời cứng cỏi của Chúa Giêsu lại mở ra cho bà một phản ứng tột đỉnh của sự khiêm hạ và lòng tin; bà tự coi mình ngang hàng với những chó con vốn có thể nhặt nhạnh những gì từ bàn chủ rơi xuống. Và chúng ta tin Chúa Giêsu hẳn cũng đã nói với bà những lời ấy theo một cung cách khiêm hạ vì chỉ Ngài mới biết bà sẽ khiêm nhu đến mức nào để làm cho sự khiêm hạ của mình rực sáng đến độ bà có thể mạnh mẽ bộc lộ niềm tin. Bà không cảm thấy bị xúc phạm về sự bất xứng của mình; đúng hơn, bà đã ôm lấy nó, nhờ đó, đã nới lỏng được lòng thương xót của Thiên Chúa bất chấp sự bất xứng của mình.
Khiêm hạ có một tiềm lực để nới lỏng niềm tin; niềm tin sẽ nới lỏng được lòng thương xót và quyền năng của Thiên Chúa. Cuối cùng, Chúa Giêsu phải lớn tiếng tuyên bố cho cả những người đang nghe, “Này bà, bà có lòng mạnh tin. Bà muốn sao thì được vậy”. Bà đã tuyên xưng niềm tin và Chúa Giêsu chộp lấy cơ hội để khen ngợi bà vì bà có một niềm tin đầy khiêm hạ đến tuyệt vời. Điều đó vén mở cho thấy những lời của Chúa Giêsu chẳng còn chút gì là cứng cỏi hay thô lỗ. Phép lạ này còn mang một ý nghĩa thần học, là tiên báo ơn cứu độ của Thiên Chúa vốn cũng sẽ được ban cho dân ngoại.
Thánh Gioan Maria Vianney lúc còn là một chủng sinh, học hành rất chậm chạp, tưởng chừng như không đủ khả năng tiến tới chức linh mục. Ngày kia, thừa lệnh Giám mục, một giáo sư đến khảo Vianney. Vianney không trả lời được câu hỏi nào... Không giữ được bình tĩnh, vị giáo sư đập bàn quát lớn, “Vianney, anh dốt như lừa! Với một con lừa như anh, Giáo Hội sẽ làm được gì? ”. Vianney khiêm tốn trả lời, “Thưa thầy, ngày xưa, Samson chỉ dùng cái xương hàm của một con lừa để đánh bại ba ngàn quân Philitinh; vậy, với cả một con lừa này, Thiên Chúa không làm gì được sao? ”.
Anh Chị em,
Chính sự khiêm hạ chấp nhận mình là một con lừa nhưng là một con lừa đầy niềm tin, Vianney đã nới lỏng được lòng thương xót của Thiên Chúa và cha xứ họ Ars đã trở nên một hiện tượng không chỉ cho nước Pháp nhưng còn cho cả Âu châu đầu thế kỷ mười chín.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con biết con bất xứng nhưng con tin, con sẽ nới lỏng được lòng thương xót của Chúa, vì Chúa là Đấng xót thương vốn xót thương luôn cả sự bất xứng của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
NIỀM TIN NỚI LỎNG LÒNG THƯƠNG XÓT
“Lạy Chúa, xin cứu giúp dân”;
“Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi”.
Kính thưa Anh Chị em,
Cả hai bài đọc phụng vụ Lời Chúa hôm nay có chung một chủ đề: khiêm hạ nới lỏng niềm tin, niềm tin nới lỏng lòng thương xót. Giêrêmia kêu gọi dân hãy tin vào Thiên Chúa và hãy khiêm hạ thưa lên với Người, “Lạy Chúa, xin cứu giúp dân”; người phụ nữ ngoại giáo đầy lòng tin khiêm hạ thưa lên với Chúa Giêsu, “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi” và lòng thương xót của Thiên Chúa của cả hai thời Cựu Ước và Tân Ước được nới lỏng.
Những lời ngôn sứ Giêrêmia hôm nay nằm trong phần được gọi là sách an ủi, qua đó, Giêrêmia miêu tả tương lai tươi sáng của Dân Chúa. Từ tình trạng phân tán khổ sở, dân sẽ được dẫn về Palestine, quy tụ quanh Sion trong những điều kiện hoàn toàn đổi mới. Giêrêmia nói với dân hãy tin tưởng vào Chúa, Đấng đã nói, “Ta yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở”; hãy kêu cầu Người trong khiêm hạ, “Lạy Chúa, xin cứu giúp Dân Chúa; những kẻ còn sót lại trong Israel”; và quả thế, Thiên Chúa đã xót thương phục hồi cho dân lại từ đầu.
Trước hết Chúa Giêsu nói bà không xứng đáng với đặc ân này; và quả đúng như thế. Bà là ngoại giáo và ngay cả chúng ta, con cái Chúa, nào ai xứng đáng trước một ân sủng của Thiên Chúa. Câu nói ấy có thể gây sốc nhưng đó là một sự thật. Trước ân huệ của Thiên Chúa, nào ai dám cho mình xứng đáng; người phụ nữ ngoại giáo đã vui lòng chấp nhận sự thật đó.
Tiếp đến, những lời cứng cỏi của Chúa Giêsu lại mở ra cho bà một phản ứng tột đỉnh của sự khiêm hạ và lòng tin; bà tự coi mình ngang hàng với những chó con vốn có thể nhặt nhạnh những gì từ bàn chủ rơi xuống. Và chúng ta tin Chúa Giêsu hẳn cũng đã nói với bà những lời ấy theo một cung cách khiêm hạ vì chỉ Ngài mới biết bà sẽ khiêm nhu đến mức nào để làm cho sự khiêm hạ của mình rực sáng đến độ bà có thể mạnh mẽ bộc lộ niềm tin. Bà không cảm thấy bị xúc phạm về sự bất xứng của mình; đúng hơn, bà đã ôm lấy nó, nhờ đó, đã nới lỏng được lòng thương xót của Thiên Chúa bất chấp sự bất xứng của mình.
Khiêm hạ có một tiềm lực để nới lỏng niềm tin; niềm tin sẽ nới lỏng được lòng thương xót và quyền năng của Thiên Chúa. Cuối cùng, Chúa Giêsu phải lớn tiếng tuyên bố cho cả những người đang nghe, “Này bà, bà có lòng mạnh tin. Bà muốn sao thì được vậy”. Bà đã tuyên xưng niềm tin và Chúa Giêsu chộp lấy cơ hội để khen ngợi bà vì bà có một niềm tin đầy khiêm hạ đến tuyệt vời. Điều đó vén mở cho thấy những lời của Chúa Giêsu chẳng còn chút gì là cứng cỏi hay thô lỗ. Phép lạ này còn mang một ý nghĩa thần học, là tiên báo ơn cứu độ của Thiên Chúa vốn cũng sẽ được ban cho dân ngoại.
Thánh Gioan Maria Vianney lúc còn là một chủng sinh, học hành rất chậm chạp, tưởng chừng như không đủ khả năng tiến tới chức linh mục. Ngày kia, thừa lệnh Giám mục, một giáo sư đến khảo Vianney. Vianney không trả lời được câu hỏi nào... Không giữ được bình tĩnh, vị giáo sư đập bàn quát lớn, “Vianney, anh dốt như lừa! Với một con lừa như anh, Giáo Hội sẽ làm được gì? ”. Vianney khiêm tốn trả lời, “Thưa thầy, ngày xưa, Samson chỉ dùng cái xương hàm của một con lừa để đánh bại ba ngàn quân Philitinh; vậy, với cả một con lừa này, Thiên Chúa không làm gì được sao? ”.
Anh Chị em,
Chính sự khiêm hạ chấp nhận mình là một con lừa nhưng là một con lừa đầy niềm tin, Vianney đã nới lỏng được lòng thương xót của Thiên Chúa và cha xứ họ Ars đã trở nên một hiện tượng không chỉ cho nước Pháp nhưng còn cho cả Âu châu đầu thế kỷ mười chín.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con biết con bất xứng nhưng con tin, con sẽ nới lỏng được lòng thương xót của Chúa, vì Chúa là Đấng xót thương vốn xót thương luôn cả sự bất xứng của con”, Amen.
(Tgp. Huế)