“Beirut đang là một thành phố bị tàn phá tan hoang. Thảm họa gây ra bởi một vụ nổ chưa rõ tông tích ngay tại hải cảng, ” Đức Hồng Y Bechara Boutros Rai, thượng phụ Antioch thuộc nghi lễ Công Giáo Maronite, cho biết ngày 5 tháng 8.
“Giáo hội đã thiết lập một tổ chức cứu trợ trên toàn lãnh thổ Lebanon, nhưng hôm nay cảm thấy mình phải đối mặt với một nghĩa vụ lớn lao mới mà nó không thể tự mình gánh vác, ” theo lời tuyên bố của vị thượng phụ cao cấp nhất Lebanon.
Ngài nói sau vụ nổ ở Beirut, “Giáo hội đã đoàn kết và trợ giúp những người bị ảnh hưởng, những gia đình nạn nhân, những người bị thương và những người phải di dời, và giào hội đã sẵn sàng chào đón họ qua các tổ chức của mình.”
Vụ nổ xảy ra tại hải cảng Beirut, giết chết ít nhất 100 người và hàng nghìn người khác bị thương. Số nạn nhân tràn ngập các bệnh viện. Số người chết dự kiến sẽ còn tăng thêm, sau khi nhân viên khẩn cấp tìm ra những người còn mất tích trong đống đổ nát.
Vụ nổ đã gây ra nhiều đám cháy và hầu hết thành phố bị mất điện vào thứ ba và thứ tư. Nhiều khu vực, trong đó có khu bờ sông nổi tiếng, đã bị san phẳng. Những khu đông dân cư ở phía đông Beirut, đa số là Kitô hữu, cũng bị thiệt hại nặng nề. Vụ nổ đã làm rung chuyển nhiều vùng ở cách xa hằng 150 dặm, như thành phố Síp.
Đức Hồng Y Rai đã mô tả thành phố này trông giống như một cảnh chiến tranh mà không có chiến tranh.
Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy giúp đỡ Lebanon, vốn đang ở trong tình trạng khủng hoảng kinh tế.
“Tôi gửi lời kêu gọi tới quí bạn vì tôi biết quí bạn cũng ước muốn Lebanon lấy lại vai trò lịch sử của nó trong việc phục vụ con người, dân chủ và hòa bình ở Trung Đông và trên toàn thế giới, ” Đức Hồng Y Rai nói.
Ngài yêu cầu các quốc gia và Liên Hợp Quốc gửi viện trợ tới Beirut, đồng thời kêu gọi các tổ chức từ thiện trên khắp thế giới giúp đỡ các gia đình Lebanon chữa lành vết thương và xây dựng lại ngôi nhà của họ.
Thủ tướng Lebanon Hassan Diab tuyên bố ngày 5 tháng 8 là một ngày quốc tang. Đất nước này gần như chia đều giữa người Hồi giáo Sunni, Hồi giáo Shia và Kitô giáo, hầu hết số Kitô hữu là người Công Giáo Maronite. Lebanon cũng có một số nhỏ các dân Do Thái, Druze (một thiểu số theo đạo Độc Thần cuả Abraham nhưng thường được đánh đồng là người hồi giáo) và nhiều cộng đồng tôn giáo khác.
Các nhà lãnh đạo Kitô giáo đã yêu cầu mọi người cầu nguyện, và nhiều người Công Giáo đã kêu cầu lên Thánh Charbel Makhlouf, là một linh mục ẩn sĩ sống từ năm 1828 đến 1898. Thánh Charbel nổi tiếng ở Lebanon vì những sự chữa lành kỳ diệu cho những ai hành hương đến ngôi mộ của ngài, dù họ là Kitô hữu hay Hồi giáo.
Quỹ tương trợ cuả người Maronite trên thế giới đã đăng một bức ảnh của vị thánh lên trang Facebook của họ vào ngày 5 tháng 8 với lòi kinh cầu như sau”Xin Chuá thương xót dân người. Xin thánh Charbel cầu cho chúng tôi.”
Đài truyền hình tin lành Noursat cuả mạng lưới Middle East Christian Television nằm cách địa điểm nổ khoảng năm phút và đã bị ‘thiệt hại ồ ạt’ (massively damaged) theo một tuyên bố cuả vị chủ tịch sáng lập vào ngày 5 tháng 8.
Họ xin “những lời cầu nguyện sốt sắng cho đất nước Lebanon yêu dấu của chúng tôi và để cho đài Tele Lumiere / Noursat có thể tiếp tục sứ mệnh truyền bá lời Chúa, hy vọng và đức tin.
“Chúng tôi cầu nguyện cho linh hồn các nạn nhân, cầu xin Thiên Chúa toàn năng chữa lành những người bị thương và tiếp thêm sức mạnh cho gia đình họ.”