1. TẮM CHÓ (Tập 12)

Ngày mồng ba tháng ba, có người khách đi thăm Dương Nam Phong, họ Dương vì bận tắm cho chó nên chưa kịp tiếp khách, khách cho rằng ông ta ngạo mạn nên rất không vui.

Ngày mồng sáu tháng sáu, Dương Nam Phong đi thăm người khách ấy, khách cũng vì tắm rửa nên chưa tiếp kiến.

Tục truyền rằng ngày ba tháng ba là ngày tắm Phật, ngày sáu tháng sáu là ngày tắm chó, họ Dương liền viết trên tường một bài vè trêu đùa:

- “Ngày xưa ông đến thăm tôi, tôi bận tắm,

hôm nay tôi đến thăm ôn, g ông bận tắm.

Lúc ông thăm tôi là mồng ba tháng ba,

lúc tôi thăm ông là mồng sáu tháng sáu”.


(Nhã Ngược)

Suy tư 1:

Những lúc có dịp thì bạn bè bà con thân thuộc nên đi đến thăm nhau, đó là cách tỏ tình thân thiện gắn bó lâu dài.

Có những người khi nghe bạn bè đến thăm thì không ra đón hoặc nhắn gởi là mình không có ở nhà, bởi vì bạn bè quá nghèo, tưởng họ tới cầu cạnh mình; có những người khi nghe có người bà con từ dưới quê lên thăm thì dặn người nhà có đồ gì quý thì đem cất, bởi vì sợ người bà con nhà quê xin; có những người bạn thành tâm đến thăm bạn bè nhưng bị hiểu lầm là đến kiếm ăn.

Người có bổn phận đi thăm người khác đó chính là cha sở, bởi vì khi cha sở đem cả tấm lòng yêu thương quan tâm cho con chiên mình, thì không có con chiên nào đành đoạn từ chối không tiếp đón ngài. Đi thăm giáo dân là xây một chiếc cầu thông cảm, hiểu biết, không bằng xi-măng cốt sắt, nhưng bằng tình cảm của một mục tử, đó là việc truyền giáo hay nhất.

Mồng ba tháng ba là tắm Phật, ngày sáu tháng sáu là tắm chó, nhưng đối với người Ki-tô hữu mỗi ngày đều là ngày của Chúa, cho nên mỗi ngày bà con bạn hữu đều có thể đi thăm nhau, cha sở có thể đi thăm giáo dân của mình, nhất là những người đau yếu, già cả trong giáo xứ, đó chính là bày tỏ tình yêu của mục tử với đàn chiên, một tâm hồn nhiệt thành với việc tông đồ vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info