Sau khi cho năm ngàn người ăn no, Đức Kitô nói với các tông đồ xuống thuyền đi qua bờ bên kia, Ngài lưu lại giải tán dân chúng và cầu nguyện. Gốc ngư phủ, các tông đồ có nhiều kinh nghiệm sóng to, bão lớn, các ông tiếp tục chèo chống con thuyền tiến tới. Trong đêm tối, các ông trông thấy sự lạ. Điều này chưa từng xảy ra, có người bước trên đầu sóng tiến về phía các ông. Các ông sợ hãi. Đây là sự thật hay do quáng gà, mệt mỏi, vất vả, thiếu ngủ khiến mắt nhìn cò hoá quốc. Rồi các ông nghe được giọng nói quen thuộc, 'Thầy đây, đừng sợ'. Vẫn còn hoài nghi, Phêrô lên tiếng, 'Nếu quả là Thầy, xin cho con đi trên mặt nước đến với Thầy' c.28a. Được phép, Phêrô nhảy xuống nước tiến về phía Đức Kitô, thình lình cơn sóng khổng lồ trào đến che khuất tầm mắt, ông hoảng sợ, la lớn, 'Thầy ơi, cứu con' c.30. Sau khi hai thầy trò lên thuyền, Đức Kitô ra lệnh cho gió yên, sóng lặng. Mọi người trong thuyền kinh ngạc, bái lậy Ngài xưng tụng, 'Quả thật, Ngài là Con Thiên Chúa' c.33. Điều này chứng tỏ Đức Kitô có toàn quyền trên thiên nhiên. Ngài có quyền ban sự sống và trên thần chết.
Phúc Âm không cho biết ai là chủ thuyền? Chắc chắn không phải là một trong số các tông đồ. Có thể Đức Kitô mượn hoặc thuê thuyền của ai đó. Điều quan trọng trong bài không phải là chủ quyền của con thuyền. Hình ảnh con thuyền chính là hình ảnh của Giáo Hội Chúa nơi trần gian. Con thuyền Giáo Hội gặp hoạn nạn ngay từ buổi sơ khai. Từ những ngày đầu tiên và liên tục kéo dài cho đến hiện nay, chưa lúc nào con thuyền Giáo Hội thiếu sóng to, gió cả. Bắt bớ, tù đầy, chém giết, đốt sách vở, tịch thu tài sản, chiếm đoạt nhà đất, bão táp do tham vọng lãnh tụ, vua chúa trần gian tạo ra liên tục. Bao triều đại đã đi qua, bao vua chúa đã ngã gục, bao chính thể bị đào thải, bao í thức hệ bị loại bỏ, bao chủ thuyết bị xoá sổ, con thuyền Giáo Hội vẫn tiến, lúc nhanh, lúc chậm. Có lúc con thuyền Giáo Hội như mất hút, chìm sâu dưới làn sóng, trào lưu, rồi con thuyền đó lại vượt sóng tiến lên. Tương tự như các tông đồ, vất vả chèo, chống, mệt mỏi, đói khát, kiệt sức, mất ngủ, các ngài vẫn kiên trì, giữ vững tay chèo. Các nhà lãnh đạo trong Giáo Hội bị đánh tơi bời, bị giải thể, bị đầy ải. Tử vì đạo sớm gặp Đức Kitô. Kẻ sống sót tiếp tục chèo chống, chờ đợi lâu hơn, rồi cũng có ngày gặp Đức Kitô. Tin vào Đức Kitô xác định rõ mục đích và điểm đến của cuộc lữ hành. Hiện nay con thuyền Giáo Hội phải đương đầu về cả đối nội lẫn đối ngoại. Vấn đề xấu hổ, muối mặt hoàn cầu chính là việc lạm dụng tình dục trẻ em trong hàng ngũ tu sĩ. Kế đến là thiếu ơn gọi tu trì và ít người tham dự các buổi lễ cuối tuần làm cho đời sống sinh hoạt Giáo Hội bị nghèo nàn. Vấn đề chọn người lãnh đạo có khả năng, tài ba cũng là vấn nạn lớn. Ngoài xã hội các phong trào mọc lên như nấm, như phong trào bình quyền, phong trào đòi tái định nghĩa truyền thống gia đình do tổ chức đồng tình luyến ái phát động. Phong trào áp đặt chủ nghĩa quốc gia, dân tộc vào tôn giáo. Vấn đề thay đổi lề lối suy nghĩ, đòi tự làm chủ cuộc sống, đòi đặt tài năng và trí tuệ con người lên trên sự không ngoan Thiên Chúa. Giới thương mại có đủ tài chánh thu hút thành phần có khả năng quảng bá chủ trương tiêu thụ, cạnh tranh, giai cấp, chọn phái tính và hưởng lạc, chính xác hơn, nhanh hơn, bắt khách hơn. Tiếng nói của Giáo Hội bị coi là thứ yếu, đơn độc một mình lên tiếng phản đối, khuyến cáo về vấn đề đạo đức suy đồi, tha hoá và các hủ hoá xã hội.
Cá nhân cũng như đoàn thể đều có những khó khăn riêng, bệnh tật, già nua bị đào thải. Tất cả những điều đó cho thấy con người bất toàn. Cuộc sống là một hành trình và thế giới luôn có những bất ổn do xu hướng chính trị khác nhau tạo ra. Tư tưởng mở mang bờ cõi đã lỗi thời. Cá nhân này chiếm của người này, đoạt của người khác đã bị loại bỏ. Ngày nay người ta học sống chung hoà mình. Thời gian tranh chấp đã lỗi thời, xa xưa, đã mãn, đã đi vào dĩ vãng. Hầu hết lãnh tụ các quốc gia đã từ bỏ tư tưởng chiếm đất, lấn biển. Người ta dồn hết khả năng tài chánh và năng lực trí óc vào việc thám hiểm vũ trụ, tìm kiếm cách chống tác hại môi trường; tìm cách cung cấp rau xanh, thực phẩm tốt, nước uống trong lành cho mọi người, cho mọi dân tộc. Các phòng thí nghiệm tìm cách diệt vi khuẩn, chữa bệnh các loại và cùng nhau làm cho cuộc sống thoải mái hơn, đời bớt đau khổ hơn.
Bên cạnh thiên tai và khó khăn do con người gây nên, cuộc sống vẫn rất tốt, vẫn có nhiều niềm vui. Chúng ta sống trong lo sợ và hy vọng, sống vừa cạnh tranh để cùng tiến vừa nâng đỡ. Trên đường đi đến bờ bên kia, tông đồ Đức Kitô gặp gian nan, khốn khó, chèo chống con thuyền ngoài khơi. Cuối cùng các ông gặp Đức Kitô và sống yên bình. Kitô hữu không sống trong bi quan, nhưng sống lạc quan bởi Đức Kitô cùng đồng hành với ta trong cuộc sống. Kitô hữu luôn khiêm nhường nhận biết cuộc sống trần thế luôn có quyết định sai, luôn có hành động trái. Đời sống luôn có bất ổn kèm theo. Bất ổn do lãnh đạo tạo ra cũng có. Bất ổn do chính mình gây nên cũng nhiều. Kitô hữu luôn nhớ rằng khi khó khăn xảy đến Đức Kitô đưa tay cứu vớt. Khi nào Ngài dơ tay, cá nhân ta không có quyền quyết định. Đức Kitô tự Ngài quyết định bởi Ngài biết khi nào và làm ra sao là do của Ngài. Kitô hữu cần học hỏi cách đón nhận. Chúng ta xin học biết ơn đón nhận ơn Chúa ban.
TiengChuong.org
Son Of God
After feeding the crowd, Jesus told the apostles to get into the boat, and they crossed over to the other side. He himself remained to disperse the crowd, and prayed. As professional fishermen, despite the strong head wind and mighty waves, the apostles kept on moving forward on their journey. In the dark of the night, they saw something strange. Something looked like a figure walking on the crest of the waves moving toward them. They had never seen anything like this and were afraid. They wondered would it be real or their tiredness, fatigue and sleeplessness which caused them to see such a thing. They then heard the familiar voice telling them, 'Courage, It is I! Do not be afraid' v.28. To affirm what they saw and heard, Peter said, 'Lord, if it is you, tell me to come to you across the water'v.28b. In a bold approach, Peter jumped into the water walking toward Jesus. When a mighty wave blocked his way, Peter lost confidence, yelling out, 'Lord, save me' v.31. Jesus came to his rescue. When they were both on the boat, Jesus calmed the wind and the sea. All people on the boat recognized that Jesus had the power over the forces of nature. They also knew that Jesus had the power over life and death.
Who owned the boat? Probably, not one of the apostles. What mattered most wasn't about the ownership of the boat, but the boat itself was the image of the Church on its journey. The head wind and mighty waves caused much trouble for the apostles. They fought hard, and got tired, and could rest only when Jesus was with them. The Church experienced the hostile world from day one. There have been fierce persecutions and rejection ever since. Today the church continues to experience adversity, both from within and from the world. There is a worldwide problem about the child abuse issue. Lack of religious vocations, and poor Church attendance contribute to the livelihood of the Church. The issue of finding suitable candidates for the leadership role is tough. The gay rights' movement would have us to redefine the new meaning of marriage, and other moral issues are being side-lined. Ideology puts human talents and wisdom before the wisdom of God. The commercial world sells its messages better, clearer and further, because it has more resources at its disposal. The Church seems to be the lone fighter.
We are living in the troubled waters of the world. Personal problems and sickness remind us that we are imperfect creatures. Each individual life is a journey and the world is never trouble free. Despite chaos and troubles, life is good and enjoyable; we live both in fear, and in hope. We compete, and also give support. We as individuals, and community remind each others, that the apostles faced the rough sea when Jesus was not with them. He prayed for them, and finally came to their rescue. We are not pessimistic, because we know, Jesus has the final call. He calls us to get into the boat, and paddle. We sometimes become confused, struggle and get tired and sleepless, but we know the Lord will respond, not in our time, but in His. Peter jumped into troubled water coming to Jesus. The Lord rescued him. We have experienced chaos and insecurity; we must remember to call to the Lord whenever we lose sight of Him.
Phúc Âm không cho biết ai là chủ thuyền? Chắc chắn không phải là một trong số các tông đồ. Có thể Đức Kitô mượn hoặc thuê thuyền của ai đó. Điều quan trọng trong bài không phải là chủ quyền của con thuyền. Hình ảnh con thuyền chính là hình ảnh của Giáo Hội Chúa nơi trần gian. Con thuyền Giáo Hội gặp hoạn nạn ngay từ buổi sơ khai. Từ những ngày đầu tiên và liên tục kéo dài cho đến hiện nay, chưa lúc nào con thuyền Giáo Hội thiếu sóng to, gió cả. Bắt bớ, tù đầy, chém giết, đốt sách vở, tịch thu tài sản, chiếm đoạt nhà đất, bão táp do tham vọng lãnh tụ, vua chúa trần gian tạo ra liên tục. Bao triều đại đã đi qua, bao vua chúa đã ngã gục, bao chính thể bị đào thải, bao í thức hệ bị loại bỏ, bao chủ thuyết bị xoá sổ, con thuyền Giáo Hội vẫn tiến, lúc nhanh, lúc chậm. Có lúc con thuyền Giáo Hội như mất hút, chìm sâu dưới làn sóng, trào lưu, rồi con thuyền đó lại vượt sóng tiến lên. Tương tự như các tông đồ, vất vả chèo, chống, mệt mỏi, đói khát, kiệt sức, mất ngủ, các ngài vẫn kiên trì, giữ vững tay chèo. Các nhà lãnh đạo trong Giáo Hội bị đánh tơi bời, bị giải thể, bị đầy ải. Tử vì đạo sớm gặp Đức Kitô. Kẻ sống sót tiếp tục chèo chống, chờ đợi lâu hơn, rồi cũng có ngày gặp Đức Kitô. Tin vào Đức Kitô xác định rõ mục đích và điểm đến của cuộc lữ hành. Hiện nay con thuyền Giáo Hội phải đương đầu về cả đối nội lẫn đối ngoại. Vấn đề xấu hổ, muối mặt hoàn cầu chính là việc lạm dụng tình dục trẻ em trong hàng ngũ tu sĩ. Kế đến là thiếu ơn gọi tu trì và ít người tham dự các buổi lễ cuối tuần làm cho đời sống sinh hoạt Giáo Hội bị nghèo nàn. Vấn đề chọn người lãnh đạo có khả năng, tài ba cũng là vấn nạn lớn. Ngoài xã hội các phong trào mọc lên như nấm, như phong trào bình quyền, phong trào đòi tái định nghĩa truyền thống gia đình do tổ chức đồng tình luyến ái phát động. Phong trào áp đặt chủ nghĩa quốc gia, dân tộc vào tôn giáo. Vấn đề thay đổi lề lối suy nghĩ, đòi tự làm chủ cuộc sống, đòi đặt tài năng và trí tuệ con người lên trên sự không ngoan Thiên Chúa. Giới thương mại có đủ tài chánh thu hút thành phần có khả năng quảng bá chủ trương tiêu thụ, cạnh tranh, giai cấp, chọn phái tính và hưởng lạc, chính xác hơn, nhanh hơn, bắt khách hơn. Tiếng nói của Giáo Hội bị coi là thứ yếu, đơn độc một mình lên tiếng phản đối, khuyến cáo về vấn đề đạo đức suy đồi, tha hoá và các hủ hoá xã hội.
Cá nhân cũng như đoàn thể đều có những khó khăn riêng, bệnh tật, già nua bị đào thải. Tất cả những điều đó cho thấy con người bất toàn. Cuộc sống là một hành trình và thế giới luôn có những bất ổn do xu hướng chính trị khác nhau tạo ra. Tư tưởng mở mang bờ cõi đã lỗi thời. Cá nhân này chiếm của người này, đoạt của người khác đã bị loại bỏ. Ngày nay người ta học sống chung hoà mình. Thời gian tranh chấp đã lỗi thời, xa xưa, đã mãn, đã đi vào dĩ vãng. Hầu hết lãnh tụ các quốc gia đã từ bỏ tư tưởng chiếm đất, lấn biển. Người ta dồn hết khả năng tài chánh và năng lực trí óc vào việc thám hiểm vũ trụ, tìm kiếm cách chống tác hại môi trường; tìm cách cung cấp rau xanh, thực phẩm tốt, nước uống trong lành cho mọi người, cho mọi dân tộc. Các phòng thí nghiệm tìm cách diệt vi khuẩn, chữa bệnh các loại và cùng nhau làm cho cuộc sống thoải mái hơn, đời bớt đau khổ hơn.
Bên cạnh thiên tai và khó khăn do con người gây nên, cuộc sống vẫn rất tốt, vẫn có nhiều niềm vui. Chúng ta sống trong lo sợ và hy vọng, sống vừa cạnh tranh để cùng tiến vừa nâng đỡ. Trên đường đi đến bờ bên kia, tông đồ Đức Kitô gặp gian nan, khốn khó, chèo chống con thuyền ngoài khơi. Cuối cùng các ông gặp Đức Kitô và sống yên bình. Kitô hữu không sống trong bi quan, nhưng sống lạc quan bởi Đức Kitô cùng đồng hành với ta trong cuộc sống. Kitô hữu luôn khiêm nhường nhận biết cuộc sống trần thế luôn có quyết định sai, luôn có hành động trái. Đời sống luôn có bất ổn kèm theo. Bất ổn do lãnh đạo tạo ra cũng có. Bất ổn do chính mình gây nên cũng nhiều. Kitô hữu luôn nhớ rằng khi khó khăn xảy đến Đức Kitô đưa tay cứu vớt. Khi nào Ngài dơ tay, cá nhân ta không có quyền quyết định. Đức Kitô tự Ngài quyết định bởi Ngài biết khi nào và làm ra sao là do của Ngài. Kitô hữu cần học hỏi cách đón nhận. Chúng ta xin học biết ơn đón nhận ơn Chúa ban.
TiengChuong.org
Son Of God
After feeding the crowd, Jesus told the apostles to get into the boat, and they crossed over to the other side. He himself remained to disperse the crowd, and prayed. As professional fishermen, despite the strong head wind and mighty waves, the apostles kept on moving forward on their journey. In the dark of the night, they saw something strange. Something looked like a figure walking on the crest of the waves moving toward them. They had never seen anything like this and were afraid. They wondered would it be real or their tiredness, fatigue and sleeplessness which caused them to see such a thing. They then heard the familiar voice telling them, 'Courage, It is I! Do not be afraid' v.28. To affirm what they saw and heard, Peter said, 'Lord, if it is you, tell me to come to you across the water'v.28b. In a bold approach, Peter jumped into the water walking toward Jesus. When a mighty wave blocked his way, Peter lost confidence, yelling out, 'Lord, save me' v.31. Jesus came to his rescue. When they were both on the boat, Jesus calmed the wind and the sea. All people on the boat recognized that Jesus had the power over the forces of nature. They also knew that Jesus had the power over life and death.
Who owned the boat? Probably, not one of the apostles. What mattered most wasn't about the ownership of the boat, but the boat itself was the image of the Church on its journey. The head wind and mighty waves caused much trouble for the apostles. They fought hard, and got tired, and could rest only when Jesus was with them. The Church experienced the hostile world from day one. There have been fierce persecutions and rejection ever since. Today the church continues to experience adversity, both from within and from the world. There is a worldwide problem about the child abuse issue. Lack of religious vocations, and poor Church attendance contribute to the livelihood of the Church. The issue of finding suitable candidates for the leadership role is tough. The gay rights' movement would have us to redefine the new meaning of marriage, and other moral issues are being side-lined. Ideology puts human talents and wisdom before the wisdom of God. The commercial world sells its messages better, clearer and further, because it has more resources at its disposal. The Church seems to be the lone fighter.
We are living in the troubled waters of the world. Personal problems and sickness remind us that we are imperfect creatures. Each individual life is a journey and the world is never trouble free. Despite chaos and troubles, life is good and enjoyable; we live both in fear, and in hope. We compete, and also give support. We as individuals, and community remind each others, that the apostles faced the rough sea when Jesus was not with them. He prayed for them, and finally came to their rescue. We are not pessimistic, because we know, Jesus has the final call. He calls us to get into the boat, and paddle. We sometimes become confused, struggle and get tired and sleepless, but we know the Lord will respond, not in our time, but in His. Peter jumped into troubled water coming to Jesus. The Lord rescued him. We have experienced chaos and insecurity; we must remember to call to the Lord whenever we lose sight of Him.